Gạch một gạch dưới các kết hợp từ đúng:

- bản (tuyên ngô...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 10 2016

-tương lai sáng lạng-tương lai xán lạn -​bản tuyên ngôn-bảng tuyên ngôn -bôn ba hải ngoại-buôn ba hải ngoại -nói năng tùy tiện-nói năng tự tiện

20 tháng 10 2016
  1. tương lai sáng lạn
  2. bản tuyên ngôn
  3. bôn ba hải ngoại
  4. nói năng tùy tiện
ĐỀ SỐ 5I. Trắc nghiệm:( 3,0 điểm)          Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng.1. Nhân vật Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?A. Nhân vật thông minh, tài trí, có sức khỏeB. Nhân vật anh hùng, dũng sĩC. Nhân vật người mang lốt vậtD. Nhân vật mồ côi, nghèo khổ 2. Trong truyện Sọ Dừa, người mẹ mang thai Sọ...
Đọc tiếp

ĐỀ SỐ 5

I. Trắc nghiệm:( 3,0 điểm)

          Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng.

1. Nhân vật Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?

A. Nhân vật thông minh, tài trí, có sức khỏe

B. Nhân vật anh hùng, dũng sĩ

C. Nhân vật người mang lốt vật

D. Nhân vật mồ côi, nghèo khổ

 

2. Trong truyện Sọ Dừa, người mẹ mang thai Sọ Dừa trong trường hợp nào?

A. Người mẹ mơ thấy một ngôi sao bay vào người, khi tỉnh dậy thì phát hiện mình có thai

B.Người mẹ đi làm đồng, gặp một bàn chân to và ướm thử rồi về nhà mang thai

C.Người mẹ sau khi ăn một trái dừa kì lạ thì mang thai

D.Người mẹ hái củi trong rừng, uống nước từ một cái sọ dừa và từ đó mang thai

 

3. Mục đích sáng tác của truyện ngụ ngôn là gì?

A. Tạo nên một tiếng cười nhẹ nhàng, giải trí

B. Thể hiện ước mơ về một lẽ công bằng

C. Tạo nên tiếng cười chế giễu, phê phán

 

4. Truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rõ quan niệm gì của nhân dân?

A. Quan niệm về sức mạnh của vũ khí giết giặc

B. Quan niệm về người anh hùng xuất thân từ nhân dân

C. Quan niệm về tình đoàn kết gắn bó

D. Quan niệm về ngồn gốc sức mạnh của dân tộc

 

5. Tác giả dân gian đã thể hiện trí thông minhcuar em bé bàng hình thức nào?

A. Kể chuyện về cuộc đời phiêu bạt của em bé

B. Kể chuyện em bé vào cung vua

C. Kể chuyện em bé giải những câu đố trong lớp học

D. Kể lại bốn lần em bé giải những câu đố ngày càng khó hơn, phức tạp hơn của quan, vua, sú thần nước ngoài.

 

6. Dòng nào dưới đây nêu ý nghĩa chủ yếu của truyện em bé thông minh?

A. Mua vui, gây cười để giải trí

B. Phê phán những kẻ ngu dốt

C. Ca ngợi, khẳng định trí tuệ, tài năng của con người

D. Khẳng định sức mạnh của con người

 

7. Dòng nào dưới đây nêu hệ quả của việc vay mượn từ ở những ngôn ngữ khác?

A. Làm mất đi tính hệ thống và tính hoàn chỉnh của Tiếng Việt

B.Làm giàu có, phong phú thêm cho tiếng Việt

C. Làm thay đổi cấu trúc ngữ pháp câu tiếng Việt

D. Làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt

 

8. Nghĩa của từ là gì?

A. Nội dung mà từ biểu thị

B. Nghĩa đen của sự vật

C. Đặc điểm, tính chất của sự vật hiện tượng

D. Nghĩa bóng của từ

 

9. Dòng nào dưới đây là danh từ?

A. Khỏe mạnh

B. Bú mớm

C. Bóng tối

D. Khôi ngô

 

10. Nghĩa gốc của từ ngọt là gì?

A. Vị ngọt của thực phẩm( ngọt)

B. Sự tác động êm nhẹ nhưng sâu, mức độ cao( lưỡi dao ngọt)

C. Sự nhẹ nhàng, dễ nghe, dễ làm siêu lòng của lời nói ( nói ngọt)

D. Sự êm tai, dễ nghe của âm thanh( đàn ngọt)

 

11. Cụm tính từ nào dưới đây có đầy đủ cấu trúc ba phần

A. Rất chăm chỉ

B. Vẫn duyên dáng

C. Còn đẹp lắm

D. Xinh đẹp bội phần

 

12. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ mượn tiếng Hán?

