K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Sau khi Ngô Quyền mất thì tình hình nước ta trở nên rất tồi tệ.

-Hai con của Ngô Quyền còn trẻ, chưa đủ sức thay thế vua cha

-Các phe phái nổi lên ở khắp nơi, và sau đó mau chóng trở thành Loạn 12 sứ quân

4 tháng 2 2023

Những việc làm thể hiện ý thức độc lập tự chủ của Ngô Quyền trong xây dựng đất nước:

- Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, bỏ chức Tiết độ sứ và đóng đô ở Cổ Loa.

- Ngô quyền thiết lập bộ máy chính quyền mới và cử các tướng lĩnh trấn giữ các châu quan trọng ở địa phương. 

-  Chế định triều nghi phẩm phục. (Quy định về lễ nghi, trang phục quan lại).

15 tháng 10 2021

Ngô Quyền (898-944) Đánh quân Nam Hán với chiến thắng Bặch Đằng vang dội. Ông lên ngôi và trị vì 6 năm . Lật đổ 1000 năm bắc thuộc. Ông góp công trong những buổi đầu xây dựng nền độc lập  Ông được tôn vinh là một trong 4 tứ hùng vương. 
Đinh Bộ Lĩnh (924-979) Dẹp loạn 12 sứ quân. Thống nhất đất nước. Lên ngôi hoàng đế hiệu Đinh Tiên Hoàng. Ông là vị hoàng đế đầu tiên của Việt Nam. 
Lê Hoàn (941-1005) Dẹp loạn Đinh Điền, Nguyễn Bặc và đánh tan quân Tống xâm lược. Lên ngôi xưng vương Lê Đại Hành. Ông là người có công mở mang nước Đại Cồ Việt lúc bấy giờ.

15 tháng 10 2021

Họ là 3 người có công lớn dựng lên đất nước ta và họ là những người đánh bài quân xâm lược để bảo vệ hòa bình cho nước ta

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 9 2023

Công lao của Ngô Quyền trong buổi đầu độc lập:

- Chấm dứt thời kỳ đô hộ của phong kiến phương Bắc.

- Ngô Quyền đã chọn Cổ Loa làm kinh đô của đất nước. Tận dụng những thành quả của quá khứ và giảm thiểu thời gian, công sức đầu tư xây dựng một kinh thành mới, mà còn thể hiện một tinh thần nối lại quốc thống xưa.

- Ngô Quyền xưng Vương, chế định triều nghi, phẩm phục, đặt các chức quan cai trị từ trung ương đến địa phương đã khẳng định nền độc lập chủ quyền của dân tộc, đặt cơ sở cho các nhà nước quân chủ sau này.

4 tháng 2 2023

Ngô Quyền sinh năm (898) niên hiệu Càn Ninh thứ năm trong một dòng họ hào trưởng có thế lực ở châu Đường Lâm, nay là xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây – Hà Nội. Năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, mở ra thời kỳ trung hưng rực rỡ của dân tộc.

Điều em khâm phục, muốn noi gương ở Ngô Quyền là:

- Thứ nhất là sự mưu trí, dũng cảm khi thấy nhạc phụ bị kẻ gian hãm hại đã tập hợp quân lính để trừ gian. Thấy giặc ngoại xâm (quân Nam Hán) mạnh mà không hề nhụt chí, mau chóng tổ chức lại lực lượng chống giặc. 

- Thứ hai là Ngô Quyền có ý thức dân tộc khi đã xưng vương, chế định triều nghi đã khẳng định nước ta là nước độc lập, chấm dứt thời kì 1000 năm Bắc thuộc. 

- Thứ ba là việc Ngô Quyền chọn Cổ Loa làm kinh đô là tỏ ý nối lại quốc thống xưa, nhớ về tổ tiên, nguồn cội của người Việt.

4 tháng 2 2023

a/ Giống nhau:

+ Bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Đứng đầu nhà nước là vua, nắm mọi quyền hành.

