K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 7 2022

mượn cảnh vật thiên nhiên để tượng trưng cho sắc đẹp con người

10 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

Ước lệ: Là biện pháp diễn đạt bằng hình ảnh có tính chất qui ước thường được dùng trong văn chương cổ.

Tượng trưng: Là biện pháp diễn đạt cái trừu tượng bằng một hình ảnh cụ thể thường lấy từ cây cỏ, chim muông.

- Trong Chị em Thuý Kiều: tác giả vận dụng thành công thủ pháp ước lệ tượng trưng qua việc lấy vẻ đẹp thiên nhiên làm quy chuẩn để so sánh với vẻ đẹp chị em Thúy Kiều.

Cái này có trong 2 câu:

Hoa cười, ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da

+ Khuôn trăng, nét ngài, hoa, ngọc, mây, tuyết để nói vẻ đẹp Thúy Vân.

+ Sông mùa thu, núi mùa xuân, hoa, liễu để nói về vẻ đẹp thúy Kiều.

3 tháng 12 2021

bạn tham khảo

 - Sử dụng những quy ước trong biểu hiện nghệ thuật như dùng hình tượng thiên nhiên đẹp: "trăng","hoa","ngọc","tuyết"... để nói về vẻ đẹp của con người. - Nghiêng về nghệ thuật gợi, tác động tới người đọc thông qua sự phán đoán,trí tưởng tượng chứ không miêu tả cụ thể, tỉ mỉ.

3 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Bút pháp ước lệ tượng trưng là :

- Sử dụng những quy ước trong biểu hiện nghệ thuật như dùng hình tượng thiên nhiên đẹp: "trăng","hoa","ngọc","tuyết"... để nói về vẻ đẹp của con người.
- Nghiêng về nghệ thuật gợi, tác động tới người đọc thông qua sự phán đoán,trí tưởng tượng chứ không miêu tả cụ thể, tỉ mỉ.

Ví dụ:

Bút pháp tả người của Nguyễn Du trước hết là bút pháp ước lệ tượng trưng thường gặp trong thơ cổ điển. Tả về chị em Thuý Kiều tác giả bắt đầu từ cái chung:

“Đầu lòng hai ả tố nga

Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân

Mai cốt cách tuyết tinh thần

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”

3 tháng 12 2021

Tham khảo!

Bút pháp ước lệ tượng trưng  : - Sử dụng những quy ước trong biểu hiện nghệ thuật như dùng hình tượng thiên nhiên đẹp: "trăng","hoa","ngọc","tuyết"... ... - Nghiêng về nghệ thuật gợi, tác động tới người đọc thông qua sự phán đoán,trí tưởng tượng chứ không miêu tả cụ thể, tỉ mỉ.

3 tháng 12 2021

Tham khảo

Bút pháp ước lệ tượng trưng  : - Sử dụng những quy ước trong biểu hiện nghệ thuật như dùng hình tượng thiên nhiên đẹp: "trăng","hoa","ngọc","tuyết"... ... - Nghiêng về nghệ thuật gợi, tác động tới người đọc thông qua sự phán đoán,trí tưởng tượng chứ không miêu tả cụ thể, tỉ mỉ.

12 tháng 11 2021

bút pháp ước lệ tượng trưng là mượn hình ảnh thiên nhiên để miêu tả nét đẹp, hình ảnh hoa, trăng, ngọc, mây, tuyết đều là hình ảnh của thiên nhiên miêu tả Vân. khuôn trăng có thể hiểu là khuôn mặt, ý nói Vân có khuôn mặt đầy đặn và bừng sáng như trăng rằm, nét ngài còn có thể hiểu là nét người. hoa cười ý nói nụ cười của Vân như hoa buổi sáng còn đọng sương sớm tươi tắn, đoan trang. mây bồng bềnh nhìn mềm mại, tuyết thì lại trắng ý nói sắc đẹp của nàng đến thiên nhiên còn phải chịu nhúng nhường, tóc mượt và bồng bềnh như mây, da trắng như tuyết, sắc đẹp thiên nhiên công nhận, báo hiệu cuộc đời bình yên

10 tháng 1 2021

-Trong câu thơ “cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu 

                       Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

Câu thơ trên liên quan đến bút pháp tả cạnh ngụ tình của ng du trong truyện kiều

-Bút pháp tả cảnh ngụ tình là bút pháp thông qua cảnh vật thiên nhiên để khắc họa tư tưởng,tình cảm,suy nghĩ của con người một cách rõ nét nhất và đặc sắc nhất

