K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 10 2021

- Chế độ " cha truyền con nối " là chế độ mà người con trưởng ( hay cháu đích tôn ) của một gia tộc được chọn lên làm người nắm quyền lực đất nước. Chế độ này phát huy tác dụng khi quyền lực của gia tộc ko bị thế lực ngoại bang tiếm quyền  

25 tháng 10 2016

+ Kinh tế - xã hội:
- Giai cấp thống trị phương Đông là địa chủ, quý tộc, ở phương Tây thế lực thống trị gồm quý tộc, tăng lữ, lãnh chúa. Chúng câu kết với nhau rất chặt và bóc lột nông nô tàn bạo và khắc nghiệt hơn so với phương Đông.
- Giai cấp bị trị: Nông dân tá điền (phương Đông) so với nông nô (phương Tây) có phần dễ chịu và ít khắt khe hơn.
- Mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong chế độ phong kiến phương tây nặng nề và gay gắt hơn phương Đông. Điều này lí giải sự sụp đổ sớm của chế độ phong kiến phương Tây (tồn tại 10 thế kỉ) và sự tồn tại lâu dài của chế độ PK phương Đông (hơn 2500 năm).
+Chính trị và tư tưởng.
Chế độ quân chủ phương Đông xuất hiện sớm hơn ở phương Tây khoảng 1000 năm.
Sự chuyển biến từ chế độ phân quyền sang tập quyền ở phương Đông (thời Tần Thủy Hoàng) và A-sô-ka diễn ra sớm. Trong khi đó ở phương tây sự tập quyền diễn ra chậm trễ (thế kỉ XIV) và nhà vua được sự giúp đỡ của thị dân mới dẹp được sự cát cứ của các lãnh chúa.
Cơ sở lí luận cho chế độ phong kiến phương Đông và phương tây là các tôn giáo có sẵn từ trước. tuy nhiên, sự can thiệp của tầng lớp tăng lữ phương tây vào hệ thống chính trị là rõ ràng và chặt chẽ hơn. Trong khi đó, ở phương Đông tầng lớp này không mang tính công khai và rất ít nơi trở thành giai cấp thống trị.

23 tháng 10 2016

1.- Từ cuối thế kỉ XIII, nhà Lý suy yếu, chính quyền không chăm lo đời sống nhân dân, quan lại ăn chơi sa doạ. Kinh tế khủng hoảng, mất mùa, nông dân li tán. Một số thế lực phong kiến địa phương nổi dậy, nhà Lý buộc phải dựa vào thế lực họ Trần để chống lại các lực lượng nổi loạn.
- Tháng 12 năm Ất Dậu (đầu năm 1226), Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Nhà Trần được thành lập.

 

23 tháng 10 2016

2.

25 tháng 2 2021

Tham khảo:

Tổ chức quân đội thời Lê sơ:

- Quân đội thời Lê sơ tổ chức theo chế độ "ngụ binh ư nông"

- Quân đội có hai bộ phận chính: quân ở triều đình và quân ở các địa phương.

- Các binh chủng: bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh.

- Vũ khí: đao, kiếm, giáo, mác, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo.

- Hàng năm, quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận. Vùng biên giới đều có bố trí quân đội mạnh canh phòng và bảo vệ, không để xâm lấn.

* Nhận xét:

- Đoạn trích trên thể hiện thái độ kiên quyết bảo vệ chủ quyền biên giới lãnh thổ của Tổ quốc, mỗi tấc đất của Tổ quốc mất đi phải đòi lại cho bằng được, không để cho kẻ thù xâm phạm lãnh thổ.

- Đây cũng là lời răn đe, bài học cho các thế hệ trong việc giữ gìn biên cương lãnh thổ của đất nước.

 

25 tháng 2 2021

* Tổ chức quân đội thời Lê sơ:

- Quân đội thời Lê sơ tổ chức theo chế độ "ngụ binh ư nông"

- Quân đội có hai bộ phận chính: quân ở triều đình và quân ở các địa phương.

- Các binh chủng: bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh.

- Vũ khí: đao, kiếm, giáo, mác, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo.

- Hàng năm, quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận. Vùng biên giới đều có bố trí quân đội mạnh canh phòng và bảo vệ, không để xâm lấn.

