K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
7 tháng 4

- Danh lam thắng cảnh là một cụm từ Hán Việt có nghĩa từng từ là: danh là tiếng tăm, lam là chùa, thắng là đẹp, cảnh là phong cảnh. Vậy nên, danh lam thắng cảnh được hiểu là những cảnh quan thiên nhiên có sự kết hợp giữa cảnh đẹp với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.

- Để một khu rừng trở thành danh lam thắng cảnh thì khu rừng ấy cần có đa dạng về thực vật, sinh vật,… Có nhiều di tích lịch sử đặc biệt, hệ sinh thái đặc sắc… 

2 tháng 9 2019

Chỉ riêng trong lòng Hà Nội, cái nôi của văn chương văn hiến, từng mảnh đất hay phố phường cũng có thể làm tâm hồn ta rung cảm và ngẫm nghĩ... Hà Nội bây giờ đã khác xưa, ồn ã và tấp nập hơn nhưng vẫn mang trong mình nét cổ kính, trầm mặc mà vang ngân với những mái chùa rêu phong cổ kính như chùa Trấn Quốc, chùa Quán Sứ... Trong số đó có một ngôi chùa mà khi nghe tên người ta đã nghĩ ngay đến một Hà Nội sâu lắng, một “hồn sâu Hà Nội”: chùa Một Cột.

Chùa Một Cột xưa nằm ở phía Tây thành Thăng Long, thuộc thôn Ngọc Thanh, Ngọc Hà, nay là địa điểm phía sau Lăng Bác. Chùa Một Cột là một quần thể kiến trúc gồm chùa và tòa đài giữa hồ, được biết đến cái tên chùa Diên Hựu và đài Liên Hoa. Chùa được dựng trên một hồ hình vuông. giữa hồ có một cột đá, cao chừng hai trượng, chu vi chín thước; đầu trụ đặt một tòa chùa ngói nhỏ, hình trông như một đóa sen dưới nước mọc lên vi thế chùa có tên là chùa Nhất Trụ hay chùa Một Cột.

Chùa được xây dựng từ năm 1049, tức năm đầu niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo vua Lí Thái Tông. Tục truyền khi ấy vua Thái Tông tuổi đã cao mà chưa có con nên thường đến cầu tự ở các chùa. Một đêm vua nằm chiêm bao thấy Đức Phật Quan Âm hiện trên đài hoa sen trong một cái hồ vuông ở phía Tây thành, tay bế một bé trai kháu khỉnh trao cho nhà vua. Sau đó quả nhiên nhà vua sinh con trai. Thấy ứng nghiệm, vua liền cho lập chùa để thờ Phật Bà Quan Âm. Khi chùa làm xong, vua triệu tập tất cả các tăng ni phật tứ ở kinh thành đứng chầu xung quanh, tụng kinh suốt bảy ngày đêm và dựng thêm một ngôi chùa lớn bên cạnh để thờ Phật gọi là chùa Diên Hựu (kéo dài cõi phúc). Đến năm 1105, chùa được tu bổ hoàn toàn. Quá trình xây dựng tiếp chùa Một Cột đã được Binh bộ Thượng thư Nguyễn Công Bật viết và mô tả tỉ mỉ: “...Đào hồ thơm Linh Chiêu, giữa hồ trồi lên cột đá, đỉnh cột nở đóa hoa sen nghìn cánh, trên hoa sen dựng tòa điện màu xanh đặt pho tượng. Vòng quanh hồ là dẫy hành lang. Lại đào ao Bích Trì, mỗi bên dều có cầu vồng để bắc đi qua. Phía sân cầu đằng trước, hai bên tả hữu xây tháp lưu li”. Hai tháp báu này xây bằng gạch nung đất trắng, một cạnh gạch có chạm rồng (kiểu rồng thời Lí), ngoài cũng phủ men trắng mà khoảng năm 1954 đã được tìm thấy trong khuôn viên chùa Diên Hựu. Như vậy thì quy mô Liên Hoa Đài thời Lí to hơn bây giờ nhiều, cả những bộ phận hợp thành và hình dạng cũng phong phú hơn.

Thực tế chùa Một Cột đã qua nhiều lần sửa chữa. Đúng vào ngày 11-9- 1954 đen tối ấy, dưới bàn tay quái ác của thực dân Pháp, chùa Một Cột di tích liệt hạng của Hà Thành đã sụp đổ sau một tiếng nổ long trời lở đất. May mắn thay, sau ngày tiếp quản Thủ đô, để đáp ứng nguyện vọng của toàn dân, Chính phủ đã cho sửa chữa, phục chế lại toàn bộ chùa Một Cột. Và đến tháng 4-1955, chùa Một Cột đã được dựng lại hoàn toàn như cũ. Bông sen quý của cả dân tộc ấy đã hồi sinh lại. Để ghi nhớ những đóng góp to lớn của chùa Một Cột cho toàn dân tộc, ngày 28-4-1962, chùa đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, nghệ thuật kiến trúc.

Chùa Một Cột không chỉ là biểu tượng cho Thăng Long Hà Nội ngàn năm văn hiến mà còn mang rất nhiều ý nghĩa tâm linh của các bậc tiền bối gửi gắm cho con cháu đời sau. Hình tượng chùa Một Cột gắn liền với hình tượng một bông hoa sen trong sạch, cao quý của cõi Phật. Nơi nào có hoa sen là nơi đó có Phật Bồ Tát ngự trị; nơi nào có dấu sen là nơi đó có hiền nhân; nơi nào có hồ sen nhất định phải là nơi thanh tịnh. Và chính hoa sen đã được người đời tôn quý để ví với những người có tâm hồn thanh cao, sống nơi bụi trần đầy danh lợi mà không bị những thứ ô uế cám dỗ, ràng buộc. Hoa sen có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, đến nỗi nó đã được dùng làm tựa đề cho một bộ kinh cao thâm của Phật giáo Bại thừa: Kinh Diệu Pháp Liên hoa. Như vậy, chùa Một Cột quả là một tác phẩm nghệ thuật thần kì, thể hiện trọn vẹn cái tâm linh độc đáo của dân tộc.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, chùa Một Cột vẫn đứng đó như một bông sen nhỏ bé hết tàn lại nở. Và cùng với Hồ Gươm, chùa Một Cột đã trở thành biểu tượng cho Thăng Long ngàn năm văn hiến. Ai đến thăm chùa cũng không khỏi ngạc nhiên: “Chùa bé thế thôi ư?”. Vâng chỉ bé thế thôi. Nhưng cái giá trị về vật chất lẫn tinh thần mà ngôi chùa đó đem lại thì thật to lớn biết bao!


2 tháng 9 2019

Tham khảo:

Chỉ riêng trong lòng Hà Nội, cái nôi của văn chương văn hiến, từng mảnh đất hay phố phường cũng có thể làm tâm hồn ta rung cảm và ngẫm nghĩ... Hà Nội bây giờ đã khác xưa, ồn ã và tấp nập hơn nhưng vẫn mang trong mình nét cổ kính, trầm mặc mà vang ngân với những mái chùa rêu phong cổ kính như chùa Trấn Quốc, chùa Quán Sứ... Trong số đó có một ngôi chùa mà khi nghe tên người ta đã nghĩ ngay đến một Hà Nội sâu lắng, một “hồn sâu Hà Nội”: chùa Một Cột.