+ Dưới vua là bộ máy quan lại phụ trách từng công việc.

+ Ở địa phương, vua cử những người thân cận trấn giữ những nơi hiểm yếu.

+ Chưa có luật pháp thành văn.

b/ Khác nhau:

– Tổ chức chính quyền nhà Ngô

+ Kinh đô ở Cổ Loa (Hà Nội).

+ Ở triều đình trung ương, dưới vua là các quan văn, quan võ.

+ Ở địa phương: đất nước được chia thành các châu.

+ Quân đội chưa được tổ chức quy củ.

=> Nhận xét: bộ máy nhà nước thời Ngô còn đơn giản, sơ khai.

– Tổ chức chính quyền nhà Đinh – Tiền Lê:

+ Kinh đô ở Hoa Lư (Ninh Bình)

+ Ở triều đình trung ương, dưới vua là các quan văn, quan võ và các cao tăng.

+ Ở địa phương: đất nước được chia thành các cấp: đạo/ lộ/ phủ/ châu, giáp, xã.

+ Quân đội được tổ chức thành: cấm quân và quân đóng ở các địa phương.

+ Định ra luật lệnh (năm 1002).

=> Nhận xét: bộ máy nhà nước đã có sự hoàn thiện hơn so với thời Ngô, nhưng vẫn còn đơn giản.

19 tháng 1 2023

Gọi tình hình đất nước cuối thời Ngô là “Loạn 12 sứ quân”. Vì sau khi Ngô Quyền mất, một số hào trưởng địa phương nổi dậy chiếm giữ các nơi. 

-Năm 939, Ngô Quyền bỏ chức Tiết độ sứ, đóng quân ở Cổ Loa(Hà Nội)

-Chính quyền mới do vua đứng đầu, ở dưới có các quan văn, võ phụ trách ở các mảng khác nhau

-Quy định các lễ nghi trong triều và màu sắc trang phục của quan lại

-Ở địa phương thì vua giao các tướng lĩnh trấn giữ

-Văn hóa dân tộc được chú ý khôi phục trở lại

4 tháng 2 2023

Em có đồng ý với ý kiến Ngô Quyền chọn Cổ Loa là kinh đô vì muốn tiếp nối truyền thống nước Âu Lạc xưa.

Vì chính Sử gia Lê Văn Hưu đời Trần cũng đã nêu cao ý tưởng này của Ngô Vương Quyền khi viết về Ngô Vương “chính thống của nước Việt ta đã nối lại được”. Với việc Ngô Vương đóng đô ở Cổ Loa, vùng đất Hà Nội đã khôi phục vị trí trung tâm chính trị của đất nước trong buổi đầu phục hưng độc lập sau hơn nghìn năm Bắc thuộc.

Ngô Quyền cũng muốn khẳng định việc trở về với cội nguồn của dân tộc, tỏ rõ ý nguyện tiếp tục sự nghiệp dựng nước và giữ nước thời Văn Lang - Âu Lạc, chính thức cắt hẳn sự ảnh hưởng của triều đình phương Bắc.

4 tháng 2 2023

- Kinh tế:

+ Chủ yếu dựa vào canh tác lúa nước kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt thủy hải sản.

+ Làm nghề thủ công và buôn bán nhỏ.

+ Thương nghiệp không còn phát triển như thời kì Vương quốc Phù Nam.

- Xã hội:

+ Cư dân sống tập trung tại những vùng đất cao về phía Tây, tụ cư thành các xóm làng.

+ Người dân vẫn giữ nhiều truyền thống văn hóa từ thời Phù Nam. 

+ Tiếp nhận và chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc

+ Hindu giáo, Phật giáo, tín ngưỡng dân gian,… tiếp tục được duy trì trong đời sống văn hóa của cư dân.

+ Đời sống vật chất và tinh thần phản ánh một nền văn hóa bình dân, sống ở vùng khí hậu nóng ẩm và môi trường sông nước.