* Nhận xét:

- Đoạn trích trên thể hiện thái độ kiên quyết bảo vệ chủ quyền biên giới lãnh thổ của Tổ quốc, mỗi tấc đất của Tổ quốc mất đi phải đòi lại cho bằng được, không để cho kẻ thù xâm phạm lãnh thổ.

- Đây cũng là lời răn đe, bài học cho các thế hệ trong việc giữ gìn biên cương lãnh thổ của đất nước.

 

 

17 tháng 10 2021

Tham khảo:

 

Chế độ quân chủ hoặc quân chủ chế hay còn gọi là Chế độ quân quyền, là một thể chế hình thức chính quyền mà trong đó người đứng đầu nhà nước là một vị vua.

Xã hội phong kiến phương Đông:

- Thời kỳ hình thành: Từ thế kỷ III trước Công nguyên đến khoảng thế kỷ X, từ rất sớm.

- Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ X đến XV, phát triển khá chậm.

- Thời kỳ khủng hoảng: từ thế kỷ XVI đến XIX và kéo dài suốt 3 thế kỉ.

- Cơ sở kinh tế: nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn.

- Giai cấp cơ bản: địa chủ và nông dân lĩnh canh (bóc lột thông qua tô thuế).

- Thế chế chính trị: quân chủ.

 

Xã hội phong kiến phương Tây (châu Âu): 

- Thời kỳ hình thành: từ thế kỉ V đến thế kỉ X, hình thành muộn, sau Xã hội phong kiến phương Đông.

- Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ XI đến XIV, phát triển rất phồn thịnh .

- Thời kỳ khủng hoảng: từ thế kỷ XV đến XVI, kết thúc sớm và bắt đầu chuyển sang chủ nghĩa tư bản.

- Cơ sở kinh tế: Nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa.

- Giai cấp cơ bản: Lãnh chúa và nông nô (bóc lột thông qua tô thuế).

- Thế chế chính trị: Quân chủ.

17 tháng 10 2021

Bạn tham khảo nha:

- Chế độ quân chủ hoặc quân chủ chế hay còn gọi là Chế độ quân quyền, là một thể chế hình thức chính quyền mà trong đó người đứng đầu nhà nước là một vị vua.

-  Những điểm giống nhau của chế độ phong kiến Phương Đông và phương Tây

– Kinh tế:

Kinh tế nông nghiệp là chính, bên cạnh là kinh tế thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ. Tư liệu sản xuất chính là ruộng đất. Lực lượng sản xuất chính là nông dân. Đặc điểm cơ bản là tự cung tự cấp.

– Xã hội:

Tất cả ruộng đất, con người đều là của cải và thuộc quyền sở hữu của nhà vua. Hai giai cấp cơ bản và cũng chính là mâu thuẫn cơ bản là chủ đất và nông dân làm thuê. Phân chia đẳng cấp là đặc điểm tiêu biểu.

– Chính trị:

Bộ máy nhà nước đứng đầu là vua, giúp vua là quan. Vua, quan là những giai cấp thống trị nhân dân. Chế độ chính trị, đi từ phân quyền đến tập quyền, đây là đỉnh tột cùng của chế độ phong kiến.

Tư tưởng:

Có hai đều lấy tôn giáo làm cơ sở lý luận cho sự thống trị của mình (Trung Quốc: Khổng giáo; Ấn Độ: Hồi giáo; châu Âu: Thiên chúa giáo).

- Sự khác biệt giữa chế độ phương Đông và phương Tây

– Thời điểm ra đời:

+ Ở phương Đông nhà nước phong kiến xuất hiện sớm hơn ở phương Tây, do nhu cầu trị thủy, làm thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, đoàn kết chống ngoại xâm.

+ Quá trình suy vong dài, bởi có sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân nên mâu thuẫn dân tộc, giai cấp đã làm chế độ phong kiến suy yếu, khủng hoảng. Nhân dân phương Đông phải tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chống thực dân, lật đổ phong kiến.

