Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nam quốc sơn hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí - Trần. Nó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập.
Sông núi nước Nam là một bài thơ chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Nguyên tắc như sau:
Nam quốc sơn hà
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Dịch thành:
Sông núi nước Nam
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng bay nhất định phải tan vỡ.
(Theo Lê Thước - Nam Trân dịch)
Tương truyền rằng, trong cuộc kháng chiến chống Tống đời nhà Lí, một đêm tối trên phòng tuyến Như Nguyệt, từ trong đền thờ hai thần Trương Hồng và Trương Hát (hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt), bài thơ đã ngân vang lên (Vì thế người ta gọi bài thơ này là thơ thần). Nhưng dù là do thần linh hay con người đọc lên thì bài thơ vẫn là khát vọng và khí phách Đại Việt.
Ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống giặc ngoại xâm được diễn đạt trực tiếp qua một mạch lập luận khá chặt chẽ và biện chứng. Mở đầu bài thơ là lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền đất nước:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Câu thơ 7 tiếng tạo thành hai vế đối xứng nhau nhịp nhàng: Nam quốc sơn hà - Nam đế cư. Đặc biệt, cách dùng chữ của tác giả bài thư thể hiện rất “đắt” ý tưởng và cảm xúc thơ. Hai từ Nam quốc và Nam đế có thể coi là nhãn tự (mắt thần) của câu thơ và của cả bài thơ. Trong tư tưởng của bọn cầm quyền phong kiến Trung Quốc xưa nay-chỉ có Bắc đế, chứ không thế có Nam đế hoàng đế Trung Hoa là vị hoàng đế duy nhất của thiên hạ, thay trời trị vì thiên hạ. Vì thế, khi xâm lược nước Nam, áp đặt được ách thống trị, chúng đã ngang nhiên trắng trợn biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc. Nền độc lập mà chúng ta giành lại được hôm nay thấm không ít máu của cha ông ta đã đổ suốt hơn một ngàn năm. Và nay nền độc lập ấy vẫn đang bị đe dọa bởi tư tưởng ngông cuồng kia.
Trở lại với nội dung tư tưởng bao hàm qua ngôn từ của câu thơ. Nam quốc không chỉ có nghĩa là nước Nam, mà Nam quốc còn là vị thế của nước Nam ta, đất nước ấy dù nhỏ bé nhưng tồn tại độc lập, sánh vai ngang hàng với một cường quốc lớn ở phương Bắc như Trung Quốc. Hơn nữa, đất nước ấy lại có chủ quyền, có một vị hoàng đế (Nam đế). Vị hoàng đế nước Nam cũng có uy quyền không kém gì các hoàng đế Trung Hoa, cũng là một bậc đế vương, do đấng tối cao phong tước, chia cho quyền cai quản một vùng đất riêng mà lập nên giang sơn xã tắc của mình:
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được?!
Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.
Vẫn những lí lẽ đanh thép ấy, tác giả khẳng định tiếp:
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha. Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.
Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng!
Và ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về.
Bài làm
Nam quốc sơn hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí - Trần. Nó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập.
Sông núi nước Nam là một bài thơ chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Nguyên tắc như sau:
Nam quốc sơn hà
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Dịch thành:
Sông núi nước Nam
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng bay nhất định phải tan vỡ.
(Theo Lê Thước - Nam Trân dịch)
Tương truyền rằng, trong cuộc kháng chiến chống Tống đời nhà Lí, một đêm tối trên phòng tuyến Như Nguyệt, từ trong đền thờ hai thần Trương Hồng và Trương Hát (hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt), bài thơ đã ngân vang lên (Vì thế người ta gọi bài thơ này là thơ thần). Nhưng dù là do thần linh hay con người đọc lên thì bài thơ vẫn là khát vọng và khí phách Đại Việt.
Ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống giặc ngoại xâm được diễn đạt trực tiếp qua một mạch lập luận khá chặt chẽ và biện chứng. Mở đầu bài thơ là lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền đất nước:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Câu thơ 7 tiếng tạo thành hai vế đối xứng nhau nhịp nhàng: Nam quốc sơn hà - Nam đế cư. Đặc biệt, cách dùng chữ của tác giả bài thư thể hiện rất “đắt” ý tưởng và cảm xúc thơ. Hai từ Nam quốc và Nam đế có thể coi là nhãn tự (mắt thần) của câu thơ và của cả bài thơ. Trong tư tưởng của bọn cầm quyền phong kiến Trung Quốc xưa nay-chỉ có Bắc đế, chứ không thế có Nam đế hoàng đế Trung Hoa là vị hoàng đế duy nhất của thiên hạ, thay trời trị vì thiên hạ. Vì thế, khi xâm lược nước Nam, áp đặt được ách thống trị, chúng đã ngang nhiên trắng trợn biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc. Nền độc lập mà chúng ta giành lại được hôm nay thấm không ít máu của cha ông ta đã đổ suốt hơn một ngàn năm. Và nay nền độc lập ấy vẫn đang bị đe dọa bởi tư tưởng ngông cuồng kia.
