Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 7 – 10 câu) có nội dung về tì...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 12 2021

Dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống. Một trong những truyền thống quý giá đó là lòng yêu nước. Tình yêu dành cho quê hương, đất nước - thứ tình cảm mà bất cứ con người nào cũng cần phải có. Nhờ có tình yêu đó, dân tộc ta đã vượt qua những khó khăn. Trong quá khứ là các cuộc kháng chiến để bảo vệ lãnh thổ của đất nước. Nhiều người con đã ngã xuống vì tinh thần: “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Đến với thời điểm hiện tại, tình yêu quê hương, đất nước lại được thể hiện ở phương diện khác. Mỗi người khi tiếp thu văn minh hiện đại của nước ngoài dựa trên nguyên tắc “hòa nhập chứ không hòa tan”. Nhiều thanh niên tài năng với những phát minh khoa học được thế giới công nhận lại nguyện trở về Việt Nam xây dựng sự nghiệp. Nhiều sinh viên vừa mới tốt nghiệp, tình nguyện trở về quê hương để xây dựng cho quê hương mình. Bên cạnh đó, không ít người sẵn sàng chạy theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức… Đó là những hành động đáng phê phán và tránh xa. Chúng ta - những con người Việt Nam hãy luôn dặn lòng phải giữ cho mình một tình yêu dành cho quê hương, đất nước.

7 tháng 1 2022

a) Những từ láy trong đoạn văn trên là:  Vội vã, đông đúc .

b) Tác dụng: Làm cho đoạn văn hay hơn có tính chân thực và giàu cảm xúc hơn.

                                                                                                                                                       CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ!

Cảm nhận về Tết ở quê hương . Bài Làm

Mấy hôm nay, thành phố rộn ràng thay áo mới đón xuân sang. Ngoài đường dòng người dường như vội vàng, tấp nập hơn thường lệ. Vì ai cũng bận rộn chuẩn bị cho năm mới sắp đến bên thềm rồi. Những cửa hiệu được trang trí rực rỡ, những món hàng đủ màu sắc bày biện đẹp đẽ, cùng những mảng đèn nhấp nháy, khiến cho mọi người phải say mê. Những khu chợ, siêu thị cũng tấp nập hơn thường ngày. Kẻ mua người bán bận rộn đến chẳng kịp buôn chuyện nhưng ai cũng cười thật tươi. Trên phố, những cành đào, cành mai, chậu cúc, chậu hồng… và muôn vàn loài hoa khác đua nhau nở rộ, đem sắc xuân về ngập tràn. Người dân trong những ngày Tết như vậy, ai cũng vui tươi, phấn khởi. Mặc bộ trang phục đẹp nhất, nói những chuyện vui nhất, tràn trề hi vọng. Những điều đó làm em yêu Tết vô cùng.

Cảm nhận về hình tượng người anh hùng trong các truyện truyền thuyết, trong câu có sử dụng cụm động từ.

Thánh Gióng là một trong những truyền thuyết nằm trong kho tàng truyền thuyết của Việt Nam. Thánh Gióng cũng mang những giá trị vô cùng to lớn đối với dân tộc. Thể hiện tinh thần yêu nước qua hình ảnh người anh hùng Thánh Gióng, truyền thuyết đã cho chúng ta biết được sức mạnh của lòng yêu nước, sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cứu nước.

Gióng có sự ra đời khác biệt so với mọi người. Hình ảnh người mẹ của Gióng trong một lần đi làm đồng đã thấy một vết chai to và lạ bèn ướm thử. Vậy là bà mang thai Gióng. Một sự ra đời kỳ lạ báo hiệu cho một tương lai hơn người. Gióng là thần được phái xuống để trừ giặc Minh cho dân nên sự ra đời của Gióng có yếu tố kỳ lạ là điều thường tình.

Không chỉ ra đời khác biệt, Thánh Gióng còn có cả quá trình lớn lên cũng vô cùng khác biệt. Mang thai chín tháng mười ngày, mẹ sinh Gióng. Thế nhưng Gióng sinh ra làm cách nào đi chăng nữa cũng không biết nói dù đã 3 tuổi. thế rồi, vào một hôm nghe sứ giả đi ngang qua đọc lời chiêu mộ người tài giúp dân đánh giặc Gióng đã cất tiếng nói đầu tiên.

