K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 9 2023

- Khoảng thời gian “xế tà”

- Khung cảnh thiên nhiên núi đèo bát ngát, tiêu điều, thấp thoáng có sự sống của con người.

khung cảnh thiên nhiên núi đèo bát ngát, tiêu điều, thấp thoáng có sự sống của con người

13 tháng 9 2023

Bối cảnh lịch sử:

- Không gian: Địa bàn hoạt động của cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Thời gian: Tháng 8 năm 1945.

- Những sự kiện quan trọng: Kháng chiến chống Pháp giành thắng lợi.

Cảm hứng của tác giả: vừa ngợi ca chiến thắng, vừa gợi suy nghĩ về đoạn đường sắp tới.

14 tháng 9 2023

- Núi rừng Việt Bắc hiện lên rất đẹp vừa có suối, có trăng, có hoa chốn non xanh nước biếc hữu tình =>Vẻ đẹp lung linh huyền ảo, vừa cổ kính vừa trang nghiêm.

- Thể hiện tình yêu thiên nhiên của tác giả.

16 tháng 9 2023

“Qua đèo ngang” là một bài thơ đặc sắc của bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ đã vẽ nên một bức tranh Đèo Ngang hùng vĩ, hoang sơ và rợn ngợp với sức sống le lói, yếu ớt. Qua đó, bài thơ thể hiện một nỗi buồn thời thế, hoài niệm và nỗi nhớ nhà da diết, sự cô đơn trong trái tim của người thi sĩ. Một tấm tình cô đơn có ai chia sẻ, có ai thấu hiểu và tình cảm tác giả gửi vào cảnh thiên nhiên, trời đất?

Chú thích: câu hỏi tu từ giúp thể hiện tâm trạng cô đơn của nhân vật trữ tình trong cảnh nước mất nhà tan.

15 tháng 9 2023

Tham khảo
Phong cảnh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt trong bài thơ được khắc họa với màu sắc u buồn, không gian chiều tà tạo cho cảnh hoàng hôn miền đất lạ mang màu sắc dân dã. Những cảnh vật được khắc họa: gió, chim,… đều gần gũi thân thuộc với con người Việt Nam. Con người xuất hiện trong bức tranh với vẻ mộc mạc, dân dã. Người lữ khách thì lạnh lẽo, cô liêu.

16 tháng 9 2023

Tham khảo!

Hình ảnh người lính trong những dòng thơ Chúng tôi như hòn đá ngàn năm, đập trong trái tim người/ Như đá vững bền, như đá tốt tươi… khiến em liên tưởng đến những con người có ý chí mạnh mẽ và sức sống mãnh liệt. Trước thực tại khó khăn khắc nghiệt, những người lính không hề nản lòng thối chí mà vẫn luôn vững vàng như “hòn đá ngàn năm”, luôn “vững bền” và “tốt tươi”. Họ giữ trong tim niềm hy vọng vào ngày mai tươi sáng và luôn yêu mến hòn đảo nơi họ sinh sống, đợi ngày mưa đến để khao nhau bữa tiệc linh đình.

16 tháng 9 2023

Tham khảo

Xuân Diệu cho rằng: Ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến là thành công tốt đẹp của quá trình “dân tộc hóa nội dung mùa thu” và “dân tộc hóa hình thức lời thơ”. Em hoàn toàn đồng ý với nhận định trên của Xuân Diệu. Vì cả ba bài thơ đều gợi lên những hình ảnh và nét đẹp đặc trưng của mùa thu đất Bắc, ngôn ngữ thơ giản dị và gần gũi, dễ hiểu.

 
16 tháng 9 2023

Tham khảo!

 

Em hoàn toàn đồng ý với nhận định trên của Xuân Diệu về hình ảnh thôn quê hiện lên trong cả ba bài về mùa thu của Nguyễn Khuyến.

