K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 1 2022

Tham khảo:

Thời gian trôi qua nhanh quá! Thấm thoắt mà đã một năm. Mới hôm nào em được bố mẹ cho về quê ở Ninh Bình ăn Tết cùng ông bà và họ hàng bên nội, thế mà hôm nay đã là ngày cuối cùng của năm Bính Tuất.

Bố mẹ em chuẩn bị rất đầy đủ vì đây là lần đầu tiên ông bà nội ra Thủ đô đón Tết cùng con cháu. Không khí Tết tràn ngập trong căn nhà nhỏ. Phòng khách được trang hoàng đẹp đẽ. Trên bàn thờ bày bộ lư đồng sáng choang. Mùi nhang trầm thơm ngát. Đèn, nến, rượu, trà, bánh chưng, mứt, hoa quả... được ông em sắp xếp thật trang trọng. Cây đào bích khá lớn trồng trong chiếc chậu sứ đang nở những bông hoa tươi thắm chào đón xuân về.

Bữa cơm tất niên chiều ba mươi Tết là một bữa cơm đặc biệt. Từ sáng sớm, bà và mẹ đã đi chợ Đồng Xuân mua sắm những thứ cần thiết để nấu cỗ. Mẹ em là “bếp trưởng” phụ trách những món chính. Còn bà nội và chị Hà cùng với em làm “phụ bếp”. Mấy mẹ con, bà cháu vừa làm vừa trò chuyện thật vui. Em cũng học được cách tỉa rau củ thành những bông hoa, những con vật ngộ nghĩnh, xinh xinh để trang trí cho các món ăn thêm hấp dẫn.

Thức ăn đã nấu xong, bà nội tự tay sắp mâm cỗ cúng. Đỡ mâm cỗ từ tay bà, bố em đặt trước bàn thờ để ông nội thắp nhang khấn mời tổ tiên về sum họp cùng với con cháu trong dịp Tết.

Sau mấy tuần nhang, mâm cỗ được bưng xuống để con cháu hưởng lộc của tổ tiên. Thức ăn được dọn ra bàn: bánh chưng xanh, xôi gấc đỏ, thịt gà luộc vàng ươm, bát canh măng khô hầm chân giò màu nâu sẫm đặt bên cạnh đĩa xào gồm thịt bò, cà rốt, khoai tây, nấm hương, mộc nhĩ... Rồi giò lụa, giò thủ, nem rán... món nào cũng ngon lành và hấp dẫn.

Bố em rót rượu kính mời ông bà. Mọi người nâng cốc chúc mừng ngày vui, ba thế hệ quây quần bên mâm cơm ngày Tết. Trong bữa ăn, những câu chuyện về quê hương được ông bà, cha mẹ kể cho con cháu nghe. Quay sang em, ông bảo:

 

-  Cháu Đức này! Tuy sinh ra và lớn lên ỏ Hà Nội nhưng cháu phải luôn luôn nhớ rằng quê hương cháu ở Ninh Bình, ở đó có mồ mả tổ tiên, có ngôi nhà của ông bà, nơi bố cháu đã sinh ra vả lớn lên. Sau này trưởng thành, dù đi đâu về đâu cũng đừng quên quê hương, cháu nhé!

Rồi ông đọc cho cả nhà nghe hai câu thơ:

Cây có cội mới nảy cành xanh lá,

Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.

Ông giải thích cặn kẽ ý nghĩa của hai câu thơ trên. Giọng nói ấm áp, chân tình của ông khiến cho mọi người cảm động. Bố em kín đáo lau giọt nước mắt ứa trên mi. Ông nội với gương mặt hiền từ và chòm râu bạc như ông Tiên trong cổ tích đã để lại trong em một ấn tượng thật sâu đậm.

Sau bữa cơm, cả nhà tiếp tục chuyện trò. Bà em lấy cơi trầu ra, têm một miếng rồi vừa thong thả nhai trầu vừa kể cho em nghe những chuyện ở làng quê. Hè này, nhất định em sẽ xin bố mẹ cho về Ninh Bình để đi thăm cố đô Hoa Lư, mảnh đất cờ lau dẹp loạn ngày nào; thăm đền thờ Đinh Tiên Hoàng, vị vua tên tuổi lẫy lừng trong lịch sử dân tộc. Có bao điều thú vị đang chờ em trong năm mới.

