Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn cũng đã gợi ra cho mỗi chúng ta nhiều suy nghĩ. Đó là bài hoc về lẽ sống ở đời. Chúng ta không nên huênh hoang, kiêu ngạo như Dế Mèn mà phải luôn có thái độ khiêm nhường. Chút kiêu ngạo ở Mèn đã gây nên cái chết cho Choắt và hiến cả đời cậu đều hối hận. Bài hoc mỗi người còn cần nhận ra đó là phải luôn chan hòa với mọi người xung quanh. Thử hỏi nếu Mèn không có cái tính cà khịa ấy thì bi kịch đâu có xảy đến. Nếu cứ sống ích kỉ, tỏ vẻ ta đây thì ta sẽ mất đi người bạn thật sự và không được mọi người yêu quý. Cần thật sự rút kinh nghiệm cho bản thân trong từng suy nghĩ, hành động và phải luôn chín chắn trong từng việc làm để không làm liên lụy đến người xung quanh.
Văn bản "Bài học đường đời đầu tiên'' của nhà văn Tô Hoài có rất nhiều nhân vật, nhưng nhân vật để lại cho em nhiều cảm xúc nhất đó là dế Mèn.Lúc đầu em rất hâm mộ dế Mèn vì cậu ấy là một chàng dế thanh niên cường tráng, đẹp trai, tự tin, yêu đời. Nhưng ngay sau đó, em cảm thấy rất ghét dế Mèn vì tính tình kiêu căng, hóng hách, hay trêu chọc, chê bai mọi người nhất là dế Choắt và do hành động xốc nổi, thiếu suy nghĩ nên đã gây ra cái chết oan uổng cho dế Choắt. Rồi cuối cùng em thấy thương vì bây giờ Mèn phải sống trong cảnh hối hận và rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình.Qua văn bản, em học được từ nhân vật đó là không được kiêu căng, ngạo mạng, coi thường người khác dù mình giỏi đến cỡ nào. Phải suy nghĩ thật kĩ trước khi nói hay làm một việc gì đó
Dế Mèn phiêu lưu kí tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài trong đó đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên để lại nhiều ấn tượng và ý nghĩa sâu sắc, đặc biệt là nhân vật Dế Mèn và bài học đầu đời. Dế Mèn từ khi sinh ra đã được mẹ cho sống riêng để tập tính sống độc lập, chú rất thích cuộc sống tự do, thoải mái. Nhờ ăn uống điều độ đúng cách chẳng mấy chốc mà lớn nhanh như thổi trở thành thanh niên cường tráng, khỏe mạnh. Để thỏa mãn tính tò mò, thích khám phá chú sục sạo nhiều nơi và xem xét mọi thứ hay đơn giản là nhìn ngắm trời đất. Bắt đầu từ đây Dế Mèn đã hung hăng, nghịch ngợm, không coi ai ra gì. Chính Dế Mèn đã chọc ghẹo chị Cốc nhưng lại đổ tội cho Dế Choắt một chú dế ốm yếu phải gánh tội thay, chị Cốc đã mổ đến chết Dế Choắt không cho cơ hội thoát thân. Trước khi chết, Dế Choắt có lời khuyên sau cùng gửi đến Dế Mèn nên từ bỏ thói hung hăng, khoác lác, chọc ghẹo kẻ khác nếu không sớm muộn cũng rước họa vào thân.
"Bài học đương đời đầu tiên " của Tô Hoài đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc. Dưới ngòi bút tài hoa của Tô Hoài, chân dung Dế Mèn hiện lên vô cùng đẹp đẽ, sống động. Mèn trêu chị Cốc rồi dẫn đến cái chết thảm thương của Dế Choắt, lúc này chàng ta mới nhận ra được những lỗi lầm của bản thân. Mèn đã vô cùng đau khổ, ân hận trước cái chết của Dế Choắt và rút ra được bì học đường đời đầu tiên. Chính sự kiêu căng và nghịch ngợm đó của mình mà Dế Mèn đã pgải trả giá đắt. Đó chính là bài học nhớ đời cho tất cả nhưungx con người có tính kiêu căng, hống hách. Chỉ vì lỗi lầm của bản thân mà gây hại cho người khác. Qua đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên, bạn đọc không chỉ thấy được những vẻ đẹp về ngoại hình của Dế Mèn, mà qua sai lầm, bài học đầu tiên của Mèn, chúng ta còn rút ra bài học cho chính bản thân mình: phải luôn quan tâm, giúp đỡ người xung quanh, không được có thói kiêu căng tự phụ, xốc nổi.