Tiếng nói đầu tiên của Gióng không giống như những đứa trẻ khác, không phải là tiếng ê a, tiếng gọi cha mẹ mà là tiếng nói nhờ mẹ gọi sứ giả vào để nói chuyện. Câu nói đầu tiên với sứ giả ấy là lời yêu cầu cứu nước, là tinh thần và niềm tin vào sự chiến thắng. Đợi ba năm để đến ngày hôm nay Gióng được cất lên tiếng nói cho tổ quốc. Giọng nói đĩnh đạc, đàng hoàng, mạnh mẽ cứng cỏi lạ thường. Gióng nói với sứ giả báo với nhà vua chuẩn bị vũ khí, công cụ để mình ra trận đánh giặc. câu nói ấy cho thấy tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm luôn luôn hiện diện thường trực trong tâm tưởng mỗi con người từ khi bé thơ. Tinh thần yêu nước chiến đấu vì đất nước sẽ không cứ người già hay trẻ, chỉ cần có lòng yêu nước là sẽ có thể chiến đấu giành lại hòa bình cho dân tộc.

Sau khi gặp sứ giả, hẹn ngày ra trận đánh giặc, Gióng ăn rất khỏe. Ăn bao nhiêu cũng không đủ. Dân làng góp gạo thổi cơm nuôi Gióng lớn. Và đương nhiên Gióng lớn nhanh như thổi. Đến ngày nhà vua đem ngựa sắt và những thứ mà Gióng yêu cầu tới là lúc Gióng vươn vai chuẩn bị ra trận.

Cái vươn vai kỳ diệu ấy đã biến Gióng thành một con người khác. Cái vươn vai ấy làm cho Gióng lớn bổng gấp ngàn lần. Qua chi tiết đó ta có thể thấy được sức sống mãnh liệt của người anh hùng, hình ảnh đại diện cho nhân dân. Mỗi khi gặp khó khăn không bao giờ gục ngã mà luôn luôn cố gắng vươn lên để chiến thắng. Cái sức mạnh vô biên ấy được nuôi lớn bởi những thứ bình thường giản dị trong cuộc sống hằng ngày. Đó là cơm gạo của nhân dân, đó là tình yêu thương của nhân dân đối với Gióng, đối với người anh hùng Việt Nam. Ngoài ra, đó còn là sức mạnh của tinh thần đoàn kết dân tộc vô cùng to lớn. Chi tiết Gióng lớn nhanh như thổi và mọi người trong làng góp gạo nuôi Gióng đã thể hiện được tinh thần đoàn kết, sự yêu thương đùm bọc giữa quân và dân ta trong những ngày chiến đấu gian khổ.

Người anh hùng Gióng sau khi đã nhận được tư trang từ nhà vua, sau khi đã nhận được sức mạnh từ nhân dân bằng tình yêu thương mộc mạc chân thành mà lên đường đi đánh giặc. Gióng ra đi trong khí thế hào hùng mạnh mẽ xông pha trận địa đánh tan quân giặc. Gióng cùng nhân dân không chỉ đợi giặc đến mà đánh, chàng còn cùng nhân dân tìm giặc mà đánh, khiến chúng thất bại thảm hại.

Trên đường đi đánh giặc, không đơn thuần là sử dụng vũ khí của vua ban, Thánh Gióng còn dùng cả những vũ khí sẵn có trên đường như cây tre, ngọn tầm vông. Trên đất nước này, đất nước mà tình thần yêu nước luôn hừng hực trong trái tim của mỗi con người thì tinh yêu nước ấy gắn liền với mọi vật trên mảnh đất quê hương. Không cứ là đao gươm hay vũ khí nào lợi hại, những cây cối ven đường cũng là thứ vũ khí mạnh mẽ của người anh hùng trong chiến tranh. Dù những cây cối ấy là nhỏ bé, tầm thường nhưng vẫn luôn mang một sức mạnh to lớn để đánh bại quân thù.

