K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5 2020

giúp mk với ạ mai mk phải nộp bài rồi ạ

7 tháng 5 2020

Sự sáng tạo khoa học của Lương Thế Vinh được truyền khẩu qua câu chuyện ông tiếp đón sứ nhà Minh là Chu Hy. Hy đã nghe nói về Lương Thế Vinh, không những nổi tiếng về văn chương âm nhạc, mà còn tinh thông toán học, nên thách đố Vinh cân một con voi. Lương Thế Vinh đưa voi lên một chiếc thuyền rồi đánh dấu mép nước bên thuyền, sau đó dắt voi lên. Tiếp theo, ông ra lệnh đổ đá hộc xuống thuyền, cho đến lúc thuyền chìm xuống đến đúng dấu cũ. Việc còn lại là đưa từng viên đá lên cân và cộng kết quả. Chu Hy thán phục ông nhưng tiếp tục đố ông đo bề dày của một tờ giấy xé ra từ một quyển sách. Khi nghe ông nói chỉ cần đo bề dày cả cuốn sách rồi chia đều cho số tờ là ra ngay kết quả, Chu Hy ngửa mặt lên trời than: "Nước Nam quả có lắm người tài!".

*Ryeo*

28 tháng 12 2021

Tham khảo:

“Qua Đèo Ngang” là một tác phẩm nổi tiếng của bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ được viết khi bà lên đường đến huyện Phú Xuân đi Qua Đèo Ngang là một địa danh phong cảnh hữu tình. Bài thơ là bức tranh ngụ tình sâu sắc của nhà thơ qua đó hé lộ cho chúng ta thấy được nỗi nhớ mong tha thiết của tác giả hiện lên rõ nét.

Mở đầu bài thơ là hai câu đề:

“Bước tới đèo ngang bóng xế tà 
Cỏ cây chen lá đá chen hoa” 

Câu thơ gợi lên thời điểm mà tác giả tới đèo Ngang, khi đó thời gian đã vào xế tà tức là trời đã quá buổi chiều và đang chuyển sang tối. Đối với một vùng hoang sơ hẻo lánh thì thời điểm chiều tà cũng là thời điểm mọi người đã quay trở về nhà. Phải chăng chọn thời điểm như thế tác giả muốn nhấn mạnh cho người đọc cái xơ xác vắng vẻ nơi đây? Và từ đây tâm trạng tác giả bắt đầu hỗn loạn khi chứng kiến cảnh vật từ trên cao nhìn xuống.

Khung cảnh ấy thật gợi lên trong lòng người đọc những nỗi nhớ vấn vương rồi lan tỏa ra từng câu thơ khiến cho người đọc thấm đượm được phần nào nỗi nhớ thương của tác giả đối với quê hương. Trời đã chiều tối cảnh vật đã lụi tàn khiến cho tâm trạng của bà càng trở nên xốn xang vô cùng. Cái thời điểm ấy rất phù hợp với tâm trạng hiện giờ của bà. Đúng như trong những câu thơ cổ đã nói đến tâm trạng con người nhuốm màu sang cảnh vật.

Ở đây tâm trạng cô đơn hiu vắng hiu quạnh của tác giả đã nhuốm màu sang cảnh vật khiến cho cảnh vật giờ đây dường như trở nên tang thương hơn bao giờ hết. Ta phải công nhận là cảnh vật trong thơ được hiện lên khá là sinh động. Có cỏ cây có hoa lá nhưng lại là một cảnh tượng chen chúc nhau để tìm sự sống. Cảnh vật ấy hoang sơ hoang dại đến nao lòng. Phải chăng sự chật chội của hoa lá phải chen chúc nhau để tồn tại cũng chính là tâm trạng của tác giả đang vô cùng hỗn loạn? Tác giả đã sử dụng phép đối và đảo ngữ trong miêu tả đầy ấn tượng. Nó làm cho người đọc cảm thấy được sự hoang vắng của đèo ngang lúc chiều tà bóng xế mặc dù nơi đây có cảnh đẹp cỏ cây hoa đá, lá. Vì ở đây vắng vẻ quá nên thi sĩ đã phóng tầm mắt ra xa chút nữa như để tìm một hình ảnh nào đó để tâm trạng thi nhân phần nào bớt chút hiu quạnh. Và phía dưới chân đèo xuất hiện một hình ảnh:

“Lom khom dưới núi tiều vài chú 
Lác đác bên sông chợ mấy nhà” 

Điểm nhìn đã được nhà thơ thay đổi nhưng sao tác giả vẫn chỉ cảm thấy sự hiu quạnh càng lớn dần thêm. Bởi thế giới con người nơi đây chỉ có vài chú tiểu đang gánh nước hay củi về chùa. Đó là một hình ảnh bình thường thế nhưng chữ "lom khom" khiến hình ảnh thơ thêm phần nào đó vắng vẻ buồn tẻ thê lương. Đây là một nét vẽ ước lệ mà ta thường thấy trong thơ cổ "vài" nhưng lại rất thần tình tinh tế trong tả cảnh. Mấy nhà chợ bên kia cũng thưa thớt tiêu điều. Thường thì ta thấy nói đến chợ là nói đến một hình ảnh đông vui tấp nập nào người bán nào người mua rất náo nhiệt. Thế nhưng chợ trong thơ bà huyện thanh quan thì lại hoàn toàn khác, chợ vô cùng vắng vẻ không có người bán cũng chẳng người mua chỉ có vài chiếc nhà lác đác bên sông. Nhà thơ đang đi tìm một lối sống nhưng sự sống đó lại làm cảnh vật thêm éo le buồn bã hơn. Sự đối lập của hai câu thơ khiến cho cảnh trên sông càng trở nên thưa thớt xa vắng hơn. Các từ đếm càng thấy rõ sự vắng vẻ nơi đây. Trong sự hiu quạnh đó bỗng vang lên tiếng kêu của loài chim quốc quốc, chim gia trong cảnh hoàng hôn đang buông xuống:

“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc 
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia” 

Nghe tiếng chim rừng mà tác giả thấy nhớ nước, nghe tiếng chim gia gia tác giả thấy nhớ nhà. Dường như nỗi lòng ấy đã thấm sâu vào nỗi lòng nhà thơ da diết không thôi. Lữ khách là một nữ nhi nên nhớ nước nhớ nhà nhớ chồng nhớ con là một điều hiển nhiên không hề khó hiểu. Từ nhớ nước, thương nhà là nỗi niềm của con chim quốc, chim gia gia do tác giả cảm nhận được hay chính là nghệ thuật ẩn dụ để nói lên tâm sự từ trong sâu thẳm tâm hồn của nữ sĩ? Nghệ thuật chơi chữ quốc quốc gia gia phải chăng là Tổ quốc và gia đình của Bà Huyện Thanh Quan hồi đó? Từ thực tại của xã hội khiến cho nhà thơ suy nghĩ về nước non về gia đình.

“Dừng chân ngắm lại trời non nước 
Một mảnh tình riêng ta với ta” 

Câu kết bài thơ dường như cũng chính là sự u hoài về quá khứ của tác giả. Bốn chữ "dừng chân ngắm lại" thể hiện một nỗi niềm xúc động đến bồn chồn. Một cái nhìn xa xôi mênh mang, tác giả nhìn xa nhìn gần nhìn miên man nhìn trên xuống dưới nhưng nơi nào cũng cảm thấy sự hiu quạnh sự cô đơn và nỗi nhớ nhà càng dâng lên da diết. Cảm nhận đất trời cảnh vật để tâm trạng được giải tỏa nhưng cớ sao nhà thơ lại cảm thấy cô đơn thấy chỉ có một mình "một mảnh tình riêng ta với ta". Tác giả đã lấy cái bao la của đất trời để nhằm nói lên cái nhỏ bé "một mảnh tình riêng" của tác giả cho thấy nỗi cô đơn của người lữ khách trên đường đi Qua Đèo Ngang.

Bài thơ là bức tranh tả cảnh ngụ tình thường thấy trong thơ ca cổ. Qua đó tác phẩm cho chúng ta thấy được tâm trạng cô đơn hiu quạnh buồn tẻ của tác giả khi đi Qua Đèo Ngang. Đó là khúc tâm tình của triệu là bài thơ mãi mãi còn y nguyên trong tâm trí người đọc.

28 tháng 12 2021

THAM KHẢO:

Bà Huyện Thanh Quan là một nữ thi sĩ nổi tiếng trong nền văn học trung đại của nước ta. “Qua Đèo Ngang” là một tác phẩm rất tiêu biểu cho phong cách thơ của bà. Bài thơ đã khắc họa khung cảnh thiên nhiên Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng sự sống con người nhưng vẫn còn hoang sơ. Đồng thời nhà thơ còn qua đó gửi gắm nỗi nhớ nước thương nhà.

Tác giả đã khắc họa khung cảnh thiên nhiên nơi Đèo Ngang trong một buổi chiều tà:

“Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”

Cụm từ “bóng xế tà” gợi ra thời điểm kết thúc của một ngày. Nhà thơ đang một mình đứng trước nơi đèo Ngang. Tiếp đến câu thơ “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa” là hình ảnh ước lệ mang tính biểu tượng, khắc họa khung cảnh thiên nhiên đèo Ngang. Việc sử dụng điệp từ “chen” kết hợp với hình ảnh “đá, lá, hoa” thật tinh tế. Vẻ đẹp thiên nhiên của đèo Ngang tuy hoang sơ nhưng lại tràn đầy sức sống. Khung cảnh thiên nhiên Đèo Ngang được nhà thơ khắc họa chỉ bằng vài nét nhưng lại hiện ra đầy chân thực và sinh động.

Và không thể thiếu trong bức tranh thiên nhiên đó là hình ảnh con người. Nghệ thuật đảo ngữ “lom khom – tiều vài chú” cho thấy hình ảnh vài chú tiều với dáng đứng lom khom dưới chân núi. Và “lác đác – chợ mấy nhà” gợi ra hình ảnh vài căn nhà nhỏ bé thưa thớt, lác đác bên sông. Nhà thơ muốn nhấn mạnh vào sự nhỏ bé của con người trước thiên nhiên rộng lớn. Con người chỉ nằm là một chấm buồn lặng lẽ giữa một thiên nhiên rộng lớn. Thiên nhiên mới là trung tâm trong bức tranh đèo Ngang.