- “Thu vịnh” (“Vịnh mùa thu”)

– Bài thơ không tả mùa thu từ một nơi, trong một lúc mà là bức tranh tổng hợp, khá hoàn chỉnh về mùa thu. Ở đây hầu như có đủ những hình ảnh đặc trưng cho mùa thu ở thôn quê Việt Nam( bầu trời cao xanh, cần trúc mảnh mai, gió thu nhẹ, mặt nước biếc phu sương khói, ánh trăng trong, chùm hoa trước giậu…). Chỉ bằng mấy nét chấm phá, Nguyễn Khuyến đã gợi được cái hồn thu nơi từng cảnh vật Cảm nhận tinh tế của thi nhân được thể hiện rõ qua cách dùng từ:

Không khí làng quê mùa thu ở Thu vịnh im ắng và phảng phất nỗi u hoài. Không gian và thời gian trở nên mông lung, không xác định trong tâm trạng bâng khuâng buồn của thi nhân. Thế giới thiên nhiên này gợi lên cảm giác yên tĩnh trong trẻo và ngưng lọng ngàn đời. Trước những biến động ngang trái của cuộc đời, Nguyễn Khuyến muốn được mãi mãi ở trong vẻ đẹp thanh tĩnh của làng quê.

- “Thu điếu” (“Câu cá mùa thu”)

-  Bài thơ cảm nhận mùa thu từ một không gian xinh xắn, thơ mộng, từ điểm nhìn của một người câu cá. Mở đầu bằng một cảnh thu bình dị rất riêng của làng, quê đồng bằng Bắc Bộ: ao thu. Một thế giới tĩnh lặng, trong suốt mà trong đó mọi vật hài hòa nhẹ nhõm:

- Đây là mùa thu được cảm nhận bằng tâm trạng của một người ngồi uống rượu. Lúc này, cảnh thu sẽ mang các ấn tượng nỗi niềm riêng – dường như cũng chập chờn, mờ ảo. Có lẽ vì thế mà bài thơ có nhiều từ lấp láy và dùng vần “oe”.

- Thu ẩm không miêu tả riêng một cảnh thu ở một thời điểm nào mà là sự “tổng hợp nhiều cảnh thu ở nhiều thời điểm” (Xuân Diệu). Bài thơ cũng không hề có một chữ “thu” (khác với “trời thu” ở Thu vịnh và “ao thu” ở Thu điếu). Vậy mà đọc lên ta nhận ra chính xác cảnh sắc thu quen thuộc của làng quê Việt Nam. Đây là một mái nhà tranh bình dị trong ngõ tối vào đêm sâu lập lòe những con đom đóm:

Bài thơ tạo trong ta ấn tượng “phi thời gian” nhưng cũng gợi rất sâu vào không khí tĩnh mịch, trong lành vô cùng thân thuộc của thôn quê Việt Nam.

b.2. Hình ảnh con người – nhân vật trữ tình:

– Trong chùm thơ thu Nguyễn Khuyến ta không chỉ bắt gặp cảnh mà còn bắt gặp hình ảnh con người thi nhân. Nếu trong thơ ca trước đó, tính ước lệ, quy phạm khiến cho hình ảnh của tác giả thường mờ nhạt, khó có thể cụ thể giọng điệu cảm xúc thì ở chùm thơ thu này, hình ảnh Nguyễn Khuyến hiện lên rất rõ. Đó là hình ảnh của một con người luôn nghĩ về thời thế:

Ba bài thơ tuy giống nhau về diểm nhìn của tác giả, hệ thống các phương thức biểu hiện. Nhưng mỗi bài lại mang một nét độc đáo của thơ Nguyễn Khuyến. Làng cảnh Việt Nam đặc sắc, quen thuộc, đơn sơ, dung dị, đáng yêu. Cái hồn của quê hương hiện lên thật rõ ràng. Nó rất tiêu biểu cho thơ trữ tình của Nguyễn Khuyến về quê hương thanh đạm, tinh tế, vài nét chấm phá mà vẫn hội tụ được nhiều vẻ đẹp .

c) Bình luận

-  Đây là ý kiến đúng: Ba bài thơ mỗi bài có những vẻ đẹp khác nhau song hội tụ lại đều nói về cảnh thu, hồn thu về làng cảnh, cuộc sống, phong tục, con người. Trong thơ Nguyễn Khuyến phảng phất một cái buồn lặng lẽ như chính tâm hồn của nhà thơ. Mọi cảnh vật đều đẹp, thanh sơ mang màu sắc của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ với một bầu trời thu xanh cao, một không khí bảng lảng sương khói, một làn gió thu se lạnh, một ao bèo, một thuyền câu,… những hình ảnh này không chỉ là các chi tiết về vùng quê mà nó còn chứa đựng cả tâm hồn nhà thơ.