Chùa Một Cột xưa nằm ở phía Tây thành Thăng Long, thuộc thôn Ngọc Thanh, Ngọc Hà, nay là địa điểm phía sau Lăng Bác. Chùa Một Cột là một quần thể kiến trúc gồm chùa và tòa đài giữa hồ, được biết đến cái tên chùa Diên Hựu và đài Liên Hoa. Chùa được dựng trên một hồ hình vuông. giữa hồ có một cột đá, cao chừng hai trượng, chu vi chín thước; đầu trụ đặt một tòa chùa ngói nhỏ, hình trông như một đóa sen dưới nước mọc lên vi thế chùa có tên là chùa Nhất Trụ hay chùa Một Cột.

Chùa được xây dựng từ năm 1049, tức năm đầu niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo vua Lí Thái Tông. Tục truyền khi ấy vua Thái Tông tuổi đã cao mà chưa có con nên thường đến cầu tự ở các chùa. Một đêm vua nằm chiêm bao thấy Đức Phật Quan Âm hiện trên đài hoa sen trong một cái hồ vuông ở phía Tây thành, tay bế một bé trai kháu khỉnh trao cho nhà vua. Sau đó quả nhiên nhà vua sinh con trai. Thấy ứng nghiệm, vua liền cho lập chùa để thờ Phật Bà Quan Âm. Khi chùa làm xong, vua triệu tập tất cả các tăng ni phật tứ ở kinh thành đứng chầu xung quanh, tụng kinh suốt bảy ngày đêm và dựng thêm một ngôi chùa lớn bên cạnh để thờ Phật gọi là chùa Diên Hựu (kéo dài cõi phúc). Đến năm 1105, chùa được tu bổ hoàn toàn. Quá trình xây dựng tiếp chùa Một Cột đã được Binh bộ Thượng thư Nguyễn Công Bật viết và mô tả tỉ mỉ: “...Đào hồ thơm Linh Chiêu, giữa hồ trồi lên cột đá, đỉnh cột nở đóa hoa sen nghìn cánh, trên hoa sen dựng tòa điện màu xanh đặt pho tượng. Vòng quanh hồ là dẫy hành lang. Lại đào ao Bích Trì, mỗi bên dều có cầu vồng để bắc đi qua. Phía sân cầu đằng trước, hai bên tả hữu xây tháp lưu li”. Hai tháp báu này xây bằng gạch nung đất trắng, một cạnh gạch có chạm rồng (kiểu rồng thời Lí), ngoài cũng phủ men trắng mà khoảng năm 1954 đã được tìm thấy trong khuôn viên chùa Diên Hựu. Như vậy thì quy mô Liên Hoa Đài thời Lí to hơn bây giờ nhiều, cả những bộ phận hợp thành và hình dạng cũng phong phú hơn.

Thực tế chùa Một Cột đã qua nhiều lần sửa chữa. Đúng vào ngày 11-9- 1954 đen tối ấy, dưới bàn tay quái ác của thực dân Pháp, chùa Một Cột di tích liệt hạng của Hà Thành đã sụp đổ sau một tiếng nổ long trời lở đất. May mắn thay, sau ngày tiếp quản Thủ đô, để đáp ứng nguyện vọng của toàn dân, Chính phủ đã cho sửa chữa, phục chế lại toàn bộ chùa Một Cột. Và đến tháng 4-1955, chùa Một Cột đã được dựng lại hoàn toàn như cũ. Bông sen quý của cả dân tộc ấy đã hồi sinh lại. Để ghi nhớ những đóng góp to lớn của chùa Một Cột cho toàn dân tộc, ngày 28-4-1962, chùa đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, nghệ thuật kiến trúc.

Chùa Một Cột không chỉ là biểu tượng cho Thăng Long Hà Nội ngàn năm văn hiến mà còn mang rất nhiều ý nghĩa tâm linh của các bậc tiền bối gửi gắm cho con cháu đời sau. Hình tượng chùa Một Cột gắn liền với hình tượng một bông hoa sen trong sạch, cao quý của cõi Phật. Nơi nào có hoa sen là nơi đó có Phật Bồ Tát ngự trị; nơi nào có dấu sen là nơi đó có hiền nhân; nơi nào có hồ sen nhất định phải là nơi thanh tịnh. Và chính hoa sen đã được người đời tôn quý để ví với những người có tâm hồn thanh cao, sống nơi bụi trần đầy danh lợi mà không bị những thứ ô uế cám dỗ, ràng buộc. Hoa sen có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, đến nỗi nó đã được dùng làm tựa đề cho một bộ kinh cao thâm của Phật giáo Bại thừa: Kinh Diệu Pháp Liên hoa. Như vậy, chùa Một Cột quả là một tác phẩm nghệ thuật thần kì, thể hiện trọn vẹn cái tâm linh độc đáo của dân tộc.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, chùa Một Cột vẫn đứng đó như một bông sen nhỏ bé hết tàn lại nở. Và cùng với Hồ Gươm, chùa Một Cột đã trở thành biểu tượng cho Thăng Long ngàn năm văn hiến. Ai đến thăm chùa cũng không khỏi ngạc nhiên: “Chùa bé thế thôi ư?”. Vâng chỉ bé thế thôi. Nhưng cái giá trị về vật chất lẫn tinh thần mà ngôi chùa đó đem lại thì thật to lớn biết bao!

#Walker

17 tháng 9 2019

quê bn ở đâu ms đc chứ?

5 tháng 2 2020

Nhắc đến danh lam thắng cảnh Chùa Bái Đính là nhắc đến một không gian văn hóa tâm linh nổi tiếng của vùng cố đô Ninh Bình. Được công nhận là một trong những ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á nơi đây không chỉ là hành trình văn hóa trên đất Phật mà còn chứa đựng giá trị tâm linh, du lịch của cả nước.

Khu tâm linh Chùa Bái Đính nằm trong quần thể danh lam thắng cảnh Tràng An cách thành phố Ninh Bình khoảng 15km. Phía Tây tiếp giáp với cố đô Hoa Lư, đây được xem là một trong ngôi chùa có nhiều thứ nhất ở vùng Đông Nam Á như : nhiều tượng phật bằng đồng nhất, chùa có diện tích lớn, hàng lang có nhiều tượng phật nhất.

Có thể nói về khu du lịch tâm linh Chùa Bái Đính chính là một nơi hướng con người tới Chân – Thiện – Mỹ. Không gian kiến trúc độc đáo, đồ sộ với những nét chạm trổ đúc đồng tinh tế, cảnh quan núi non hùng vĩ, núi gối sông, mây vờn đỉnh núi. Du khách hành hương đến đây tâm như sáng lòng như yên hơn.

Khi đến với Bái Đính điều đầu tiên bạn thấy đó chính là Tam Quan cao đến 17m, được xem là một trong những ranh giới giữa coi thiêng và cõi trần. Bước qua Tam Quan bạn sẽ đến với không gian tâm linh thanh tịnh với chuông đồng cổ nặng 36 tấn, mỗi khi tiếng chuông ngân vang như xóa tan sự u tịch nỗi thống khổ của chúng sanh.

Dọc hành lang là 500 vị La Hán, con đường đưa con người đến cõi Phật, thức tỉnh lương tri làm người. Các pho tượng Quan Âm, Phật Thích Ca bằng đồng lớn nhất Việt Nam với hình dáng uy nghi bác ái mang đến cho con người niềm tin về vẻ chân thiện mỹ, gieo vào trong chúng ta cảm giác nhân sinh mạnh mẽ. Đây được xem là một trong những công trình đồ sộ giữa trốn bồng lai tiên cảnh. Chùa Bái Đính dựa mình vào núi xanh thăm thẳm, từ đây nhìn xuống bạn sẽ thu trọn vào tầm mắt không gian lung linh huyền ảo như một bức tranh tâm linh tuyệt mĩ lại không kém phần cổ kính.