A. Uyên thâm

B. Vẫn Duyên dáng

C. Còn đẹp lắm

 

D. Xinh đẹp bội phần

4

1A      2D       3C           4B            5D               6C           7D              8C              9D               10A            11D                 12C

20 tháng 2 2020

1.c

2b 

3 b

4 b

5d

6 c

7b

8a

9c

10 a

11c

12 c

 1. “Bức tranh của em gái tôi” là của tác giả nào?A. Đoàn Giỏi.B. Tạ Duy Anh.C. Đào Duy Anh.D. Nguyễn Tuân.2. “Bức tranh của em gái tôi” thuộc thể loại nào?A. Truyện dài.B. Tiểu thuyết.C. Truyện ngắn.D. Hồi kí.3. Câu nào dưới đây nói về truyện “Bức tranh của em gái tôi”?A. Là truyện đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên Tiền phong.B. Là truyện...
Đọc tiếp

 

1. “Bức tranh của em gái tôi” là của tác giả nào?

A. Đoàn Giỏi.

B. Tạ Duy Anh.

C. Đào Duy Anh.

D. Nguyễn Tuân.

2. “Bức tranh của em gái tôi” thuộc thể loại nào?

A. Truyện dài.

B. Tiểu thuyết.

C. Truyện ngắn.

D. Hồi kí.

3. Câu nào dưới đây nói về truyện “Bức tranh của em gái tôi”?

A. Là truyện đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên Tiền phong.

B. Là truyện đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Khăn quàng đỏ.

C. Là truyện đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Nhi đồng.

D. Là truyện đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Hoa học trò.

4. Nhân vật chính trong truyện “Bức tranh của em gái tôi” là ai?

A. Người anh trai.

B. Người mẹ.

C. Chú Tiến Lê.

D. Bé Kiều Phương.

5. Nhân vật chính trong truyện có tài gì?

A. Hội họa.

B. Diễn xuất.

C. Chơi nhạc.

D. Ca hát.

6. Câu chuyện được kể lại theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất.

B. Ngôi thứ hai.

C. Ngôi thứ ba.

D. Ngôi thứ tư.

7. Kiều Phương trong đoạn trích là người như thế nào?

A. Có tính ích kỉ, thường xuyên ganh đua với người anh.

B. Có tính siêng năng, chăm chỉ, thường xuyên giúp đỡ bố mẹ.

C. Có tình cảm hồn nhiên, trong sáng và lòng nhân hậu.

D. Lười biếng, suốt ngày chỉ biết chơi bời lêu lổng.

8. Nội dung Kiều Phương thể hiện trong bức tranh tham gia trại thi vẽ quốc tế là gì?

A. Cha mẹ và những người thân trong gia đình.

B. Góc học tập của em.

C. Ngôi trường mà em đang theo học.

D. Người anh trai.

9. Thái độ của người anh trai thế nào khi nhận ra nội dung trong bức tranh của em gái?

A. Từ ngỡ ngàng rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.

B. Cảm thấy hãnh diện và tự hào vì có một người em gái tài giỏi.

C. Cảm thấy buồn vì mình thua em gái.

D. Lòng tức giận lại dâng trào vì thành tích của em gái.

10. Người anh trai đã gọi những gì trong bức tranh là:

A. Tài năng của người em gái.

B. Tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái.

C. Những gì đẹp nhất trên đời này.

 

D. Chính bản thân người anh trai.

10
25 tháng 3 2020

Chọn B. Tạ Duy Anh

25 tháng 3 2020

"BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI" của tác giả:

          A. ĐOÀN GIỎI

:

16 tháng 3 2022

a. BP ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

b. BP hoán dụ.

c. BP hoán dụ.

d. BP hoán dụ.