Trận đánh hiện lên qua lời kể của tác giả dân gian một cách nhanh gọn nhưng mạnh mẽ và cuốn hút làm nổi bật lên được hình tượng người anh hùng cứu nước của dân tộc ta. Trận đánh kết thúc, quân giặc tan tác trong thất bại, Gióng bay về trời. Một nhân vật ra đời trong phi thường, lớn lên một cách kỳ lạ, chiến đấu mạnh mẽ cho đến lúc ra đi cũng là một sự ra đi phi thường. Gióng tắm rửa cởi bỏ áo giáp sắt và bay về trời trên đỉnh Sóc Sơn. Giặc đã tan, đã đến lúc Gióng phải đi. Một sự ra đi nhẹ nhàng không màng danh lợi. Đánh giặc là điều hiển nhiên đối với Gióng cũng như đối với những người anh hùng Việt Nam. Họ xông pha trận mạc, hi sinh bản thân mình để đem lại bình yên cho tổ quốc và họ không trông mong vào một thứ gọi là danh lợi. Gióng là con của thần, được thân phái xuống đánh giặc giúp dân thì khi đã hoàn thành nhiệm vụ thì Gióng phải về trời.

Thánh Gióng bay về cõi vô biên bất tử, nhân dân đã lập đến thờ để tưởng nhớ đến công lao của Gióng, để thể hiện lòng biết ơn, sự yêu mến và trân trọng, luôn giữ mãi hình ảnh người anh hùng trong tâm trí họ mà biết ơn. Hình ảnh nhân vật Thánh Gióng ấy không chỉ có trong truyền thuyết, đó là những người anh hùng áo vải thực sự ngoài đời thật trong những cuộc kháng chiến khốc liệt. Họ là những con người sinh ra trong bình dị, lớn lên và nuôi dưỡng tình yêu quê hương đất nước để một ngày cống hiến cho tổ quốc thân yêu không hối tiếc. Có những chàng trai và những cô gái ấy đã hi sinh tuổi xuân và cuộc đời của mình cho đất nước. Những em nhỏ vẫn ngày ngày trưởng thành trong ngây thơ cùng với lòng yêu nước nồng nàn của mình. Cả một dân tộc với biết bao con người, biết bao thế hệ cùng chung một nhịp đập hướng về tổ quốc đã không tiếc đời mình hy sinh cho tổ quốc để ngày hôm nay chúng ta được sống trong hòa bình hạnh phúc. Cũng như Gióng, những người anh hùng ấy sẽ mãi bất tử trong lòng mỗi người dân Việt.

Nhân vật Thánh Gióng là nhân vật mang đậm màu sắc của những người anh hùng, của nhân dân lao động bình dị mộc mạc. Một con người sinh ra lớn lên va chiến đấu một cách kỳ lạ nhưng đó lại là ước mơ, là mong muốn của nhân dân ta gửi gắm trong những câu chuyện này.

Miêu tả về người bạn, trong câu có sử dụng cụm tính từ.

Tôi và Vân chơi với nhau từ năm lớp ba. Đến tận bây giờ nó vẫn là đứa bạn thân thiết nhất và hiểu tôi hơn bất kì ai.

Vân là một đứa cao, to lớn hơn tôi rất nhiều. Mạnh mẽ, vui vẻ và sôi động chính là những từ thích hợp nhất để nói về Vân. Trong khi tôi - đứa bạn của nó thì hoàn toàn ngược lại: bé nhỏ, nhút nhát và hơi tự ti. Với tính cách đó nên khi chuyển vào lớp Vân, ban đầu tôi không có bạn. Tôi chỉ lặng lẽ thu mình trong không gian riêng, không trò chuyện, hay nói đúng hơn là không dám bắt chuyện với ai. Chính chiếc bút chì màu Vân cho tôi trong giờ mĩ thuật đã bắt đầu tình bạn của hai đứa. Nhớ lúc đó tôi đang loay hoay không biết làm thế nào để hoàn thiện hình vẽ ông mặt trời trong khi cây bút chì màu đỏ của tôi không cánh mà bay thì một cánh tay đưa ra, trên đó là thứ tôi cần. Bạn có dùng không? Ưu tiên bạn mới tô trước. Dúi bút vào tay tôi, Vân cười hì hì rồi quay lên. Tôi bất ngờ và cảm động. Không hiểu sao lúc đó, trong trí óc ngây thơ của tôi, Vân như thể là một cô tiên vừa ban cho tôi một phép màu. Từ đó, tình bạn giữa hai đứa bắt đầu.

