Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
TL
ĐÂY LÀ ĐỀ TÀI UPU LẦN THỨ 51,BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO TRÊN CÁC TRANG MẠNG
HT
Đây là viết thư UPU lần thứ 51 mà.
Bn tra trên mạng là có liến à.
Tham khảo: Kính gửi bác… Chủ tịch UBND Thành phố…! Cháu là … học sinh trường THCS trên địa bàn thành phố mình. Nhân dịp cuộc thi viết thư UPU lần thứ 51 diễn ra, cháu xin viết thư này gửi bác. Hiện nay và cả từ trước đây, vấn đề khủng hoảng khí hậu toàn cầu vẫn luôn là vấn đề nóng hổi và nhức nhối. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, cuộc sống của người dân. Và nó hiện đang trở nên căng thẳng hơn, khi thiên tai, bệnh tật diễn ra ngày càng nhiều và khó ứng phó hơn. Chính vì vậy, cháu nghĩ rằng chúng ta cần phải hành động quyết liệt hơn nữa. Không chỉ ở quy mô lớn, với các công ty, tổ chức chính phủ. Mà còn phải từ từng cá nhân, không phân biệt độ tuổi. Bởi chỉ khi từng người đều có ý thức gìn giữ môi trường sống chung, thì sức mạnh tập thể mới có thể phát huy tối đa được. Cuối cùng, cháu xin cảm ơn bác vì đã đọc hết bức thư này. Và mong rằng sẽ sớm được cùng bác đồng hành trong cuộc chiến chống khủng hoảng khí hậu này! Học sinh. |
Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 51 số 2
…, ngày … tháng … năm 2021 Kính gửi ban lãnh đạo Thành phố…! Ngày hôm nay, em viết bức thư này gửi các bác để được bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề khủng hoảng khí hậu. Tuy chỉ là một học sinh nhưng em vẫn hiểu được sự đáng quan ngại đang tăng lên mỗi ngày của vấn đề này. Em cảm nhận được sự xấu đi của khí hậu qua những thông tin về thiên tai, dịch bệnh đang chiếu mỗi ngày trên tivi, báo đài. Bởi vậy, em chắc chắn rằng, đã đến lúc chúng ta phải thực sự hành động. Và em cho rằng, cùng với nhà nước và các tập thể lớn mạnh, học sinh chúng em cũng có thể tham gia vào công cuộc này. Từ những việc nhỏ nhặt như trồng thêm cây xanh, hạn chế sử dụng túi nilon, hộp nhựa dùng một lần, tiết kiệm điện và nước sạch… Những hành động ấy của rất rất nhiều các bạn nhỏ trên cả nước, chắc chắn sẽ đem đến hiệu quả tốt. Như Bác Hồ từng nói "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình". Cháu tin rằng dưới sự chỉ đạo của các bác, chắc chắn rằng chúng ta sẽ sớm chiến thắng cuộc khủng hoảng khí hậu này. Học sinh. |
tham khảo:
Hòa Bình, ngày 12 tháng 1 năm 2021
Kính thưa bác Tống - hội trưởng hội phát thanh của tiểu khu 11. Cháu là Bích, một học sinh đang sống cùng gia đình trên địa bàn của tiểu khu chúng ta.
Cháu được biết đến bác qua những bài phát thanh buổi sáng và chiều tối. Những chủ đề, câu chuyện trong nước và quốc tế nổi bật được bác tổng hợp và đọc cho mọi người nghe thực sự rất bổ ích và có sức lan tỏa. Nhờ bác, mà tiểu khu chúng ta trở thành tiểu khu có đường phố sạch đẹp nhất thành phố suốt hai năm qua. Bởi vậy, bác chính là người mà cháu vô cùng ngưỡng mộ. Thế nên, khi cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 51 diễn ra, cháu đã nghĩ ngay đến bác và viết bức thư này.
Như bác cũng biết, hiện nay vấn đề khủng hoảng khí hậu đã và đang là một vấn đề nổi cộm và cần được giải quyết ngay của toàn xã hội. Bởi sự khủng hoảng ấy đem đến vô vàn những khó khăn, cản trở cho cuộc sống của người dân. Điều đó đã được báo đài, và chính bác, cùng hội phát thanh thông báo cho mọi người suốt thời gian qua. Đó là những trận bão lũ lịch sử, những đợt hạn hán kéo dài, những đợt rét băng giá, những cơn động đất, sạt lở kinh hoàng. Đâu chỉ có thế, biến đổi khí hậu còn dẫn đến hiện tượng ngập mặn, sâu bệnh hoành hành khiến cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của người dân phải lao đao. Cháu vẫn còn nhớ, vì mưa rét kéo dài, mà các hộ gia đình chăn nuôi bò đã chết mấy con bò giá trị lớn. Rồi ruộng rau của bà con xóm trên chết khô vì thiếu nước, sâu bệnh. Tất cả đang từng ngày ăn món vào cuộc sống tưởng như là bình yên của chúng ta.