8 tháng 12 2021

Chị lớp mấy dậy

1.Kể tóm tắt truyện Bức tranh của em gái tôi. 2. Suy nghĩ rồi thảo luận với các bạn trong nhóm về những điểm sau: a/ Nhân vật chính trong truyện là ai (Kiều Phương, người anh trai hay cả hai)? Vì sao em lại chọn đó là nhân vật chính? b/ Truyện được kể theo lời của nhân vật nào? Việc lựa chọn vai kể như vậy có tác dụng gì? 3. Đọc kĩ lại truyện, chú ý đến tâm trạng của người anh...
Đọc tiếp

1.Kể tóm tắt truyện Bức tranh của em gái tôi.

2. Suy nghĩ rồi thảo luận với các bạn trong nhóm về những điểm sau:

a/ Nhân vật chính trong truyện là ai (Kiều Phương, người anh trai hay cả hai)? Vì sao em lại chọn đó là nhân vật chính?

b/ Truyện được kể theo lời của nhân vật nào? Việc lựa chọn vai kể như vậy có tác dụng gì?

3. Đọc kĩ lại truyện, chú ý đến tâm trạng của người anh (nhân vật kể chuyện) và cho biết:

a/ Diễn biến tâm trạng của nhân vật người anh qua các thời điểm:  từ trước cho đến lúc thấy em gái tự chế màu vẽ, khi tài năng hội họa ở em gái được phát hiện, khi lén xem những bức tranh em gái đã vẽ và khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái trong phòng trưng bày.

b/ Vì sao sau khi tài năng hội họa ở em gái mình được phát hiện, người anh lại có tâm trang không thể thân với em gái như trước kia được nữa?

c/ Giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi” của em gái : Thoạt nhiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.

4. Em hiểu như thế nào về đoạn kết của truyện ( Tôi không trả lời mẹ…lòng nhân hậu của em con đấy)? Qua đó, em có cảm nghĩ gì về nhân vật người anh?

5. Em có cảm nhận gì về nhân vật cô em gái trong truyện? Điều gì khiến em cảm mến nhất ở nhân vật này ( tài năng, sự hồn nhiên, lòng độ lượng, nhân hậu…)?

7
24 tháng 4 2017

Câu 1: Tóm tắt

Câu chuyện kể về người anh và cô em gái có tài hội hoạ tên là Kiều Phương – thường gọi là Mèo. Khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện, người anh thấy buồn, thất vọng vì mình không có tài năng và cảm thấy mình bị cả nhà lãng quên. Từ đó, cậu nảy sinh thái độ khó chịu, hay gắt gỏng với em gái và không thể thân với em như trước. Đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em gái, cậu bất ngờ vì hình ảnh mình qua cái nhìn của em. Người anh nhận ra những yếu kém của mình và hiểu được tâm hồn và tấm lòng nhân hậu của cô em gái.

Câu 2:

a. Nhân vật chính là người anh và Kiều Phương. Tuy nhiên, nhân vật người anh là nhân vật mà tác giả muốn thể hiện chủ đề thái độ và cách ứng xử trước tài năng và thành công của người khác. Nhân vật người anh là nhân vật quan trọng nhất trong câu chuyện.

b. Truyện được kể theo lời của nhân vật người anh.

Cách kể này có tác dụng: tạo ra sự gần gũi về tâm lí của nhân vật người anh và Kiều Phương. Mặt khác nó giúp cho nhân vật kể chuyện tự soi xét, đánh giá những tình cảm, ý nghĩ của mình, bộc lộ một cách chân thành những ý nghĩa thầm kín.

Câu 3:

a. Diễn biến tâm trạng của người anh:

- (1) Từ đầu cho đến khi thấy em gái tự chế màu vẽ: Người anh rất tò mò và hiếu kì: "Tôi bắt gặp: Tôi quyết định bí mật theo dõi ..."

- (2) Khi tài năng hội họa của cô em được phát hiện: Người anh mặc cảm, ghen tị với tài năng của cô em gái. Việc lén xem những bức tranh của em vẽ và trút tiếng thở dài chứng tỏ người anh thực hiện tài năng của em và sự kém cỏi của mình.

