Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“ăn quả”: hưởng thụ thành quả lao động, những cống hiến xã hội.
“nhớ kẻ trồng cây”: ghi nhớ công lao của những người đã giúp đỡ mình, đã tạo ra thành quả lao động để mình được hưởng thụ.
“sóng cả”: khó khăn, thử thách lớn.
“ngã tay chèo”: từ bỏ trước khó khăn.
“mài sắt”: sự kiên trì, bền bì, cố gắng trong cuộc sống
“nên kim”: thành công.
Câu 1 : Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học nào và viết về chủ đề : Tục ngữ về học tập, rèn luyện.
Câu 2 : PTBĐ chính : Tự sự
Câu 3 :
`-` Rút gọn thành phần Chủ ngữ
`-` Mục đích : Để câu tục ngữ không chỉ một người mà là chỉ chung tất cả mọi người
Câu 4 : Hai câu tục ngữ bổ sung cho nhau. Vì hai câu tục ngữ trên đều nói về vấn đề học tập. Học thầy, cô để họ truyền đạt những kiến thức họ học lại cho chúng ta nhưng như vậy cũng chưa đủ nên cần học hỏi thêm những người bạn xung quanh.
Câu 5 : Câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự là :
`-` Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng
Phần II :
Tham khảo:
Câu 1 :
Đạo lý Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là truyền thống tốt đẹp của ông cha ta về thái độ sống ân nghĩa thủy chung của con người. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây tức là khi chúng ta hưởng thụ một điều gì đó tốt đẹp, chúng ta cần biết ơn và trân trọng những người có công trong việc tạo ra chúng giống như khi hưởng thụ hoa thơm trái ngọt thì phải nhớ đến người đã trồng. Đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Ngày nay, cuộc sống con người được bình yên và no ấm hơn ngày xưa thì mỗi người chúng ta cần biết ơn những thế hệ cha anh đi trước đã có công trong việc gây dựng nền tảng hạnh phúc đó cho thế hệ sau. Là học sinh, chúng ta hãy học tập thật tốt, rèn luyện đạo đức để xây dựng nước nhà.
Tham khảo:
Viết chứng minh câu: có công mài sắt, có ngày nên kim
Ông bà ta có câu “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Đây là câu tục ngữ được dùng để khuyên nhủ, răn dạy các thế hệ sau về tầm quan trọng của sự kiên trì, nhẫn nại.
Câu tục ngữ lấy dẫn chứng là một hành động tưởng như vô lí: mài một thanh sắt thành cây kim nhỏ. Nghe thì vô lý, nhưng chỉ cần kiên trì đến cùng, mài từ ngày này sang ngày khác không bỏ cuộc, thì cuối cùng ắt sẽ có một cây kim. Đó chính là giá trị của sự kiên trì: giúp cho mục tiêu, ước mơ của chúng ta có thể đơm hoa kết quả.
Trong cuộc sống, đức tính kiên trì vẫn luôn vô cùng đáng quý. Người thành công thì ai cũng phải có tính kiên trì, nhẫn nại. Bởi nếu gặp khó khăn, cản trở, thì chính sự kiên trì sẽ giúp ta vượt qua. Nếu thiếu sự nhẫn nại, thì ngay từ thử thách đầu tiên, ta đã bỏ cuộc rồi. Giống như để đất nước ta được độc lập như ngày hôm nay, biết bao trận chiến đã nổ ra, thất bại có chiến thắng có. Suốt mấy mươi năm chiến đấu ngoan cường, kiên trì không dừng dại, chiến thắng cuối cùng cũng được ghi tên Việt Nam.
Ý nghĩa là thế, nhưng hiện nay, một bộ phận giới trẻ đang dần thiếu đi đức tính kiên trì. Họ dễ dàng buông xuôi, chấp nhận thất bại dù mới chỉ gặp một chút khó khăn. Đó là những bạn học sinh vì trời rét mướt, muốn ngủ nướng nên xin nghỉ học. Là những bạn học trò thấy bài văn dài liền không muốn viết, cất vở đi. Tuy không nhiều, nhưng những cá nhân ấy đã và đang làm hỏng đi tương lai, ước mơ của mình cũng như ảnh hưởng đến bộ mặt của cả thế hệ.
Chính vì vậy, rèn luyện và xây dựng cho mình một đức tính kiên trì bền vững là điều hết sức quan trọng. Tuy nhiên, chúng ta cần có sự kiên trì với đúng mục tiêu và ước mơ. Nếu cứ cố kiên trì với những lý tưởng xa vời, viển vông thì chỉ chuốc lấy đau khổ mà thôi.