Thế nên, cháu nghĩ không có thời điểm nào phù hợp hơn hiện tại để hành động cả. Đã đến lúc mọi người để cho cái ta đứng lên trên cái tôi, cùng nhau chung tay đoàn kết lại vì công cuộc đẩy lùi khủng hoảng khí hậu. Bằng những hành động thiết thực nhất. Đó là những việc giản đơn, như phân loại rác trước khi xử lí, trồng thêm nhiều cây xanh, tiết kiệm điện và nước sạch, hạn chế sử dụng túi nilon… Rồi đến những việc có tầm ảnh hưởng lớn hơn nữa, như khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lí, không sử dụng các chất hóa học độc hại, xử lí kĩ càng các chất thải trước khi đưa ra môi trường… Và để làm được điều đó, chúng ta cần phải lan tỏa đến mọi người tinh thần quyết tâm cũng như các giải pháp chống khủng hoảng khí hậu. Với cương vị là hội trưởng hội phát thanh của tiểu khu, cháu tin rằng bác và các phát thanh viên có thể làm được điều đó. Chiến dịch chống khủng hoảng khí hậu chắc chắn sẽ thành công rực rỡ như những chiến dịch khác tiểu khu chúng ta từng triển khai.
Cuối thư, cháu xin gửi bác lời cảm ơn sâu sắc vì đã đọc bức thư này của cháu. Rất mong cháu sẽ sớm nhận được lời hồi âm của bác.
Học sinh
Trần Thị Ngọc Bích
Cái này là cuộc thi viết thư UPU lần thứ 51.
Mà bạn định bảo bọn mik gửi để chép à?
Ko đc, viết thư UPU là thư quốc tế, fai tự lm chứ
Tham khảo:
Kính gửi Thủ tướng Phạm Minh Chính,
Tôi là Dương Ngọc Thái, kỹ sư an ninh mạng đang làm việc ở Google, Hoa Kỳ.
Tôi viết thư này để thông báo cho Thủ tướng biết một số lỗ hổng nghiêm trọng của hệ thống Sổ sức khỏe điện tử. Đây là hệ thống do Bộ Y tế quản lý và cho đến thời điểm này có chứa thông tin cá nhân và sức khỏe của gần 25 triệu người Việt Nam, bao gồm cả đại biểu Quốc hội và lãnh đạo các cấp. Con số có thể không dừng ở 25 triệu người, vì toàn bộ những người đã tiêm vaccine Covid-19 đều sẽ có thông tin trên hệ thống này.
Thông tin bị lộ bao gồm: tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân, số điện thoại, nơi làm việc, một số người có số bảo hiểm y tế thì có thể truy ra tình trạng và lịch sử bệnh tật; từ địa chỉ hoặc dữ liệu hộ khẩu có thể truy ra thông tin về người thân trong gia đình. Đây là các thông tin nhân thân nhạy cảm, có thể bị lợi dụng để lừa đảo hoặc thậm chí xâm hại an ninh quốc gia.
Để làm bằng chứng về mối nguy hại, tôi đính kèm một số thông tin cơ bản của 298 Đại biểu Quốc hội, trong đó bao gồm Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, nguyên Bí thư TPHCM Nguyễn Thiện Nhân…
Tôi đánh giá hệ thống Sổ sức khỏe điện tử được phát triển bài bản, hiện đại. Tuy vậy, hệ thống có những lỗ hổng rất cơ bản, không cần chuyên môn cao vẫn có thể phát hiện và lợi dụng.
Tôi cung cấp thông tin này trước mắt để Thủ tướng có thể chỉ đạo Bộ Y tế làm việc với nhà phát triển để vá lỗi. Tôi nghĩ việc sửa lỗi rất cần có sự tham gia và đánh giá độc lập của một bên thứ ba.
Về lâu dài, tôi đề nghị Chính phủ và Quốc hội yêu cầu những hệ thống công nghệ quốc dân chứa thông tin cá nhân của đa số công dân trong xã hội phải được công khai mã nguồn, tài liệu thiết kế, kế hoạch phát triển để những người có chuyên môn khắp nơi có thể giúp giám sát và sửa lỗi. Nếu mã nguồn và thiết kế của Sổ sức khỏe điện tử (và các app chống dịch khác) được công bố rộng rãi ngay từ đầu, những lỗ hổng mà tôi tìm thấy đã sớm được phát hiện và ngăn chặn.
Trân trọng,
Dương Ngọc Thái
HT
mik viết xong thì bạn viết lại của mik cũng là cop mạng còn gì:))
Đây là cuộc thi của quốc tế nên bạn pk tự làm. Cuộc thi ấy cũng có nội quy la ko đc chép r.
BÁO CÁO đó
TL:
..., ngày... tháng... năm...
Kính gửi bác Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính!
Cháu là Nguyễn Tiến Lộc học sinh trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hôm nay cháu xin gửi tới bác bức thư này để trình bày một vấn đề đặc biệt quan trọng liên quan tới cuộc sống của tất cả chúng ta.
Thưa bác, vấn đề khủng hoảng khí hậu toàn cầu vẫn luôn là vấn đề nóng hổi và nhức nhối, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, cuộc sống của người dân. Và nó hiện đang trở nên căng thẳng hơn khi thiên tai, dịch bệnh diễn ra ngày càng nhiều và khó ứng phó hơn.
Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Theo kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam, lượng mưa dự báo sẽ tiếp tục tăng trên phạm vi toàn quốc. Theo kịch bản trung bình, lượng mưa trung bình/năm vào đầu thế kỷ này có xu thế tăng ở hầu hết cả nước, phổ biến từ 5% - 10%; vào giữa thế kỷ có mức tăng từ 5% - 15%; trong đó, một số tỉnh ven biển đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ có thể tăng trên 20%. Đáng chú ý là vào cuối thế kỷ, mức tăng nhiều nhất có thể lên tới trên 20% và được phân bố ở Bắc Bộ, Trung Trung Bộ, một phần Nam Bộ và Tây Nguyên.
Về mực nước biển dâng trung bình ở Việt Nam có khả năng cao hơn mức trung bình toàn cầu. Theo kịch bản trung bình, đến năm 2050 là 22cm; năm 2100 là 53cm. Theo kịch bản cao, các số liệu của các thời điểm tương ứng lần lượt là 25cm và 73cm. Dự báo, nếu mực nước biển dâng 1m và không có các giải pháp ứng phó, khoảng 16,8% diện tích đồng bằng sông Hồng, 1,5% diện tích các tỉnh ven biển miền Trung (từ Thanh Hóa đến Bình Thuận), 17,8% diện tích thành phố Hồ Chí Minh, 38,9% diện tích đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ ngập chìm trong nước.
Cháu biết rằng những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi biến đổi khí hậu là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với quốc gia, dân tộc, từ đó tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương, lực lượng tích cực, chủ động ứng phó trên mặt trận này và đạt nhiều kết quả quan trọng.
Cháu mong rằng, thời gian tới Chính phủ Việt Nam sẽ quan tâm hơn nữa đến việc triển khai thực hiện các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cũng như đẩy mạnh việc nghiên cứu, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến một số lĩnh vực, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch hành động ứng phó thường xuyên.
Cùng với đó là năng lực dự báo, cảnh báo, tổ chức thực hiện cùng điều kiện, phương tiện phòng, chống thiên tai ở các khu dân cư, nhất là tại các vùng có nguy cơ cao về thiên tai.
Các chương trình, dự án về tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng mới, tái tạo (năng lượng gió, mặt trời, nhiên liệu sinh học) cùng các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cần được triển khai tốt hơn nữa.
Việc thực hiện chương trình giảm mất và suy thoái rừng nhằm giữ khả năng hấp thụ khí nhà kính của hệ sinh thái rừng cũng cần được quan tâm nhiều hơn nữa.
Cuối cùng, cháu xin cảm ơn bác vì đã đọc hết bức thư này!
Công dân nhỏ của nước ta.
Ký tên
Lộc
Nguyễn Tiến Lộc
HT
"…,ngày… tháng… năm 2022
Kính gửi bác... Tổng thư ký Liên Hợp quốc!
Cháu tên là Nguyễn Văn A...
Thưa bác, với trách nhiệm là một học sinh cũng như một công dân toàn cầu cháu luôn mong muốn góp sức nhỏ bé của mình để xây dựng đất nước phát triển cũng như giữ cho môi trường luôn xanh sạch đẹp. Tuy nhiên những năm gần đây cháu vẫn luôn theo dõi các thông tin về khí hậu và môi trường thì cháu nhận thấy rằng trái đất của chúng ta đang đứng trước những nguy hiểm khó lường trước tình trạng biến đổi khí hậu.
Đặc biệt nước Việt Nam của cháu là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến du lịch, thương mại, năng lượng… và nhiều hoạt động kinh tế trực tiếp hay gián tiếp của đất nước cũng như đời sống người dân. Trẻ em chúng cháu cũng phải tiếp xúc nhiều với ô nhiễm không khí và lũ lụt, ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân.
Theo cháu, để làm chậm lại quá trình biến đổi khí hậu trên trái đất thì mỗi người dân hãy nâng cao ý thước trách nhiệm của mình bằng cách hạn chế sử dụng phương tiện đi lại cá nhân, hạn chế sử dụng hóa chất tổng hợp, ngưng sử dụng các loại túi ni lông trong cuộc sống sinh hoạt thường nhật, tham gia trồng cây, bảo vệ rừng...
Các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm soát tình trạng gia tăng dân số, nạn chặt phá rừng, hạn chế sử dụng nguồn nguyên liệu hóa thạch, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng... Như vậy từng bước chúng ta sẽ có thể chung tay đẩy lùi tình trạng biến đổi khí hậu và bảo vệ ngôi nhà xanh của chúng ta.
Thư đến đây đã dài, cháu xin được dừng bút. Cháu cảm ơn bác đã đọc thư và mong bác sẽ đón nhận những tâm tư và nguyện vọng của cháu để tới đây chúng ta sẽ có nhiều bước tiến mới trong công cuộc bảo vệ môi trường để trái đất mãi xanh tươi.
Cháu mong chờ những động thái mạnh mẽ từ bác.