Trong lớp hai đứa lúc nào cũng như hình với bóng, đi đâu cũng có nhau. Chúng tôi đến trường cùng nhau, ngồi gần bàn nhau, cùng học bài và cùng nhau vui chơi. Những lúc tôi bị bắt nạt, Vân luôn là “bảo kê” số một của tôi. Âu yếm và hài hước, Vân gọi tôi là Ngố còn tôi gọi nó là Voi con.

Chơi với nhau lâu nên Vân hiểu tôi lắm. Những lúc tôi buồn nó thường đến bên tôi ngồi lặng lẽ, không nói gì. Bởi nó biết những lúc thế này tôi chỉ muốn một không gian yên tĩnh, tôi sợ cảm giác bị thương hại.

Bên ngoài trông Vân có vẻ là một đứa nóng tính như Trương Phi nhưng thực ra nó cũng rất tình cảm. Nó thường viết thư trò chuyện, an ủi động viên tôi. Nó như một người chị lớn, luôn muốn dang rộng cánh tay che chở cho đứa em gái bé nhỏ của mình vậy.

Khi chúng tôi chia tay để sang trường THPT khác nhau, dù rất ghét ngồi tỉ mẩn làm những đồ trang trí thế mà vì tôi, nó chịu ngồi cả tuần trong nhà, quyết gấp bằng được nghìn con hạc tặng tôi. Hôm nó mang đến, mặt tươi như hoa, tay đưa tôi một hộp thuỷ tinh rất to, bên trong là bao nhiêu chú hạc xinh xắn đủ các màu lại còn khuyến mại thêm đôi dây buộc tóc hình xúc xắc rất đáng yêu nữa chứ. Sung sướng và cảm động đến phát khóc, tôi ôm chặt nó, không nói lên lời...

Bây giờ tuy mỗi đứa một trường, gặp nhau không được nhiều như trước nên chúng tôi hay nói chuyện với nhau qua điện thoại. Nhờ ảnh hưởng từ nó mà giờ đây tôi mạnh mẽ hơn rất nhiều, không còn nhút nhát như trước, thậm chí còn rất sôi nổi và hoạt bát. Tôi phải thầm cảm ơn Vân - người bạn yêu quý - đã đánh văng cái tính nhút nhát kinh niên của tôi, giúp tôi hoàn thiện mình hơn. Đối với tôi, Voi con luôn là người bạn mà tôi yêu quý nhất. Không bao giờ tôi muốn đánh mất bạn ấy .

Nhớ phải k cho mình nha!

14 tháng 8 2017

Ông nội của em năm nay đã ngoài 70 tuổi. Ông là kĩ sư chăn nuôi của Sở nông nghiệp tỉnh Hải Dương. Da mồi, tóc bạc phơ, ông đeo kính khi đọc sách báo. Ông thích uống trà vào buổi sáng. Bạn của ông là các cụ cán bộ trong huyện đã về hưu. Bà con anh em rất kính trọng ông, gọi ông là cụ Điền. Ông vui vẻ và hiền hậu. Các cháu nội, ngoại đều được ông yêu quý, săn sóc việc học hành

14 tháng 8 2017

Em chỉ còn bà ngoại. Năm nay, bà em vừa tròn 60 tuổi. Bà là y sĩ bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, về hưu đã được 9 năm. Lúc vui, bà vẫn nhắc: “Cháu Hoa ra đời thì bà nhận sổ hưu”. Mái tóc bạc quá nửa, mắt bà vẫn tinh anh, bà làm gì cũng nhanh và khéo. Bà rất hiền từ. Tối nào bà cũng kèm em học. Chữ bà rất đep. Em rất yêu bà em. Em chỉ mong bà khỏe, vui sống đến trăm tuổi cùng con cháu.

I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về nhà thơ Xuân Quỳnh, tác phẩm Chuyện cổ tích về loài người.

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.

