Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Khái niệm lịch sử có thể hiểu theo ba nghĩa chính:
+ Thứ nhất, lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.
+ Thứ hai, lịch sử là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ.
+ Thứ ba, lịch sử là một khoa học (còn gọi là Sử học) nghiên cứu về quá khứ của con người. Khoa học lịch sử nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó.
Như vậy, khái niệm lịch sử gắn liền với hai yếu tố cơ bản: hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
- Hiện thực lịch sử:
+ Là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người (người nhận thức).
VD: Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước hàng vạn quần chúng nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đánh dấu thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đó là một hiện thực lịch sử (sự thật, khách quan).
- Nhận thức lịch sử:
+ Là toàn bộ tri thức lịch sử, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con người về quá khứ (nhận thức về sự việc đã xảy ra.
VD: Về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, đa số quan điểm cho rằng đây là kết quả của sự chuẩn bị lâu dài và lãnh đạo sáng suốt của Đảng. Bên cạnh đó, cũng có thể có những quan điểm, nhận thức cho rằng đó chỉ là sự "ăn may".
- Khái niệm Sử học:
Sử học là một khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người. Khoa học lịch sử nghiên cứu về các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó.
- Văn minh: là trạng thái tiến bộ về cả vật chất và tinh thần của xã hội loài người, tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hoá. Văn minh còn có nghĩa là đã thoát khỏi thời kì nguyên thuỷ.
- Phân biệt văn minh và văn hóa:
+ Văn hóa bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra từ khi xuất hiện cho đến nay.
+ Văn minh là những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao của xã hội.
- Thông thường, con người bước vào thời đại văn minh khi xuất hiện nhà nước và chữ viết. Tuy nhiên, do hoàn cảnh cụ thể, ở một số nơi, khi nhà nước xuất hiện, chữ viết vẫn chưa ra đời (ví dụ: nhà nước Văn Lang....), nhưng đó là những trường hợp không điển hình.
- Khái niệm văn minh Đại Việt:
+ Văn minh Đại Việt là nền văn minh tồn tại và phát triển cùng quốc gia Đại Việt, trải dài gần 1000 năm (từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX), gắn liền với: chính quyền họ Khúc, họ Dương và các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng, Tây Sơn, Nguyễn
+ Văn minh Đại Việt được phát triển trong điều kiện độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt với kinh đô chủ yếu là Thăng Long (Hà Nội). Vì vậy văn minh Đại Việt còn được gọi là văn minh Thăng Long.
Phong trào Văn hoá Phục hưng:
- Giai cấp tư sản, một mặt muốn khôi phục lại tinh hoa văn hoá xán lạn của các quốc gia cổ đại Hi Lạp, Rô-ma. Mặt khác cũng góp phần xây dựng một nền văn hoá mới, đề cao giá trị con người, đòi quyền tự do cá nhân, coi trọng khoa học - kĩ thuật. Trào lưu văn hóa này được gọi là phong trào Văn hoá Phục hưng.
- Quê hương của phong trào Văn hoá Phục hưng là I-ta-li-a. Từ đây, phong trào đã lan nhanh sang các nước Tây Âu và trở thành một trào lưu rộng lớn.
- Thời đại Văn hoá Phục hưng chứng kiến sự tiến bộ vượt bậc của khoa học - kĩ thuật, sự phát triển phong phú về văn học và sự nở rộ các tài năng.
- Những cá nhân tiêu biểu thời kì này được gọi là những con người “khổng lổ”. Đó là:
+ Ra-bơ-le vừa là nhà văn, vừa là nhà y học;
+ Đê-các-tơ vừa là nhà toán học xuất sắc, vừa là nhà triết học lớn;
+ Lê-ô-na đơ Vanh-xi vừa là hoạ sĩ thiên tài, vừa là kĩ sư nổi tiếng;
+ Sếch-xpia là nhà soạn kịch vĩ đại,...