+ Ở phương Tây, chế độ phong kiến xuất hiện muộn hơn, nó được hình thành sớm nhất đã là thế kỷ V sau công nguyên. Nó phát triển rất nhanh và thời gian suy vong ngắn. ở phương Tây, nhà nước phong kiến ra đời trên cơ sở chế độ chiếm hữu nô lệ đã từng phát triển đến đỉnh cao, quan hệ nô lệ mang tính chất điển hình.

+ Sự hình thành quan hệ phong kiến trong lòng đế quốc La Mã là yếu tố cơ bản, quyết định, công cuộc chinh phục các bộ lạc của người Giecmanh là yếu tố thúc đẩy quá trình phong kiến hóa. Còn ở phương Đông, chế độ phong kiến ra đời trên cơ sở chế độ nô lệ phát triển không đầy đủ, quan hệ nô lệ mang tính chất gia trưởng.

– Cơ sở kinh tế – chính trị – xã hội – tư tưởng:

+ Cơ sở kinh tế: Ở phương Tây, chế độ tư hữu ruộng đất đã phát triển triệt để từ thời đại cổ đại. Đặc điểm cơ bản của chế độ phong kiến ở đây là kinh tế lãnh địa, giai cấp lãnh chúa và nông nô, hệ thống đẳng cấp dựa trên quan hệ lãnh chúa – chư hầu, tình trạng phân quyền cát cứ kéo dài.

+ Gia cấp bị trị: Nông dân tá điền (phương Đông) so với nông nô (phương Tây) có phần dễ chịu và ít khắt khe hơn. Mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong chế độ phong kiến phương Tây nặng nề và gay gắt hơn phương Đông.

+ Về chính trị, tư tưởng: Chế độ quân chủ phương Đông xuất hiện sớm hơn ở phương Tây. Sự chuyển biến từ chế độ phân quyền sang tập quyền ở phương Đông và Asoka diễn ra sớm. Trong khi đó ở phương Tây sự tập quyền diễn ra chậm trễ và nhà vua được sự giúp đỡ của thị dân mới dẹp được sự cát cứ của các lãnh chúa. Sự can thiệp của tầng lớp tăng lữ phương Tây vào hệ thống chính trị là rõ ràng và chặt chẽ hơn phương Đông.

– Hình thức nhà nước:

+ Ở phương Tây, một đặc trưng phổ biến và bao trùm của Nhà nước là trạng thái phân quyền cát cứ. Hình thức chính thể quân chủ chuyên chế chỉ xuất hiện ở thời kỳ cuối – thời kỳ suy vong của chế độ phong kiến và chỉ ở một số nước như Pháp, Anh, Tây Ban Nha…

+ Ở phương Đông: Hình thức kết cấu của Nhà nước phổ biến là trung ương tập quyền, phát triển thành hình thức chính thể quân chủ chuyên chế, mang tính chuyên chế cực đoan.

– Cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước:

+ Bộ máy Nhà nước phong kiến phương Đông thể hiện tính trung ương tập quyền cao độ, vua hay hoàng đế là người nắm hết mọi quyền lực, quan lại các cấp đều là tôi tớ của vua, dân chúng trong nước đều là thần sân của vua. Hệ thống quan lại được tổ chức hai cấp, trung ương và địa phương với đẳng cấp phân minh, biên chế chặt chẽ. Điển hình cho Nhà nước phong kiến phương Đông là nhà nước phong kiến Trung Quốc.

+ Ở phương Tây, mà điển hình là Tây Âu, trong giai đoạn phân quyền cát cứ, bộ máy nhà nước ở trung ương vẫn tồn tại nhưng kém hiệu lực. Bộ máy nhà nước ở các lãnh địa rất mạnh, gồm nhiều cơ quan quản lý nhưng chủ yếu là cơ quan cưỡng chế. Trên thực tế, các lãnh địa như những quốc gia nhỏ, các lãnh chúa trở thành vua trên lãnh địa của mình, có đầy đủ quyền: Lập pháp, hành pháp, tư pháp, có bộ máy chính quyền, tòa án, quân đội, luật lệ riêng.

– Bản chất và chức năng Nhà nước:

Cũng như thời kỳ chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến phương Đông vẫn có một chức năng đặc biệt, quan trọng là tổ công cuộc trị thủy và thủy lợi. Còn về bản chất của nhà nước phong kiến ở đâu cũng là một. Tuy nhiên, ở phương Tây, tính chất giai cấp của Nhà nước thể hiện rõ nét hơn ở phương Tây, mâu thuẫn giai cấp sâu sắc hơn (lãnh chúa – nông nô), cuộc sống của nông dân, tá điền ở phương Đông so với nông nô có phần dễ chịu và ít khắt khe hơn.