- (3) Khi đứng trước bức tranh "Anh trai tôi" được giải nhất: Người anh rất nhạy cảm, trung thực, nhận ra được hạn chế của bản thân.

b. Người anh khi biết em gái có tài hội họa đã không thể thân với em gái như trước kia được vì:

  • Anh cảm thấy mình bất tài, thua kém em.

  • Anh cảm thấy mình bất tài, thua kém em.

  • Anh cảm thấy ghen tị với em.

Những lý do đó mà cho anh ta "gắt um lên", "khó chịu" hay "quát mắng". Và những điều này lại làm cho anh ta thêm xa lánh em.

c. Tâm trạng "ngỡ ngàng" là bởi quá bất ngờ, hãnh diện là bởi thấy mình rất đẹp, cả về mặt lí trí lẫn tâm hồn, khuôn mặt "tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ"; xấu hổ là do hối hận bởi mình không xứng đáng với tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái mình.

Câu 4:

Đoạn kết của truyện, người anh muốn khóc và không thể thốt ra những suy nghĩ trong đầu: "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy". Đoạn kết này cho thấy người anh đã nhận ra những điều không phải của mình. Anh thừa nhận anh chưa được đẹp như người ở trong tranh. Và điều quan trọng hơn, anh đã nhận ra tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái. Trước đó chỉ là sự ghen tị, xa lánh, thì giờ đây, anh đã nhận ra được vẻ đẹp tâm hồn và sự nhân hậu của người em. Rõ ràng người anh cũng có một tâm hồn nhảy cảm và trung thực, biết nhận ra những điều chưa tốt ở mình.

Câu 5:

Nhân vật Kiều Phương là một cô bé hồn nhiên. Phương tạo chế màn vẽ, ham học Nhân vật cô em gái ở trong truyện rất hồn nhiên, vô tư (vui vẻ chấp nhận gọi tên Mèo và còn dùng để xưng hô với bạn bè; sau khi chế bột màu, cô bé vui vẻ đi làm việc, vừa làm vừa hát).

- Tài năng:

  • Bé Quỳnh xem tranh và reo lên khe khẽ.

  • Chú Tiến Lê thẩm định cao.

  • Bố mẹ hào hứng mua sắm đồ vẽ.

  • Bức tranh được giải nhất quốc tế.

- Lòng độ lượng và nhân hậu:

  • Để ý quan sát người anh của mình rất kĩ để đưa nhân vật vào khung vẽ khiến anh nghĩ em xét nét với mình.

  • Khi biết tranh đạt giải nhất, cô bé lao vào ôm cổ anh, muốn anh đi nhận giải.

  • Vẽ nên người anh rất đẹp có tâm hồn và lòng nhân hậu.

Kiều Phương là người độ lượng và nhân hậu. Và sự nhân hậu đó đã làm cho người anh có cái nhìn đúng hơn về mình và mọi người.

24 tháng 4 2017

1.Kể tóm tắt văn bản
Kiều Phương là em gái nhỏ của nhân vật tôi, cô bé có niềm đam mê hội họa từ nhỏ, Kiều Phương thường xuyên lôi những đồ vật trong nhà ra làm chất liệu cho bức vẽ của mình, mặt luôn lấm lem nhọ bẩn, nhân vật tôi đã gọi Kiều Phương với cái tên thân mật là Mèo. Những bức vẽ của Kiều Phương được chú họa sĩ Tiến Lê phát hiện và chú đánh giá cao năng lực và tài năng hội họa của Kiều Phương làm cho cả gia đình ai nấy đều vô cùng vui mừng

25 tháng 4 2017

Câu 1:

Về thăm nhà Bác làng Sen,

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.

Trả lời:

Lửa hồng chỉ màu đỏ của hoa râm bụt.

" Thắp" chi sự nở hoa.

Màu đỏ được ví với “lửa hồng” là vì hai sự vật ấy có hình thức tương đồng.

Sự "nở hoa” được ví với hành dộng thắp là vì chúng giống nhau về cách thức thực hiện.