Trở lại với nội dung tư tưởng bao hàm qua ngôn từ của câu thơ. Nam quốc không chỉ có nghĩa là nước Nam, mà Nam quốc còn là vị thế của nước Nam ta, đất nước ấy dù nhỏ bé nhưng tồn tại độc lập, sánh vai ngang hàng với một cường quốc lớn ở phương Bắc như Trung Quốc. Hơn nữa, đất nước ấy lại có chủ quyền, có một vị hoàng đế (Nam đế). Vị hoàng đế nước Nam cũng có uy quyền không kém gì các hoàng đế Trung Hoa, cũng là một bậc đế vương, do đấng tối cao phong tước, chia cho quyền cai quản một vùng đất riêng mà lập nên giang sơn xã tắc của mình:
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được?!
Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.
Vẫn những lí lẽ đanh thép ấy, tác giả khẳng định tiếp:
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha. Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.
Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng! Và ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về.
# Chúc bạn học tốt #
- Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện:
+ Bữa ăn hàng ngày
+ Nhà ở
+ Việc làm
+ Lời nói, bài viết.
bài này con làm và được chữa rồi ạ !
Giải :
Để làm rõ đức tính giản dị của bác tác giả Phạm Văn Đồng đã chứng minh ở những phương diện :
-Đời sống sinh hoạt hàng ngày :+Bữa cơm
+Ngôi nhà
+Công việc và quan hệ với mọi người
-Lời nói , bài viết
Bài 1:Với mỗi câu chủ đề sau, triển khai thành một đoạn văn hoàn chỉnh(từ 10-15 dòng)
a)Trước hết, ca dao Việt Nam nói lên tình cảm gia đình đằm thắm của người bình dân Việt Nam,
Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu nặng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”. Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chín chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.
Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi lòng. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chín chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.
Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:
“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”
Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việt Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!
Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy
Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của anh em chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.
Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.
Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.
b)Ca dao còn thể hiện tình yêu quê hương đất nước tha thiết của người Việt Nam.
Kho tàng ca dao vô cùng phong phú. Nó diễn tả muôn vàn tình cảm của nhân dân ta. Đẹp đẽ nhất là ca dao nói về tình yêu tha thiết đối với quê hương, đất nước.
Với lời lẽ mềm mại và trong sáng, ca dao đã phác thảo lên một đất nước tuyệt đẹp trước mắt mọi người. Từ Lạng Sơn hùng vĩ có núi Thành Lạng, có sông Tam Cờ, đến Thủ đô Hà Nội được ca dao vẽ nên với những “phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ” luôn khiến lòng người ngẩn ngơ:
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ
Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền.
Và ca dao còn đưa ta tới xứ Huế mộng mơ với giọng hò xa vọng:
Lờ đờ bỏng ngủ trăng chênh
Giọng hò xa vọng thắm tình nước non.
Chúng em thấy rõ trong ca dao một “Nhà Bè nước chảy chia hai. Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về”. Những câu ca dao ấy đầy sức truyền cảm, càng làm cho em thêm yêu đất nước Việt Nam.
Ca dao còn bồi đắp cho tuổi thơ chúng em tình cảm gắn bó thân thiết với quê hương làng xóm. Làng ta nhỏ bé, đơn sơ mà thắm đượm tình người. Với tinh yêu xóm làng tha thiết, ca dao gợi lên trước ta một làng quê ở “phong cảnh hữu tình, dân cư giang khúc như hình con long”. Tuy cuộc sống phải dãi nắng dầm mưa, nhưng niềm vui vẫn tăng lên gấp bội khi đồng lúa ngày một xanh tốt. Sự cần cù lao động dường như được ca dao biến thành sự kì diệu của thiên nhiên cho đất nước.
Nhờ trời hạ kế sang đông
Làm nghề cày cấy vun trồng tốt tươi
Vụ năm cho đến vụ mười
Trong làng kẻ gái người trai đua nghề.
Tinh cảm của người dân gắn chặt với làng quê. Công việc mệt mỏi nhưng thật vui: Ngày ngày tháng tháng nghiệp nghề truân chuyên.