 

2 tháng 5 2017

Tác giả sử dụng biện pháp ước lệ tượng trưng gợi tả vẻ đẹp Thúy Vân:

    + Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang

    + Hoa cười ngọc thốt đoan trang

- Đó là những hình ảnh thường xuất hiện trong văn học trung đại

- Vẻ đẹp của sự hòa hợp êm đêm với thiên nhiên, vạn vật xung quanh, báo hiệu cuộc đời bình lặng, suôn sẻ

→ Diễn tả vẻ đẹp phúc hậu, quý phái của thiếu nữ

1. Qua truyện " Chuyện người con gái nam xương" em hãy cho biết thế nào là truyện kì mạng lục?2. Nguyên nhân trực tiếp đến cái chết của Vũ Nương.3. Thế nào là thể chí?4. Qua đoạn trích chị em Thúy Kiều em hiểu thế nào là nghệ thuật ước lệ  tượng trưng ? Đoạn  trích thể hiện rõ nhất cảm hứng nhân văn nào của Nguyễn Du?5. " Làn thu thủy, nét xuân sơn "  là hình ảnh ước lệ gợi tả...
Đọc tiếp

1. Qua truyện " Chuyện người con gái nam xương" em hãy cho biết thế nào là truyện kì mạng lục?

2. Nguyên nhân trực tiếp đến cái chết của Vũ Nương.

3. Thế nào là thể chí?

4. Qua đoạn trích chị em Thúy Kiều em hiểu thế nào là nghệ thuật ước lệ  tượng trưng ? Đoạn  trích thể hiện rõ nhất cảm hứng nhân văn nào của Nguyễn Du?

5. " Làn thu thủy, nét xuân sơn "  là hình ảnh ước lệ gợi tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, còn cụm từ " làn thu thủy" thì gợi tả vẻ đẹp nào?

6. Cụm từ" nét ngài nở nang " " nét xuân sơn" gợi tả vẻ đẹp nào của chị em ThúyKiều?

7. Theo em, cảnh ngày xuân trong 4 câu thơ đầu có màu sắc như thế nào?

8.Trong 10 câu thơ tác giả sử dụng biện pháp nghệ huật nào? Nội dung chính của 10 câu thơ đầu là gì?

9.Nghệ thuật đặc sắc nhất trong đoạn trích ' Kiều ở lầu ngưng bích" là gì ?

10. Nêu hình thức sáng tác của truyện Lục Vân Tiên.

 

 

 

 

 

2
23 tháng 10 2019

thay vì dùng tg đăng bài thì e nên leenn mạng tra những k/n nhá còn những câu kia đọc qua bài là hỉu r

24 tháng 10 2019

1.Truyền kì mạn lục (quyển sách ghi chép tản mạn những điều kì lạ đang được lưu truyền) gồm 20 truyện ngắn viết bằng chữ Hán theo thể văn xuôi tự sự (có xen văn biền ngẫu và thơ ca). Tác phẩm này được Nguyễn Dữ viết trong thời gian ở ẩn và hoàn thành trước năm 1547. Sự đan xen pha trộn giữa yếu tố hiện thực và yếu tố hoang đường, kì ảo là nét đặc trưng và sức hấp dẫn đặc biệt của những câu chuyện trong tác phẩm. Sau mỗi truyện ngắn đều có một lời bình ngắn (hiện chưa biết là của ai) đề cập đến phẩm chất đạo đức của các nhân vật trong tác phẩm

2.

 Nguyên nhân trực tiếp:

+ Lời nói ngây thơ của bé Đản đã vô tình gây nên mối hiểu lầm của Trương Sinh.

+ Nguyên nhân đáng trách nhất để dẫn đến cái chết oan khuất của Vũ Nương đó là tính cách đa nghi, ít học của Trương Sinh. Khi nghe lời nói ngây thơ của con trẻ, chàng chẳng thèm suy xét đúng sai hay lắng nghe những lời phân trần mà vội vàng kết tội vợ mình. Chính sự hồ đồ, độc đoán, tệ bạc này của Trương Sinh là nguyên nhân quan trọng nhất đẩy Vũ Nương đến đường cùng không lối thoát. Nếu Trương Sinh là một người tỉnh táo và biết lắng nghe, suy xét, có lẽ bi kịch này sẽ không xảy ra.

- Nguyên nhân gián tiếp:

+ Do chế độ nam quyền độc đoán, một xã hội mà nam nữ không bình đẳng, hôn nhân không có tình yêu và tự do.