Thiên nhiên càng cô quạnh, tâm trạng của tác giả càng cô đơn. Điều đó được bộc lộ ở những câu thơ tiếp theo:

“Nhớ nước, đau lòng, con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia”

Hình ảnh “con quốc quốc” và “cái gia gia” không chỉ là hình ảnh thực về hai loại chim (chim đỗ quyên, chim đa đa). Việc sử dụng thủ pháp lấy động tả tĩnh: tiếng kêu “quốc quốc”, “đa đa” để qua đó bộc lộ nỗi lòng nhớ thương của mình với đất nước, quê hương. Đọc đến đây, chúng ta dường như có thể lắng nghe được tiếng kêu khắc khoải, da diết đang vang lên trong vô vọng.

Câu thơ “Dừng chân đứng lại, trời, non, nước” khắc họa hình ảnh nhà thơ một mình đứng tại nơi Đèo Ngang, đưa mắt nhìn ra xa cũng chỉ thấy thiên nhiên rộng lớn phía trước (có bầu trời, có núi non, dòng sông). Sự cô đơn của nhà thơ: “một mảnh tình riêng” – tình cảm riêng tư của nhà thơ không có ai để chia sẻ:

“Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta”

Trong thơ Nguyễn Khuyến cũng từng sử dụng cụm từ “ta với ta”:

“Đầu trò tiếp khách trầu không có
Bác đến chơi đây ta với ta”

Trong “Bạn đến chơi nhà, từ “ta” đầu tiên chỉ chính nhà thơ – chủ nhà, còn từ “ta” thứ hai chỉ người bạn – khách đến chơi. Từ “với” thể hiện mối quan hệ song hành, gắn bó dường như không còn khoảng cách. Qua đó thể hiện tình bạn gắn bó tri âm tri kỷ của nhà thơ. Còn trong thơ Bà Huyện Thanh Quan, cụm từ “ta với ta” ở đây đều chỉ nhà thơ, lúc này bà chỉ có một mình đối diện với chính mình, cô đơn và lẻ loi. Sự cô đơn ấy dường như chẳng thể có ai cùng chia sẻ.

Như vậy, Qua đèo Ngang đã thể hiện được tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan trước khung cảnh đèo Ngang hoang sơ. Bài thơ chứa đựng những tình cảm, ý nghĩa sâu sắc.

26 tháng 3 2021

 Tham khảo:

Bác Hồ cũng sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Lối sống đó được thề hiện ở nhiều mặt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Lúc Bác ăn không để rơi vãi một hột cơm nào, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn thì được xếp rất tươm tất. Bác mặc một bộ đồ kaki sẫm màu, đầu đội mũ, chân đi dép cao su. Lời nói của Bác dễ hiểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy Bác Hồ luôn bận bịu nhưng ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Ngoài ra Bác còn nuôi cá, làm vườn... Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vỉ sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý.

26 tháng 3 2021

cảm ơn nha

13 tháng 11 2018

Đông qua là xuân tới. Khi từng đàn chim én chao lượn trên bầu trời mang thông điệp báo hiệu mùa Xuân đang về. Không như mùa đông lạnh giá, mùa hè chói chang ánh nắng, mùa thu buồn với những chiếc lá vàng rơi, mùa xuân mang tới cho chúng ta một không khí ấm áp, dịu hiền. Cái thời điểm kỳ diệu của mùa Xuân khiến tâm hồn người ta bừng lên sự sống mới. Mùa xuân được ví như một nàng chúa xuân xinh đẹp mà Thượng Đế đã ban tặng cho loài người. Đó là một món quà vô giá. Tô điểm cho cảnh đẹp mùa xuân là những loài hoa sặc sỡ và đặc biệt không thể thiếu là cành mai, bông đào. Nó đã trở thành biểu tượng đặc sắc nhất trong những ngày Tết hàng năm.

Xuân về, chim muôn cũng từ khắp nơi bay về hưởng sắc cảnh mùa xuân, mùa hội tụ sau một thời kỳ trú đông dài. Mùa xuân - mùa của sự sinh sôi. Mùa đem tới sức sống mới cho vạn vật trong đó cũng có cả Con người chúng ta. Hơi ấm của mùa xuân lan tỏa khắp nơi, len qua từng chiếc lá, cành cây, ngọn cỏ. Hơi xuân lướt nhẹ nhàng qua từng con phố, bay trên những con đường, hòa vào dòng người hối hả một cách chậm rãi để người người cảm nhận được mùa Xuân đang về. Hơi ấm của mùa xuân lan tỏa khắp nơi000, vạn vật như bừng tỉnh sau những đêm dài lạnh lẽo của Mùa Đông, hít từng hơi nhỏ thấm sâu vào đường gân thớ mạch, đánh thức những gì còn trong cơn "ngái ngủ". 

Mùa Xuân - mùa sinh sôi biểu hiện nhất ở cây cối. Làn mưa xuân nhè nhẹ, lất phất bay như những bàn tay mềm mãi, âu yếm vuốt ve những mầm non mới nhú giúp chúng mau lớn nhanh để chuẩn bị đón những tia nắng đầu năm. Khắp nơi nơi đều được phủ một lớp màu đặc sắc của tất cả những loài hoa. Dường như mùa xuân cũng là mùa thi "sắc" của hoa, bông nào cũng cố gắng vươn mình trong nắng mai để khoe sắc. Trên núi rừng xa xôi, hoa mơ đang nở rộ trắng khắp một vùng Tây Bắc rộng lớn, hoa đào tô thắm vùng Đông Bắc còn hoa mai hòa mình vào ánh nắng vàng rực rỡ của Miền Nam. Trên khắp các làng quê, đường phố cây cối đều khoác trên mình một lớp chồi biếc xanh tươi mang đầy nhựa sống. 

Con người cũng không nằm ngoài lẽ tự nhiên ấy. Với tất cả dân tộc trên Trái đất, bất kể khác biệt về văn hóa, mùa xuân là mùa của tình yêu, mùa gửi gắm những yêu thương tới mọi người. Xuân về cùng với quất hồng, đào thắm và những cánh én xôn xao, ta nghe tiếng khèn gọi bạn tình ở trên vùng núi cao, thấy những ánh mắt lúng liếng trao duyên ở các đám hội đồng bằng. Và đó đây là những đám rước người yêu thương về "dinh".
BÀI 2:

Cơn gió lạnh thổi qua, những chiếc lá rập rờn theo, vài chiếc rơi lả tả xuống gốc. Chợt như thấy bước chân của nàng xuân đang về, cũng ngập ngừng e ấp,cũng thẹn thò, rụt rè. Chúng chưa đủ làm nên một mùa xuân ngập tràng hương sắc nhưng cũng đủ để tâm hồn người xao động, chờ mong. 
Trong bốn mùa, mùa xuân có thể nói là một mùa đẹp nhất, không phải chỉ vì những nét yêu kiều diễm lệ của nó như cây lá xanh tươi, nghìn hoa đua nở, chim chóc véo von, mà còn cả vì cái khí tiết ôn hòa và ấm áp. 
Mùa xuân mới đang dần tới, sắc xuân rực rỡ trên những phố phường, cây cỏ dang cành lá quấn quít với gió xuân, lòng ta tràn ngập niềm vui sướng trong sự thanh bình, chợt lặng lại, bồi hồi nghe những lời ca chân thành của người nhạc sĩ đa tài luôn tin vào những giá trị chân thật của cuộc sống con người. Một điệu valse nhẹ nhàng, êm ái thật thích hợp khi trời đất đang bẽn lẽn khoác lên mình chiếc áo rực rỡ của mùa xuân. 
Mùa xuân dặt dìu theo con én lượn về, mênh mang, mơ màng. Tưởng chừng như xuân thật đơn giản với tiếng gà gáy xa xa khi những giọt nắng trưa vàng cùng những sợi khói bềnh bồng len nhè nhẹ qua vòm cây, kẽ lá song lại có sức biểu cảm, lay động lòng người. Người người hớn hở trước cảnh mùa xuân tươi. 
Mùa xuân là mùa của đất trời giao hòa, mùa của hy vọng và ước mơ, mùa của mùa màng no ấm và xum họp. Mùa xuân là mùa của sức sống mãnh liệt, mùa để cây lá đâm chồi nảy lộc, mùa của những mầm non xanh mơn mởn thoát khỏi lớp vỏ bọc xù xì để vươn vai đón chào những tia nắng ấm áp diệu kì. Mùa xuân mang lại cho con người thêm một tuổi. Đối với thiếu nhi mùa xuân là mùa của sự trưởng thành về thể chất lẫn tâm hồn. Mùa xuân là sự mở đầu cho một năm mới, kế hoạch, một dự định mới, tương lai mới. Mùa xuân là mùa của sự đoàn tụ gia đình. 
Ai có tâm hồn yêu cái đẹp chẳng từng một lần thấy rung động trước vẻ đẹp của mùa xuân. uân tới, hồi sinh sức sống cho muôn loài, xuân tươi vui từ cái nắng vàng hửng lên, từ cái lá cây xanh biếc, từ chồi non mơn mởn, từ cơn mưa phùn lất phất, từ những loài hoa đua nhau khoe sắc đến màu nâu mỡ màng của đất, cái màu nâu giản dị mộc mạc ấy nhưng lại nuôi sống muôn loài... 
Tôi thích ngắm nhìn những cành hoa mai trong một ngày nắng tạnh, tiết xuân ấm áp và trong trẻo. Khi ấy vừa vui sướng hạnh phúc mà trong lòng lại thấy nuối tiếc một điều gì đó, chỉ sợ xuân sẽ qua và ngày xanh của mình cũng đang dần trôi đi mất không gì có thể níu giữ nổi và không tài nào có thể lấy lại được. Cho nên cứ mãi phân vân giữa niềm vui và nỗi buồn. Tất cả là sự lưng chừng, một nửa... 
Hôm nay, ngọn gió xuân ấm áp đã thổi qua hồn tôi. Yêu xuân lắm đấy xuân có biết không! 
Mùa xuân đem đến cho con người sự gần gũi với thiên nhiên, được cảm nhận và hòa mình vào sự thay đổi của sự giao mùa. Chính những sản vật được tạo hóa ban tặng cho Mùa Xuân làm cho chúng ta càng phải biết nâng niu và trân trọng nó thêm. Một năm mới đang đến với bao điều mới lạ, chúc mọi người có một mùa xuân vui vẻ, ấm áp và hạnh phúc để đón nhận hết tình yêu thương khi sự chuyển giao của năm đang tới gần. 
 