- Nội dung chính:
+ Lên án nghiêm khắc Giáo hội Ki tô, tấn công vào trật tự xã hội phong kiến.
+ Đề cao giá trị nhân bản và tự do cá nhân, xây dựng thế giới quan tiến bộ.
- Đây là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại giai cấp phong kiến lỗi thời. Nó đã cổ vũ và mở đường cho văn hoá châu Âu phát triển hơn.
Phong trào Văn hoá Phục hưng:
- Giai cấp tư sản, một mặt muốn khôi phục lại tinh hoa văn hoá xán lạn của các quốc gia cổ đại Hi Lạp, Rô-ma. Mặt khác cũng góp phần xây dựng một nền văn hoá mới, đề cao giá trị con người, đòi quyền tự do cá nhân, coi trọng khoa học - kĩ thuật. Trào lưu văn hóa này được gọi là phong trào Văn hoá Phục hưng.
- Quê hương của phong trào Văn hoá Phục hưng là I-ta-li-a. Từ đây, phong trào đã lan nhanh sang các nước Tây Âu và trở thành một trào lưu rộng lớn.
- Thời đại Văn hoá Phục hưng chứng kiến sự tiến bộ vượt bậc của khoa học - kĩ thuật, sự phát triển phong phú về văn học và sự nở rộ các tài năng.
- Những cá nhân tiêu biểu thời kì này được gọi là những con người “khổng lổ”. Đó là:
+ Ra-bơ-le vừa là nhà văn, vừa là nhà y học;
+ Đê-các-tơ vừa là nhà toán học xuất sắc, vừa là nhà triết học lớn;
+ Lê-ô-na đơ Vanh-xi vừa là hoạ sĩ thiên tài, vừa là kĩ sư nổi tiếng;
+ Sếch-xpia là nhà soạn kịch vĩ đại,...
- Nội dung chính:
+ Lên án nghiêm khắc Giáo hội Ki tô, tấn công vào trật tự xã hội phong kiến.
+ Đề cao giá trị nhân bản và tự do cá nhân, xây dựng thế giới quan tiến bộ.
- Đây là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại giai cấp phong kiến lỗi thời. Nó đã cổ vũ và mở đường cho văn hoá châu Âu phát triển hơn.
Tham khảo:
Khái quát quá trình hoàn chính bộ máy thống trị của nhà Nguyễn là:
Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi (Gia Long), lập ra nhà Nguyễn, đóng đô ở Phú Xuân (Huế).
Năm 1804, đặt tên nước là Việt Nam.
Năm 1838, vua Minh Mạng đổi tên nước thành Đại Nam. Tổ chức chính quyền trung ương theo mô hình nhà Lê sơ.
Cả nước chia thành 3 vùng: Bắc thành, Gia Định thành và các Trực doanh do triều đình trực tiếp cai quản.
Năm 1831 - 1832, vua Minh Mạng chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên. Đứng đầu tỉnh là Tổng đốc và Tuần phủ. Dưới tỉnh là phủ, huyện (châu), tổng, xã.
Nhà Nguyễn tuyển chọn quan lại bằng thi cử.
Ban hành bộ luật Hoàng Việt luật lệ (bộ Luật Gia Long) gần 400 điều.
Quân đội được trang bị vũ khí đầy đủ.
Nhận xét về bộ máy thống trị của nhà Nguyễn:
Nhìn chung bộ máy nhà nước thời Nguyễn giống thời Lê Sơ, có cải cách chút ít. Nhưng chính những cải cách đó nhằm tập trung quyền hành vào tay vua vì vậy, nhà nước thời Nguyễn cũng là nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền.
*Bộ máy nhà nước ngày càng hoàn chỉnh và chặt chẽ.
– Nhìn chung bộ máy nhà nước thời Nguyễn giống thời Lê sơ.
– Những cải cách đó nhằm tập trung quyền lực vào tay nhà vua vì vậy nhà nước thời Nguyễn vẫn là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền ở mức độ cao.