28 tháng 1 2022

Tham khảo

 Bữa cơm cuối cùng của năm cũ là khoảng khắc sum vầy ấm áp nhất, là sợi dây gắn kết các thành viên trong gia đình, tỏ lòng thành kính với gia tiên. Bởi thế mà, trong sâu thẳm tiềm thức của mỗi người dân đất Việt không ai là không nhớ đến bữa cơm chiều 30 Tết.

Người Việt rất coi trọng bữa cơm chiều 30 Tết, bữa cơm cuối cùng của năm cũ. Mọi thành viên trong gia đình đi làm, đi học xa, dù còn nấn ná bận tới tận 29 Tết thì cũng cố gắng về tụ họp với đi đình trong khoảnh khắc quan trọng này. Vậy nên người ta thường gọi mâm cơm chiều cuối cùng của năm cũ là bữa cơm đoàn viên, là khoảng khắc đáng trân trọng nhất trong cả năm dài.

Công cuộc sắm sửa Tết đã bắt đầu từ nhiều ngày trước, nhưng đến 30, không khí tất bật chừng như vẫn còn hiện hữu. Ai cũng tranh thủ những giờ phút còn lại ngắn ngủi của năm cũ để mong chu toàn 3 ngày Tết. Các mẹ đi chợ sắm sửa nốt những thứ cần thiết như cau trầu, gia vị, hoa tươi; các ông, các bố thì chăm lo cho bàn thờ đón gia tiên về ăn Tết bên con cháu; trẻ nhỏ lăng xăng quét nhà, lau thêm bàn ghế... Nhưng trên hết là chuẩn bị bữa cơm tất niên đủ đầy, đầm ấm.

 

Bữa cơm tất niên là bữa ăn cuối cùng của năm cũ nên thường được thực hiện vào chiều 30 Tết. Lúc đó, mọi công việc chuẩn bị Tết cơ bản đã hoàn thành, nhà cửa trang hoàng, bàn thờ đã ngay ngắn, đầy đủ, nhang mời tổ tiên được trịnh trọng thắp lên, cũng là mời ông Công, ông Táo tiếp tục về cai quản bếp núc. Bữa cơm tất niên, bữa cơm đoàn viên có ý nghĩa thiêng liêng mà trọng đại, là sợi dây vô hình kết nối các thành viên, các thế hệ mỗi độ xuân về. Gia đình nào bữa cơm ấy càng đông, càng nhiều thế hệ quây quần càng chứng tỏ gia đình đó hạnh phúc, viên mãn, là niềm tự hào của mỗi thành viên trong gia đình.

Trong không khí ấm áp, khói trầm thơm ngát, bên mâm cơm có đủ bánh chưng xanh, dưa hành, giò mỡ… con cháu thành kính báo cáo với ông bà, cha mẹ những việc đã làm tốt trong năm, từ chuyện học hành, làm ăn đến chuyện tình cảm, hiếu nghĩa hay cả những luyến tiếc, những điều chưa hoàn thành và niềm hi vọng về một năm mới thuận lợi, bình an…Ông bà cũng không quên nhắc nhở con cháu phải phát huy truyền thống quê hương, gia đình, đồng thời phân công nhiệm vụ cho từng người, trong đó có việc phải đến chúc tết, thăm hỏi những cụ cao niên trong họ.

 

Bữa cơm tất niên kết thúc, cũng là lúc mọi người chuẩn bị cho lễ cúng giao thừa hay còn gọi là lễ trừ tịch. Ý nghĩa của lễ này là nhằm xua đi những điều xấu, dở của năm cũ, đón lấy điều mới mẻ, tốt lành của năm mới. Lễ thường được tổ chức tại gia đìnhvà tại chùa, đình, miếu mạo. Sau lễ cúng giao thừa, các gia đình thường tổ chức một bữa tiệc nhỏ để con cháu chúc phúc ông bà, cha mẹ, người lớn cũng dành những đồng tiền lẻ còn mới để mừng tuổi con trẻ, mong chúng ngoan ngoãn học hành giỏi giang, tiến bộ.

Dù đã ở bất kì độ tuổi nào, mỗi khi xuân về, cảm giác hồi hộp, thiêng liêng, phấn chấn khi được dự bữa cơm tất niên và đón năm mới giữa những người thân cũng đều vẹn nguyên các giá trị. Điều đó lý giải vì sao quê hương, gia đình luôn là nỗi niềm thương nhớ da diết của mỗi người dân đất Việt, kể cả những người Việt xa xứ, đang sống cách chúng ta nửa vòng trái đất mỗi khi Tết đến, xuân về.