1.Đọc đoạn đầu bức thư :từ Đối với đồng bào tôi đến tiếng nói của cha ông chúng tôi. a/ Hãy chỉ ra những phép so sánh và nhân hóa được dùng b/ Hãy nêu lên tác dụng của phép so sánh và nhân hóa đó, đặc biệt là trong việc làm nổi bật quan hệ giữa người da đỏ với “Đất”, với thiên nhiên. 2. Đọc đoạn giữa của bức thư: từ Tôi biết người da trắng không hiểu cách sống...
Đọc tiếp

1.Đọc đoạn đầu bức thư :từ Đối với đồng bào tôi đến tiếng nói của cha ông chúng tôi.

a/ Hãy chỉ ra những phép so sánh và nhân hóa được dùng

b/ Hãy nêu lên tác dụng của phép so sánh và nhân hóa đó, đặc biệt là trong việc làm nổi bật quan hệ giữa người da đỏ với “Đất”, với thiên nhiên.

2. Đọc đoạn giữa của bức thư: từ Tôi biết người da trắng không hiểu cách sống đến Mọi vật trên đời đều có sự ràng buộc.

a/ Đoạn văn đã nói lên sự khác biệt, sự đối lập trong “cách sống”, trong thái độ đối với “Đất”, đối với thiên nhiên giữa người da đỏ và “người da trắng” trên những vấn đề gì?

b/ Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để nêu bật sự khác biệt, sự đối lập ấy và thể hiện thái độ, tình cảm của mình?

(Gợi ý: cách dùng phép so sánh, phép nhân hóa, phép lặp, phép đối lập; cách sử dụng các kiểu câu; cách sử dụng từ ngữ,…)

3. Đọc đoạn còn lại của bức thư.                                                                 

a/ Hãy nêu các ý chính của đoạn này.

b/ Cách hành văn, giọng điệu của đoạn này có gì giống, có gì khác với hai đoạn trên?

c/ Nên hiểu thế nào về câu : Đất là Mẹ.

4. Bức thư đã sử dụng rất nhiều yếu tố của phép lặp (lặp ý, lặp từ ngữ, lặp kiểu câu).Hãy lập bảng thống kê một số hoặc toàn bộ những yếu tố lặp ấy và chỉ ra tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm của chúng.

5*.Hãy giải thích vì sao một bức thư nói về chuyện mua bán đất đai cách đây một thế kỉ rưỡi nay vẫn được nhiều người xem là một trong những văn bản hay nhất nói về thiên nhiên và môi trường?

(Gợi ý: Vận dụng tổng hợp kết quả việc đọc- hiểu ở trên và kết hợp với việc làm bài Luyện tập dưới đây)

 

 