13 tháng 11 2018
Bài làm     Mỗi chúng ta, ai ai cũng đều có một nơi để nhớ, một chốn để về, một chỗ để lưu giữ những kỉ niệm đẹp của mình.Đó chính là quê hương - nơi chôn rau cắt rốn, nơi con người có thể an cư, tựa nương trong cuộc đời đầy sóng gió. Mỗi người mang một cảm nhận khác nhau về vẻ đẹp của vùng đất để yêu, để thương, để nhớ trong mỗi chúng ta qua từng mùa. Nhưng đối với tôi, mùa thu ở quê tôi sao mà thanh bình, đẹp đẽ đến thế!

     Như chúng ta đã biết, mùa thu là mùa của lá rụng, là mùa mà thời gian ban ngày ngắn dần lại và trở nên lạnh hơn. Dưới con mắt của người khác, có lẽ mùa thu là mùa của thu hoạch bởi do sự chuyển biến từ thời tiết nóng ẩm sang thời tiết lạnh. Thế nhưng người phương Tây lại nhân cách hóa mùa thu như là một người phụ nữ đẹp, khỏe mạnh, được trang điểm bằng các loại hoa quả, rau quả và ngũ cốc đã chín vào thời gian này. Cho nên, mỗi khi nhắc tới các nền văn minh cổ đại, ta đều thấy được con người phần lớn đề cao các lễ hội thu hoạch trong mùa thu, là quan trọng nhất trong các loại lịch của họ như : Lễ Tạ ơn vào cuối mùa thu ở Hoa Kỳ và Canada, lễ hội Sukkot - lễ hội trăng tròn mùa thu hoạch của "hòm thánh"- của người Do Thái hay tết Trung Thu của người Trung Quốc, Việt Nam... Nhưng tất cả đều có một tâm trạng chủ yếu trong các lễ hội mùa thu, chính là niềm vui sướng bởi một mùa thu hoạch bội thu cũng như phảng phất nỗi buồn vì thời tiết khắc nghiệt sắp đến. Không chỉ thế mà còn là để tưởng nhớ tổ tiên- một chủ đề phổ biến của các lễ hội này.

    Nếu con người không tìm hiểu thêm về mọi thứ xung quanh mình thì có lẽ họ sẽ không biết được rằng hầu như mùa thu là sự khởi đầu của mọi thứ, từ ngày khai trường cho đến các bộ phim thông thường, ít vốn đầu tư nhưng lại có giá trị về mặt nghệ thuật mang tính kinh điển cho các giải thưởng lớn như giải Oscar hay giải BAFTA (BAFTA là tên viết tắt của British Academy of Flim and Television Arts). Hơn nữa, mùa thu còn gắn liền với lễ Halloween ( tên viết tắt của All Hallows' Eve).

    Còn riêng tôi thì mùa thu là mùa là mùa khiến tôi cảm thấy cuộc đời của con người sao mà ngắn ngủi thế. Nhìn những chiếc lá rụng bên đường, bên ngõ tung bay cùng với tiếng gió thổi nhè nhẹ khiến tôi bụng chợt nghĩ về những người đã ra đi, đã rời xa thế gian này. Tôi không biết các bạn nghĩ phong cảnh đẹp nhất là thế nào nhưng với cảm nhận của riêng mình thì đứng nhìn khoảng trời thu bên cánh đồng lúa vẫn là đẹp nhất, đẹp tới mức khiến tôi phải rơi nước mắt bởi chính sự thanh tịnh, sự cô đơn đến tột cùng mà vùng đất nơi tôi được sinh ra và lớn lên đem lại. Những lúc mệt mỏi, chán chường, tôi lại tới cánh đồng và nhìn mọi thứ trôi đi. Nghe có vẻ là nhạt nhẽo, nhàm chán nhưng khi hiểu được bản chất của cảnh đẹp đó, các bạn sẽ hiểu được những gì mà tôi nghĩ vào lúc đó, sẽ biết mình mình thực sự cần cái gì, cần làm gì.

    Thế nhưng, đôi khi tôi lại thích ngồi bên hồ sen, ngắm nhìn những hàng cây theo thời gian mà dần dần chuyển sang màu vàng, xa hơn là màu vàng hơi cam. Có những loại cây thì lại mang trên mình màu đỏ và đến cuối thu lại đổi sang thành đỏ hơi tim tím. Hãy cứ tưởng tượng như khi ta pha màu để vẽ vậy. Khi đã có màu vàng, mỗi ngày cứ cho thêm chút màu đỏ thì sẽ được nhưng màu cam đậm và đậm hơn. Đến khi màu đỏ được cho vào thật nhiều thì màu cam kia sẽ biến hoàn toàn thành màu đỏ tươi thẫm. Cho chút ít màu xanh dương vào màu đỏ đó thì ta sẽ có được màu đỏ hơi tim tím ở cuối thu. Sự chuyển đổi màu sắc không ngừng của mỗi ngày khiến cho sắc màu trên cây thật sống động. Nếu để ý kĩ đến những hàng cây, chắc chắn các bạn sẽ thấy được những tia sáng óng ánh của mặt trời chiếu xuống và xuyên qua từng từng cành cây, chiếc lá. Sương mù trong những đêm thu thì trắng đục và mờ ảo, còn quê tôi thì cái ánh sáng kia đã làm cho tôi nghĩ nó như một lớp sương mù bằng vàng và trong suốt. Khi một cơn gió nhẹ nhàng thổi qua, một vài cành cây như hiện lên rõ rệt những chiếc lá dang đu đưa, trên chúng là những chiếc lá bằng vàng đang lay động. Mặt trời di chuyển đến đâu thì cái óng ánh của những chiếc lá bằng vàng đó cũng được di chuyển và lấp lánh theo, làm cho bức họa với nhiều màu sắc như luôn chuyển động. Tuy cây cối chỉ biến đổi màu sắc thôi nhưng cũng đủ làm tôi phải xao xuyến bởi sự dễ chịu mà chúng đem lại cho muôn loài và chẳng bao giờ làm phiền lòng ai - điều mà ít ai làm được: giữ được cái bản chất nguyên thủy trong cái cuộc sống điêu tàn.

    Khi thu sắp ra đi, những hàng cây sẽ tàn phai dần, nhựa sống trong nó như bị đóng băng, đông đặc lại và không còn tuôn chảy nữa. Từng chiếc lá bắt đầu khô dần và thi nhau rụng rơi khỏi cành. Gió càng mạnh và thời tiết càng lạnh thì lá càng rơi rụng nhanh. Những chiếc lá trên cây giờ chỉ thấy nằm la liệt phía dưới đất, lìa khỏi cành rồi chúng càng khô héo nhanh hơn và sẽ mất đi hoàn toàn sức sống. Những bước đi xào xạc của tôi lẫn trong những chiếc lá khô nghe như chúng đang bị vỡ ra tưng mảnh nhỏ. Hình tượng này làm tôi liên tưởng đến con người khi đang đau khổ thì chẳng còn sức sống nữa. Nhưng qua hình ảnh đó, tôi lại nghĩ rằng những chiếc lá héo hon,tàn khô đang rụng rơi khỏi cành cây chẳng khác gì những nỗi buồn khổ được lìa khỏi thân thể của chúng ta.

     Quê tôi vào mùa thu là thế đó, chỉ giản dị, thanh tịnh thôi mà cũng khiến tôi phải quyến luyến, rung động, có những suy nghĩ chín chắn đến lạ thường. Đôi khi từ những cái giản dị, đơn sơ mà ta có thể thấy được những tác phẩm hay qua dòng duy tư chứa đầy nỗi niềm. Hay đơn giản chỉ là khiến lòng mình thanh thản hơn sau những giờ joc tập và làm việc đến mệt mỏi.Và qua phong cảnh mùa thu ở vùng đất tôi lớn lên, tôi đã rút ra cho mình một bài học: Cây cỏ có thể biết thế nào là vui, thế nào là buồn, thế nào là đắng cay, thế nào là hạnh phúc nhưng có một thứ mà cây cỏ sẽ không bao giờ có được , đó chính là một trái tim để yêu thương như con người. Và tình thương đó sẽ còn tiếp tục theo con người đến ngàn đời sau.