11 tháng 1 2022

mau nha

11 tháng 1 2022

29 Tết, em cùng mẹ đi chợ mua hoa và sắm sửa đồ dùng cho ngày Tết.

Ngày 30, cả nhà cùng quét dọn nhà cửa và quây quần bên mâm cơm Tất niên.

Sáng mùng 1, em dậy thật sớm để đánh răng, rửa mặt, mặc bộ quần áo mới.

10 tháng 8 2023

Cuối tuần nào gia đình em cũng tụ tập đông đủ mọi thành viên để tổ chức một buổi sum họp vui vẻ cùng nhau. Tuần này, buổi sum họp đã diễn ra vào buổi tối thứ bảy và để lại nhiều kỉ niệm đáng nhớ cho mọi người. Dù bố bận rộn vì công việc bác sĩ phải trực ca kíp rất nhiều, nhưng đã kịp giờ về trước bữa tối của cả nhà. Bữa cơm hôm đó được mẹ em đặc biệt chuẩn bị với nhiều món ăn đặc sản như thịt vịt nướng lá móc mật, nem rán và canh măng hầm xương - món ăn mà cả gia đình em ai cũng yêu thích. Bữa cơm diễn ra trong không khí đầm ấm, vui vẻ, hòa thuận. Sau bữa cơm gia đình em cùng ngồi xem tivi, ăn hoa quả tráng miệng và trò chuyện về những điều đã diễn ra cả tuần vừa rồi. Đây là khoảng thời gian em luôn mong chờ nhất trong một tuần. Đó là một trong những điều gắn kết mọi thành viên gia đình và nuôi dưỡng tỏng em niềm tự hào, tình yêu gia đình thiêng liêng.

12 tháng 8 2023

bn chép mạng à

4 tháng 6 2023

Trong nhà trường, thầy, cô giáo nào em cũng kính yêu nhưng cô Hạnh là người đã để lại cho em nhiều ấn tượng đẹp đẽ nhất.

Dáng người cô cân đối, làn da ngăm ngăm trông gợi lên ở cô một sự khỏe mạnh, chất phác. Khuôn mặt tròn, phúc hậu. Nhìn mái tóc điểm bạc và những vết nhăn trên khuôn mặt ấy em đoán cô đã ngoàì bốn mươi tuổi. Cô rất thích mặc những bộ trang phục sẫm màu. Tuy giản dị nhưng cũng thật đep, thật trang nhã. Cô thường đeo kính trắng. Ẩn trong đôi mắt kính trong suốt ấy là cặp mắt sâu và sáng của cô. Đôi mắt thật hiền từ, thường nhìn chúng em bằng cái nhìn trìu mên. Khi cô mỉm cười hàm răng trắng nõn lộ ra ánh mát long lanh và dịu hiền khó tả. Em thích nhất là đôi bàn tay cô. Tuy bàn tay xương xương nhưng cô chấm bài nhanh thoăn thoắt. Mỗi con điểm mười trên trang vở của chúng em là liều thuốc hiệu nghiệm giúp cô quên hêt nhọc nhằn. Mỗi khi cô viêt bài trên bảng lớp, những đường gân rắn rỏi nổi lên. Nhìn đôi bàn tay cỏ em hình dung cô là một kiến trúc sư đang vẽ nên những nền móng của những tòa nhà vững chắc. Nói cho đúng hơn, cô là một kĩ sư tâm hồn đã dìu dắt rất nhiểu thế hệ.

Cô rất yêu chúng em và quan tâm đặc biệt đến các bạn học yếu, các bạn có hoàn cảnh khó khăn. Cô đã không ngần ngại mua cho chúng em những bút, những vở để học tập. Những lúc ấy em hình dung cô như người mẹ thứ hai của mình. Tuy bây giờ em không còn học cô nữa nhưng em luôn nhớ về hình ảnh của cô, luôn biêt ơn cô đã dìu dắt chúng em khôn lớn nên người.

 

29 tháng 3 2022

Tham khảo: 

Thật khó để có thể nói hết được ý nghĩa của mái ấm gia đình, khó có thể dùng từ ngữ nào diễn tả được sự hạnh phúc của một tổ ấm đầy yêu thương.