Đồng lúa quê hương tuy bình dị, nhưng lại đẹp trong con mắt của những người yêu làng quê mình. Ca dao đã vẽ nên một cánh đồng lúa xanh mướt và tình cảm cũng dạt dào.
Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bút ngát
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.
Ca dao làm cho ta thường thấy rõ từng cây lúa một trong cả cánh đồng lúa rộng mênh mông đó:
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ giữa ngọn nắng hồng ban mai.
Để có được ngày hôm nay, bao anh hùng đã ngã xuống. Các câu ca dao xưa còn in sâu những nét đó.
Lạy trời cho cả gió lên,
Cờ vua Bình Định bay trên khung thành.
Với tấm lòng quý trọng, nhân dân xưa luôn mong ước hòa hình trên đất nước. Họ mong muốn gió nổi thật to để cờ nghĩa quân của đức vua hay phần phật trên khắp mọi miền.
c)Tục ngữ Việt Nam đúc rút kinh nghiệm của dân gian về mọi mặt đời sống.
Việt Nam ta có kho tàng tục ngữ, ca dao rất phong phú và đa dạng. Tục ngữ, ca dao là những câu nói ngắn gọn thể hiện kinh nghiệm của dân gian về nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội trong đó có lao động sản xuất. Những kinh nghiệm đó xuất phát từ thực tế việc quan sát công cuộc lao động để sản xuất ra của cải vật chất của dân gian. Có ý kiến cho rằng: " Tục ngữ là sự đúc kết những kinh nghiệm của dân gian trong quá khứ (khi còn thiếu những tri thức khoa học), là kho tàng trí tuệ của dân gian xưa nhưng không phù hợp với thời đại khoa học kĩ thuật ngày nay."
Qủa thật tục ngữ chính là sự đúc kết những kinh nghiệm của dân gian trong quá khứ (khi còn thiếu những tri thức khoa học), là kho tàng trí tuệ của dân gian xưa. Tục ngữ vốn chính là những câu nói dân gian thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt; tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội; được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Ông cha ta đã để lại cho thế hệ sau một kho tàng ca dao tục ngữ vô giá về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Có nhiều lĩnh vực chưa được khoa học kiểm chứng nhưng vẫn đưa vào thực hiện và đem lại hiệu quả đáng khích lệ. Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất phản ánh những hiểu biết của nhân dân về thế giới tự nhiên và công cuộc lao động chinh phục thế giới ấy. Ta có thể kể đến câu tục ngữ:
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Câu tục ngữ phản ánh kinh nghiệm về khoảng thời gian tháng năm, tháng mười. Tháng năm đên ngắn (chưa kịp nằm trời đã sáng), tháng mười ngày ngắn (chưa kịp cười đã tối). Như vậy, tháng năm (suy rộng ra là mùa hè) ngày dài, tháng mười (suy rộng ra là mùa đông) đêm dài. Hiểu biết trên đây xuất phát từ những lần quan sát và trải nghiệm thực tế. Áp dụng kinh nghiệm này, người ta chú ý phân bố thời gian biểu làm việc cho phù hợp; chú ý khẩn trương khi làm việc, bố trí giấc ngủ hợp lí… Câu tục ngữ giúp con người có ý thức về thời gian làm việc theo mùa vụ. Cùng nội dung về thiên nhiên, câu tục ngữ sau đây phản ánh hiểu biết của dân gian về thời tiết:
Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
Kinh nghiệm về những hiện tượng tự nhiên trong thiên nhiên cũng được đúc rút và cho kết quả rất chính xác. Khi trời nhiều sao “mau sao” thì sẽ nắng, khi trời không có hoặc ít sao “vắng sao” thì mưa. Cơ sở thực tiễn của câu tục ngữ cũng là dựa trên quan sát, trải nghiệm thực tế. Do ít mây nên nhìn thấy nhiều sao, mây ít trời quang vậy sẽ có nắng; nhiều mây nên nhìn thấy ít sao, mây nhiều vậy trời sẽ mưa. Đây là một trong những kiến thức đơn giản, nhìn sao trên trời đêm hôm trước có thể đoán trước được thời tiết của ngày hôm sau để sắp xếp công việc.
Không những thế tục ngữ còn là kho tàng trí tuệ của nhân dân xưa. Đối với con người, học tập là công việc quan trọng suốt đời nên phải biết học tập mọi lúc, mọi nơi, từ nhiều người, nhiều nguồn:
Không thầy đố mày làm nên.
Học thầy không tày học bạn.