16 tháng 12 2017
Có những câu chuyện đọc rồi sẽ quên. Nhưng cũng không ít quyển sách đã để lại ấn tượng khó phai, là tiền đề, mục đích, lí tưởng và là bệ phóng hướng con người tới những chân trời tương lai tươi mới. “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh là một quyển sách như vậy, tôi tin với bất cứ ai từng đọc tác phẩm này đều không thể quên được thế giới mông lung và đầy mơ mộng trong con mắt của cậu bé tám tuổi tinh nghịch. Nhưng thế giới ấy chẳng hề xa hoa, bí ẩn hay mĩ miều như trong những câu chuyện cổ tích gắn liền với tuổi thơ của mỗi đứa trẻ mà nó chính là góc khuất thầm kín trong tâm hồn, là những kí ức chân thật nhất, là tấm gương rọi vào quá khứ phản chiếu lại biết bao kỉ niệm của một thời thơ ấu đã qua. Nguyễn Nhật Ánh đã tặng bạn đọc một tấm vé trên chuyến tàu đặc biệt để mỗi người chúng ta có thể lật lại trang sách thời gian nhuốm màu dĩ vãng này trở về dòng sông trong trẻo của tuổi thơ và gột rửa hết những bụi bặm, những bế tắc, những phù phiếm ở thế giới người lớn. Xin đừng vội nghĩ rằng đây chỉ là tác phẩm xáo rỗng, vô vị dành cho bọn trẻ con mà đánh mất đi cơ hội tìm về chính bản thân mình, tìm về chính bản chất đơn thuần nhất của cuộc sống, cũng như tác giả đã từng khẳng định “Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em. Tôi viết cho những ai từng là trẻ em” Xuyên suốt quyển sách là câu chuyển xoay quanh nhóm bạn bốn người với những “ông cụ, bà cụ non” khoác trên mình hình hài trẻ thơ gồm: nhân vật tôi (cu Mùi), con Tí sún, thằng Hải cò và Tủn- hoa khôi của xóm. Qua hành trình khôn lớn của những “bé con” đó, tôi như được chứng kiến một thước phim quay chậm lúc thì mờ ảo, nhiễu loạn nhưng có lúc hình ảnh về ngày tháng tuổi thơ lại hiện lên rõ nét, sinh động ngỡ như mới chỉ ngày hôm qua. Những hồi ức ấy nào có phải toàn mang ánh hào quang rực rỡ, nào có phải là bản hùng ca với đầy chiến tích đáng tự hào mà với cu Mùi, nó đơn thuần chỉ là nỗi buồn không rõ nguồn gốc về cuộc sống cũ kĩ theo vòng tuần hoàn tẻ nhạt “Vẫn ánh mặt trời ấy chiếu rọi mỗi ngày. Vẫn bức màn đen đó buông xuống mỗi đêm. Trên mái nhà và trên các cành lá sau vườn, gió vẫn than thở giọng của gió. Chim vẫn hót giọng của chim. Dế ri ri giọng dế, gà quang quác giọng gà”. Và hơn hết sự nghịch ngợm, ngổ ngáo của cậu nhóc lên tám còn thể hiện rất chân thật qua những năm mài đũng quần trên ghế nhà trường với niềm vui thú đến lớp để tán gẫu, cãi cọ, cấu véo, ngủ gật hay chọn vị trí tối tăm cho ít bị kêu lên bảng trả bài. Ngay ở chương đầu tiên của quyển sách, chắc hẳn người đọc đã thoáng có chút giật mình, lắng đọng xen lẫn ngượng ngùng khi bắt gặp chính hình bóng của mình trong thời áo trắng qua nhân vật trữ tình. Dù bạn có dám thừa nhận hay không thì ở cái tuổi ham chơi, hiếu động ấy thì việc học như một nghĩa vụ giam cầm ta trước bao nhiêu trò chơi hấp dẫn, trước bao nhiêu khung trời mới mẻ và giờ ra chơi chính là thời gian thần tiên để chú chim non sổ lồng tìm chút niềm vui ngắn ngủi. Mạch liên tưởng độc đáo đó như thể là một chiếc chìa khóa vạn năng chạm tới mọi góc khuất riêng tư nhất trong miền kí ức của tôi, kí ức về cô học sinh lớp ba luôn thơ thẩn, mơ mộng về những bài toán chia dài ngoằng thành biết bao tòa cao ốc đồ sộ mà chính tôi là vị kiến trúc sư đại tài thiết kế nên hay những dòng chữ gà bới đang múa lượn trong quyển vở tập viết với tôi lại là món mì xoắn ốc mới mẻ, ngon lành dưới bàn tay khéo léo của đầu bếp cừ khôi… Có lẽ tôi và rất nhiều “bạn nhỏ” khác cũng đã hoặc đang đánh mất rất nhiều năm học tập quý giá, đánh mất rất nhiều kiến thức bổ ích nhưng tôi sẽ chẳng chối bỏ tuổi thơ đó, chẳng chối bỏ lỗi lầm đó vì con người không ai có thể luôn hoàn hảo, nếu ta không đủ can đảm nhìn nhận quá khứ, nhìn nhận những thiếu sót của bản thân thì ta chỉ đang tự lừa dối chính mình bởi vỏ bọc hoàn thiện giả tạo. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cũng đã nêu triết lý “Để sống tốt hơn đôi khi chúng ta phải học làm trẻ con trước khi học làm người lớn”, thật vậy qua những lời kể chân thật về tuổi thơ đã qua, tác giả đã nhẹ nhàng gởi gắm những tư tưởng mang tính giáo dục sâu lắng, nhẹ nhàng gõ tiếng chuông vang vọng vào tiềm thức con người giúp ta khai phá nên những chân lý mới lạ. Văn phong của tác giả nửa như giễu cợt, bông đùa, nửa lại mang hơi hướng triết lý sâu sắc truyền đạt tới đông đảo bạn đọc và đôi khi là các bậc cha mẹ nói riêng. Chắc ta không thể quên lời than phiền của cu Mùi “Người lớn thường cho phép mình làm tất cả những gì mình thích, kể cả những ý thích rất vớ vẩn và cấm trẻ con làm tất cả những gì họ không thích, và sự cấm cản của họ nhiều khi cũng vớ vẩn nốt”, đôi khi vì quá yêu thương con mà cha mẹ vô tình thái quá sự phán xét và áp đặt trẻ bởi họ luôn muốn con mình nhận lấy mọi điều tốt đẹp và tránh xa những cạm bẫy. Nhưng liệu có quá bất công khi chúng ta tước đi quyền được vấp ngã của con trẻ và ép chúng vào khuôn mẫu hoàn hảo chỉ chứa niềm vui và sự sung túc? Nghe có vẻ nghịch lý nhưng nó cũng giống như một món ăn tuy ngon đến mấy nhưng ăn hoài sẽ thành chán ngán, tầm thương ví như bước đường ta đi nếu quá bằng phẳng và trải đầy hoa hồng thì hạnh phúc cũng trở nên nhàm chán, vô vị vì đời người chỉ được một lần sống, ta chỉ một lần được trải nghiệm hết những hỉ, nộ, ái, ố, đau thương. Có đứa bé nào tập đi mà chưa từng vấp ngã, đứa bé chưa từng nói ngọng sẽ không thể phát âm tròn vành, rõ chữ vậy nên qua tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh còn muốn gởi thông điệp đến “những người lớn” hãy để con cái được phát triển tự nhiên nhất, ta chỉ nên khuyên răn chứ đừng ngăn cấm chúng khám phá thế giới dù biết trước đó là ngõ cụt bởi ta cũng đã từng được trải nghiệm nên hãy để trẻ con vươn tới tương lai bằng chính đôi chân nhỏ bé của bản thân. Không chỉ vậy, trong “cho tôi một vé đi tuổi thơ” làm mỗi người lớn phải thốt lên khâm phục trước sự sáng tạo, mộng mơ của bọn trẻ mà cũng chính là của ta ngày xưa. Đó là mong ước muốn “đặt tên cho thế giới”, dùng trí tưởng tượng biến cái gối thành búp bê, biến cái nón thành cuốn tập, con chó thành bàn ủi, chiếc quạt máy thành cái tivi và thằng Mùi là Thầy hiệu trưởng…Chúng không hề lố bịch, quậy phá mà bản chất của trò chơi “kì lạ” đó là ước muốn thầm kín được thay đổi thế giới xung quanh trở nên mới mẻ, tinh khôi như thể được sinh ra một lần nữa, để chúng khỏi chán ngắt với việc ăn, ngủ, đến lớp và học bài. Nhưng có lẽ trong tác phẩm người đọc thích thú nhất vẫn là cái tình cảm ngô nghê, hồn nhiên của cu Mùi với cô bạn Tủn mà thấp thoáng hiện lên lời bộc bạch rất ngây thơ “Sau này tôi biết đó là cảm giác ghen tuông, tất nhiên là ghen tuông theo kiểu trẻ con, còn lúc đó tôi chỉ cảm thấy khó chịu”. Đó là tình yên con nít mà có lẽ là trong sáng, thiêng liêng hơn cả vì nó không hề bị vẫn đục bởi vòng xoáy của tiền tài, danh lợi và không bị chi phối, bão hòa cảm xúc khi người lớn cố lập trình, lên kế hoạch để ép thứ cảm xúc vô hình vào khuôn khổ chặt chẽ. Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ- một tác phẩm mở ra thiên đường trong trẻo, tràn ngập hoa nắng và tiếng cười giòn giã của trẻ thơ. Nguyễn Nhật Ánh đã kết nối những trang hồi ức vô tình bị lãng quên hay thậm chí là đánh mất giữa dòng đời xô bồ, tấp nập này. Ông đã mang bạn đọc từ khắp mọi nơi, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp lên chung một chuyến tàu về lại sân ga tuổi thơ để từ đó bắt đầu hành trình tìm lại chính mình, chính bản chất “nhân chi sơ tính bản thiện”. Đọc tác phẩm mà mỗi hình ảnh, mỗi hành động, lời nói của bốn nhân vật đều để lại trong tôi một sự khắc khoải, ám ảnh sâu sắc, ám ảnh về dòng chảy hờ hững của thời gian đã mang đi mất của tôi rất nhiều thứ, mang đi mất những tháng ngày rong ruổi dạo chơi khắp xóm, mang đi mất những người bạn thân thiết đã từng là tất cả với tôi và hơn hết là mang đi mất chính hình bóng tuổi thơ thậm chí là biết bao hoài bão cháy bỏng mà tôi đã từng khát khao thực hiện cũng bị lớp bụi thời gian xóa mờ, vùi lấp.
16 tháng 12 2017

Có những câu chuyện đọc rồi sẽ quên. Nhưng cũng không ít quyển sách đã để lại ấn tượng khó phai, là tiền đề, mục đích, lí tưởng và là bệ phóng hướng con người tới những chân trời tương lai tươi mới. “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh là một quyển sách như vậy, tôi tin với bất cứ ai từng đọc tác phẩm này đều không thể quên được thế giới mông lung và đầy mơ mộng trong con mắt của cậu bé tám tuổi tinh nghịch. Nhưng thế giới ấy chẳng hề xa hoa, bí ẩn hay mĩ miều như trong những câu chuyện cổ tích gắn liền với tuổi thơ của mỗi đứa trẻ mà nó chính là góc khuất thầm kín trong tâm hồn, là những kí ức chân thật nhất, là tấm gương rọi vào quá khứ phản chiếu lại biết bao kỉ niệm của một thời thơ ấu đã qua. Nguyễn Nhật Ánh đã tặng bạn đọc một tấm vé trên chuyến tàu đặc biệt để mỗi người chúng ta có thể lật lại trang sách thời gian nhuốm màu dĩ vãng này trở về dòng sông trong trẻo của tuổi thơ và gột rửa hết những bụi bặm, những bế tắc, những phù phiếm ở thế giới người lớn. Xin đừng vội nghĩ rằng đây chỉ là tác phẩm xáo rỗng, vô vị dành cho bọn trẻ con mà đánh mất đi cơ hội tìm về chính bản thân mình, tìm về chính bản chất đơn thuần nhất của cuộc sống, cũng như tác giả đã từng khẳng định “Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em. Tôi viết cho những ai từng là trẻ em”