Dù hiện nay, cuộc sống đã thay đổi rất nhiều so với thời ông cha ta ở cả nghìn năm trước, nhưng câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” vẫn vẹn nguyên giá trị giáo dục cao cả ấy.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Những câu tục ngữ luôn gửi gắm những bài học sâu ý nghĩa về cuộc sống. Và câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” cũng vậy. Câu tục ngữ đã khuyên nhủ con người về bài học của sự biết ơn.
Câu tục ngữ được lí giải theo hai nét nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Về nghĩa đen, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” muốn nhắc nhở con người rằng khi được thưởng thức hoa thơm quả ngọt, hãy nhớ đến người đã có công vun trồng, chăm sóc cây cối. Còn về nghĩa bóng, câu tục ngữ đã thể hiện một nét truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Từ xưa đến nay, nhân dân ta luôn ghi nhớ công ơn thế hệ đi trước - những người có công ơn xây dựng và phát triển quê hương, đất nước. Đó cũng là lời nhắn nhủ của ông cha với con cháu ngày hôm nay, khi được hưởng bất cứ thành quả nào cũng cần nhớ đến người đã làm ra nó. Nhờ vậy chúng ta biết trân trọng những thành quả đó hơn.
Những hành động thể hiện sự biết ơn sẽ thể hiện nhân cách tốt đẹp của con người. Không chỉ vậy, những người như vậy sẽ nhận được tình cảm yêu thương, trân trọng từ những người xung quanh. Trong cuộc sống hôm nay, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều hành động đẹp đó. Những chuyến thăm và tặng quà các thương binh, giúp đỡ những bà mẹ Việt Nam anh hùng, lễ tưởng niệm các liệt sĩ. Nhiều bạn trẻ sau khi đi du học trở về quê hưởng để phát triển sự nghiệp. Nhiều doanh nghiệp tích cực sáng tạo trong sản xuất, đưa sản phẩm của Việt Nam vào thị trường quốc tế được đón nhận. Đặc biệt thái độ kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước - thứ mà ông cha chúng ta đã phải đánh đổi cả xương máu để giành được… Trong hoàn cảnh hiện tại, đất nước đang phải đối mặt với đại dịch Covid-19, sự biết ơn lại càng trở nên quan trọng. Lòng biết ơn dành trước sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Sự tri ân dành cho các bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch… Tất cả đã thể hiện nét đẹp của người dân Việt Nam.
Nhờ có lòng biết ơn mà chúng ta biết trân trọng cuộc sống hơn. Từ đó, mỗi người sẽ trở nên sống tích cực hơn, cố gắng để trở thành người có ích cho xã hội. Vậy mà có những con người lại sống vô ơn, bội bạc. Trong quá khứ, đó có thể là những kẻ bán nước để cầu vinh. Họ sẵn sàng phản bội đất nước nhân dân để có được cuộc sống giàu sang, no đủ. Còn ở hiện tại, nhiều bạn trẻ có lối sống ăn chơi, sa ngã vào các tệ nạn xã hội… Bởi vậy, mỗi bạn trẻ hôm nay hãy luôn trân trọng những điều tốt đẹp mà mình đang được hưởng.
Có thể khẳng định, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã đem một bài học đáng trân trọng. Sự biết ơn sẽ giúp con người biết trân trọng cuộc sống và sống tốt đẹp hơn mỗi ngày.
Tham khảo nha em:
1.
Tục ngữ là kho tàng trí thức quý giá của dân tộc Việt Nam. Ở đó chứa đựng những lời răn dạy vô cùng quý giá. Một trong số đó là câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Khi chúng ta được thưởng thức hoa quả ngọt, cần phải nhớ đến người đã vun trồng và chăm sóc để cây đơm hoa, kết trái. Bởi đó là một quá trình vất vả, khó nhọc. Cũng giống như khi ăn một bữa cơm ngon phải nhớ đến người làm ra hạt gạo thơm ngon; mặc một chiếc áo đẹp phải nhớ tới người đã thêu dệt nên nó hay đạt được những giải thưởng cao quý phải biết ơn những người đã dạy dỗ mình. Như vậy, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã khuyên nhủ con người cần có được tấm lòng biết ơn. Đó cũng là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam ta từ xưa cho đến nay. Trong quá khứ, ông cha ta đã luôn giữ gìn tấm lòng biết ơn dành của mình qua tục thờ cúng tổ tiên, các bậc anh hùng có công với đất nước. Còn ở hiện tại, truyền thống đó vẫn được giữ gìn và phát huy. Những ngày lễ lớn như 20 tháng 11, mùng 8 tháng 3, 27 tháng 7 nhằm tri ân những con người, những ngành nghề đã có những đóng góp với xã hội. Hay như trong đại dịch Covid-19 vừa qua, tấm lòng biết ơn được thể hiện qua hành động tri ân với các y bác sĩ - “những chiến sĩ tuyến đầu” của nhiệm vụ chống dịch…
Với một học sinh,tấm lòng thương yêu, kính trọng người thân như ông bà, cha mẹ… Sự tôn trọng, yêu quý thầy cô giáo - họ không chỉ đem lại cho chúng ta vốn tri thức quý giá mà còn cả những bài học làm người sâu sắc. Sự trân trọng dành cho bạn bè - những người luôn ở bên giúp đỡ, tâm sự chúng ta. Hoặc sự coi trọng sách vở - sản phẩm kết tinh những tri thức của nhân loại… Tất cả những hành động đó, tuy nhỏ bé nhưng lại chứa đựng những ý nghĩa lớn lao trong cuộc sống.
