Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Khu vực có mưa nhiều nhất trên Trái Đất
Theo Sách kỷ lục Guiness thế giới, quán quân trong hạng mục này là ngôi làng Mawsynram với lượng mưa khoảng 11 873 mm/năm.
Con số này gấp khoảng 6 lần lượng mưa trùng bình ở Việt Nam (1 500 - 2 000 mm/năm). Trong 2 tháng đỉnh điểm của mùa mưa là tháng 6 và tháng 7, lượng nước trút xuống ngôi làng này đo được khoảng 7 000 mm.
Nguyên nhân khiến nơi đây là "thánh địa" mưa là do không khí ẩm từ vùng đồng bằng ngập nước của Bangladesh di chuyển về phía bắc nhưng không qua được những ngọn núi cao ở Meghalaya nên gây mưa ngay tại sườn đón gió.
Người dân ở đây chế tạo ra một loại "áo mưa" đặt biệt có tên là "Knup" với hình dạng như chiếc thuyền làm từ tre và lá chuối.
Loại áo mưa đặc biệt giúp người dân thích nghi với những ngày mưa dầm dề
Nguồn: tuoitre.vn
* Khu vực có mưa ít nhất trên Trái Đất
Nơi khô hạn nhất trên thế giới là một vùng đất nằm ở Nam Cực, còn gọi là Thung lũng khô (McMurdo). Tại đây suốt 2 triệu năm qua chưa từng chứng kiến một giọt nước mưa rơi xuống. Nơi này cũng là vùng đất có điều kiện tự nhiên gần giống với sao Hỏa nhất.
Lượng mưa trung bình khoảng 100 mm/năm nhưng đều ở dạng tuyết. Gió khô nhanh chóng làm bay hơi tuyết và ít tan vào đất. Trong mùa hè, quá trình này có thể chỉ mất vài giờ.
Một nơi khắc nghiệt như McMurdo không hề tồn tại sự sống. So với những nơi khác tại Nam Cực, trong thung lũng khô không hề có thực vật, các loại động vật gặm nhấm hay động vật thân mềm.
- Theo nguồn gốc, đá được phân chia thành ba nhóm (macma, biến chất và trầm tích).
- Sự hình thành các loại đá
+ Đá macma (đá granit, đá badan,...) được tạo thành do quá trình ngưng kết (nguội lạnh) của các silicat nóng chảy.
+ Đá trầm tích (đá vôi, sa thạch,...) hình thành trong các vùng trũng do sự lắng tụ và nén chặt các vật liệu vụn nhỏ.
+ Đá biến chất (đá gơnai, đá hoa, đá phiến,...) được thành tạo từ đá macma hoặc đá trầm tích bị biến đổi sâu sắc do tác động của nhiệt, áp suất,...
- Trên bề mặt Trái Đất có 4 đai áp cao (2 đai áp cao cực, 2 đai áp cao cận chí tuyến) và 3 đai áp thấp (2 đai áp thấp ôn đới và đai áp thấp Xích đạo).
=> Các đai khí áp phân bố xen kẽ, đối xứng nhau qua đai áp thấp Xích đạo.
- Sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất (2 nguyên nhân):
Nguyên nhân nhiệt lực:
+ Xích đạo có nhiệt độ quanh năm cao, quá trình bốc hơi mạnh, sức nén không khí giảm => hình thành đai áp thấp.
+ Vùng cực Bắc và Nam luôn có nhiệt độ rất thấp, sức nép không khí tăng => tồn tại các đai áp cao.
Nguyên nhân động lực:
+ Đai áp cao cận chi tuyến hình thành do không khí thăng lên ở Xích đạo và di chuyển về chí tuyến, giáng xuống làm khí áp tăng.
+ Đai áp thấp ôn đới hình thành do không khí từ áp cao chí tuyến và vùng cực di chuyển về vùng ôn đới, không khí thăng lên làm khí áp giảm.
* Nhận xét:
Giai đoạn 2016 – 2020 dân số của Hà Nội tăng qua các năm:
+ Giai đoạn 2018 – 2019, dân số tăng nhiều nhất (0,6 triệu người).
+ Giai đoạn 2016 – 2017, 2017 – 2018 và 2019 – 2020 mỗi năm đều tăng thêm khoảng 0,1 triệu người.
- Tác động:
+ Dân số của Hà Nội đông (8,2 triệu người – 2020) => Cung cấp nguồn lao động dồi dào cho các ngành kinh tế, đồng thời là thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Dân số đông cũng là gánh nặng lớn cho kinh tế - xã hội và môi trường: gia tăng các tệ nạn xã hội; gia tăng tỉ lệ thất nghiệp; thiếu trường học, cơ sở y tế; ô nhiễm môi trường,…
* Nguyên nhân thay đổi của khí áp
- Khí áp thay đổi theo nhiệt độ: nhiệt độ cao, không khí là nở ra, tỉ trọng giảm, khí áp giảm và ngược lại, nhiệt độ giảm, không khí co lại, tỉ trọng tăng, khí áp tăng.
- Khí áp thay đổi theo độ cao: càng lên cao không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ, khí áp giảm.
- Khí áp thay đổi theo độ ẩm: không khí chứa hơi nước nhẹ hơn không khí khô nên khí áp giảm, ngược lại, không khí khô thì khí áp tăng.
- Ngoài ra, khí áp còn thay đổi theo thành phần không khí.
* Sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất
- Các đai khí áp cao và các đai khí áp thấp trên Trái Đất phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo.
- Ở vùng Xích đạo, do nhiệt độ cao quanh năm, hơi nước bốc lên mạnh, chiếm dần chỗ không khí khô, sức nén không khí giảm, hình thành đai áp thấp xích đạo (nguyên nhân nhiệt lực).
- Không khí bốc lên cao từ Xích đạo, di chuyển về chí tuyến và dồn xuống, sức nén không khí tăng, hình thành nên các đai áp cao chí tuyến (nguyên nhân động lực).
- Ở vùng Bắc Cực và Nam Cực, do nhiệt độ rất thấp, sức nén không khí tăng, hình thành các đai áp cao cực (nguyên nhân nhiệt lực).
- Từ các đai áp cao ở chí tuyến và ở vùng cực, không khí di chuyển về vùng ôn đới, gặp nhau và bốc lên cao, sức nén không khí giảm, hình thành các đại áp thấp ôn đới (nguyên nhân động lực).
Tuy nhiên, các đai khí áp trên Trái Đất không liên tục mà bị chia cắt thành các trung tâm khí áp riêng biệt do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.
Em hãy sưu tầm thông tin về một nguồn lực phát triển kinh tế ở tỉnh hoặc thành phố nơi em sinh sống.
Ví dụ: Nguồn lực tự nhiên phát triển kinh tế ở TP. Hà Nội
- Địa hình chủ yếu là đồng bằng => thuận lợi cho quy hoạch, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa với 1 mùa đông lạnh => đa dạng cơ cấu cây trồng.
- Nước mặt: nhiều hồ, đầm tạo nên nhiều cảnh quan sinh thái => phát triển du lịch, nghỉ dưỡng và nuôi trồng thủy sản.
- Tài nguyên sinh vật phong phú, đa dạng, nhiều loài có giá trị kinh tế.
- Nguyên nhân hình thành thủy triều: do ảnh hưởng của sức hút Mặt Trăng, Mặt Trời và lực li tâm của Trái Đất.
- Vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất:
+ Khi triều cường: Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất thẳng hàng.
+ Khi triều kém: Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất vuông góc.
Quá trình hình thành Trái Đất:
- Những thiên thể trong hệ Mặt Trời hình thành từ 1 đám mây bụi và khí lạnh hình đĩa với các vành xoắn ốc quay tương đối chậm.
- Trong quá trình chuyển động, các hạt bụi va chạm lẫn nhau, nóng lên, dính kết với nhau.
- Khối bụi lớn nhất tập trung ở trung tâm, hình thành Mặt Trời.
- Những vành xoắn ốc phía ngoài dần kết tụ lại dưới tác dụng của trọng lực, trở thành các hành tinh, trong đó có Trái Đất.
- Vỏ Trái Đất được cấu tạo bằng nhiều nguyên tố hóa học, chủ yếu là silic và nhôm. Khoáng vật và đá là những vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất.
- Khoáng vật
+ Là những nguyên tố hoặc hợp chất hóa học được hình thành do các quá trình địa chất. + Trong thiên nhiên, đa số khoáng vật ở trạng thái rắn như thạch anh, hematit, canxit,...
+ Một số khoáng vật là đơn chất như vàng, kim cương... hoặc hợp chất như canxit, thạch anh, mica,...
- Đá
+ Là tập hợp của một hay nhiều loại khoáng vật, là thành phần chủ yếu cấu tạo nên vỏ Trái Đất.
+ Dựa vào nguồn gốc hình thành, các loại đá được chia thành ba nhóm là đá mácma, đá trầm tích và đá biến chất.
- Học sinh tìm kiếm thông tin qua sách, báo hoặc internet.
- Ví dụ: Một đoạn thông tin về sự hình thành Trái Đất
Sự hình thành Trái Đất bắt nguồn từ gần 4,6 tỷ năm trước đây
Địa cầu được cho là hình thành cùng với Mặt trời. Ban đầu, Trái Đất tồn tại như một đám mây bụi và khí lớn. Đám mây này quay tròn và có dạng đĩa do Mặt trời tạo ra. Nó được tạo ra bởi hydro và heli từ một Big Bang (một vụ nổ lớn). Bên cạnh đó, nó còn chứa các nguyên tố hóa học từ các ngôi sao đã chết khác.
Đám mây đó quay và khiến cho phần khối lượng tập trung ở giữa bắt đầu nóng lên. Nó làm cho vật chất xung quanh các hạt bụi bị cô đặc lại. Những mảnh nằm trong vòng khoảng 150 triệu kilomet từ trung tâm đám mây tạo thành Trái Đất của chúng ta.
Trước đây, người ta cho rằng Trái Đất là một mặt phẳng
Quá trình hình thành Trái Đất được tính toán là khoảng từ 10 đến 20 triệu năm. Ban đầu, địa cầu là dạng nóng chảy. Sau đó, phần vỏ ngoài nguội và trở thành chất rắn. Cùng với quá trình đó là sự hình thành nước trong khí quyển.
Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng Mặt Trăng cũng là “đứa con” được tách ra từ Trái Đất sau một va chạm của địa cầu với một tiểu hành tinh khác. Mặt trăng được hình thành khoảng 4,53 tỷ năm trước. Nó có các thành phần hóa học gần tương tự như ở Trái Đất.