Xuyên suốt quyển sách là câu chuyển xoay quanh nhóm bạn bốn người với những “ông cụ, bà cụ non” khoác trên mình hình hài trẻ thơ gồm: nhân vật tôi (cu Mùi), con Tí sún, thằng Hải cò và Tủn- hoa khôi của xóm. Qua hành trình khôn lớn của những “bé con” đó, tôi như được chứng kiến một thước phim quay chậm lúc thì mờ ảo, nhiễu loạn nhưng có lúc hình ảnh về ngày tháng tuổi thơ lại hiện lên rõ nét, sinh động ngỡ như mới chỉ ngày hôm qua. Những hồi ức ấy nào có phải toàn mang ánh hào quang rực rỡ, nào có phải là bản hùng ca với đầy chiến tích đáng tự hào mà với cu Mùi, nó đơn thuần chỉ là nỗi buồn không rõ nguồn gốc về cuộc sống cũ kĩ theo vòng tuần hoàn tẻ nhạt “Vẫn ánh mặt trời ấy chiếu rọi mỗi ngày. Vẫn bức màn đen đó buông xuống mỗi đêm. Trên mái nhà và trên các cành lá sau vườn, gió vẫn than thở giọng của gió. Chim vẫn hót giọng của chim. Dế ri ri giọng dế, gà quang quác giọng gà”. Và hơn hết sự nghịch ngợm, ngổ ngáo của cậu nhóc lên tám còn thể hiện rất chân thật qua những năm mài đũng quần trên ghế nhà trường với niềm vui thú đến lớp để tán gẫu, cãi cọ, cấu véo, ngủ gật hay chọn vị trí tối tăm cho ít bị kêu lên bảng trả bài. Ngay ở chương đầu tiên của quyển sách, chắc hẳn người đọc đã thoáng có chút giật mình, lắng đọng xen lẫn ngượng ngùng khi bắt gặp chính hình bóng của mình trong thời áo trắng qua nhân vật trữ tình. Dù bạn có dám thừa nhận hay không thì ở cái tuổi ham chơi, hiếu động ấy thì việc học như một nghĩa vụ giam cầm ta trước bao nhiêu trò chơi hấp dẫn, trước bao nhiêu khung trời mới mẻ và giờ ra chơi chính là thời gian thần tiên để chú chim non sổ lồng tìm chút niềm vui ngắn ngủi. Mạch liên tưởng độc đáo đó như thể là một chiếc chìa khóa vạn năng chạm tới mọi góc khuất riêng tư nhất trong miền kí ức của tôi, kí ức về cô học sinh lớp ba luôn thơ thẩn, mơ mộng về những bài toán chia dài ngoằng thành biết bao tòa cao ốc đồ sộ mà chính tôi là vị kiến trúc sư đại tài thiết kế nên hay những dòng chữ gà bới đang múa lượn trong quyển vở tập viết với tôi lại là món mì xoắn ốc mới mẻ, ngon lành dưới bàn tay khéo léo của đầu bếp cừ khôi… Có lẽ tôi và rất nhiều “bạn nhỏ” khác cũng đã hoặc đang đánh mất rất nhiều năm học tập quý giá, đánh mất rất nhiều kiến thức bổ ích nhưng tôi sẽ chẳng chối bỏ tuổi thơ đó, chẳng chối bỏ lỗi lầm đó vì con người không ai có thể luôn hoàn hảo, nếu ta không đủ can đảm nhìn nhận quá khứ, nhìn nhận những thiếu sót của bản thân thì ta chỉ đang tự lừa dối chính mình bởi vỏ bọc hoàn thiện giả tạo. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cũng đã nêu triết lý “Để sống tốt hơn đôi khi chúng ta phải học làm trẻ con trước khi học làm người lớn”, thật vậy qua những lời kể chân thật về tuổi thơ đã qua, tác giả đã nhẹ nhàng gởi gắm những tư tưởng mang tính giáo dục sâu lắng, nhẹ nhàng gõ tiếng chuông vang vọng vào tiềm thức con người giúp ta khai phá nên những chân lý mới lạ. Văn phong của tác giả nửa như giễu cợt, bông đùa, nửa lại mang hơi hướng triết lý sâu sắc truyền đạt tới đông đảo bạn đọc và đôi khi là các bậc cha mẹ nói riêng. Chắc ta không thể quên lời than phiền của cu Mùi “Người lớn thường cho phép mình làm tất cả những gì mình thích, kể cả những ý thích rất vớ vẩn và cấm trẻ con làm tất cả những gì họ không thích, và sự cấm cản của họ nhiều khi cũng vớ vẩn nốt”, đôi khi vì quá yêu thương con mà cha mẹ vô tình thái quá sự phán xét và áp đặt trẻ bởi họ luôn muốn con mình nhận lấy mọi điều tốt đẹp và tránh xa những cạm bẫy. Nhưng liệu có quá bất công khi chúng ta tước đi quyền được vấp ngã của con trẻ và ép chúng vào khuôn mẫu hoàn hảo chỉ chứa niềm vui và sự sung túc? Nghe có vẻ nghịch lý nhưng nó cũng giống như một món ăn tuy ngon đến mấy nhưng ăn hoài sẽ thành chán ngán, tầm thương ví như bước đường ta đi nếu quá bằng phẳng và trải đầy hoa hồng thì hạnh phúc cũng trở nên nhàm chán, vô vị vì đời người chỉ được một lần sống, ta chỉ một lần được trải nghiệm hết những hỉ, nộ, ái, ố, đau thương. Có đứa bé nào tập đi mà chưa từng vấp ngã, đứa bé chưa từng nói ngọng sẽ không thể phát âm tròn vành, rõ chữ vậy nên qua tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh còn muốn gởi thông điệp đến “những người lớn” hãy để con cái được phát triển tự nhiên nhất, ta chỉ nên khuyên răn chứ đừng ngăn cấm chúng khám phá thế giới dù biết trước đó là ngõ cụt bởi ta cũng đã từng được trải nghiệm nên hãy để trẻ con vươn tới tương lai bằng chính đôi chân nhỏ bé của bản thân. Không chỉ vậy, trong “cho tôi một vé đi tuổi thơ” làm mỗi người lớn phải thốt lên khâm phục trước sự sáng tạo, mộng mơ của bọn trẻ mà cũng chính là của ta ngày xưa. Đó là mong ước muốn “đặt tên cho thế giới”, dùng trí tưởng tượng biến cái gối thành búp bê, biến cái nón thành cuốn tập, con chó thành bàn ủi, chiếc quạt máy thành cái tivi và thằng Mùi là Thầy hiệu trưởng…Chúng không hề lố bịch, quậy phá mà bản chất của trò chơi “kì lạ” đó là ước muốn thầm kín được thay đổi thế giới xung quanh trở nên mới mẻ, tinh khôi như thể được sinh ra một lần nữa, để chúng khỏi chán ngắt với việc ăn, ngủ, đến lớp và học bài. Nhưng có lẽ trong tác phẩm người đọc thích thú nhất vẫn là cái tình cảm ngô nghê, hồn nhiên của cu Mùi với cô bạn Tủn mà thấp thoáng hiện lên lời bộc bạch rất ngây thơ “Sau này tôi biết đó là cảm giác ghen tuông, tất nhiên là ghen tuông theo kiểu trẻ con, còn lúc đó tôi chỉ cảm thấy khó chịu”. Đó là tình yên con nít mà có lẽ là trong sáng, thiêng liêng hơn cả vì nó không hề bị vẫn đục bởi vòng xoáy của tiền tài, danh lợi và không bị chi phối, bão hòa cảm xúc khi người lớn cố lập trình, lên kế hoạch để ép thứ cảm xúc vô hình vào khuôn khổ chặt chẽ. Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ- một tác phẩm mở ra thiên đường trong trẻo, tràn ngập hoa nắng và tiếng cười giòn giã của trẻ thơ. Nguyễn Nhật Ánh đã kết nối những trang hồi ức vô tình bị lãng quên hay thậm chí là đánh mất giữa dòng đời xô bồ, tấp nập này. Ông đã mang bạn đọc từ khắp mọi nơi, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp lên chung một chuyến tàu về lại sân ga tuổi thơ để từ đó bắt đầu hành trình tìm lại chính mình, chính bản chất “nhân chi sơ tính bản thiện”. Đọc tác phẩm mà mỗi hình ảnh, mỗi hành động, lời nói của bốn nhân vật đều để lại trong tôi một sự khắc khoải, ám ảnh sâu sắc, ám ảnh về dòng chảy hờ hững của thời gian đã mang đi mất của tôi rất nhiều thứ, mang đi mất những tháng ngày rong ruổi dạo chơi khắp xóm, mang đi mất những người bạn thân thiết đã từng là tất cả với tôi và hơn hết là mang đi mất chính hình bóng tuổi thơ thậm chí là biết bao hoài bão cháy bỏng mà tôi đã từng khát khao thực hiện cũng bị lớp bụi thời gian xóa mờ, vùi lấp.
18 tháng 9 2016

bài j z bn

ns rõ đi mik làm cho ak

18 tháng 9 2016

bài trên đấy bạn khocroi

4 tháng 10 2016

Kho tàng văn học dân gian với những câu ca dao, dân ca chỉ các thể loại trữ tình, dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống của con người. Bài những câu hát về tình cảm gia đình trong sách văn lớp 7 là một trong những bài thuộc thể loại đó.
"Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"
Tình cảm của bài ca dao trêm là tình cảm của cha mẹ dành cho con, nhắc nhở con cái phải luôn hiếu thảo với cha mẹ - một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bài ca dao này còn sử dụng hình ảnh so sánh giữa "công cha" với "núi cao" và "nghĩa mẹ" với "biển rộng". Và chúng ta sẽ cảm nhận rõ được tình cảm ấy qua câu "Cù lao chín chữ" nói về chín chữ nêu cao công lao cha mẹ nuôi con vất vả trăm bề.
Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Còn người mẹ là người sinh thành và nuôi em khôn lớn. Mẹ luôn là người mẹ dịu dàng nhưng cũng rất nghiêm khắc. Mẹ luôn dõi theo từng bước đi, hành động, những suy nghĩ ngay ngô của em, cho em những lời khuyên bổ ích, hướng dẫn em đi trên con đường đúng đắn.
Hằng ngày, mẹ chẳng quản vất vả, nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo... Ngoài những thứ đó ra mẹ còn dạy dỗ, truyền đạt các kiến thức và kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để em học được những bài học cần thiết khi bước vào đời.
Với âm điệu khoan thai, chậm rãi, thiết tha, sâu lắng... từng dòng thơ như đi sâu vào tâm trí người đọc, rót từng giọt vào tai người nghe. Bài thơ đã giúp em hiểu được rằng đạo làm con của mỗi con người là trách nhiệm, bổn phận vô cùng thiêng liêng, cao cả.Nếu một ngày nào đó chúng ta mất cha hoặc mẹ hoặc cả hai thì ngày đó chắc chắn là ngày buồn thảm nhất trong cuộc đời.