Tham khảo:
Khái quát quá trình hoàn chính bộ máy thống trị của nhà Nguyễn là:
Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi (Gia Long), lập ra nhà Nguyễn, đóng đô ở Phú Xuân (Huế).
Năm 1804, đặt tên nước là Việt Nam.
Năm 1838, vua Minh Mạng đổi tên nước thành Đại Nam. Tổ chức chính quyền trung ương theo mô hình nhà Lê sơ.
Cả nước chia thành 3 vùng: Bắc thành, Gia Định thành và các Trực doanh do triều đình trực tiếp cai quản.
Năm 1831 - 1832, vua Minh Mạng chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên. Đứng đầu tỉnh là Tổng đốc và Tuần phủ. Dưới tỉnh là phủ, huyện (châu), tổng, xã.
Nhà Nguyễn tuyển chọn quan lại bằng thi cử.
Ban hành bộ luật Hoàng Việt luật lệ (bộ Luật Gia Long) gần 400 điều.
Quân đội được trang bị vũ khí đầy đủ.
Nhận xét về bộ máy thống trị của nhà Nguyễn:
Nhìn chung bộ máy nhà nước thời Nguyễn giống thời Lê Sơ, có cải cách chút ít. Nhưng chính những cải cách đó nhằm tập trung quyền hành vào tay vua vì vậy, nhà nước thời Nguyễn cũng là nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền.
*Bộ máy nhà nước ngày càng hoàn chỉnh và chặt chẽ.
– Nhìn chung bộ máy nhà nước thời Nguyễn giống thời Lê sơ.
– Những cải cách đó nhằm tập trung quyền lực vào tay nhà vua vì vậy nhà nước thời Nguyễn vẫn là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền ở mức độ cao.
nền văn hóa Ấn độ ảnh hướng đến rất nhiều khu vực, nổi bật trong đó là khu vực Đông Nam Á.
Những ảnh hưởng có thể kể đến như tôn giáo, chữ viết, văn hóa,...
nền văn hóa Ấn độ ảnh hướng đến rất nhiều khu vực, nổi bật trong đó là khu vực Đông Nam Á.
Những ảnh hưởng có thể kể đến như tôn giáo, chữ viết, văn hóa,...
+/ Cơ sở hình thành của văn minh Đại Việt:
- Sự kế thừa nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc:
+ Văn minh Đại Việt có nguồn gốc sâu xa từ nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc được bảo tồn qua hơn một ngàn năm Bắc thuộc.
+ Những di sản và truyền thống của văn minh Văn Lang - Âu Lạc tiếp tục được phục hưng, phát triển trong thời kì độc lập, tự chủ.
- Dựa trên trên nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt:
+ Độc lập, tự chủ là nhân tố quan trọng của việc hình thành và phát triển của nền văn minh Đại Việt.
+ Trải qua các triều đại khác nhau, nền độc lập, tự chủ quốc gia tiếp tục được củng cố vững chắc. Đó là điều kiện thuận lợi để nhân dân xây dựng và phát triển một nền văn hoá dân tộc rực rỡ trên mọi lĩnh vực.
- Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh bên ngoài:
+ Trong quá trình hình thành và phát triển, ngoài việc kế thừa nền văn minh sống Hồng, người Việt đã tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn minh từ bên ngoài, đặc biệt là:
+ Văn minh Trung Hoa (ví dụ: thể chế chính trị, luật pháp, chữ viết, tư tưởng Nho giáo, giáo dục, khoa cử,...)
+ Văn minh Ấn Độ (ví dụ: Phật giáo, nghệ thuật, kiến trúc,...)
=> Các yếu tố văn minh Trung Quốc, Ấn Độ đã góp phần làm phong phú nền văn minh Đại Việt.