Em luôn cảm thấy may mắn vì gia đình của em là một gia đình hạnh phúc, dù ban ngày mỗi người một công việc ở những nơi khác nhau nhưng đến tối là tất cả đều tụ họp đông đủ sum vầy bên nhau.

Gia đình em gồm bốn thành viên, bố mẹ em và chị gái của em, sau khi tan làm và tan học mọi người trở về nhà cùng nhau dọn dẹp. Bố thì tưới cây, chị thì quét sân, còn em phụ mẹ nấu cơm, bữa cơm tối luôn thịnh soạn nhất, mẹ nấu nhiều món ngon ai cũng thích ăn. Nhà em thường ăn cơm lúc 7 giờ tối, cả nhà quây quần bên chiếc bàn tròn nhỏ ở giữa nhà bếp, mọi người ăn rất ngon miệng và vui vẻ. Sau khi ăn và dọn dẹp bát đĩa xong cả nhà lại cùng nhau quây quần trong phòng khách, em cùng chị gọt hoa quả mời bố mẹ và cả nhà cùng ăn, chuyện trò rất vui vẻ. Bố hỏi em và chị ngày hôm nay đi học như thế nào, dù có điểm thưởng hay không bố vẫn khen và tặng em một cái thơm. Công việc của bố mẹ tuy rất mệt và căng thẳng nhưng khi về nhà bố mẹ lại là những người tươi vui nhất, không hề than vãn dù nửa lời, chỉ lắng nghe lời kêu của con cái rồi mỉm cười động viên.

Em nhận ra dù chỉ là khoảnh khắc gia đình sinh hoạt ngắn ngủi buổi tối nhưng đó chính là thứ keo tốt nhất gắn kết tình cảm gia đình.

29 tháng 3 2022

Tham khảo thui nhé bạn .

Thật khó để có thể nói hết được ý nghĩa của mái ấm gia đình, khó có thể dùng từ ngữ nào diễn tả được sự hạnh phúc của một tổ ấm đầy yêu thương.

Em luôn cảm thấy may mắn vì gia đình của em là một gia đình hạnh phúc, dù ban ngày mỗi người một công việc ở những nơi khác nhau nhưng đến tối là tất cả đều tụ họp đông đủ sum vầy bên nhau.

Gia đình em gồm bốn thành viên, bố mẹ em và chị gái của em, sau khi tan làm và tan học mọi người trở về nhà cùng nhau dọn dẹp. Bố thì tưới cây, chị thì quét sân, còn em phụ mẹ nấu cơm, bữa cơm tối luôn thịnh soạn nhất, mẹ nấu nhiều món ngon ai cũng thích ăn. Nhà em thường ăn cơm lúc 7 giờ tối, cả nhà quây quần bên chiếc bàn tròn nhỏ ở giữa nhà bếp, mọi người ăn rất ngon miệng và vui vẻ. Sau khi ăn và dọn dẹp bát đĩa xong cả nhà lại cùng nhau quây quần trong phòng khách, em cùng chị gọt hoa quả mời bố mẹ và cả nhà cùng ăn, chuyện trò rất vui vẻ. Bố hỏi em và chị ngày hôm nay đi học như thế nào, dù có điểm thưởng hay không bố vẫn khen và tặng em một cái thơm. Công việc của bố mẹ tuy rất mệt và căng thẳng nhưng khi về nhà bố mẹ lại là những người tươi vui nhất, không hề than vãn dù nửa lời, chỉ lắng nghe lời kêu của con cái rồi mỉm cười động viên.

Em nhận ra dù chỉ là khoảnh khắc gia đình sinh hoạt ngắn ngủi buổi tối nhưng đó chính là thứ keo tốt nhất gắn kết tình cảm gia đình.

6 tháng 2 2022
6 tháng 2 2022

Tham khảo

 

Năm hết Tết đến, người người lại nô nức sắm sửa cho gia đình để đón năm mới. Ở quê em, cứ vào ngày 22 tháng Chạp, sẽ họp một phiên chợ ở ven sông cuối làng để thỏa mãn niềm mua sắm của của bà con.