4 tháng 10 2016

Trong đời sống tình cảm của con người, tình yêu cha mẹ, vợ con bao giờ cũng chiếm một vị trí quan trọng. Cha mẹ là người sinh thành nuôi dưỡng, là người có kinh nghiệm sống mà con cái luôn kính yêu. Bởi vậy, đã có rất nhiều bài thơ, bài ca dao viết về chủ đề này. Bài ca dao sau đây chính là tiếng hát đi từ trái tim lên miệng của con cái đối với công lao trời biển của cha mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông.
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !

Bài ca dao thật sâu sắc, chân thật. Nhân dân ta đã diễn tình cảm của con cái đối với cha mẹ một cách tài tình. Mượn hình ảnh núi Thái Sơn, một ngọn núi cao nổi tiếng của Trung Quốc, ví với công cha, phải chăng người xưa muốn nói lên một cách cụ thể công lao của cha thật to lớn, vĩ đại, trong viếc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh so sánh ơn nghĩa của mẹ Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông cũng rất đúng, rất hay. Cách so sánh đó thật tài tình và chứng tỏ người xưa hiểu quy luật tự nhiên nên đã có sự so sánh rất tinh tế này.

Công ơn của cha mẹ đối với con cái như núi cao, biển rộng. Một hình ảnh vẽ chiều đứng hài hoà hình ảnh, vẽ chiều ngang dựng lên một không gian bát ngát mênh mông rất gợi cảm. Chỉ những hình ảnh to lớn, cao rộng không cùng và vĩnh hằng ấy mới diễn tả hết công sinh thành và nuôi dưỡng con cái đối với cha mẹ. Qua nghệ thuật so sánh, qua cách sử dụng từ ngữ đặc tả... ba câu đầu của bài ca dao đã khẳng định và ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. Đây không phải là những lời giáo huấn, không phải là những đòi hỏi về công lao của cha mẹ đối với con cái mà đây là tiếng hát ru ngọt ngào, là lời tâm tình truyền cảm lay động con tim của mỗi người.

Bài ca dao mộc mạc, chân tình, nhưng qua bài ca dao này, em tự thấy mình phải có gắng hơn nữa, em quyết tâm sẽ học thật giỏi, làm thật nhiều việc tốt để trong gia đình em luôn có nụ cười rạng ngời của cha mẹ. Bở em biết rằng: Con cái ngoan mang lại hạnh phúc cho cha mẹ, con cái hư sẽ là kẻ đào mồ chôn cha mẹ.

8 tháng 11 2016

Tình bạn là một thứ tình cảm tốt đẹp, không thể thiếu trong cuộc sống, bạn bè giúp đỡ ta, động viên khích lệ ta vượt qua khó khăn trong cuộc sống, chia sẻ mọi niềm vui nỗi buồn cùng ta. Ai cũng có rất nhiều bạn, nhưng chỉ có một hoặc một vài người bạn thân. Em cũng vậy, đến đây em muốn nói tới Thanh – cô bạn thân nhất của em.

Thanh và em đã học cùng nhau từ hồi lớp Ba và đến bây giờ khi đã học lớp Bẩy hai đứa vẫn học chung một lớp với nhau. Đã gọi là bạn thân thì mức độ thân thiết sẽ hơn rất nhiều những người bạn khác, ban đầu chúng em cũng là những người bạn bình thường như bao người bạn khác, em vốn là một cô bé ít nói, ít nói chuyện với các bạn trong lớp, trong khi đó Thanh là lớp trưởng của lớp, học rất giỏi và tham gia rất nhiệt tình các hoạt động của Đội của trường.

Thế rồi một hôm em bị ốm nặng, phải nghỉ học mất một tuần, Thanh đã thường xuyên đến nhà thăm em và chép bài giúp em đồng thời giảng bài cho em để em nắm được những bài học trên lớp. Và chúng em bắt đầu thân nhau từ hồi đó, qua việc này em cảm nhận được rằng Thanh rất quan tâm đến người khác, không phải vì trách nhiệm của một lớp trưởng mà vốn dĩ Thanh đã là một người như vậy. Một lần, cô giáo phát động phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, Thanh xung phong sẽ ghép thành đôi với em, vì lực học của em cũng khá kém, thế rồi chúng em được cô giáo chuyển chỗ cho ngồi cạnh nhau, tình bạn của hai đứa càng ngày càng trở nên thân thiết.

Em thường xuyên đến nhà Thanh để làm bài tập, đến nhà bạn ấy mới biết không chỉ học giỏi mà Thanh còn rất hiếu thảo với bố mẹ, tuy còn nhỏ tuổi nhưng ngoài giờ học trên lớp Thanh còn giúp đỡ bố mẹ làm một số việc nhà. Chỉ trong một thời gian, lực học của em đã khá hơn rất nhiều và em cũng hòa đồng hơn, tham gia hoạt động của trường nhiều hơn. Từ đấy đến bây giờ, khi đã học lớp Bẩy chúng em vẫn là một đôi bạn thân thiết, chúng em hay đến nhà nhau chơi, bố mẹ em rất quý Thanh và ngược lại bố mẹ em cũng vậy. Bố mẹ hai đứa rất vui vì con mình có một tình bạn đẹp như thế, cùng giúp đỡ nhau trong học tập. Như thế là tình bạn của hai đứa em đã được bốn năm, tuy không phải là một thời gian dài nhưng cũng đủ để chúng em hiểu về tính cách của nhau.

Thỉnh thoảng tuy có những cãi vã giận hờn nhưng chỉ một thời gian ngắn là hết và chúng em lại thân thiết như ban đầu. Em rất thích vẽ nên ước mơ trở thành một nhà thiết kế thời trang, còn Thanh, bạn ấy ước mơ trở thành một cô giáo dạy Văn. Và chúng em đang cố gắng hết sức mình để thực hiện ước mơ của riêng mình. Không biết mỗi khi lên lớp mới chúng em có được học cùng nhau nữa không, nhưng cho dù không được học cùng nhau nữa thì tình bạn của hai đứa vẫn vậy. Như câu thơ: “Đã là bạn suốt đời là bạn/ Đừng như sông lúc cạn lúc bồi”. Mỗi khi một trong hai đứa có truyện không vui, thì lại tìm đến đứa kia để kể lể, tìm nguồn động viên, khích lệ.

Thanh là một người bạn tốt và tình bạn của em rất thân thiết. Cuộc sống còn rất nhiều điều đổi thay nhưng mong rằng tình bạn của chúng em sẽ mãi thân thiết như vậy.