+/ Cơ sở quan trọng nhất là: nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt. Vì: môi trường hòa bình, ổn định; nền độc lập, tự chủ của dân tộc được bảo vệ vững chắc sẽ tạo điều kiện để các tầng lớp nhân dân xây dựng và phát triển một nền văn hóa dân tộc rực rỡ trên mọi lĩnh vực.
* Cơ sở hình thành văn văn minh Đại Việt:
- Kế thừa nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc: cội nguồn từ những nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam; phản ánh quá trình sinh sống, lao động và thích ứng với điều kiện tự nhiên và cuộc đấu tranh trong hơn 1000 năm Bắc thuộc để giành độc lập và bảo tồn văn hoá dân tộc…
- Dựa trên nền độc lập tự chủ của quốc gia Đại việt: Trải qua các triều đại, triều đình và nhân dân luôn kiên cường chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ và củng cố nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt tạo điều kiện cho nền văn minh Đại Việt phát triển rực rỡ…
- Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của các nền văn minh bên ngoài (Ấn Độ, Trung Hoa,...) về tư tưởng, chính trị, giáo dục, văn hoá, kĩ thuật,...
* Cơ sở quan trọng nhất:
- Cơ sở quan trọng nhất hình thành văn văn minh Đại Việt là nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt.
- Vì: môi trường hòa bình, ổn định; nền độc lập, tự chủ của dân tộc được bảo vệ vững chắc sẽ tạo điều kiện để các tầng lớp nhân dân xây dựng và phát triển một nền văn hóa dân tộc rực rỡ trên mọi lĩnh vực.
* Trình bày khái quát:
- Chính quyền Trung ương được tổ chức theo mô hình thời Hậu Lê
- Thời Gia Long chia nươc thành 3 vùng: Bắc thành, Gia Định thành và các Trực Doanh ( Trung Bộ ) do triều đình trực tiếp cai quản
Năm 1831 - 1832: Minh Mạng thực hiện một cuộc cải cách hành chính, chia cả nước thành 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên. Đứng đầu là Tổng đốc triều phủ hoạt động theo sự điều hành của triều đình
Tuyển chọn quan lại thông qua giáo dục, thi cử
Một bộ luật mới được ban hành – Hoàng triều luật lệ hay Luật Gia Long, gồm 400 điều.
Quân dội được tổ chức quy củ, trang bị đầy đủ, song còn lạc hậu, thô sơ.
* Nhận xét:
- Nhìn chung bộ máy Nhà nược thời Nguyễn giống thời Lê Sơ, có cải cách chút ít.
- Song những cải cách đó nhằm tập trung quyền hành vào tay vua vì vậy, Nhà nước thời Nguyễn là Nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền
- Bộ máy chính quyền ngày càng hoàn thiện từ thời Nguyễn Ánh và Minh Mạng.
- Năm 1802 khi lên ngôi Nguyễn Ánh đã tổ chức bộ máy chính quyền từ trung ương đến các địa phương quy củ chặt chẽ. Tổ chức các đơn vị hành chính: cả nước được chia thành ba vùng: Bắc Thành, Gia Định thành và các trực doanh do triều đình trực tiếp quản lý.
- Đến thời Minh Mạng, năm 1831 – 1832, bộ máy chính quyền hoàn chỉnh hơn, Minh Mạng chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ.
- Về luật pháp: Ban hành bộ luật Gia Long với các quy định chặt chẽ về việc bảo vệ nhà nước và các tôn ti trật tự phong kiến.
- Nhận xét:
+ Bộ máy nhà nước ngày càng hoàn chỉnh và chặt chẽ.
+ Nhìn chung bộ máy nhà nước thời Nguyễn giống thời Lê sơ
+ Những cải cách đó nhằm tập trung quyền lực vào vua vì vậy nhà nước thời Nguyễn vẫn là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tâp quyền.
Văn minh là trạng thái tiến hoá, phát triển cao của nền văn hoá và đối lập với nó là dã man, nguyên thuỷ.