Người ta nhắc đến chùa Bái Đính thường đi kèm với nhận định đây là vùng đất “địa linh nhân kiệt”. Nơi mà Quốc sư Nguyễn Minh Không nhà Lý tu hành và đặt tên cho ngôi chùa. Quốc sư đã phát hiện ra vẻ kì vĩ của ngôi chùa, phía tây dựa núi cảnh sắc yên bình mà đặt dựng lên ngôi chùa Bái Đính này.

Nhắc đến Quốc sư Nguyễn Minh Không là nhắc đến một hiền tài của dân tộc. Ông không chỉ góp phần khai sáng nền tâm linh mà còn là ông tổ của ngành chữa bệnh bằng thuốc Nam. Ông đã chữa khỏi bệnh cho nhà vua Lý Thần Tông, được phong là đức Thánh Nguyễn.

Không chỉ góp phần làm nên một nền y học lẫy lừng mà đức Thánh Nguyễn còn được biết đến là một trong những ông tổ của nghề đúc đồng. Ông chính là người góp phần tạo nên Tứ đại khí nổi tiếng thời nhà Lý như tháp Báo Thiên, Chuông Quy Điền, tượng phật Quỳnh Lâm, và vạc Phổ Minh.

Chính vì thế đến ngày nay chùa Bái Đính được mệnh danh là một trong những địa điểm hội tụ linh khí của trời đất, tâm linh của dân tộc và nhân kiệt xuất chúng. Thiên nhiên đã quá ưu ái khi ban tặng cho con người Ninh Bình một phong cảnh sơn thủy hữu tình và con người chính là những nhân tố quan trọng để tôn vinh vẻ đẹp đó. Chùa Bái Đính trở thành một trong những không gian văn hóa tâm linh độc đáo của cả nước. Nếu có dịp hành hương về vùng đất Phật linh thiêng này hãy đừng quên ghé thăm công trình kiến trúc đồ sộ này nhé.

29 tháng 8 2019

Giới thiệu về chùa Bái Đính ( Ninh Bình )

Khu tâm linh núi chùa Bái Đính nằm trong Quần thể Danh thắng Tràng An, cách thành phố Ninh Bình khoảng 15 km, nằm ở phía Tây khu di tích lịch sử cố đô Hoa Lư, là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, được biết đến với nhiều kỷ lục như tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, chuông đồng lớn nhất Đông Nam Á, hành lang có nhiều tượng Phật nhất…là sự tiếp nối tâm linh từ ngàn năm trước chuyển tiếp đến ngàn năm sau.

Với kiến trúc đồ sộ, nguy nga, lộng lẫy, những pho tượng có nét uy nghi, bao dung, nghệ thuật chạm khắc, đúc đồng tinh tế, tài tình cùng cảnh quan hùng vĩ, núi gối đầu sông, mây vờn đỉnh núi, không gian tâm linh thanh tịnh bao trùm khiến mỗi khi bước chân đến đây, người người thư thái, lòng sáng, tâm tịnh, hướng đến Chân - Thiện – Mỹ.

Đặt chân đến Bái Đính, ta có thể chiêm ngưỡng ngay trước mắt Tam Quan hoành tráng cao gần 17 mét. Đây chính là ranh giới giữa cõi thiêng và cõi tục. Chỉ cần bước chân qua Tam Quan, người ta có thể hòa mình vào không gian tâm linh thanh tịnh. Tiếp đó là chuông đồng nặng 36 tấn, được treo trên tháp cao với tiếng ngân vang vọng, lan tỏa khắp nơi, xua tan mọi nỗi thống khổ, cảnh tỉnh chúng sinh.

Hành lang dài với 500 vị La Hán, là con đường đưa ta đến gần với cõi Phật. Các pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tất, Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng lớn nhất Việt Nam mang trên mình bao nét uy nguy, bác ái, đem niềm tin về những điều thiện gieo vào lòng người. Một công trình kiến trúc đồ sộ, tinh tế được đặt giữa chốn bồng lai tiên cảnh. Nhìn từ xa, khu chùa Bái Đính như đang tựa mình bên sườn đồi xanh thẳm. Cảnh sắc lung linh huyền ảo cùng không gian thiêng rộng lớn đã đưa Bái Đính trở thành một bức tranh tâm linh vừa tuyệt mĩ, vừa cổ kính.

Nói đến Bái Đính là nói đến vùng đất “địa linh – nhân kiệt”. Đây là nơi mà Quốc sư Nguyễn Minh Không thời nhà Lý tu Phật và hành lễ trên đỉnh núi rồi đặt tên cho núi, cho chùa. Dấu chân của đức Thánh Nguyễn dày đặc khắp các nơi. Ông sinh ra tại huyện Gia Viễn, Ninh Bình. Sinh thời, Nguyễn Minh Không là một thầy thuốc tài ba bậc nhất, là một nhà sư tài cao đức trọng. Ông đã phát hiện ra nơi tiên cảnh, núi lại hướng về phía Tây như chầu về đất Phật, rừng núi mênh mông với muôn vàn cây thuốc quý. Và ông đã dừng lại nơi đây để tu hành và biến nơi đây thành “vườn sinh dược” (có nghĩa là vườn thuốc quý) để cứu sinh độ thế muôn dân. Ông đã trực tiếp bốc thuốc chữa bệnh cho chúng sinh nhờ vào những loại thuốc quý có sẵn nơi đây và một số loại ông đưa từ nơi khác về trồng. Qua đây, ta có thể thấy sự nghiệp tu hành của đức Thánh Nguyễn gắn liền với “cứu nhân độ thế”. Ông còn được coi là thần y khi chữa bệnh “hóa hổ” cho nhà vua Lý Thần Tông (1128-1138). Lưu truyền rằng: Khi sư Đạo Hạnh sắp trút xác, bèn đem thuốc và thần chú giao cho Nguyễn Minh Không và căn dặn “20 năm sau nếu thấy Quốc Vương bị bệnh nặng thì đến chữa ngay”. Sau khi thiền sư Đạo Hạnh hóa đầu thai là Dương Hoán, được Vua Nhân Tông yêu quý lập làm Hoàng Thái tử và kế vị ngai vàng tức Lý Thần Tông hoàng đế. Lên ngôi không được bao lâu, tháng 3 năm 1136 Vua Lý Thần Tông bệnh nặng, mình mọc đầy lông lá, tiếng như hổ gầm, quan quân vô cùng sợ hãi. Các danh y tài giỏi từ khắp nơi được triệu đến chữa bệnh cho vua nhưng bệnh tình không hề thuyên giảm. Khi đó trong dân gian, xuất hiện bài đồng dao của lũ trẻ chăn trâu rằng:

“Bổng bồng bông, tập tầm vông

Ở làng Điềm xá, có Nguyễn Minh Không

Chữa được bệnh cho Đức Thần Tôn”

Nguyễn Minh Không lúc bấy giờ đang tu hành ở núi chùa Bái đính, được mời về Kinh đô để chữa bệnh cho nhà vua. Khi đến nơi, ai ai cũng nhìn ông với ánh mắt nghi ngờ, có người dè bỉu vì vẻ bề ngoài quê mùa của ông, Nguyễn Minh Không liền lấy một cái đinh lớn, dài hơn 5 tấc đóng sâu vào chiếc cột lim rồi nói: “Ai rút được chiếc đinh này ra thì người đó sẽ chữa được bệnh cho nhà vua”. Tất cả các danh y dù trong lòng có chút nghi ngờ nhưng vẫn tranh nhau mặc sức nhổ chiếc đinh đó, nhưng không tài nào nhổ được. Lúc đó, Nguyễn Minh Không chỉ dùng hai ngón tay kẹp lại, rồi nhẹ nhàng nhổ nhẹ chiếc đinh ra khỏi cột, khiến cho mọi người không khỏi khiếp phục.