19 tháng 5 2016

+Tổ chức quân đội thời Lê Sơ:

-Thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông".

-Quân đội gồm 2 bộ phận: Quân triều đình và quân địa phương: bộ binh,thủy binh,tương binh và nghị binh.

-Vũ khí: đao kiếm,cung tên,hỏa pháo. Kiên quyết bảo vệ vùng biên giới.

19 tháng 5 2016

Tổ chức quân đội thời Lê sơ:

- Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”

- Quân đội có 2 bộ phận:  Quân triều đình và quân ở các địa phương.

– Luyện tập võ nghệ.

– Bố trí canh phòng và bảo vệ.

19 tháng 5 2016

Quân đội được tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông ”

Quân đội gồm 2 bộ phận: Quân triều đình và quân ở các địa phương.Vũ khí có đao, kiếm, giáo… -Quân đội được luyện tập võ nghệ và chiến trận.

*Nhận xét: Nhà Lê quyết tâm bảo vệ lãnh thổ, không để xâm lấn.

19 tháng 5 2016

- Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”

- Quân đội có 2 bộ phận:  Quân triều đình và quân ở các địa phương.

– Luyện tập võ nghệ.

– Bố trí canh phòng và bảo vệ khắp nơi, đặc biết là những vùng hiểm yếu

==> Nhà nước quan tâm củng cố quân đội bảo vệ đất nước, thực thi chính sách vừa cương vừa nhu, biện pháp khôn khéo đề cao trách nhiệm bảo vệ tổ quốc

 

1 tháng 11 2017

- Quân đội thời Lê sơ tổ chức theo chế độ "ngụ binh ư nông":

    + Gồm có hai bộ phận chính: quân ở triều đình và quân ở các địa phương.

    + Các binh chủng: bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh.

    + Vũ khí: đao kiếm, giáo, mác, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo.

    + Hằng năm, quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận. Quân đội mạnh được bố trí bảo vệ biên giới.

- Nhà nước Lê sơ thể hiện qua đoạn trích là thái độ kiên quyết bảo vệ chủ quyền biên giới lãnh thổ của Tổ quốc, mỗi tấc đất của Tổ quốc mất đi phải đòi lại cho bằng được, không để cho kẻ thù xâm phạm lãnh thổ. Đây là lời răn đe, bài học cho bao thế hệ trong việc giữ gìn biên cương lãnh thổ của đất nước.

18 tháng 5 2016

- Nhà nước quân chủ là thể chế nhà nước do vua đứng đầu nắm mọi quyền hành về quân sự, chính trị, ngoại giao

- Ở Việt Nam ngày nay không còn tồn tại thể chế nhà nước có vua đứng đầu

- Chế độ ta ngày nay là chế độ xã hội chủ nghĩa được dân cử, dân bầu dưới sự lãnh đạo cảu Đảng, là chế độ của dân, do dân, vì dân. Là chế độ xã hội tốt đẹp không có người bóc lột người, hướng tới một xã hội công bằng dân chủ, văn minh, dân giàu nước mạnh.

5 tháng 2 2018

  - Quân đội nhà Lý được chia làm 2 bộ phận: cấm quân và quân địa phương.

    + Cấm quân: là quân đội được tuyển chọn kĩ càng về lí lịch và sức khỏe, có nhiệm vụ bảo vệ nhà vua và kinh thành.

    + Quân địa phương gọi là lộ quân, sương quân có nhiệm vụ canh phòng các lộ, phủ, áp dụng chính sách "ngụ binh ư nông".

    - Quân đội thời Lý bao gồm các binh chủng, thủy binh, kị binh và tượng binh, kỉ luật rất nghiêm minh, được rèn luyện chu đáo.

    - Vũ khí có giáo mác, dao kiếm, cung nỏ, máy bắn đá …

    → Quân đội nhà Lý được tổ chức khá chu đáo, quy củ và hùng mạnh.