2
25 tháng 4 2017
1. a) Đoạn đầu của bức thư, thủ lĩnh da đỏ đã sử dụng những hình ảnh nhân hóa:
- Mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ.
- Bông hoa ngát hương là người chị, người em.
- Người da đỏ, mỏm đá, vũng nước, chú ngựa đều "cùng chung một gia đình".
Các phép so sánh được sử dụng:
- Nước óng ánh, êm ả trôi dưới những dòng sông, con suối là máu của tổ tiên.
- Tiếng thì thầm của dòng nước chính là tiếng nói của cha ông.
b) Nhờ có sự so sánh và nhân hóa, mối quan hệ của đất với con người được thể hiện gắn bó hết sức thân thiết, như là anh chị em, như là những người con trong một gia đình, như là con cái với người mẹ. Cha ông, tổ tiên của người da đỏ tồn tại trong thiên nhiên, trong những dòng nước, trong âm thanh của côn trùng và nước chảy.
2. a) Sự khác biệt của người da đỏ và người da trắng thể hiện ở thai độ đối với đất đai. Người da trắng xa lạ với đất, coi đất là kẻ thù. Họ cư xử với đâtư như vật mua được, tước đoạt được, bán đi như mọi thứ hàng hóa. Người da trắng chỉ biết khai thác, lấy đi những thứ cần, ngấu nghiến đất đai, rồi để lại đằng sau những bãi hoang mạc. Trở lại, người da đỏ gắn bó, thân thiết, coi đất như mẹ, như một phần của mình.
Sự khác biệt đó còn thể hiện ở lối sống. Người da trắng sống ồn ào trong nhịp sống công nghiệp căng thẳng, họ không quan tâm đến không khí, không biết thưởng thức "những làn gió thấm đượm hương hoa đồng cỏ", không quý trọng muôn thú. Trong khi đó, người da đỏ sống trái lại.
b) Tác giả đã dùng nhiều biện pháp nghệ thuật phối hợp để nêu bật sự khác biệt và thể hiện thái độ, tình cảm của mình. Cụ thể là đã sử dụng.
- Phép đối lập anh em >< kẻ thù
Yên tĩnh >< ồn ào
Xa lạ >< thân thiết
- Điệp ngữ: Tôi biết... Tôi biết... Tôi thật không hiểu... Tôi đã chứng kiến... ngài phải phải nhớ... Ngài phải gìn giữ... ngài phải dạy... ngài phải bảo...
- Sự so sánh tương phản, giữa người da trắng và người da đỏ về thái độ với thiên nhiên, về cách sống.
3. a) Các ý chính trong đoạn còn lại của bức thư là:
- Yêu cầu tổng thống mĩ dạy những người da trắng kính trọng đất đai.
- Yêu cầu tổng thống mĩ dạy những người da trắng coi đất mẹ là mẹ.
- Yêu cầu tổng thống mĩ khuyên bảo người da trắng bảo vệ đất đai là bảo vệ chính mình.
b) Cách hành văn và giọng điệu của đoạn này cũng giống như các đoạn trước là sử dụng điệp ngữ, nhưng dứt khoát và mạnh mẽ hơn. ở đây không đặt vấn đề "nếu... thì" như ở đoạn trên. Cũng không nêu sự khác biệt giữa người da trắng và da đỏ. Tác giả khẳng định Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra với những đứa con của đất. Con người bảo vệ đất đai là bảo vệ chính mình.
c) Đất là Mẹ nhấn mạnh quan hệ mật thiết gắn bó của người với đất. Đất là mẹ nên những người con phải có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, bảo vệ. Đất là Mẹ còn có ý nghĩa đất là nguồn sống, là sự chở che, bảo vệ con người. Sự gắn bó này giúp cho con người có thái độ cư xử đúng đắn với đất đai.
4. Bức thư sử dụng nhiều yếu tố của phép lặp
- Lặp từ ngữ (điệp ngữ): mảnh đất, tôi biết, dòng nước, người da đỏ, người da trắng...
- Lặp kiểu câu:
Nếu chúng tôi bán... ngài phải...
Ngài phải dạy...
Ngài phải bảo...
Ngài phải biết...
Ngài phải giữ gìn...
- Lặp lại sự đối lập giữa người da đỏ và người da trắng. Sự lặp lại tăng hiệu quả nhấn mạnh, làm nổi bật sự khác biệt trong cách sống và trong thái độ với thiên nhiên.
5*. Một bức thư nói về chuyện mua bán đất đai cách đây hơn một thế kỷ được coi là văn bản hay nhất (trong số những văn bản khác) nói về thiên nhiên và môi trường vì lẽ:
- Tác giả đã viết với tất cả tình yêu mến, kính trọng đất đai của người da đỏ.
- Tác giả bằng kinh nghiệm sống gần gũi với thiên nhiên, đã chỉ ra tầm quan trọng của đất, nước, không khí, và muôn thú đối với con người.
- Đặc biệt là thủ lĩnh da đỏ đã nêu lên trách nhiệm của con người phải bảo vệ, giữ gìn môi trường sống, bảo vệ thiên nhiên.
25 tháng 4 2017

Câu 1: Đọc đoạn đầu của Bức thư của thủ lĩnh da đỏ: từ Đổi với đồng bào tôi đến tiếng nói của cha ông chúng tôi.

a) Hãy chỉ ra những phép so sánh và nhân hoá đã được dùng.

b) Hãy nêu lên tác dụng của phép so sánh và nhân hoá đó, đặc biệt là trong viẽc làm nổi bật quan hệ giữa người da đỏ với “ Đất ”, với thiên nhiên.

Trả lờỉ:

a) Những phép so sánh và nhân hoá trong đoạn văn:

-... tiếng thì thầm của côn trùng -> nhân hóa

- Mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ -> nhân hóa, so sánh

- Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi -> so sánh

- Những bông hoa ngát hương là người chị người em của chúng tôi -» nhân hóa, so sánh

- Những mỏm đá, những vũng nước (... ) đều cùng chung một gia đình -> nhân hóa.