Tiếp đó, ông sai lấy một vạc dầu lớn đun sôi, thả vào đó một trăm chiếc kim và hỏi: “Có ai dùng tay lấy đủ 100 chiếc kim trong này ra không?”. Tất cả đều rùng mình lắc đầu không dám. Ông liền thò tay vào vạc dầu đang sôi sùng sục, quậy lên khoảng ba bốn lần rồi vớt đủ 100 cái kim. Sau đó, Nguyễn Minh Không lấy nước dầu sôi tắm cho nhà vua, lấy kim châm vào các huyệt, dầu dội đến đâu, lông lá trút hết đến đó. Bệnh liền bớt ngay. Nhà vua, các quan thần cũng như những người có mặt ở đó vô cùng kính phục trước tài phép của Nguyễn Minh Không.

Sau khi khỏi bệnh, cảm phục tài năng, Vua Lý Thần Tông phong ông là Quốc sư, tha thuế dịch cho vài trăm hộ. Ông trở thành vị cao tăng đứng đầu của triều đại nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, cũng là người đầu tiên áp dụng phương pháp chữa bệnh bằng thuốc Nam và châm cứu. Là một nhân vật có thật, có nhiều công lớn chữa bệnh cho vua và nhân dân nhưng đôi khi có những “hành trạng” kỳ bí, thực thực hư hư nên người Việt tôn sùng ông là đức Thánh Nguyễn.

Không chỉ là một danh y nổi tiếng mà Nguyễn Minh Không còn được mệnh danh là ông tổ nghề đúc đồng. Ông chính là người góp phần tạo nên “Tứ đại khí” nổi tiếng ở nước ta thời nhà Lý là Tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, tượng Phật Quỳnh Lâm, và vạc Phổ Minh. Tương truyền rằng, ông một mình sang Trung Quốc để chữa bệnh cho Thái tử con vua phương Bắc. Được vua thưởng cho nhiều vàng, bạc, châu báu nhưng Nguyễn Minh Không chỉ xin một ít đồng đựng đầy túi ba gang của mình. Nhà vua nhìn thấy chiếc túi của ông, liền đồng ý, cho phép ông vào kho lấy đồng. Kỳ lạ thay, ông đã thu hết cả mười kho đồng mà vẫn chưa đầy túi ba gang. Sau đó, ông mang túi đồng xuống thuyền để về nước, nhưng không chiếc thuyền nào chịu nổi sức nặng của lượng đồng ông mang theo. Do đó, ông bèn cưỡi nón tu lờ thay cho thuyền để xuôi về quê hương. Về nước, Nguyễn Minh Không đã mang lượng đồng gom được từ Bắc quốc, đúc thành bốn vật báu quý giá của nước ta: Tháp Báo Thiên cao 20 trượng; gồm 12 tầng với đỉnh tháp hoàn toàn bằng đồng, các tầng còn lại được chạm khắc tinh tế bằng gạch, đá; chuông Quy Điền nặng gần 8 tấn đồng; tượng Phật Quỳnh Lâm cao tới sáu trượng, vạc Phổ Minh sâu tới 4 thước. Ông là người có công lao to lớn, đóng góp hết sức tích cực vào công cuộc phát triển văn hóa dân tộc Việt về các mặt: Y học, kiến trúc mỹ nghệ, là nền tảng cho sự phát triển bền vững của văn hóa Việt Nam, truyền từ đời này sang đời khác. Mang trong mình lòng khâm phục và sự biết ơn, người dân Ninh Bình, Nam Định cũng như một số tỉnh thành khác đã đúc tượng, lập đền thờ để đức Thánh Nguyễn trường tồn mãi cùng thời gian.

Có thể nói Bái Đính là nơi hội tụ của linh khí núi sông, của tâm linh dân tộc và của nhân kiệt xuất chúng. Thiên nhiên tạo hóa đã ưu ái ban tặng cho những người con Ninh Bình phong cảnh sơn thủy kỳ tú, nhưng cũng chính con người cũng góp phần tôn vinh và làm đẹp thêm phong cảnh của tạo hóa. Tất cả những điều đó đã đưa Bái Đính trở thành một viên ngọc sáng lấp lánh, đa sắc màu, ngàn năm tâm linh, ngàn năm huyền thoại.

21 tháng 8 2019

I. Hệ thống di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh có giá trị to lớn và là nguồn tài nguyên vô giá của đất nước.