Mới đọc tưởng chừng hai câu tục ngữ đối lập nhau nhưng thực chất lại bổ sung chặt chẽ cho nhau. Cả hai câu, câu nào cũng đề cao việc học, chỉ có học tập, biết tìm thầy mà học thì con người mới có thể thành tài, có khả năng đóng góp cho xã hội và sống mới có ý nghĩa. Mặt khác, học hỏi ở ngay những người bạn cùng trang lứa cũng là một cách học quan trọng, bản thân mỗi người có thể lấy đó làm gương, tu dưỡng nhân cách.Tục ngữ thể hiện những tri thức quý báu của nhân dân về mọi mặt trong đời sống của con người. Đó đều là những hiểu biết vàng mười đã được thời gian và sự thật cuộc sống thử thách, sàng lọc. Điều đặc biệt là vốn tri thức ấy lại được diễn đạt bằng những hình thức vô cùng ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc, dễ lưu truyền. Và bởi thế, cho đến ngày nay và mai sau, đó thực sự là vốn quý của chúng ta, giúp chúng ta có được những hiểu biết sâu rộng về tự nhiên và xã hội.
Xã hội chúng ta ngày càng phát triển kèm theo đó là những thành tự về khoa học kĩ thuật ra đời nhằm phục vụ cho nhu cầu con người. Giờ đây chúng ta có thể dễ dàng biết được thời tiết thông qua truyền hình dự báo thời tiết, hay cách gieo trồng. Tuy nhiên không phải vì thế mà những câu tục ngữ mà ông cha ta truyền dậy lại mai một không còn ý nghĩa nữa. Nó vẫn luôn có ý nghĩa thực tiễn vận dụng vào trong cuộc sống thường này đặc biệt đối với những người nông dân chân chất lam lũ, họ vẫn luôn ghi nhớ những lời dạy mà ông cha ta để lại để áp dụng vào trong đời sống lao động sản xuất thường ngày, những lí lẽ, những tri thức mà ông cha ta truyền bảo vẫn sẽ sống mãi với thời gian.
Qua các câu tục ngữ mà cha ông ta để lại đã thể hiện trình độ sâu sắc về mọi mặt trong đời sống mà cha ông đã đúc rút qua nhiều năm tháng. Nhờ những câu tục ngữ đó, chúng ta đã tìm ra được rất nhiều phương pháp tưởng chừng như rơi vào bế tắc. Có như vậy chúng ta mới biết quý trọng những gì mà cha ông để lại, mỗi người chúng ta hãy sống và làm việc thật tốt để xứng đáng với những gì cha ông để lại.
quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ an. lai lịch thật chưa rõ.
Thể thơ 'thất ngôn tứ tuyệt'
hình anh: ngon
Trào lưu này xuất phát từ nước ngoài, nhằm mục đích kêu gọi nhân dân ủng hộ, tình nguyện nhưng sang Việt Nam thì lại trở thành lí do để người khác chứng tỏ bản thân, làm ảnh hưởng đến thể diện của chính mình và của cả những người khác nữa. Thậm chí có người còn nói sẽ lột đồ nếu như U23 VN chiến thắng
có nhiều bạn trẻ theo trào lưu này và các bạn ấy đã làm. em nghĩ trào luwlu này rất vô bổ và tốn thời gian . em xin hết
moi truong la nhung thu xung quang chung ta
cau thu 2 em ko biet
em can nhat rac va giu xanh xach dep
moi hoc lop 5 thoi nhung..........
hoc gioi mon van day
Hùng vương thứ 18 có một người con gái tên là Mị Nương. Người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
a, Đoạn văn trên viết theo phương thức biểu đạt nào? Nhân vật chính là ai?
=> Đoạn văn trên viết theo phương thức biểu đạt : Tự sự .
Nhân vật chính là Mị Nương , Hùng Vương .
b, Nội dung chính của đoạn văn.
=> Giới thiệu ý muốn của Hùng Vương - kén cho con gáo một người chồng thật xứng đáng .
Đọc sách luôn là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội loài người, trong tiến trình văn minh nhân loại. Bởi lẽ, sách cho ta tri thức, hiểu biết và kiến thức tổng hợp về mọi phương diện của đời sống, giúp con người có thêm kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất, lao động, học tập và trau dồi tư tưởng, tình cảm, thẩm mỹ, tư duy. Tóm lại, sách góp phần giúp "con người sống người hơn" (Karl Marc) trong một xã hội luôn phức tạp và đầy biến động.