- Dòng nước óng ánh (...) còn là máu của tổ tiên chúng tôi —> so sánh

- Tiếng thì thầm của dòng nước chính là tiếng nói của cha ông chúng tôi —> so sánh

b) Những phép so sánh và nhân hoá này đã cho thấy mối quan hệ mật thiết gắn bó giữa người da dỏ với Đất, với thiên nhiên. Họ coi thiên nhiên như máu thịt, như thành viên trong gia đình vì thế, đó là những gì thiêng liêng trong tình yêu của con người đối với nơi mình sinh sống.

Câu 2: Đọc đoạn giữa của bức thư: từ Tôi biết người da trắng không hiểu cách sống đến Mọi vật trên đòi đều có sự ràng buộc.

a) Đoạn văn đã nói lên sự khác biệt, sự đối lập trong cách sống, trong thái độ đối vói Đất, đối với thiên nhiên giữa người da đỏ và người da trắng trên những vấín đề gì?

b) Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để nêu bật sự khác biệt, sự đối lập ấy và để thể hiện thái độ, tình cảm của mình?

Trả lời:

a) Sự đối lập thể hiện ở những vấn đề sau:

Người da đỏ

Người da trắng

- Mỗi tấc đất là là thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm.

- Đất là bà mẹ.

- Chúng tôi không thể nào quên được mảnh đất tươi đẹp này.

- Không khí quả là quý giá đối với người da đỏ.

- Ngọn gió mang lại hơi thở đầu tiên của cha ông chúng tôi và cũng là hơi thở cuối cùng của họ.

- Mảnh đất này là kẻ thù của họ và khi họ đã chinh phục được thì học sẽ lấn tới.

- Họ đối xử với mẹ đất và anh em bầu trời như những vật mua được, tước đoạt được rồi bán đi.

- Họ sẽ ngấu nghiến đất đai, rồi để lại đằng sau những bãi hoang mạc.

- Người da đỏ chẳng để ý gì đến bầu không khí, muông thú, cây cối.

- Xoá bỏ cuộc sống yên tĩnh, thanh khiết, hoà đồng với thiên nhiên để thay thế bằng cuộc sống thị thành ầm ĩ, ồn ào, lăng mạ.

b) Để làm nổi bật những nội dung ấy, tác giả đã sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật phù hợp: phép đối lập (người anh em í kè thù; mẹ đất, anh em bầu trời / vật mua được, tước đoạt được; yên tĩnh / ồn ào...), điệp ngữ kết hợp với phép đối lập (Tôi biết, cách sống của chúng tôi khác với cách sống của ngài; Tôi thật không hiểu nổi; Tôi không hiểu bất cứ một cách sống nào khác; Nếu chúng tôi... Ngài phải...)

Câu 3: Đọc phần cuối của bức thư.

a) Nêu các ý chính của đoạn này.

b) Cách hành văn, giọng điệu của đoạn này có gì giống, có gì khác với hai đoạn ưên?

c) Nên hiểu thế nào về câu: Đất là Mẹ.

Trả lời:

a) Ý chính của đoạn cuối:

- Đất đai giàu có được là do nhiều mạng sống của chủng tộc da đỏ.

- Bởi vậy nếu người da đỏ buộc phải bán đất thì người da trắng và cả con cháu họ phải kính trọng đất đai, phải biết đối xử với đất như người da đỏ

- Con người phải bảo vệ thiên nhiên như mạng sống của mình.

b) Lối hành văn vẫn trang trọng và tha thiết với đất. Tuy nhiên xuất hiện nhiều yêu cầu tha thiết. Đoạn văn có phương thức biểu đạt nghị luận, đặc biệt 3 câu sau là chân lí rất thấm thìa.

c) Đất là mẹ bởi đất sinh ra muôn loài, trong đó có con nguời tồn tại và sống hạnh phúc.

Câu 4: Bức thư đã sử dụng rất nhiều yếu tố của phép lặp. Hãy lập bảng thống ké một số hoặc toàn bộ những yếu tố lặp ấy và chỉ ra tác dụng biểu hiện tư tưởng tình cảm của chúng.