Luật Di sản văn hoá được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khoá X kỳ họp thứ 9 thông qua đã khẳng định “Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của Di sản văn hoá nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã xác định 10 nhiệm vụ về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó nhiệm vụ thứ tư là bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa. Nghị quyết đã chỉ rõ nội dung của nhiệm vụ này như sau: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể. Nghiên cứu và giáo dục sâu rộng những đạo lý dân tộc tốt đẹp do cha ông để lại.” Di sản văn hoá tồn tại dưới dạng vật thể và phi vật thể. Di sản văn hóa vật thể gồm di tích, di vật và môi trường cảnh quan xung quanh di tích đó. Theo kết quả kiểm kê, hiện nay cả nước có trên 4 vạn di tích, trong đó tới hết năm 2006 có 2882 di tích đã được xếp hạng di tích quốc gia và 4286 di tích được xếp hạng di tích cấp tỉnh. Di tích là những bằng chứng vật chất có ý nghĩa quan trọng, minh chứng về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Di tích giúp cho con người biết được cội nguồn của dân tộc mình, hiểu về truyền thống lịch sử, đặc trưng văn hoá của đất nước và do đó có tác động ngược trở lại tới việc hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại. Di tích chứa đựng những giá trị kinh tế to lớn (trị giá nhiều ngàn tỷ đồng) nếu bị mất đi không đơn thuần là mất tài sản vật chất, mà là mất đi những giá trị tinh thần lớn lao không gì bù đắp nổi. Đồng thời, di tích còn mang ý nghĩa là nguồn lực cho phát triển kinh tế, một nguồn lực rất lớn, sẵn có nếu được khai thác, sử dụng tốt sẽ góp phần không nhỏ cho việc phát triển kinh tế đất nước và nó càng có ý nghĩa to lớn khi đất nước đang rất cần phát huy tối đa nguồn nội lực để phát triển. Hệ thống di tích Việt Nam được phân thành 4 loại hình cơ bản là di tích lịch sử, di tích kiến trúc - nghệ thuật, di tích khảo cổ và danh lam thắng cảnh. Di tích lịch sử liên quan tới sự kiện hoặc nhân vật lịch sử có những đóng góp, ảnh hưởng tới sự tiến bộ của lịch sử dân tộc. Đến với di tích lịch sử, khách tham quan như được đọc cuốn sử ghi chép về những con người, những sự kiện tiêu biểu, được cảm nhận một cách chân thực về lịch sử, những cảm nhận không dễ có được khi chỉ đọc những tư liệu ghi chép của đời sau. Giá trị của di tích kiến trúc nghệ thuật thể hiện ở quy hoạch tổng thể và bố cục kiến trúc, ở sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc với cảnh quan, ở những bức chạm khắc trên kết cấu gỗ, ở vẻ đẹp thánh thiện của những pho tượng cổ, ở nét chạm tinh xảo của những đồ thờ tự... Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều di tích khảo cổ. Các di tích, di vật khảo cổ học là nguồn sử liệu quan trọng giúp việc biên soạn lịch sử trái đất và lịch sử dân tộc từ thời tiền/sơ sử tới các thời kỳ lịch sử sau này. Danh lam thắng cảnh thường được kết hợp giữa công trình tôn giáo tín ngưỡng với cảnh quan thiên nhiên đẹp. Đất nước ta ở miền nhiệt đới, trải dài trên nhiều vĩ tuyến, có “Rừng vàng biển bạc” với một hệ động thực vật đặc biệt phong phú và nhiều hang động kỳ thú đủ sức hấp dẫn mọi du khách. Việt Nam, mảnh đất của di tích, từ miền núi tới hải đảo đâu đâu cũng có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. Hàng vạn di tích là nguồn tài nguyên vô giá cho việc khai thác du lịch bền vững. Khái quát hệ thống di tích lịch sử văn hóa của Việt Nam có thể đi đến nhận định rằng: Số lượng di tích của cả nước rất lớn, đa dạng về loại hình và có giá trị to lớn về nhiều mặt. II. Tình hình bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh: - Nhận thức của toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa, giá trị của di sản văn hóa nói chung, di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh nói riêng ngày càng được nâng cao. Bảo vệ di tích, phát huy giá trị của di tích phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đấu tranh chống vi phạm đã trở thành nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân. Hàng ngàn di tích được xếp hạng và tu bổ trong mấy chục năm qua đã thể hiện những nỗ lực to lớn của toàn xã hội chăm lo và bảo vệ di tích. Về cơ bản hệ thống di tích của đất nước đã được bảo vệ, chăm sóc và tu bổ bảo đảm khả năng tồn tại lâu dài. Tuy nhiên, do trải qua hàng chục năm chiến tranh, chúng ta chưa có nhiều điều kiện chăm lo, bảo vệ di tích nên đến nay, mặc dù đã rất cố gắng nhưng vẫn còn nhiều di tích bị vị phạm chưa được giải tỏa. Phần lớn các vi phạm này đã diễn ra từ nhiều chục năm nay nên việc giải quyết cần có quyết tâm và sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp. - Các di tích lịch sử tiêu biểu của đất nước đều từng bước đã được đầu tư tu bổ. Tuy nhiên, cũng còn nhiều di tích đang ở trong tình trạng xuống cấp. Nhưng việc tu bổ di tích hiện nay mới chỉ tập trung vào di tích chính nổi tiếng, hầu như chưa có di tích nào được đầu tư tu bổ hoàn chỉnh từ kiến trúc tới hạ tầng, từ nội thất tới ngoại thất. Bên cạnh đó, chất lượng tu bổ di tích, nhất là những hạng mục được thi công bằng nguồn vốn do nhân dân đóng góp còn chưa đạt yêu cầu về chuyên môn. Tăng cường quản lý nhà nước và xây dựng đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư, nghệ nhân, công nhân... phục vụ tu bổ di tích là vấn đề hết sức cấp thiết hiện nay. - Trong những năm qua, nhiều di tích đã được phát huy giá trị một cách tích cực dưới các mức độ khác nhau. Các chương trình festival ở di tích Cố đô Huế, Đêm rằm Phố cổ Hội An, Hành trình du lịch về nguồn (các di tích cách mạng ở miền Bắc, miền Trung)... đã thu hút thêm nhiều khách tham quan và dần trở thành những ngày hội văn hóa lớn của cả nước. Các di tích lớn, nhất là đối với các di tích sau khi được ghi vào danh mục di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, đều trở thành những địa điểm du lịch hấp dẫn, thu hút một lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước. Điều đó đưa đến kết quả nguồn thu từ bán vé tham quan tại di tích và những sản phẩm dịch vụ khác không ngừng tăng lên, tạo việc làm cho nhiều người lao động, góp phần biến đổi cơ cấu kinh tế của địa phương. Nhiều di tích có nguồn thu lớn như: di tích Cố đô Huế thu từ bán vé năm 2006 đã đạt mức 55 tỷ đồng, Vịnh Hạ Long 30 tỷ đồng; đền Ngọc Sơn, Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Hà Nội, Di tích Cố đô Hoa Lư, Côn Sơn - Kiếp Bạc đã thu được 3 đến 4 tỷ đồng/năm... Nhìn chung, hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích còn bộc lộ những thiếu sót cơ bản là: - Mặc dù nhận thức của các ngành, các cấp và của toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa của di tích và trách nhiệm của toàn xã hội đối với di sản văn hóa đã được nâng cao nhưng chưa sâu sắc và toàn diện và cũng chưa được cụ thể hóa bằng các biện pháp, kế hoạch và chương trình cụ thể. - Chúng ta còn lúng túng trong việc xử lý một cách hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, chưa nhận thức thật sâu sắc vị trí, vai trò của di tích trong quá trình đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế, cá biệt có nơi, có lúc vẫn tồn tại xu thế thương mại hóa di tích, đặt các mục tiêu, dự án phát triển kinh tế cao hơn các mục tiêu về bảo vệ di tích, thậm chí có những dự án về phát triển kinh tế được triển khai tại khu vực có di tích nhưng dự án không hề đề xuất bất cứ biện pháp nào để bảo tồn di tích. - Công tác quản lý di tích vẫn cần tiếp tục được củng cố, còn nhiều di tích cần phải giải tỏa