II. Thân bài

1. Sự ra đời của loài người

- Sinh ra trước nhất: toàn là trẻ con

- Khung cảnh thuở sơ khai:

  • Không dáng cây ngọn cỏ.
  • Chưa có mặt trời, toàn là bóng đêm.
  • Không có màu sắc khác.

2. Sự ra đời của thiên nhiên

  • Mặt trời: giúp trẻ con nhìn rõ.
  • Cây, cỏ, hoa: giúp trẻ con nhận rõ màu sắc, kích thước.
  • Tiếng chim, làn gió: giúp trẻ con cảm nhận được âm thanh.
  • Sông: giúp trẻ con có nước để tắm
  • Biển: giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp thực phẩm và là nơi tìm hiểu, khám phá.
  • Đám mây: đem đến bóng mát.
  • Con đường: giúp trẻ con tập đi.

=> Thiên nhiên không chỉ là nơi sinh sống, mà những sự vật trong thiên nhiên sẽ phục vụ cho cuộc sống của con người.

3. Sự ra đời của gia đình

  • Mẹ: mang đến tình yêu thương và lời ru, sự chăm sóc.
  • Bà: mang đến những câu chuyện cổ tích, dạy dỗ những giá trị văn hóa tốt đẹp.
  • Bố: dạy dỗ những kiến thức, giúp trẻ em hiểu biết.

=> Gia đình là nơi luôn che chở và yêu thương cho con người.

4. Sự ra đời của xã hội

  • Chữ viết, bàn ghế, cục phấn, cái bảng, trường học… đều là những đồ dùng học tập của con người.
  • Thầy giáo, cô giáo là người dạy dỗ, cung cấp kiến thức.

=> Giáo dục có vai trò quan trọng đối với con người.

III. Kết bài

Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Chuyện cổ tích của loài người.

BT2.  Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:      “… Cuộc sống của mình thật đơn điệu. Mình săn gà, con người săn mình. Mọi con gà đều giống nhau. Mọi con người đều giống nhau. Cho nên mình hơi chán. Bởi vậy, nếu bạn cảm hóa mình, xem như đời mình đã được chiếu sáng. Mình sẽ biết thêm một tiếng chân khác hẳn mọi bước chân khác. Những bước chân khác chỉ khiến mình...
Đọc tiếp

BT2.  Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

     “… Cuộc sống của mình thật đơn điệu. Mình săn gà, con người săn mình. Mọi con gà đều giống nhau. Mọi con người đều giống nhau. Cho nên mình hơi chán. Bởi vậy, nếu bạn cảm hóa mình, xem như đời mình đã được chiếu sáng. Mình sẽ biết thêm một tiếng chân khác hẳn mọi bước chân khác. Những bước chân khác chỉ khiến mình chốn vào lòng đất. Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang, như tiếng nhạc. Và nhìn xem! Bạn thấy không, cách đồng lúa mì đằng kia? Mình không ăn bánh mì. Lúa mì chả có ích gì cho mình. Những đồng lúa mì chẳng gợi nhớ gì cho mình cả. Mà như vậy thì buồn quá! Nhưng bạn có mái tóc vàng óng. Nếu bạn cảm hóa mình thì thật là tuyệt vời! Lúa mì vàng óng ả sẽ làm mình nhớ đến bạn. Và mình sẽ thích tiếng gió trên đồng lúa mì...”

                                           (Trích Hoàng tử bé, Ăng- toan- đơ Xanh-tơ Ê-xu-be-ri)

Câu 1. Đoạn văn trên là lời của ai nói với ai, trong hoàn cảnh nào?

Câu 2. Từ “đơn điệu” trong đoạn văn trên thuộc loại từ gì? Giải thích nghĩa của từ này.

Câu 3. Chỉ ra phép tu từ và nêu tác dụng của phép tu từ đó trong câu văn “Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang, như tiếng nhạc”.

Câu 4. Từ đoạn văn và trải nghiệm thực tế của bản thân, theo em cần làm gì để có một tình bạn đẹp. Hãy viết một đoạn văn từ 5- 7 câu.