- Đến với chùm ba bài thơ thu của Nguyền Khuyến, ta bắt gặp những cảnh sắc không thể lẫn của mùa thu vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Những bức tranh thu ấy được vẽ nên bằng tấm lòng yêu mến quê hương mình, bằng tình yêu cuộc sống thanh cao, tĩnh lặng chốn thôn quê của cụ Tam nguyên Yên Đổ. Thành công của những bài thơ thu này cũng chứng tỏ tâm hồn tinh tế, ngòi bút tài hoa của Nguyễn Khuyến. Chúng đưa ông lên địa vị danh dự trong các thi nhân viết về mùa thu, trong những nhà thơ của làng cảnh Việt Nam.

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Chi tiết cho thấy chị em Sơn có cuộc sống khá giả:

+ "Chị Lan từ trong buồng đi ra, khệ nệ ôm cái thúng quần áo..... đống quần áo rét."

+ "Sơn đã mặc xong áo ấm: cả cái áo dạ chỉ đỏ ....thâm dài."

+ "Nhà Sơn quay lưng vào chợ, cạnh một dãy nhà lá của những người nghèo khổ mà Sơn quen biết cả vì họ vẫn vào vay mượn ở nhà Sơn."

- Chi tiết miêu tả lũ trẻ nhà nghèo:

+ "Chúng nó thấy chị em Sơn...Chúng như biết cái phận nghèo hèn của chúng vậy."

+ "Sơn nhận thấy chúng ăn mắc không khác ngày thường.... hàm răng đập vào nhau."

+ "Sơn bây giờ mới chợt nhớ đến là mẹ cái Hiên rất nghèo....cho con nữa."

=> Sơn và Lan là hai chị em sinh ra trong một gia đình khá giả, còn những đưa trẻ khác là những đứa trẻ nghèo cùng phố huyện. Hoàn cảnh sống của người dân vẫn còn khó khăn, nhà nghèo, đều phải mặc những manh áo rách tả tơi, không có đủ áo ấm để mặc trong mùa đông giá rét. 

16 tháng 9 2023

Tham khảo

Cuộc gặp gỡ trong không gian người chiến sĩ hành quân gặp cô gái ở bên đường của rừng lá đỏ

Không gian giúp em hiểu thêm được con đường kháng chiến chống gạiwc vô cùng nguy hiểm và gian nan.

Những con đường hành quân ra trận trong những năm chiến tranh vô cùng gian nan và nguy hiểm, điệp điệp trùng trùng, màu lá đỏ như  nhắc tới sự mất mát và máu của các chiến sĩ nhuộm đỏ nơi đây.

13 tháng 9 2023

- Cảnh vật ở hai câu thơ đầu được tái hiện vào buổi chiều tà (hoàng hôn).

- Mối liên hệ giữa thời gian và các hình ảnh được miêu tả: Các thôn xóm đã chìm dần trong sương khói như mơ như thực. (Khi chiều xuống thường có lớp sương bao quanh gióng như làn khói). Một khung cảnh làng quê thật thanh bình và êm ả, nên thơ.

Cảnh vật hiện ra không rõ nét, nửa hư nửa thực, mờ ảo. Đó là cảnh chiều muộn cảnh vật nhạt nhòa trong sương, thể hiện vẻ đẹp mơ màng, yên tĩnh nơi thôn dã. Cảnh đó một phần là thực một phần do cảm nhận riêng của tác giả. Khung cảnh vừa như thực lại vừa như cõi mộng “bán vô bán hữu” – nửa như có nửa như không. Thời gian buổi chiều gợi nên nỗi buồn man mác, không gian làng quê im ắng, tĩnh mịch. Điều đó cho thấy một tâm hồn tinh tế nhạy cảm trước vẻ đẹp giản dị của cuộc sống.