Trả lời:

Một số yếu tố lặp (trùng điệp):

- Kí úc, thiêng liêng, người anh em, mẹ, hoang dã, người da đỏ, người da trắng...

- Nếu chúng tôi bán ... ngài phải ..

- Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu

Các yếu tố trên có tác dụng:

- Làm rõ tình cảm gắn bó sâu nặng, thiêng liêng với đất nước, quê hương.

- Phê phán, châm biếm lối sống và thái độ, tình cảm của người da trắng đối vớ tự nhiên, đất đai, môi trường.

- Thái độ kiên quyết, cứng rắn, tạo đà cho lập luận.

- Hơi văn nhịp nhàng, lôi cuốn thêm khí thế.

Câu 5: Hãy giải thích vì sao một bức thư nói về chuyện mua bán đất đai cách đâ; một thế kỉ rưỡi nay vẫn được nhiều người xem là một trong những văn bản hay nhất nói về thiên nhiên và môi trường?

Trả lời:

Thủ lĩnh da đỏ không chỉ đề cập đến vấn đề đất đai mà còn nói tới tất cả cá hiộn tượng có liên quan tới đất. Đó chính là tự nhiên, môi trường sống của ca người. Hiện nay, trong thế kỉ XXI, vấn đề môi ưường sinh thái đang bị xâm hại, ***** nhiễm nặng nể. Chính vì vậy, bức thư của thủ lĩnh da đỏ vốn xuất phát từ lòng yt quê hương đất nước bỗng trở thành một ưong những văn bản có giá trị nhất vể ví đề bảo vộ thiên nhiên môi trường.


28 tháng 11 2021

Nghỉ hè năm ngoái, bố mẹ cho em về nhà dì Ngân chơi. Nhà dì Ngân ở gần biển, chính vì thế em rất thích ngắm cảnh biển vào buổi sáng. Ở đó, không khí rất trong lành và cảnh biển mới đẹp làm sao!

Từ đằng xa, ông mặt trời đỏ rực dần dần nhô lên làm cho người ta có cảm giác mặt trời đi ngủ ở dưới biển chứ không phải ở trên trời hay sau những đám mây. Mặt biển nhuốm màu đỏ cam bởi ánh mặt trời và trở nên lóng lánh như một tấm thảm tuyệt đẹp. Từng con sóng rì rào xô vào bờ như một bản nhạc chào buổi sáng êm tai.

Phía đằng xa, mây tím nhạt dần. Trên cao là những lọn mây xanh đã thành hình rõ nét. Khi ông mặt trời nhô lên cao nữa, ban phát ánh sáng xuống tất cả, mọi vật càng trở nên sôi động hơn. Từng đàn chim hải âu chao liệng trên mặt biển thật thanh bình. Các thuyền đánh cá bắt đầu căng buồm ra khơi đánh cá. Tiếng trẻ con, tiếng người lớn làm xôn xao cả một vùng chài. Có những chiếc thuyền đánh cá ra khơi từ đêm hôm trước giờ đã về bến với những sọt cá đầy ắp, trắng phau phau.

Bức tranh biển cả vào buổi sáng thật đẹp và ấn tượng. Chính vì vậy mà đã hơn một năm trôi qua, em vẫn nhớ như in cảnh biển buổi sáng hôm đó. Em ước gì biển cả không bao giờ có bão hay sóng thần mà luôn thanh bình và giàu đẹp như thế.

28 tháng 11 2021
Một buổi sáng yên bình trên bãi biển. Đó là lúc ông mặt trời nhô lên như quả cầu lửa khổng lồ. Mặt biển lăn tăn những gợn sóng. Phía xa xa, những dãy núi như ngang bầu trời. Trên bãi cát, những rặng dừa soi bóng dưới mặt biển. Người người bắt đầu ra tắm biển làm cho cả bãi biển nhộp nhịp, sôi động hẳn lên. Mấy chú đàn ông cầm ván ra lướt sóng. Vài cô thiếu nữ ngồi tắm nắng trên bãi cát. Một nhóm thanh niên chơi bóng trên bãi cát. Các em nhỏ ngồi xây lâu đài cát. Bãi biển mang lại cho em một bầu không khí trong lành, mát mẻ. Em rất thích ra biển vào buổi sáng.