Qua chứng minh trên, có thể khẳng định câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là vô cùng đúng đắn. Tóm lại, mỗi chúng ta hãy biết trân trọng những thành quả tốt đẹp mà mình đang được hưởng, để sống sao cho thật xứng đáng với cuộc đời mà mình có được.
2.
Tục ngữ là kho tàng trí thức của một dân tộc. Quả vậy, câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” đã đem đến một lời khuyên vô cùng sâu sắc dành cho mỗi chúng ta.
“Có công mài sắt, có ngày nên kim” - một hình ảnh mang tính biểu tượng với lời khuyên con người cần có được sự kiên trì, ý chí quyết tâm để vượt qua những thử thách trong cuộc sống.
Từ xưa đến nay, bài học này luôn được ông cha ta vận dụng trong cuộc sống. Cao Bá Quát - một con người nổi tiếng với tài văn hay chữ tốt. Nhưng không ai có thể ngờ được, khi còn đi học, ông thường bị cho điểm kém vì chữ xấu. Một lần nọ, Cao Bá Quát có viết đơn cho một bà cụ để kêu oan. Bà cụ đem nộp lá đơn lên cho quan nhưng vì chữ viết quá xấu mà quan đọc không được bèn thét lính đuổi bà cụ ra khỏi công đường. Khi đó, ông mới thấm thía rằng: “dù văn hay đến đâu mà chữ xấu cũng chẳng ích gì!”. Chính vì lẽ đó, Cao Bá Quát đã quyết tâm luyện chữ với phương pháp vô cùng công phu. Tối nào ông cũng luyện việt và phải viết xong mười trang vớ mới chịu đi ngủ. Lòng quyết tâm cũng như sự kiên trì đã giúp ông đạt được kết quả như mong muốn. Ở hiện tại, cũng có những tấm gương sáng của lòng kiên trì. Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam. Người đã bôn ba ở nước ngoài suốt ba mươi năm để tìm ra con người cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta. Những năm tháng ấy, dù khó khăn và gian khổ, dù phải làm nhiều nghề để kiếm sống, nhưng với lòng yêu nước cũng như sự quyết tâm không ngại gian khó, Người vẫn vượt qua. Đến cuối cùng, Người tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc, lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Những con người trên, dù họ ở trong quá khứ hay hiện tại cũng đều mang trong mình một lòng quyết tâm, sự kiên trì vì mục tiêu của bản thân.
Người luôn kiên trì với mục tiêu, lý tưởng của bản thân đều thành công ở lĩnh vực của chính mình. Nhưng cái họ có được không phải chỉ là sự thành công. Mà đó còn là tấm lòng ngưỡng mộ, kính trọng và yêu quý của những người xung quanh.
Qua chứng minh trên, chúng ta có thể khẳng định câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là hoàn toàn đúng đắn.
-Sử dụng chơi chữ và thành ngữ
+Thành ngữ "Khổ tận cam lai" (Khổ: đắng; tận: hết,cam:ngọt, lai:đến) nghĩa là "hết khổ sở sẽ đến lúc sung sướng''
+Chơi chữ đồng âm
- Cam: quả cam, trái cam
- Cam: ngọt/sướng
- "ăn quả", "nhớ kẻ trồng cây": nhắc nhở con người sống phải nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả cho mình hưởng.
- "sóng cả", "ngã tay chèo": khuyên ta phải quyết tâm vững vàng, không nản lòng khi gặp khó khăn, quyết tâm gắng sức giành thắng lợi.
- "mài sắt", "nên kim": chỉ cần cố gắng, quyết tâm nhất định sẽ thu thành quả tốt.
Biện pháp tu từ ẩn dụ.