sự vi phạm. - Công tác xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích còn thiếu định hướng, thiếu những chính sách, chế tài để khuyến khích, kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân. Các nguồn lực do dân đóng góp chưa được qui tụ dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước, nên không được định hướng để sử dụng có hiệu quả. - Nhiều dự án tu bổ di tích được thực hiện nhưng vẫn thiếu sự đầu tư đồng bộ cho di tích, từ tu bổ kiến trúc, nội thất tới tôn tạo cảnh quan sân vườn, lắp đặt hệ thống chiếu sáng, phòng chống cháy, trộm, cải tạo hệ thống đường đi lối lại trong và xung quanh di tích, xây dựng các khu quản lý và dịch vụ... Cơ sở hạ tầng tại các di tích còn yếu, hệ thống giao thông đến di tích không phải đã hoàn toàn thuận lợi, thậm chí với nhiều di tích còn rất khó khăn trong việc tiếp cận, nhất là các di tích ở miền núi. - Việc giới thiệu, tổ chức khai thác ở di tích còn đơn điệu, chưa có sự kết hợp tốt giữa khai thác di sản văn hóa vật thể với di sản văn hóa phi vật thể. Hoạt động tổ chức giới thiệu tại di tích chưa được làm một cách khoa học, bài bản. - Chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong tổ chức khai thác du lịch và dịch vụ tại di tích. Tại một số di tích còn có hiện tượng sử dụng các “hướng dẫn viên không chuyên”, tranh giành giới thiệu di tích để áp đặt thù lao bất hợp lý, dẫn đến làm mất đi một phần tình cảm tốt đẹp của du khách và ảnh hưởng tới việc thu hút khách tham quan tới di tích. Việc sản xuất đồ lưu niệm phục vụ khách tham quan chưa được chú ý, chủ yếu mang tính tự phát, do dân nghĩ, dân làm nên thiếu định hướng, thiếu bàn tay chuyên môn (họa sỹ, kiến trúc sư chẳng hạn). Do đó, sản phẩm lưu niệm thường rất xấu, ít đổi mới, thiếu sự đa dạng, vật liệu mau hỏng và không thể hiện được đặc trưng gắn bó với di tích. Giá trị dịch vụ trong khai thác di tích còn chiếm một tỷ trọng rất thấp - Công tác tuyên truyền về di tích chưa được chú trọng, thông tin về di tích hạn chế. Thiếu những cuốn sách cẩm nang về di tích để phục vụ du khách. - Công tác giáo dục, đào tạo cán bộ cơ sở, người khai thác hoạt động du lịch chưa được coi trọng. III. Một số quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. - Kiên trì công tác tuyên truyền, giáo dục về di sản văn hóa và Luật Di sản văn hóa. Chú trọng tới đối tượng thanh thiếu niên, triển khai có hiệu quả khẩu hiệu “Di sản nằm trong tay thế hệ trẻ” của UNESCO. ICOMOS nhấn mạnh tới “một chương trình thông tin đại cương” cho mọi người, bắt đầu từ trẻ em ở tuổi đến trường. - Sớm hoàn chỉnh hệ thống chính sách về di tích, nhất là những chính sách về xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Đặc biệt là những quy định của các Luật thuế cho phép các doanh nghiệp, cá nhân được giảm một phần thuế kinh doanh, thuế thu nhập… nếu doanh nghiệp hoặc cá nhân đó có những đóng góp trực tiếp cho việc tu bổ di tích, mua di vật, cổ vật hiến tặng bảo tàng nhà nước, tài trợ cho những chương trình nghiên cứu về di tích.v.v. Thông qua đó nâng cao vai trò quản lý và định hướng của Nhà nước để sử dụng có hiệu quả hơn nữa sự đóng góp của nhân dân cho bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá - Giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, với quan điểm di tích là cái đang có, cái không thể thay thế, nên vì sự phát triển bền vững, vì lợi ích cộng đồng, lợi ích của các thế hệ hôm nay và mai sau thì cái mới, cái xây dựng sau cần phải hết sức tôn trọng di sản gốc. Từ thực tiễn và những bài học có tính phổ quát trên phạm vi toàn thế giới, UNESCO, ICOMOS đã ban hành nhiều công ước, hiến chương trong đó có nêu những nguyên tắc cơ bản để giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển như Hiến chương về bảo vệ thành phố và đô thị lịch sử: “...bảo vệ các thành phố và các đô thị lịch sử khác phải là một bộ phận hữu cơ của hệ thống cố kết các chính sách phát triển kinh tế và xã hội...”; “Những chức năng mới và các mạng kết cấu hạ tầng do đời sống đương đại đòi hỏi phải thích hợp với đặc trưng của thành phố lịch sử.”; bảo vệ di tích không có nghĩa bảo vệ một cách bất di bất dịch, Hiến chương cũng nêu rõ: “Việc đưa các yếu tố đương đại vào mà hài hòa được với tổng thể khung cảnh là có thể chấp nhận, bởi vì các yếu tố mới đó có thể góp phần làm cho khu vực thêm phong phú.”. - Ngày nay, du lịch được coi là một trong những phương tiện hàng đầu để trao đổi văn hóa, du lịch là động lực tích cực cho việc bảo vệ di sản văn hóa, và di sản thiên nhiên và đã thành một phức hợp đóng một vai trò chủ yếu trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, sinh thái và thẩm mỹ...đó là mối tương tác giữa du lịch và di sản văn hóa nêu tại Công ước quốc tế về du lịch văn hóa đã được ICOMOS thông qua tại kỳ họp Đại Hội Đồng lần thứ 12 ở Mexico năm 1999. Một số mục tiêu đáng chú ý của Công ước: “Tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích ngành kinh doanh du lịch đẩy mạnh và quản lý du lịch theo hướng tôn trọng và phát huy di sản và các văn hóa đang tồn tại...”, “Tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích đối thoại giữa những người chịu trách nhiệm về di sản và những người kinh doanh du lịch nhằm làm họ hiểu rõ hơn tầm quan trọng và tính chất mỏng manh dễ hỏng của các tổng thể di sản, các sưu tập, các văn hóa đang tồn tại, kể cả sự cần thiết phải đảm bảo một tương lai bền vững cho những di sản đó.”. Công ước đã đưa ra 6 nguyên tắc về du lịch văn hóa, 6 nguyên tắc này hoàn toàn có thể và cần được áp dụng trong điều kiện Việt Nam, các nguyên tắc đó là: + Tạo ra những cơ hội quản lý tốt và có trách nhiệm cho các thành viên của cộng đồng, chủ nhà và các khách quan tham gia để họ thấy được và hiểu được trực tiếp di sản và văn hóa của cộng đồng đó. + Mối quan hệ giữa các địa điểm Di sản và Du lịch là có tính động và có thể có giá trị xung đột nhau. Phải quản lý mối quan hệ đó một cách bền vững cho hôm nay vì các thế hệ mai sau. + Lên kế hoạch Bảo vệ và Du lịch cho các địa điểm Di sản, phải bảo đảm cho du khách sẽ cảm nhận được là bõ công, là thoải mái, là thích thú. + Các cộng đồng chủ nhà và dân chúng bản địa phải được tham gia vào việc lập kế hoạch bảo vệ và du lịch. + Hoạt động du lịch và bảo vệ phải có lợi cho cộng đồng chủ nhà. + Các chương trình xúc tiến du lịch phải bảo vệ và phát huy các đặc trưng của di sản thiên nhiên và văn hóa. Vì vây, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu, tăng tính hấp dẫn của di tích nhằm thu hút nhiều hơn nữa khách tham quan; tổ chức các hoạt động văn hoá tại di tích hướng tới mục tiêu phục vụ phát triển du lịch bền vững là hết sức cần thiết. Nguồn tài nguyên di tích cũng sẽ bị cạn kiệt như những nguồn tài nguyên dầu mỏ, than đá... nếu chỉ khai thác mà không bảo tồn. Bảo tồn và khai thác luôn là hai mặt của một vấn đề, nếu chỉ bảo tồn mà không chú ý tới khai thác sẽ gây lãng phí tài nguyên, hạn chế việc phát huy giá trị; nếu chỉ khai thác mà không bảo tồn thì còn nguy hiểm hơn nữa, điều đó sẽ gây hủy hoại di tích, hủy hoại môi trường và những hậu quả to lớn khác cho toàn xã hội. Muốn vậy thì cần phải: - Phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích. - Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực cho bảo tồn và phát huy giá trị di tích, bao gồm đội ngũ quản lý, đội ngũ nghiên cứu về di tích, các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, kỹ thuật viên, thợ nghề, nghệ nhân, những người làm công tác bảo vệ di tích ở cơ sở...