8 tháng 11 2016

Từ khi bước chân vào môi trường học đường, tôi đã được làm quen và tiếp xúc với rất nhiều bạn bè. Mỗi người bạn có một vẻ khác nhau và đối với mỗi người tôi lại dành cho họ những tình cảm quý mến khác nhau. Nhưng trong rất nhiều những người bạn mà tôi quý mến ấy, người bạn mà tôi yêu quý nhất , người luôn đồng hành với tôi trong mọi niềm vui, nỗi buồn , không thể có từ nào thích hợp hơn hai tiếng “bạn thân’ để nói về bạn, đó là Minh Anh. Minh Anh học cùng với tôi ngay từ những ngày đầu cắp sách đến trường. Tôi và bạn chơi với nhau cũng từ những ngày đó, nhưng để trở thành bạn thân thì tôi không nhớ rõ từ khi nào nữa. Tôi chỉ biết rằng hằng ngày chúng tôi đèo nhau đi học trên một chiếc xe đạp và có tâm sự trong lòng thì người đầu tiên tôi tìm đến là Minh Anh. Minh Anh trong mắt tôi là một cô bạn hết sức dễ thương và đáng mến. Bạn có đôi mắt to, khuôn mặt thanh tú với điểm nhấn là cái mũi dọc dừa xinh xinh. Nhưng có lẽ trong muôn vàn những thứ đáng chú ý ấy thìgây ấn tượng với tôi hơn cả là vầng trán cao biểu lộ sự thông minh, lanh lợi của bạn. Minh Anh học rất giỏi, bạn lại là cây văn nghệ xuất sắc của lớp. Mỗi lần lớp có chương trình văn nghệ thì bạn là người tư tin xung phong đầu tiên. Tôi và các bạn trong lớp đều rất thích nghe Minh Anh hát. Mỗi khi tới lượt bạn biểu diễn thì trong lớp dường như không có lấy một âm thanh nào khác ngoài tiếng hát trong trẻo như chim sơn ca của bạn. Tiếng hát ấy như xua tan hết mọi mệt nhọc sau mỗi giờ Văn, giờ Toán căng thẳng. Tôi quý Minh Anh lắm,may mắn nhất của tôi có lẽ là được làm bạn thân của bạn. Tôi còn tự hào vì có người bạn thân luôn nhiệt tình giúp đỡ người khác như Minh Anh. Trong lớp, dù chỉ chơi thân với tôi nhưng không có nghĩa là bạn không hòa đồng với mọi người. Nhắc đến Minh Anh, không ai có thể quênđược hình ảnh cô lớp phó học tập gương mẫu. Nhìn khuôn mặt bạn lấm tấm mồ hôi mà vẫn say sưa giảng lại mấy bài tập khó cho các bạn trong lớp, tôi càng thêm khâm phục và yêu quý bạn hơn. Nhiều lúc chúng tôi cứ ngỡ Minh Anh chính là cô giáo nhỏ của mình. Dáng người nhanh nhẹn với nụ cười luôn thường trực trên môi cũng không che lấp được hoàn cảnh khó khăn của bạn. Nhà Minh Anh không khá giả lắm. Lại là chị lớn trong gia đình nên hàng ngày bạn phải phụ giúp ba mẹ trông nom quán ăn nhỏ. Thời g ian dành cho việc học không có nhiều mà bạn vẫn học rất giỏi, tôi hiểu bạn đã khéo léo biết bao trong việc sắp xếp một thời gian biểu phù hợp. Thương biết bao nhiêu cái dáng h ình nhỏ bé mà vẫn nhanh nhẹn bưng đồ ăn cho khách của bạn. Những lúc chúng tôi tới quán, dù mệt nhọc, Minh Anh vẫn rất hồ hởi. Có lần bạn cười bảo: “phụ quán cũng có thú vui của nó, bây giờ nếu bảo mình nghỉ làm chắc mình không chịu được đâu”. Tôi càng yêu hơn cái nghị lực phi thường của bạn. Dù bận rộn là vậy mà Minh Anh vẫn dành thời gian giúp đỡ tôi trong học tập. Có một lần tôi bị bệnh nằm ở nhà cả tuần, vậy là cả tuần Minh Anh chép bài rồi lại qua giảng bài cho tôi. Bạn muốn chắc chắn rằng sau một tuần nằm giường bệnh, khi đi học trở lại, tô i vẫn theo kịp tiến độ của lớp. Tôi biết ơn Minh Anh nhiều lắm. Lúc nào tôi cũng tự nhủ phải thật cố gắng để đáp lại xứng đáng những gì mà bạn đem lại cho tôi. Tôi hi vọng sẽ mãi mãi được chơi cùng, học cùng với Minh Anh. Có bạn là bạn thân, tôi biết tôi ngày càng sống tốt và hoàn thiện mình hơn. Cảm ơn cuộc đời đã ban tặng cho tôi người bạn tuyệt vời như vậy. Chìm trong hạnh phúc của tình bạn, tôi không quên phải luôn cố gắng để gìn giữ và làm cho tình bạn ấy ngày càng bền vững và thắm thiết hơn

7 tháng 11 2021

Tham khảo :

            “ Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

           Cây nêu tràng pháo bánh trưng xanh. ”

  Đó là những nét đẹp văn hóa truyền thống của Tết Việt, mang lại sự ấm cúng, thân thiết cho những người trong gia đình xum vầy bên nhau. Góp phần không nhỏ vào đó là màu sắc tươi thắm, tràn đầy sức sống của các loại thảo mộc, muôn hoa mùa xuân, đặc biệt là hoa đào.

  Hoa đào trở nên không thể thiếu đối với mỗi cái Tết của gia đình em. Vì vậy, ngày 27 Tết, bố con em đã lên chợ hoa Đông Anh để mua đào. Bố bảo, năm nay cả nhà sẽ mua đào thế đẻ bày cho đẹp. Vào đến chợ, 1 rừng hoa Tết muôn màu hiện ra trước mắt với đủ các loại hồng, cúc, huệ, … nhiều nhất là đào. Đào có rất nhiều loại: đào bích, đào phai, đào bạch… được đưa từ Nhật Tân, Sơn La… về. Những cây đào Nhật Tân với đủ các loại thế khác nhau trông thật đẹp, khác hẳn với những cành đào Sơn La chịu nắng gió ở rừng núi nên rất cao, có thể tới 3m. Chao ôi! Thật là đẹp!

   Những nụ hoa màu xanh non, nhìn kỹ mới thấy những đốm hồng li ti ở đầu. Những nụ hoa này mang 1 trọng trách lớn lao: che chở, ôm ấp những cánh hoa mỏng manh còn đang e ấp chờ đợi đến lúc có thể bừng nở rực rỡ. Em rất mong mỏi tới ngày được nhìn thấy những bông hoa đào nở đỏ thắm, màu đỏ của sự may mắn. Sáng 30, thật kỳ diệu: những bông hoa đỏ thắm đua nở rộ như vừa tỉnh sau 1 giấc ngủ dài. Những bông hoa đào chỉ nhỉnh hơn chiếc cúc áo 1 chút. Cánh hoa dạng tròn, xinh xắn như nụ cười của em bé, từng cánh hoa mỏng manh ôm lấy nhau, nương tựa vào nhau mà sống như không thể tách rời. Nhị hoa như những sợi tơ vàng óng, màu vàng của tài lộc, phú quý, làm đậm thêm sắc hoa đỏ thắm. Hoa mọc sát vào nhau tưỏng như thành từng chùm, dệt nên tấm thảm mùa xuân phủ trên từng cành cây. Tô điểm cho tấm thảm đó là những chiếc lá. Lá tuy rất ít, dài và xanh non tơ nhưng có thể làm cho tấm thảm bắt mắt hơn. Muốn có hoa đẹp lá xanh phải thầm cảm ơn thân và cành. Mới ban đầu chưa ra hoa, chúng chỉ mang bộ đồ giản dị, thô kệch màu nâu khó chiếm được cảm tình. Ai mà biết được bên trong đó ẩn chứa 1 tình mẫu tử bao la. Suốt mùa đông, thân là người mẹ nhẫn nại, chắt chiu từng ít 1 để nuôi hoa, lá hãy còn bé thơ để rồi khi xuân về bừng nở rực rỡ cùng với 1 sức sống tràn trề. Những ngày Tết, ngắm cây đào, em thầm cảm phục sự tinh tường của bố.

   Nhưng thời gian không đợi những bông hoa, thời gian đã mang chị xuân đi mất rồi. Mùa hoa đã qua đi, cành cây chỉ còn lại lá và vài bông nở muộn. Tửng chừng hoa đào rụng đã mang đi sức sống của mùa xuân đọng lại trên dải lụa hồng toàn hoa rụng kín gốc cây. Hoa rụng đi nhưng vẫn muốn cất mình bay trở lại bên mẹ yêu, tiếc nuối những ngày tháng được mẹ chăm chút, còn muốn níu kéo chị xuân lại. Dường như chúng đã biết là không thể, quy luật luôn luôn vậy thôi. Ra đi, chúng chỉ muốn nhắn lại rằng bên trong thân mẹ gầy guộc ấy vẫn rạo rực 1 sức sống. Nhất định mẹ sẽ cho 1 mùa hoa mới, lũ đàn em mới xinh đẹp, khỏe khoắn mang niềm vui đến cho mọi người. Còn bây giờ, tâm hồn, những cáh hoa đã bay theo gió đi khắp nơi, ngao du sơn thủy và rồi sẽ ở lại nơi đâu không biết.

    

Không như hoa mai mang đến sắc vàng cho người phương Nam, hoa đào từ lâu đã là biểu tượng của Tết Bắc Việt. Màu sắc đỏ thắm của hoa đào đã tô điểm cho mùa xuân, từng dãy phố con đường, từng ngõ nhỏ làng quê, xua tan cái rét của Bắc Việt và mang đén niềm vui, may mắn trong 1 năm mới an khang, thịnh vượng.
7 tháng 11 2021

Tham khảo 

            “ Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

           Cây nêu tràng pháo bánh trưng xanh. ”

  Đó là những nét đẹp văn hóa truyền thống của Tết Việt, mang lại sự ấm cúng, thân thiết cho những người trong gia đình xum vầy bên nhau. Góp phần không nhỏ vào đó là màu sắc tươi thắm, tràn đầy sức sống của các loại thảo mộc, muôn hoa mùa xuân, đặc biệt là hoa đào.

  Hoa đào trở nên không thể thiếu đối với mỗi cái Tết của gia đình em. Vì vậy, ngày 27 Tết, bố con em đã lên chợ hoa Đông Anh để mua đào. Bố bảo, năm nay cả nhà sẽ mua đào thế đẻ bày cho đẹp. Vào đến chợ, 1 rừng hoa Tết muôn màu hiện ra trước mắt với đủ các loại hồng, cúc, huệ, … nhiều nhất là đào. Đào có rất nhiều loại: đào bích, đào phai, đào bạch… được đưa từ Nhật Tân, Sơn La… về. Những cây đào Nhật Tân với đủ các loại thế khác nhau trông thật đẹp, khác hẳn với những cành đào Sơn La chịu nắng gió ở rừng núi nên rất cao, có thể tới 3m. Chao ôi! Thật là đẹp!

   Những nụ hoa màu xanh non, nhìn kỹ mới thấy những đốm hồng li ti ở đầu. Những nụ hoa này mang 1 trọng trách lớn lao: che chở, ôm ấp những cánh hoa mỏng manh còn đang e ấp chờ đợi đến lúc có thể bừng nở rực rỡ. Em rất mong mỏi tới ngày được nhìn thấy những bông hoa đào nở đỏ thắm, màu đỏ của sự may mắn. Sáng 30, thật kỳ diệu: những bông hoa đỏ thắm đua nở rộ như vừa tỉnh sau 1 giấc ngủ dài. Những bông hoa đào chỉ nhỉnh hơn chiếc cúc áo 1 chút. Cánh hoa dạng tròn, xinh xắn như nụ cười của em bé, từng cánh hoa mỏng manh ôm lấy nhau, nương tựa vào nhau mà sống như không thể tách rời. Nhị hoa như những sợi tơ vàng óng, màu vàng của tài lộc, phú quý, làm đậm thêm sắc hoa đỏ thắm. Hoa mọc sát vào nhau tưỏng như thành từng chùm, dệt nên tấm thảm mùa xuân phủ trên từng cành cây. Tô điểm cho tấm thảm đó là những chiếc lá. Lá tuy rất ít, dài và xanh non tơ nhưng có thể làm cho tấm thảm bắt mắt hơn. Muốn có hoa đẹp lá xanh phải thầm cảm ơn thân và cành. Mới ban đầu chưa ra hoa, chúng chỉ mang bộ đồ giản dị, thô kệch màu nâu khó chiếm được cảm tình. Ai mà biết được bên trong đó ẩn chứa 1 tình mẫu tử bao la. Suốt mùa đông, thân là người mẹ nhẫn nại, chắt chiu từng ít 1 để nuôi hoa, lá hãy còn bé thơ để rồi khi xuân về bừng nở rực rỡ cùng với 1 sức sống tràn trề. Những ngày Tết, ngắm cây đào, em thầm cảm phục sự tinh tường của bố.