Các phiên chợ khác đều họp vào giữa và cuối tháng, riêng phiên chợ Tết thì phải khác đi. Vì đó là Tết mà. Ở chợ, người ta bày quầy hàng rải rác dọc theo cả đoạn sông, có quầy còn mở hẳn trên thuyền ở mé nước. Nhìn thì lộn xộn, nhưng thực ra là có trật tự cả. Hàng thịt cá thì ở đằng xa, hàng rau củ thì ở góc nọ, áo quần, vật dụng cho nhà cửa thì ở góc khác. Ở chính giữa, là các gánh quà, bánh mứt, hạt khô cho mọi người thưởng thức. Tiếng người mua, người bán, người đến xem, người đến hóng cái rộn rã của phiên chợ ồn ào, náo động cả khúc sông quê.

Chính phải có phiên chợ này diễn ra, thì Tết mới về đến vùng quê nhỏ này. Cái tươi mới đủ màu của các gánh hàng, đặc biệt là sắc hồng phai của đào, vàng ươm của mai, cam cam của vạn thọ. Rồi lẻng xẻng những câu đối nhỏ, những đĩnh vàng to như hột mít, trông đến là thích mắt. Người đi chợ, ai cũng vui tươi và “dễ tính” hơn hẳn ngày thường. Dù có đông đúc, bon chen một chút, dù có đắt hơn ngày thường một chút, dù có va vấp vào nhau một chút, cũng cười xòa cho qua. Bởi “sắp Tết mà”.

2 tháng 2 2022

Năm hết Tết đến, người người lại nô nức sắm sửa cho gia đình để đón năm mới. Ở quê em, cứ vào ngày 22 tháng Chạp, sẽ họp một phiên chợ ở ven sông cuối làng để thỏa mãn niềm mua sắm của của bà con.

Các phiên chợ khác đều họp vào giữa và cuối tháng, riêng phiên chợ Tết thì phải khác đi. Vì đó là Tết mà. Ở chợ, người ta bày quầy hàng rải rác dọc theo cả đoạn sông, có quầy còn mở hẳn trên thuyền ở mé nước. Nhìn thì lộn xộn, nhưng thực ra là có trật tự cả. Hàng thịt cá thì ở đằng xa, hàng rau củ thì ở góc nọ, áo quần, vật dụng cho nhà cửa thì ở góc khác. Ở chính giữa, là các gánh quà, bánh mứt, hạt khô cho mọi người thưởng thức. Tiếng người mua, người bán, người đến xem, người đến hóng cái rộn rã của phiên chợ ồn ào, náo động cả khúc sông quê.

Chính phải có phiên chợ này diễn ra, thì Tết mới về đến vùng quê nhỏ này. Cái tươi mới đủ màu của các gánh hàng, đặc biệt là sắc hồng phai của đào, vàng ươm của mai, cam cam của vạn thọ. Rồi lẻng xẻng những câu đối nhỏ, những đĩnh vàng to như hột mít, trông đến là thích mắt. Người đi chợ, ai cũng vui tươi và “dễ tính” hơn hẳn ngày thường. Dù có đông đúc, bon chen một chút, dù có đắt hơn ngày thường một chút, dù có va vấp vào nhau một chút, cũng cười xòa cho qua. Bởi “sắp Tết mà”.

2 tháng 2 2022

-Tham khảo?

13 tháng 2 2022

- 2 từ ghép :

Xa gần, xa xăm

Tươi đẹp, đẹp đôi

- 2 từ láy :

Xa xôi, xa xa

Đẹp đẽ, đẹp đẹp

Gia đình là nơi chứa chan biết bao tình yêu thương của ông bà, bố mẹ; là nơi mà ai đi xa cũng muốn được trở về. Và buổi sum họp của gia đình luôn là dịp để mọi người quây quần bên cạnh nhau.

Sau một chuyến công tác dài hạn, bố em được nghỉ phép mấy ngày để về thăm nhà. Buổi chiều hôm ấy thấy bố về, em đã vui sướng vô cùng. Mẹ em đi chợ chọn mua một chú cá thật to, thật tươi ngon để làm món cá hấp bia mà cả hai bố con cùng thích. Em và bố cùng vào bếp để phụ giúp mẹ nấu bữa cơm tối sum họp. Bố giúp mẹ mổ cá, em giúp mẹ nhặt rau còn mẹ em là đầu bếp đảm đang. Sau khi giúp mẹ xong, em và bố ra sân chơi cầu lông để rèn luyện sức khỏe. Đến 7 giờ, gia đình em thưởng thức bữa tối. Các món ăn hấp dẫn lần lượt được mang ra, nào là cá hấp bia, thịt kho tàu và cả món canh bí bổ dưỡng. Cá hấp mới thơm ngon và béo ngậy làm sao! Những món ăn mẹ em nấu luôn có sức hấp dẫn đến lạ kì. Bao nhiêu tình yêu thương gia đình, mẹ đã dồn hết cả vào những món ăn dinh dưỡng đó. Mẹ luôn xây dựng một chế độ ăn uống hợp lí để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.

Trong bữa cơm, gia đình em trò chuyện rất vui vẻ. Bố hỏi thăm về tình hình học tập của em ở trên lớp và nói rằng nếu năm nay được học sinh giỏi bố sẽ cho em đi chơi công viên. Chuyến đi chơi đó là động lực để em cố gắng học hành chăm chỉ. Sau bữa cơm, gia đình em ra phòng khách ăn hoa quả và tiếp tục trò chuyện. Không gian ấy thật ấm cúng. Ánh đèn vàng thắp sáng cả căn phòng và những bông hoa hồng được cắm trong chiếc lọ xinh xắn vẫn tỏa hương thơm ngát. Em hỏi rằng bố có đi công tác nữa không vì em rất nhớ bố, em không muốn xa bố lâu như thế. Bố chỉ cười và nói rằng đó là công việc của bố, bố mong hai mẹ con hiểu và thông cảm. Sau đó, bố dành tặng em một chú gấu bông thật đẹp. Đó là chú gấu bố mua ở nơi công tác. Em cảm ơn bố và rất thích thú với món quà này.

Buổi sum họp của gia đình em tràn ngập tiếng cười với các câu chuyện nơi bố công tác, các câu chuyện của mẹ ở cơ quan và những câu chuyện em kể ở trường học. Đó là những phút ngọt ngào mà em vô cùng trân trọng.

 

T ik nha bạn

1. Câu nào là câu ghép?a. Bà già Nô-en sẽ chẳng bao giờ chịu cảnh đi một mình trong tuyết rơi và nhìn gia đình người khác sum họp đâu…b. Con trai chẳng thích đi mua sắm, bởi vậy chỉ có bà già Nô-en mời có thể đẩy xe đi khắp siêu thị mua đủ loại quà cho trẻ em khắp thế giới.c. Con trai không đời nào đủ kiên nhẫn để trả lời quá nhiều thư theo yêu câu như vậy.2. Trong câu ghép “Chỉ có con trai mới có thể vừa...
Đọc tiếp
1. Câu nào là câu ghép?a. Bà già Nô-en sẽ chẳng bao giờ chịu cảnh đi một mình trong tuyết rơi và nhìn gia đình người khác sum họp đâu…b. Con trai chẳng thích đi mua sắm, bởi vậy chỉ có bà già Nô-en mời có thể đẩy xe đi khắp siêu thị mua đủ loại quà cho trẻ em khắp thế giới.c. Con trai không đời nào đủ kiên nhẫn để trả lời quá nhiều thư theo yêu câu như vậy.2. Trong câu ghép “Chỉ có con trai mới có thể vừa mua quà vừa xuất phát nhanh vì họ không cần phải trang điểm và làm tóc.” từ nào nối các vế câu?a. vừa… vừa… b. chỉ có c. vì3. Dấu phẩy thứ hai trong câu “Giáng sinh là dịp để bạn bè gặp gỡ, hội họp, con trai cũng chẳng chịu từ bỏ để đi phân phát quà đâu” có tác dụng gì?a. Ngăn cách các vế câu ghép.      b. Ngăn cách trạng ngữ với vế câu.c. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.4. Điền dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong các câu văn sau:Lúc hoàn hôn Ăng-co Vát thật huy hoàng.Mặt trời lặn ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền.Con sôn Nậm-khan ra đến đấy còn làm duyên nũng nịu uốn mình một 
1
24 tháng 4 2023

1. Không có câu nào là câu ghép
2. c
3. a
4. Lúc hoàng hôn, Ăng-co Vát thật huy hoàng. Mặt trời lặn ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền. Con sông Nậm-khan ra đến đấy còn làm duyên nũng nịu mình.

28 tháng 2 2022

Cơn bão / vừa ập đến // thì rất nhiều gia đình ở quê tôi / đã lâm vào cảnh khốn cùng

       CN          VN                                 CN                                     VN

28 tháng 2 2022

Cơn bão / vừa ập đến thì rất //nhiều gia đình /ở quê tôi đã lâm vào cảnh khốn cùng

   CN                    VN                         CN                  VN