Di tích có vai trò to lớn đối với sự phát triển lành mạnh và bền vững của cuộc sống đương đại. Bảo vệ và phát huy giá trị của di tích là nền tảng, là nguồn động lực cho sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người và của cả cộng đồng.
1 tháng 9 2019

Tham khảo:

Những năm gần đây, ngành du lịch của đất nước ta đang rất phát triển. Trên khắp đất nước có rất nhiều những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An, Mỹ Sơn... Trong số đó, động Phong Nha cũng là một địa điểm thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Động Phong Nha đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

Động Phong Nha nằm trong quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng, thuộc địa phận xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình. Ta có thể đến Động Phong Nha thật dễ dàng bằng hai con đường: nếu bạn thích đi đường thuỷ thì ngược dòng sông Gianh đến đoạn sông Gianh gặp sông Son rồi cứ theo sông Son mà vào động. Nếu đu đường bộ thì lộ trình sẽ theo tỉnh lộ số 2 đến bến sông Son (đoạn đường này ước chừng 20 cây số). Nhưng dù đi bằng cách nào thì bạn đều phải đi xuồng máy hoặc chèo đò từ bến sông Son vào cửa hang Phong Nha. Nếu đi bằng xuồng máy từ bến sông Son vào đến cửa hàng Phong Nha thì mất khoảng nửa giờ. Ngồi trên xuồng ngắm nhìn dòng sông xanh thẳm và rất trong, nhìn những khối núi đá vôi trùng điệp, những xóm làng, nương ngô rải rác hai bên bờ thì thật là thú vị.

Phong Nha gồm hai bộ phận là động khô và động nước. Động khô ở độ cao khoảng 200m, giờ chỉ còn những vòm đá trắng vân nhũ cùng vô số những cột đá óng ánh màu xanh ngọc. Nhưng theo các nhà địa lý học thì xưa kia, ở động khô này vốn là một dòng sông ngầm, nay đã cạn hết nước. Động nước thì bây giờ vẫn còn có một con sông dài chảy suốt ngày đêm. Con sông này nước rất trong và cũng khá sâu.

Động nước là nơi hấp dẫn và được khách du lịch lui tới nhiều hơn cả. Vì hiện nay động nước vẫn có một con sông dài nên muốn vào được thì cần phải có thuyền. Nhưng điều quan trọng là phải mang theo đèn, đuốc để thắp sáng vì càng vào sâu trong hang thì càng ít ánh sáng. Tuy một số nơi ở trong hang đã được mắc điện nhưng muốn đi suốt 1500 mét hang thì vẫn phải cần có dụng cụ để thắp sáng.

Động chính Phong Nha có tới mười bốn buồng nối với nhau bằng một hành lang chính dài hơn một nghìn mét. ở các buồng ngoài trần thấp, chỉ cách mặt nước chừng 10m. Từ buồng thứ tư trở đi thì vòm hang đã cao tới 25 - 40m. Đến hang cuối cùng, hang thứ mười bốn thì bạn có thể thoả sức mà thám hiểm các hàng to ở phía trong sâu theo cách hành lang hẹp. Nhưng những hang to này mới chỉ có một vài đoàn thám hiểu với đầy đủ trang thiết bị từ máy móc, đèn, quần áo đến thuốc men, đặt chân tới. Liệu bạn có đủ tự tin để trở thành một nhà thám hiểm tài ba không? Tuy nhiên hang động Phong Nha vẫn còn cất giữ biết bao điều huyền diệu, thú vị đang chờ đợi chúng ta đến khám phá.

Đi thuyền thăm động Phong Nha, chúng ta sẽ bị bất ngờ và hấp dẫn trước vẻ đẹp kỳ ảo của nó. Dưới ánh sáng của đèn đuốc, các khối nhũ đá hiện lên với nhiều màu sắc, hình khối. Những khối nhũ đá này có đường nét hài hoà, màu sắc huyền ảo, sắc lóng lánh như kim cương. Nhất là dưới ánh đèn đuốc thì cảnh hiện lên lại càng lung linh, huyền ảo. Trên vách động thi thoảng còn thấy những nhánh phong lan rừng rủ xuống xanh mướt. Trong hang cũng có một số bãi cát nhỏ, tới đây du khách có thể ghé thuyền lại mà leo trèo, thăm thú, ghi hình, chụp ảnh làm kỷ niệm. Vào động Phong Nha ta cảm thấy một khung cảnh thật khác lạ: trước mắt là những khối nhũ đá lung linh huyền ảo, ta lại được nghe tiếng nước chảy, âm vang của tiếng nói, được cảm nhận không khí mát mẻ, trong lành thật là sảng khoái.

Quả thật xứng với danh hiệu "Kỳ quan đệ nhất động", động Phong Nha là một hang động đẹp, kỳ vĩ. Theo báo cáo khoa học của đoàn thám hiểu hội địa lý Hoàng gia Anh, động Phong Nha có tới bảy cái nhất: hang động dài nhất, cửa hang cao và rộng nhất, bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất, có những hồ ngầm đẹp nhất, hang khô rộng và đẹp nhất, thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất, sông ngầm dài nhất. Để giữ gìn và bảo tồn vẻ đẹp của động Phong Nha, chúng ta phải có ý thức tham gia bảo vệ danh lam thắng cảnh này.

1 tháng 9 2019

Tham khảo:

LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ DANH LAM, THẮNG CẢNH CỦA QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC
1.MỞ BÀI:
Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh(vịnh Hạ Long).

2.THÂN BÀI:
Vị trí:
Vịnh Hạ Long là một phần vịnh Bắc Bộ, nằm ở Đông Bắc Việt Nam.
Trực thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Vịnh Hạ Long được 2 lần UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

Cảnh đẹp:

  • Nơi đây có hàng ngàn hang động và quần đảo lớn nhỏ.
  • Hệ thống hang động, bãi tắm phong phú, sinh động.
  • Vẻ đẹp của vịnh được tạo nên bởi 3 yếu tố: đá, nước, trời.
  • Những mái đá phẳng, thạch nhũ lấp lánh.
  • Nước trong xanh như màu ngọc bích, mát lành, tươi trẻ.
  • Thiên nhiên quanh vịnh đều mang một màu xanh rất thơ mộng, tráng lệ, hùng vĩ của thiên nhiên.


Tiềm năng:
Vịnh Hạ Long là một trong những điểm dừng chân thu hút nhiều khách du lịch từ trong và ngoài nước.

3.KẾT BÀI:
Khẳng định lại vai trò và ý nghĩa của vịnh Hạ Long.

5 tháng 9 2017

Dàn bài cây lúa Việt Nam

I). Mở bài:
- Từ bao đời nay, cây lúa đã gắn bó và là một phần không thể thiếc của con người Việt Nam
- Cây lúa đồng thời cũng trở thành tên gọi của một nền văn minh – nền văn minh lúa nước.

II). Thân bài:
1. Khái quát:

- Cây lúa là cây trồng quan trọng nhất thuộc nhóm ngũ cốc.
- Là cây lương thực chính của người dân Việt Nam nói chung và của Châu Á nói riêng.

2. Chi tiết:
a. Đặc điểm, hình dạng, kích thước:

- Lúa là cây có một lá mầm, rễ chùm.
- Lá bao quanh thân, có phiến dài và mỏng.
- Có 2 vụ lúa: chiêm, mùa.

b. Cách trồng lúa: phải trải qua nhiều giai đoạn:
- Từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ.
- Rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng
- Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân.
- Ruộng phải sâm sấp nước.
- Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi phải làm có, bón phân, diệt sâu bọ.
- Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo…

c. Vai trò của cây lúa và hạt gạo:
- Vấn đề chính của trồng cây lúa là cho hạt lúa, hạt gạo.
- Có nhiều loại gạo: gạo tẻ, gạo nếp (dùng làm bánh chưng, bánh dày)…
* Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh dày hay đồ các loại xôi.
* Lúa nếp non dùng để làm cốm.