2
28 tháng 2 2022

Câu 1: Cáo nói với Hoàng từ bé khi Hoàng tử bé đến Trái đất 

Câu 2: 

Đơn điệu: Vòng quay lặp đi lặp lại liên tục

Con cáo cảm thấy cuộc sống của mình thật đơn điệu vì cáo săn gà, con người săn cáo. Mọi con gà đều giống nhau. Mọi con người đều giống nhau.

Câu 3:

So sánh "ước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang" với "tiếng nhạc"

Tác dụng:

Tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho câu văn

Nhấn mạnh điều tuyệt đẹp mà Hoàng tử bé mang đến cho Cáo, giúp Cáo thấy được sự tươi đẹp và rộn ràng, háo hức với cuộc sống.

Câu 4:

Nếu được hoàng tử bé cảm hóa, cuộc sống của cáo sẽ thay đổi: Vui tươi, rộn ràng, ý nghĩa và giá trị hơn. 

ý nghĩa của tình bạn được thể hiện ở chỗ ta sẽ đồng hành cùng bạn, làm bạn tốt hơn, vui hơn và thấy được hạnh phúc hơn. Chúng ta đặt mình vào hoàn cảnh của bạn, cùng bạn sẻ chia..

Câu 5:

Con cáo trong đoạn trích “Nếu cậu muốn có một người bạn” đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Cáo là con vật ngoài đời thì nguy hiểm nhưng nó lại thật gần gũi, thân thiện trong trang văn của Ăng toan đơ. Cáo đã trò chuyện với Hoàng tử bé như người bạn thân và tình bạn diệu kì giữa Hoàng tử bé và cáo nở rộ giúp ta thêm hiểu, thêm trân trọng giá trị của tình bạn. Cáo có khao khát được cảm hóa. Khao khát của cáo là khao khát đẹp, chân thành và cũng thật đáng trân trọng. Chúng ta có thể thấy được sự thay đổi trong Cáo trong cuộc nói chuyện với Hoàng tử bé. Nó không phải chú cáo độc ác hay sống một đời nhàm chán, lặp đi lặp lại. Nó có khao khát sự sống đẹp và ý nghĩa. Ở cáo, bạn đọc còn thấy được phần nào hình ảnh người bạn chân thành, dễ mến. 

28 tháng 2 2022

nhanh thế

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:“Em quẹt một que diêm nữa vào tường, một ánh sáng xanh tỏa ra xung quanh và em bé nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em.- Bà ơi! – Em bé reo lên. – Cho cháu đi với! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến đi mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây Nô-en ban nãy, nhưng xin bà đừng bỏ cháu ở nơi này; trước kia, khi bà chưa về với Thượng...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Em quẹt một que diêm nữa vào tường, một ánh sáng xanh tỏa ra xung quanh và em bé nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em.

- Bà ơi! – Em bé reo lên. – Cho cháu đi với! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến đi mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây Nô-en ban nãy, nhưng xin bà đừng bỏ cháu ở nơi này; trước kia, khi bà chưa về với Thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết bao! Dạo ấy bà đã nhủ cháu rằng nếu cháu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp lại bà, bà ơi! Cháu van bà, bà xin với Thượng đế chí nhân cho cháu về với bà. Chắc Người không từ chối đâu.

Que diêm tắt phụt, và ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt em bé cũng biến mất.”

                                                                 (Trích: Cô bé bán diêm của An-đéc-xen)

 

Câu 1: Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là nhân vật chính? Truyện thuộc thể loại nào?

Câu 2: “Chí nhân” có nghĩa là vô cùng nhân từ, hết mực yêu thương (Chí: rất, hết mực; nhân: nhân từ, yêu thương). Em hãy tìm ít nhất một từ có yếu tố chí và giải thích nghĩa của từ đó.

Câu 3: Tìm từ láy trong đoạn văn trên. Đặt một câu có sử dụng một trong những từ láy em vừa tìm được.

Câu 4: Nếu có một điều ước dành cho trẻ em trên thế giới hiện nay, em sẽ ước điều gì?

Câu 5: Viết một đoạn văn (5 đến 7 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật chính trong đoạn trích trên.

1
24 tháng 10 2021

giúp mình nhé mình đang cần gấp

24 tháng 12 2021

Bài ca dao này đã làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình. Tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”, đó là công sinh thành, dưỡng dục; đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.