   Nhưng thời gian không đợi những bông hoa, thời gian đã mang chị xuân đi mất rồi. Mùa hoa đã qua đi, cành cây chỉ còn lại lá và vài bông nở muộn. Tửng chừng hoa đào rụng đã mang đi sức sống của mùa xuân đọng lại trên dải lụa hồng toàn hoa rụng kín gốc cây. Hoa rụng đi nhưng vẫn muốn cất mình bay trở lại bên mẹ yêu, tiếc nuối những ngày tháng được mẹ chăm chút, còn muốn níu kéo chị xuân lại. Dường như chúng đã biết là không thể, quy luật luôn luôn vậy thôi. Ra đi, chúng chỉ muốn nhắn lại rằng bên trong thân mẹ gầy guộc ấy vẫn rạo rực 1 sức sống. Nhất định mẹ sẽ cho 1 mùa hoa mới, lũ đàn em mới xinh đẹp, khỏe khoắn mang niềm vui đến cho mọi người. Còn bây giờ, tâm hồn, những cáh hoa đã bay theo gió đi khắp nơi, ngao du sơn thủy và rồi sẽ ở lại nơi đâu không biết.

Không như hoa mai mang đến sắc vàng cho người phương Nam, hoa đào từ lâu đã là biểu tượng của Tết Bắc Việt. Màu sắc đỏ thắm của hoa đào đã tô điểm cho mùa xuân, từng dãy phố con đường, từng ngõ nhỏ làng quê, xua tan cái rét của Bắc Việt và mang đén niềm vui, may mắn trong 1 năm mới an khang, thịnh vượng.

15 tháng 12 2017

Cơn gió lạnh thổi qua, những chiếc lá rập rờn theo, vài chiếc rơi lả tả xuống gốc. Chợt như thấy bước chân của nàng xuân đang về, cũng ngập ngừng e ấp,cũng thẹn thò, rụt rè. Chúng chưa đủ làm nên một mùa xuân ngập tràng hương sắc nhưng cũng đủ để tâm hồn người xao động, chờ mong.

Trong bốn mùa, mùa xuân có thể nói là một mùa đẹp nhất, không phải chỉ vì những nét yêu kiều diễm lệ của nó như cây lá xanh tươi, nghìn hoa đua nở, chim chóc véo von, mà còn cả vì cái khí tiết ôn hòa và ấm áp.

Mùa xuân mới đang dần tới, sắc xuân rực rỡ trên những phố phường, cây cỏ dang cành lá quấn quít với gió xuân, lòng ta tràn ngập niềm vui sướng trong sự thanh bình, chợt lặng lại, bồi hồi nghe những lời ca chân thành của người nhạc sĩ đa tài luôn tin vào những giá trị chân thật của cuộc sống con người. Một điệu valse nhẹ nhàng, êm ái thật thích hợp khi trời đất đang bẽn lẽn khoác lên mình chiếc áo rực rỡ của mùa xuân.

Mùa xuân dặt dìu theo con én lượn về, mênh mang, mơ màng. Tưởng chừng như xuân thật đơn giản với tiếng gà gáy xa xa khi những giọt nắng trưa vàng cùng những sợi khói bềnh bồng len nhè nhẹ qua vòm cây, kẽ lá song lại có sức biểu cảm, lay động lòng người. Người người hớn hở trước cảnh mùa xuân tươi.

Mùa xuân là mùa của đất trời giao hòa, mùa của hy vọng và ước mơ, mùa của mùa màng no ấm và xum họp. Mùa xuân là mùa của sức sống mãnh liệt, mùa để cây lá đâm chồi nảy lộc, mùa của những mầm non xanh mơn mởn thoát khỏi lớp vỏ bọc xù xì để vươn vai đón chào những tia nắng ấm áp diệu kì. Mùa xuân mang lại cho con người thêm một tuổi. Đối với thiếu nhi mùa xuân là mùa của sự trưởng thành về thể chất lẫn tâm hồn. Mùa xuân là sự mở đầu cho một năm mới, kế hoạch, một dự định mới, tương lai mới. Mùa xuân là mùa của sự đoàn tụ gia đình.

Ai có tâm hồn yêu cái đẹp chẳng từng một lần thấy rung động trước vẻ đẹp của mùa xuân. uân tới, hồi sinh sức sống cho muôn loài, xuân tươi vui từ cái nắng vàng hửng lên, từ cái lá cây xanh biếc, từ chồi non mơn mởn, từ cơn mưa phùn lất phất, từ những loài hoa đua nhau khoe sắc đến màu nâu mỡ màng của đất, cái màu nâu giản dị mộc mạc ấy nhưng lại nuôi sống muôn loài...

Tôi thích ngắm nhìn những cành hoa mai trong một ngày nắng tạnh, tiết xuân ấm áp và trong trẻo. Khi ấy vừa vui sướng hạnh phúc mà trong lòng lại thấy nuối tiếc một điều gì đó, chỉ sợ xuân sẽ qua và ngày xanh của mình cũng đang dần trôi đi mất không gì có thể níu giữ nổi và không tài nào có thể lấy lại được. Cho nên cứ mãi phân vân giữa niềm vui và nỗi buồn. Tất cả là sự lưng chừng, một nửa...

Hôm nay, ngọn gió xuân ấm áp đã thổi qua hồn tôi. Yêu xuân lắm đấy xuân có biết không!

Mùa xuân đem đến cho con người sự gần gũi với thiên nhiên, được cảm nhận và hòa mình vào sự thay đổi của sự giao mùa. Chính những sản vật được tạo hóa ban tặng cho Mùa Xuân làm cho chúng ta càng phải biết nâng niu và trân trọng nó thêm. Một năm mới đang đến với bao điều mới lạ, chúc mọi người có một mùa xuân vui vẻ, ấm áp và hạnh phúc để đón nhận hết tình yêu thương khi sự chuyển giao của năm đang tới gần.

15 tháng 12 2017

Đông qua là xuân tới. Khi từng đàn chim én chao lượn trên bầu trời mang thông điệp báo hiệu mùa Xuân đang về. Không như mùa đông lạnh giá, mùa hè chói chang ánh nắng, mùa thu buồn với những chiếc lá vàng rơi, mùa xuân mang tới cho chúng ta một không khí ấm áp, dịu hiền. Cái thời điểm kỳ diệu của mùa Xuân khiến tâm hồn người ta bừng lên sự sống mới. Mùa xuân được ví như một nàng chúa xuân xinh đẹp mà Thượng Đế đã ban tặng cho loài người. Đó là một món quà vô giá. Tô điểm cho cảnh đẹp mùa xuân là những loài hoa sặc sỡ và đặc biệt không thể thiếu là cành mai, bông đào. Nó đã trở thành biểu tượng đặc sắc nhất trong những ngày Tết hàng năm.

Xuân về, chim muôn cũng từ khắp nơi bay về hưởng sắc cảnh mùa xuân, mùa hội tụ sau một thời kỳ trú đông dài. Mùa xuân - mùa của sự sinh sôi. Mùa đem tới sức sống mới cho vạn vật trong đó cũng có cả Con người chúng ta. Hơi ấm của mùa xuân lan tỏa khắp nơi, len qua từng chiếc lá, cành cây, ngọn cỏ. Hơi xuân lướt nhẹ nhàng qua từng con phố, bay trên những con đường, hòa vào dòng người hối hả một cách chậm rãi để người người cảm nhận được mùa Xuân đang về. Hơi ấm của mùa xuân lan tỏa khắp nơi000, vạn vật như bừng tỉnh sau những đêm dài lạnh lẽo của Mùa Đông, hít từng hơi nhỏ thấm sâu vào đường gân thớ mạch, đánh thức những gì còn trong cơn "ngái ngủ".

Mùa Xuân - mùa sinh sôi biểu hiện nhất ở cây cối. Làn mưa xuân nhè nhẹ, lất phất bay như những bàn tay mềm mãi, âu yếm vuốt ve những mầm non mới nhú giúp chúng mau lớn nhanh để chuẩn bị đón những tia nắng đầu năm. Khắp nơi nơi đều được phủ một lớp màu đặc sắc của tất cả những loài hoa. Dường như mùa xuân cũng là mùa thi "sắc" của hoa, bông nào cũng cố gắng vươn mình trong nắng mai để khoe sắc. Trên núi rừng xa xôi, hoa mơ đang nở rộ trắng khắp một vùng Tây Bắc rộng lớn, hoa đào tô thắm vùng Đông Bắc còn hoa mai hòa mình vào ánh nắng vàng rực rỡ của Miền Nam. Trên khắp các làng quê, đường phố cây cối đều khoác trên mình một lớp chồi biếc xanh tươi mang đầy nhựa sống.

Con người cũng không nằm ngoài lẽ tự nhiên ấy. Với tất cả dân tộc trên Trái đất, bất kể khác biệt về văn hóa, mùa xuân là mùa của tình yêu, mùa gửi gắm những yêu thương tới mọi người. Xuân về cùng với quất hồng, đào thắm và những cánh én xôn xao, ta nghe tiếng khèn gọi bạn tình ở trên vùng núi cao, thấy những ánh mắt lúng liếng trao duyên ở các đám hội đồng bằng. Và đó đây là tiếng cười rộn rã của những đám rước người yêu thương về sống chung một nhà.