Tham khảo:
Từ văn bản Bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài, em đã học được bài học sâu sắc và ý nghĩa về đối nhân xử thế ở đời thông qua nhân vật chính là Dế Mèn. Vì Dế Mèn có tính cách hung hăng, xốc nổi, cậy sức khỏe mà hách dịch, hay bắt nạt và coi thương những người nhỏ bé hơn mình, Dế mèn đã vô tình gây ra cái chết thương tâm và đau lòng cho Dế Choắt để rồi hối hận cũng chẳng thể kịp được nữa. Bài học đường đời đầu tiên của dế mèn thông qua cái chết của dế choắt cũng là bài học mà em nhận thức được. Đó là bài học về thái độ sống ở đời, không được có thói hung hăng, bậy bạ, xốc nổi mà phải dùng suy nghĩ, cân nhắc kỹ mọi việc, mọi thứ trong đời. Đối với em, đây thực sự là bài học ý nghĩa đối với quá trình lớn lên và trưởng thành của bản thân em.
Đoạn trích tiêu biểu cho nghệ thuật miêu tả loài vật của nhà văn Tô Hoài. Bằng bút pháp nhân hóa đặc sắc, tác giả đã tạo cho nhân vật Dế Mèn một linh hồn và một tính cách vừa rất riêng vừa rất chung. Dế Mèn đã trở thành nhân vật mang đầy đủ những nét đáng yêu và cả những tật xấu thường có của tuổi mới lớn. Đọc truyện, chúng em tìm thấy ở Dế Mèn hình bóng của chính mình và càng suy ngẫm, càng thấm thía những bài học quý giá mà nhà văn Tô Hoài đã khéo léo lồng vào trong đó.
Tham Khảo Nha Bạn!
Dế Mèn trong tác phẩm "Bài học đường đời đầu tiên" hiện lên ngây thơ, tự tin, yêu đời nhưng cùng kiêu căng, hung hăng, hống hách với những cử chỉ khờ dại, việc làm thiếu suy nghĩ, gây tai hoạ cho kẻ khác. Những đặc điểm ấy của chú tuy là của một con dê mới lớn nhưng lại mang những nét tâm lý, những nết tốt, những ước mơ, những tật xấu thói hư, những thành công, những vấp ngã đầu đời quen thuộc của tuổi nhỏ chúng em hôm nay. Đọc Dế Mèn phiêu lưu ký ai không thấy thú vị dõi theo từng bước đường đầy những cảnh ngộ éo le, sinh động và hấp dẫn. Nhưng lý thú và bổ ích hơn nữa là những bài học mà nhà vần Tô Hoài đã giúp chúng ta rút ra được từ cuộc hành trình của chú dế mới lớn tuy có lúc đáng giận mà cũng thật là đáng yêu mến này.
Đây là đoạn văn của mình viết, bạn tham khảo nhé:
Đọc văn bản Bài học đường đời đầu tiên, tôi bị ấn tượng bởi nhân vật Dế Mèn. Hắn ban đầu là một kẻ mạnh ngang ngược, luôn cho rằng mình là nhất. Nhưng chính hắn lại được một kẻ yếu như Dế Choắt dạy cho bài học nhớ đời vì tính bốc đồng của mình, làm nhưng không bao giờ nghĩ đến hậu quả. Sau cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn rất ân hận và dần thay đổi. Có thể nói "bài học đường đời đầu tiên" của Dế Choắt đã giúp Dế Mèn trưởng thành hơn trong cuộc sống.