- Lúa gạo làm được rất nhiều các loại bành như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh phở, cháo,…
Nếu không có cây lúa thì rất khó khăn trong việc tạo nên nền văn hóa ẩm thực độc đáo của Việt Nam.

d. Tác dụng:
- Ngày nay, nước ta đã lai tạo được hơn 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia.
- Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về sản xuất gạo.

- Cây lúa đã đi vào thơ ca nhạc họa và đời sống tâm hồn của người Việt Nam

III). Kết bài:
- Cây lúa vô cùng quan trọng đối với đời sống người Việt
- Cây lúa không chỉ mang lại đời sống no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt.

5 tháng 9 2017

Dàn bài danh lam thắng cảnh quê em:

I- Mở bài:
-Giới thiệu về đối tượng thuyết minh.
-Nêu cảm nhận chung về đối tượng.

II- Thân bài:
1.Giới thiệu vị trí địa lí:
-Địa chỉ/ nơi tọa lạc?
-Diện tích nơi đó? Rộng lớn hay nhỏ?
-Cảnh vật xung quanh ra sao?
-Có thể đến đó bằng phương tiện gì?
+Phương tiện du lịch: xe du lịch,...
+Phương tiện công cộng: xe máy, xe buýt,...

2.Nguồn gốc: (lịch sử hình thành)
-Có từ khi nào?
-Do ai khởi công (làm ra)?
-Xây dựng trong bao lâu?

3.Cảnh bao quát đến chi tiết:
a)Cảnh bao quát:
-Từ xa,...
-Nổi bật nhất là...
-Cảnh quan xung quanh...

b)Chi tiết:
-Cách trang trí:
+Mang đậm nét văn hóa dân tộc.
+Mang theo nét hiện đại.
-Cấu tạo.

4.Giá trị văn hóa, lịch sử:
-Lưu giữ:
+Tìm hiểu nhiều hơn về lịch sử, quá khứ của ông cha ta.
+Tô điểm cho... ( TP HCM, Nha Trang, Việt Nam,...), thu hút khách du lịch.
-Một trong các địa điểm du lịch nổi tiếng/ thú vị/ hấp dẫn/ thu hút khách du lịch.

III-Kết bài: Nêu cảm nghĩ về đối tượng.

2 tháng 3 2020

Có dịp đến Đồng Nai, mời bạn ghé thăm danh thắng Đá Chồng nằm giữa khu dân cư sầm uất của huyện lị Định Quán, cách Biên Hòa 82km và Thành phố Hồ Chí Minh 1121m về phía đông bắc, ngay bên quốc lộ 20. Đây là con đường huyết mạch nối liền Đà Lạt (Lâm Đồng) với các tỉnh lị trù phú vùng đồng bằng Nam Bộ. Sự thuận tiện giao thông và vị trí tọa lạc của Đá Chồng Định Quán sẽ là nơi dừng chân lí tưởng cho du khách tham quan.

Với độ cao gần 37m so với mặt đường, từng hòn đá khổng lồ xếp chồng lên nhau, hòn trên cùng hơn phân nửa năm chìa hẳn ra bên ngoài, đã gây cho về một cảnh quan thiên nhiên thật hùng vĩ và đa dạng đến mức tuyệt vời.

Đứng cạnh Đá Chồng là hai quả núi Bạch Tượng sừng sững chiếm diện tích khoảng mấy trăm mét vuông, hình dáng giống như đôi voi đang phục.

Trên đỉnh voi có tượng Thích Ca cao hơn 20m ngự đài sen mặt nhìn về hướng đông. Thân tượng bị bể một mảng lớn là vết tích những trận chiến đấu ác liệt thời chiến tranh, dưới chân núi Voi còn có hang đá sâu hơn 10m. Đây là thắng cảnh kì thú, du khách thường đến thăm sau khi viếng chùa Thiện Chơn, xây dựng cách đó không xa. Đối diện Bạch Tượng là Hòn Dĩa có hình thù khá độc đáo. Phần trên Hòn Dĩa là phiến đá hình chữ nhật không đều, một đầu to một đầu nhỏ nằm dè lên tảng đá nhỏ hơn nó rất nhiều, tạo nên vẻ đẹp lạnh lùng, hiếm có. Phóng tầm mắt ra xa hơn, bạn sẽ nhìn thấy hòn Sư Tử nhô giữa chập chùng cây lá muốn chứng tỏ sự hiện hữu của mình và nhà máy đường La Ngà đang tỏa khói quyện trời cao.

Trong khoảng không gian rộng lớn, bạn sẽ phải trầm trồ kinh ngạc trước bức sơn thủy hữu tình trải tít tận trời. Những ốc đảo xinh xinh, những thung lũng mênh mông được phủ một màu xanh bạt ngàn với vườn chuối, cà phê và nhiều loại cây nhiệt đới. Dưới chân đồi, thấp thoáng ẩn hiện hồ nước, dòng suối uốn lượn quanh quanh, len lỏi xuyên qua bao làng mạc trù phú để sau đó hòa nhập dòng chảy với dòng sông Đồng Nai hiền hòa.

Đá Chồng còn là nơi cư trú rất lớn của loài người cách nay hàng nghìn năm. Trong phạm vi quần thể Đá Chồng, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều công cụ sản xuất, sinh hoạt bằng đá, đồng, đất nung của người tiền sử và phát hiện những công trình kiến trúc bằng gạch nung. Đây là những cứ liệu quan trọng bổ sung cho danh mục di chỉ thuộc nền văn hóa Óc Heo – Phù Nam ở thềm cao nguyên Đông Nam Bộ – một loại hình khảo cổ quan trọng được phát hiện và khai quật nhiều ở các tỉnh miền Nam. Mặt khác, nó cũng góp phần minh chứng cho sự hiện diện của một vương quốc cổ mà nền văn hóa bị chôn vùi ấy đã cổ sức hấp dẫn mạnh mẽ giới nghiên cứu khoa học cùng các nhà khảo cổ học trong và ngoài nước.

Trong suốt cuộc trường kì kháng chiến chống Pháp và Mĩ, là một bộ phận cửa căn cứ chiến khu Đ, Đá Chồng đã chứng kiến những sự kiện lịch sử trọng đại ghi dấu chiến công vẻ vang của quân dân Đồng Nai. Đầu 3/1948, bằng trận phục kích La Ngà táo bạo, các chiến sĩ đội 10 Biện Hòa đã tiêu diệt gọn đoàn xe chở sĩ quan Pháp đi dự hội nghị ở Đà Lạt, nhiều sĩ quan và binh lính bị thiệt mạng, trong đó có hai đại tá. Chiến thắng La Ngà vang dội cả nước và làm chấn động dư luận nước Pháp. Cũng trên địa điểm lịch sử này, tháng 6/1968, lực lượng vũ trang địa phương ghi tiếp chiến công lừng lẫy: tiêu diệt sáu tiểu đoàn lính Mĩ ngụy. Và sau đó không lâu, Đá Chồng lại chứng kiến cuộc bôn tập thần tốc của đoàn quân cách mạng tiến về đồng bằng, làm nên đại thắng mua xuân giải phóng miền Nam.

Quần thể Đá Chồng Định Quán sẽ mãi là kì quan. Sự đa dạng của danh thắng Đá Chồng hứa hẹn nhiều bất ngờ thú vị đối với du khách gần xa.