Trong dòng chảy của lịch sử văn minh nhân loại, ở nhiều nước trên thế giới, thư viện và việc tổ chức đọc sách báo cho các tầng lớp nhân dân đã xuất hiện từ nghìn năm nay. Khoảng hơn một trăm năm trở lại đây, ở châu Âu, châu Mỹ và châu Á... những ngày đọc sách, lễ hội đọc sách mang tầm vóc quốc gia đã xuất hiện như một biểu trưng về văn hóa, như lễ hội đọc sách, tuần lễ đọc sách ở các nước: Pháp, Đức, Italia, Nga, Mỹ, Nhật Bản, Xingapo... nhằm tôn vinh văn hóa đọc trong cộng đồng, đồng thời khẳng định giá trị và vai trò của văn hóa đọc, khuyến khích và đẩy mạnh phát triển sự nghiệp thư viện tại các nước đó.
Đây là một hoạt động thiết thực, ý nghĩa, tạo môi trường thân thiện, lành mạnh để các em học sinh giao lưu, học tập, tăng cường phong trào đọc sách trong nhà trường. Đồng thời nâng cao nhận thức, hiểu biết cho học sinh về tầm quan trọng của sách và “văn hoá đọc” ngày nay.
Tuy diễn ra trong thời gian ngắn nhưng những ngày qua, những độc giả tỉnh nhà đã phần nào được thỏa niềm đam mê khi tham quan khu trưng bày, giới thiệu sách tại Thư viện tỉnh. Ngoài những tư liệu về Bác Hồ, quê hương, con người Ninh Thuận… mà Thư viện tỉnh lưu giữ thì các doanh nghiệp, nhà sách đóng trên địa bàn cũng đem đến cho độc giả và những người yêu sách nhiều thông tin sâu hơn về các đầu sách được yêu thích trong nước và trên thế giới.
Các hoạt động được tổ chức liên tục, hấp dẫn càng góp phần tạo cho không gian Ngày Sách Việt Nam tại tỉnh ta thêm sôi nổi và có sức lan tỏa mạnh mẽ. Một trong những hoạt động được nhiều học sinh, sinh viên đón đợi là chương trình giao lưu tọa đàm về sách và tác giả giới thiệu tác phẩm của Nhà văn Nguyễn Thị Kim Hoà. Trong buổi giao lưu, tác giả Nguyễn Thị Kim Hoà và các em học sinh của các trường THPT trên địa bàn đã cùng nhau thảo luận về “văn hoá đọc” hiện nay, các cách tiếp cận sách, lựa chọn và đọc sách…
Cuộc thi “Tuyên truyền, giới thiệu sách” với chủ đề về một cuốn sách mà em yêu thích đã làm thay đổi nhận thức cuộc sống của em, được tổ chức vào sáng ngày 19-4, đã thu hút nhiều học sinh đến từ các trường THPT trên địa bàn Tp. Phan Rang – Tháp Chàm tham gia. Qua những lời kể chân thật và cách “bật mí” nội dung hấp dẫn, các thí sinh đã khiến không ít người nghe phải tò mò, muốn tìm đọc ngay cuốn sách mà các bạn nói đến. Em Phương Thư, học sinh Trường THPT Chu Văn An chia sẻ: Đến với Ngày hội em thật sự cảm thấy rất vui vì mình được tìm hiểu và đọc được những cuốn sách hay, có thêm nhiều kiến thức bổ ích.
Trong không gian Ngày Sách Việt Nam lần thứ 6, những độc giả nhí là học sinh các trường TH, THCS cũng được thể hiện niềm đam mê của mình qua cuộc thi Vẽ tranh với chủ đề “Sách và cuộc sống”. Các hoạt động không chỉ chứng tỏ sự hiểu biết, khéo léo, sáng tạo và kỹ năng thuyết trình hấp dẫn của các em học sinh tham gia đội thi mà còn mang đến Ngày hội những thông điệp hết sức ý nghĩa tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội. Để tri ân bạn đọc, trong thời gian diễn ra Ngày sách, các đơn vị tham gia trưng bày, bán và phục vụ đọc sách miễn phí của các doanh nghiệp phát hành sách thực hiện chương trình bán sách ưu đãi, giảm giá, khuyến mãi như Chi nhánh FAHASA tại Ninh Thuận áp dụng chương trình giảm giá từ 5 – 10% cho các sản phẩm dụng vụ học sinh, văn phòng phẩm, từ 30 – 50% cho các loại sách quốc văn, ngoại văn…
Thông qua các hoạt động của Ngày hội sách, hy vọng công chúng và đặc biệt là các bạn đọc trẻ tuổi nhận thức tích cực hơn về sự cần thiết của sách và việc đọc sách, góp phần thúc đẩy hơn nữa phong trào đọc sách, hướng tới một xã hội học tập, một nét đẹp trong đời sống tinh thân của cộng đồng và xã hội.