Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ở câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” mang nghĩa đen là nói về không có người thầy thì không thể nên người được, qua đó ý nghĩa sâu rộng của câu nói này muốn nói về sự tôn sư trọng đạo và lòng biết ơn đối với người thầy của mình.
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Bởi vậy mà ông cha ta đã có câu “Không thầy đố mày làm nên” như một lời nhắc nhở gửi gắm đến con cháu.
“Thầy” dùng để chỉ những người có công dạy dỗ, giáo dục chúng ta nên người. Còn “làm nên” có nghĩa là thành công trong sự nghiệp hoặc trở thành những người có ích cho xã hội. Như vậy, “Không thầy đố mày làm nên” ý muốn nói nếu như không có người định hướng đúng đắn, dẫn dắt và chỉ bảo cho ta từng bước đi, từ những bước đơn sơ ban đầu đến những bước ngoặt quan trọng, dẫn dắt ta đi đúng đường, đúng hướng thì ta sẽ không bao giờ có cơ hội nhìn thấy tương lai tươi sáng chứ chưa nghĩ đến chuyện đạt được tới thành công.
Với truyền truyền thống hiếu học, dân tộc Việt Nam luôn coi trọng người thầy. Không chỉ riêng câu tục ngữ trên mà tục ngữ, ca dao Việt Nam ta có nhiều câu hay nói về thầy cô:
“Kính thầy mới được làm thầy”
Hay:
“Muốn sang phải bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy”
Nếu cha mẹ đã có công ơn sinh thành dưỡng dục, còn người thầy sẽ là người khuất sau bước đi của ta, đồng hành và cung cấp cho ta những kho tri thức quý báu để chinh phục những ngọn núi của cuộc đời. Khi đến trường, chúng ta đâu chỉ được học những kiến thức về văn hóa, xã hội mà đó trong từng lời giảng thấm trong câu chữ là tấm lòng của người giáo viên nhân dân mong gửi gắm cho ta những bài học làm người sâu sắc để ta trưởng thành.
Chính vì vậy mà ngày 20 tháng 11 hàng năm đã được lựa chọn là ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là một trong những ngày lễ lớn của dân tộc nhằm tri ân thầy cô giáo - những người lái đò cần mẫn đã đưa biết bao thế hệ học sinh đến với bến bờ của thành công. Có ai qua sông mà không bao giờ phải nhờ đò, có ai lớn lên mà không qua những lời giảng của thầy cô? Có ai trưởng thành mà không nhớ đến những người dạy dỗ chúng ta năm xưa. Ngay cả đến những vị nguyên thủ quốc gia đứng đầu đất nước, mỗi khi đến dịp lễ 20 tháng 11, họ cũng đều dành những lời tri ân sâu sắc đến những người thầy năm xưa…
Đúng thôi nhưng chưa đủ, bởi bên cạnh thầy cô, con người cũng có thể học được nhiều bài học bổ ích từ người thân, bạn bè hoặc ngay từ một người xa lạ. Bởi vậy mà câu tục ngữ trên có phần hơi tuyệt đối hóa vai trò của thầy cô. Cần hiểu được rằng vai trò của những thầy giáo, cô giáo là quan trọng. Nhưng họ không chiếm tuyệt đối.
Đối với bản thân, em luôn cố gắng học tập thật tốt, vâng lời dạy dỗ của thầy cô để gặt hái được thật nhiều điểm tốt. Bởi đó chính là món quà ý nghĩa nhất để gửi lời cảm ơn đến thầy cô giáo.
Tóm lại, câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” đã để lại bài học quý giá cho con người. Chúng ta hãy ghi nhớ công ơn của thầy cô - những người lái đò cần mẫn.
1 . Muôn người như một .
2 . Gan vàng dạ sắt .
3 . Không thầy đố mày làm nên .
tk nha
1. Muôn người như một.
2. Gan vàng dạ sắt.
3. Không thầy đố mày làm nên.
Quan hệ gia đình | Quan hệ thầy trò | Quan hệ bạn bè |
| Trọng thầy mới được làm thầy. | Bạn bè là nghĩa tương tri, Sao cho sau trước một bờ mới nên |
Bán anh em xa, mua láng giềng gần. | Người thầy cố gắng dạy nhưng không truyền cảm hứng để học trò muốn học là nện búa vào tấm sắt lạnh | Ăn chọn nơi, chơi chọn bạn |
Anh em như chông như mác | Những gì thầy cô viết lên tấm bảng cuộc đời không bao giờ tẩy xóa được | Trong hoạn nạn mới biết ai là người bạn tốt |
*Chúc bạn học tốt
# Linh
+) Câu ca dao thứ 1 có nghĩa là: cha mẹ là người đã có sinh ra ta, nuôi dưỡng ta nên người, vì vậy khi chúng ta đi học phải học thật chăm chỉ để đền đáp công ơn của cha mẹ.
+) câu ca dao thứ 2 có nghĩa là: khi chúng ta muốn làm bất cứ việc gì , chúng ta cũng phải có một người hướng dẫn và người đó được gọi là thầy ( cô), những người đó là những người giàu kinh nhiệm, họ sẽ truyền đạt cho chúng ta tất cả những gì họ biết, nếu như không có người chỉ dẫn chúng ta sẽ không thể làm gì được.
CHÚC BN HỌC TỐT!!!!!
Ý nghĩa của đoạn thơ trên là :
Nói lên công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái , ngoài ra còn đề cao vai trò của thầy cô giáo đối với học sinh . Muốn học giỏi , thành công thì tất không thể không nhắc đến công lao của thầy cô , 4 câu thơ trên đã nói lên điều đó .
Câu thành ngữ, tục ngữ nói về lòng nhân hậu là D. Lá lành đùm lá rách
#Học tốt!!!
~NTTH~
TL :
Câu thành ngữ, tục ngữ nói về lòng nhân hậu là :
D. Lá lành đùm lá rách
Chúc bn hok tốt ~
Mấy đời bánh đúc có xương
Có đời dì ghẻ nào mà thương con chồng
giải đi
- Ở đời '' Có làm thì mới có ăn , không dưng ai dễ đem phần đến cho ''
- Bố em thường nói '' Khôn ngoan đối đáp người ngoài , gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau''
- Em luôn ghi nhớ trong lòng câu tục ngữ '' Không thầy đố mày làm nên''
- Với lòng yêu nước '' Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh ''
là tờ giấy nhỏ có nội dung tuyên truyền đấu tranh chính trị, dùng để phân phát rộng rãi
út có giám rải truyền đơn ko
truyền đơn tờ giấy nhỏ có nội dung tuyên truyền chính trị
nghĩa là đi ra ngoài đường vứt các cái tờ giấy ra đường
tớ nghĩ thế
Không thầy đố mày làm nên là gì? Đây là một câu tục ngữ đề cao vai trò của người thầy, nếu không có thầy dạy dỗ thì sẽ chẳng làm nên chuyện.
Đạo lý tôn sư trọng đạo là truyền thống muôn thuở của dân tộc ta. Việc đề cao vai trò to lớn của người thầy trong việc dạy dỗ chúng ta không có gì là khó hiểu bởi vì họ là những người đã truyền cho những kiến thức hay, những bài học hay giúp cho chúng ta nên người. Nếu “không thầy đố mày làm nên” cũng là một câu tục ngữ đánh giá tầm quan trọng của người thầy.