+ Do chiến tranh phong kiến phi nghĩa.

hai câu trc nha!!!!!

Bốn câu đầu: giới thiệu chung về vẻ đẹp của hai chị em thúy kiều-câu thơ đầu: giới thiệu chung                                "Đầu lòng hai ả tố nga"+Thúy Kiều thúy vân là hai cô con gái đầu lòng của gia đình họ vương+Phép ẩn dụ ước lệ tượng trưng "tố nga" ngầm chỉ hai cô gái đẹp như hằng nga giáng thế+Từ thuần việt "đầu lòng", "ả" => lời giới thiệu nhân vật gần gũi, thân thiện-Câu thơ thứ...
Đọc tiếp

Bốn câu đầu: giới thiệu chung về vẻ đẹp của hai chị em thúy kiều

-câu thơ đầu: giới thiệu chung

                                "Đầu lòng hai ả tố nga"

+Thúy Kiều thúy vân là hai cô con gái đầu lòng của gia đình họ vương

+Phép ẩn dụ ước lệ tượng trưng "tố nga" ngầm chỉ hai cô gái đẹp như hằng nga giáng thế

+Từ thuần việt "đầu lòng", "ả" => lời giới thiệu nhân vật gần gũi, thân thiện

-Câu thơ thứ hai: thứ bậc của mỗi người

                                   Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân

+Phép liệt kê=>trong hai chị em thúy kiều là chị còn em là thúy vân

+Từ "chị em" đứng giữa câu=> mối quan hệ thân thiết, gắn bó ko rời

-Câu thứ ba: vẻ đẹp chung của hai chị em

                             Mai cốt cách tuyết tinh thần

+Phép ẩn dụ ước lệ tượng trưng "mai,tuyết" và phép đảo ngữ nhấn mạnh cả hai đều có ngoại hình mảnh mai, duyên dáng, thanh tao và tâm hồn trong sáng, thánh thiện=> đẹp người đẹp nết

-Câu cuối: khái quát vẻ đẹp chung và riêng 

                             Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười

+Dù cả hai đều rất đẹp nhưng mỗi người lại có nét riêng

+Thành ngữ"mười phân vẹn mười" cả hai đều đẹp hoàn hảo, hoàn mĩ,là vẻ đẹp lí tưởng

Viết đoạn văn diễn dịch cảm thụ bốn câu đầu đoạn trích "Chị em thúy kiều" đã cho gợi ý.Gạch chân chỉ rõ 1 lời dẫn trực tiếp, 1 lời dẫn gián tiếp, 1 câu bị động

CẦN RẤT GẤP!!!!!!

1

Với bốn câu thơ đầu bằng cách giới thiệu hết sức khái quát, Nguyễn Du đã giới thiệu cho người đọc thấy sơ qua về vẻ đẹp của hai tuyệt sắc giai nhân Thúy Vân và Thúy Kiều. Ngay từ câu thơ đầu, nhà thơ đã dùng từ "tố nga" - chỉ những cô gái đẹp như hằng nga hạ thế. Dụng ý rất rõ ràng. Nhà thơ muốn nói với người đọc về vẻ đẹp sắc nước hương trời của Kiều - Vân. Cả hai đều là những giai nhân mĩ lệ hiếm có trên thế gian. Ngoài ra, thi nhân còn giới thiệu mối quan hệ của cả hai người: "Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân". Hai từ "chị em" đặt cạnh nhau cho thấy mối quan hệ gắn bó thân thiết. Để làm nổi bật vẻ đẹp của cả hai chị em, Nguyễn Du dùng đến hai hình ảnh ước lệ "mai, tuyết". Mai tượng trưng cho sự thanh nhã, cao sang còn tuyết tượng trưng cho vẻ đẹp trong trắng. Nguyễn Du đã khéo léo ví von vẻ đẹp của hai chị em như “mai” và “tuyết” một cách tinh tế và đẩy ẩn ý. Vẻ đẹp của họ đều đã đạt đến mức "mười phân vẹn mười". Chị em Kiều - Vân được miêu tả gắn với cái đẹp hoàn mĩ trở thành vẻ đẹp lí tưởng ở thời đại bây giờ. Song người ta thường nói "Hồng nhan bạc mệnh". Cách hé mở về vẻ đẹp của hai chị em khiến độc giả không thể ngừng tò mò về số phận của họ ở tương lai.

30 tháng 7 2021

Thúy Vân: 

''Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da''

Thúy Kiều:

''Làn thu thủy, nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh