K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 12 2018

I. Đặc điểm 
1. Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. 
2. Những yếu tố cơ bản của bài tự sự: 
-Sự việc: Các sự kiện xảy ra. 
-Nhân vật: Người làm ra sự việc (gồm nhân vật chínhvà nhân vật phụ) 
-Cốt truyện: Trình tự sắp xếp các sự việc. 
-Người kể: Có thể là một nhân vật trong câu chuyện hoặc người kể vắng mặt. 
II. Yêu cầu của bài văn tự sự ở lớp 6 
1. Với bài tự sự kể chuyện đời thường 
-Biết sắp xếp sự việc theo một trình tự có ý nghĩa. 
-Trình bày bài văn theo một bố cục mạch lạc 3 phần. 
-Tuỳ theo yêu cầu đối tượng kể để lựa chọn tình huống và sắp xếp sự việc có ý nghĩa. 
2. Với bài tự sự kể chuyện tưởng tượng 
-Biết xây dựng cốt truyện tạo tình huống tưởng tượng hợp lý. 
-Câu chuyện tưởng tượng phải có ý nghĩa và bố cục rõ ràng. (theo kết cấu 3 phần của bài tự sự) 
 

31 tháng 12 2018

Tuỳ theo từng dạng bài tự sự ở lớp 6 để có cách trình bày dàn ý và viết bài cho phù hợp. Dưới đây là một vài gợi dẫn. 
1. Với dạng bài: Kể lại một câu chuyện đã được học bằng lời văn của em 
-Yêu cầu cốt truyện không thay đổi. 
-Chú ý phần sáng tạo trong mở bài và kết luận. 
-Diễn đạt sự việc bằng lời văn của cá nhân cho linh hoạt trong sáng. 
2. Với dạng bài: Kể về người 
-Chú ý tránh nhầm sang văn tả người bằng cách kể về công việc, những hành động, sự việc mà người đó đã làm như thế nào. Giới thiệu về hình dáng tính cách thể hiện đan xen trong lời kể việc, tránh sa đà vào miêu tả nhân vật đó. 
3. Với bài: Kể về sự việc đời thường 
-Biết hình dung trình tự sự việc cho xác thực, phù hợp với thực tế. 
-Sắp xếp sự việc theo thứ tự nhằm nổi bật ý nghĩa câu chuyện 
-Lựa chọn ngôi kể cho đúng yêu cầu của bài văn. 
4. Cách kể một câu chuyện tưởng tượng 
*Các dạng tự sự tưởng tượng ở lớp 6: 
-Thay đổi hay thêm phần kết của một câu chuyện dân gian. 
-Hình dung gặp gỡ các nhân vật trong truyện cổ dân gian. 
-Tưởng tượng gặp gỡ những người thân trong giấc mơ…. 
*Cách làm: 
-Xác định được đối tượng cần kể là gì? (sự việc hay con người) 
-Xây dựng tình huống xuất hiện sự việc hay nhân vật đó. 
-Tưởng tượng các sự việc, hoạt động của nhân vật có thể xảy ra trong không gian cụ thể như thế nào?

22 tháng 2 2018

- Đoạn văn miên tả Dương Hương Thư (DHT) khi đang vượt thác dã sử dụng thành công 2 phép so sánh:

+ DHT như một pho tượng đồng đúc

+ Ghi trên ngọn sào.... hùng vĩ

=> Tác dụng : Những hình ảnh so sánh có tác dụng gợi hình gợi cảm, miêu tả DHT rất sinh động, cụ thể. Nhân vật DHT hiện lên với vẻ nhanh nhẹn, dưt khoát. DHT được so sanh cơi pho tượng đồng đúc nhàm tả vóc dáng khỏe khắn, gân guốc, mạnh mẽ. Còn so sanh: " DHT với hiệp sĩ... hùng vĩ" nhằm gợi vẻ mạnh mẽ, tư thế hào hùng của nhân vật đang chế ngự thiên nhiên.

1)Chính quyền đô hộ mở một số trường học dạy chữ Hán tại các quận. Cùng với việc dạy học, Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo và những luật lệ, phong tục của người Hán cũng được du nhập vào nước ta.
Nhân dân ta ở trong các làng xã vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và sinh hoạt theo nếp sống riêng với những phong tục cổ truyền như xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh giầy, bánh chưng...
Trải qua nhiều thế kỉ tiếp xúc và giao dịch, nhân dân ta đã học được chữ Hán nhưng vận dụng theo cách đọc của mình
2)

Về hành chính: Tiến hành phân lại đơn vị hành chính, cho quan lại người Hán quản lý từ cấp huyện trở lên, người Việt cai quản hương xã.

Về kinh tế: Bóc lột, vơ vét bằng các loại thuế má nặng nề, bắt nhân dân ta phải cống nộp sản vật quý hiểm. 

Về văn hóa: Bắt nhân dân ta học tiếng Hán, học phong tục người Hán, cho người Hán sống chung để đồng hóa nhân dân ta, đây là chính sách thâm độc nhất.

Nhận xét: đây là những chính sách vô cùng tàn bạo của phong kiến phương Bắc hòng bóc lột nhân dân, kìm hãm sự phát triển của nhân dân ta và chính sách đồng hóa của chúng là thâm độc nhất.

1 tháng 11 2018

lên vietjack.vn

1 tháng 11 2018

Không chỉ tham lam, mụ vợ ông lão còn hết sức bội bạc. Với cá vàng, là "người dưng", mụ xử sự như vậy là đã vô cùng quá đáng. Vậy mà ngay cả với ông lão, người vừa là chồng vừa là ân nhân, mụ cũng đối xử không ra gì. Cùng với lòng tham vô độ, sự bội bạc của mụ càng ngày càng tăng. Khi ông lão trở về mà không đòi hỏi điều gì ở cá vàng, mụ mắng chồng là "đồ ngốc". Khi ông chỉ xin cái máng theo yêu cầu của mụ, mụ quát to, chửi chồng là "đồ ngu". Lần tiếp theo, mụ mắng như tát nước vào mặt" chồng. Rồi lần tiếp, mụ "nổi trận lôi đình, tát vào mặt ông lão"; được làm nữ hoàng, mụ đuổi thẳng ông lão ra ngoài. Và lần cuối, sau khi đã được làm "nhất phẩm phu nhân", mụ "nổi cơn thịnh nộ, sai người đi bắt ông lão đến" để ông đi tìm cá vàng, bắt nó phải chiều theo ý thích ngông cuồng của mụ.

 

9 tháng 2 2018

CÂU 1 :

-Qua thơ văn,bút ký,hồi ký của rất nhiều người,không chỉ riêng bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ,ai cũng đã biết về tấm lòng quảng đại,yêu thương vô bờ của Bác đối với nhân loại,đối với đồng bào,và nhất là với những chiến sĩ trong quân đội giải phóng của mình . Tình cảm đó như của 1 người Cha đối với con,như 1 người Ông với cháu và hơn hết là của 1 vị tư lệnh đối với những người lính của mình trước giờ xung trận . Người Cha,người ông,vị tư lệnh thương yêu binh sĩ hết lòng đó có ngủ ngon được không khi ngày mai con,cháu hoặc những người lính của mình có thể sẽ không trở về? câu trả lời là không! Bác sẽ không ngủ ngon chừng nào quê hương chưa được tự do,đất nước vẫn còn bóng giặc

CÂU 2 :

- tóm tắt văn bản bài học đường đời đầu tiên :

Dế Mèn là một chàng dế khỏe mạnh, cường tráng, nhưng lại tự cao về mình nên anh rất khinh miệt, coi thường với những người hàng xóm. Dế Choắt - cái tên mà Dế Mén gọi cho anh dế sống bên cạnh vì anh ấy quá ốm yếu. Một ngày, Dế Mèn trêu chị Cốc rồi chui vào hang, chị Cốc thò vào hang tưởng là Dế Choắt nên đã mổ đến trọng thương và Dế Choắt không qua khỏi. Trước khi chết, Dế Choắt khuyên Dế Mèn trước khi làm gì cũng phải biết suy nghĩ, bỏ thói hung hăng bậy bạ và đó cũng là bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

-tác giả và hoàn cảnh ra đời :

Dế Mèn phiêu lưu ký là tác phẩm văn xuôi đặc sắc và nổi tiếng nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Ban đầu truyện có tên là "Con dế mèn" (chính là ba chương đầu của truyện) do nhà xuất bản Tân Dân, Hà Nội phát hành năm 1941. Sau đó, được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, Tô Hoài viết thêm truyện "Dế Mèn phiêu lưu ký" (là bảy chương cuối của chuyện". Năm 1955, ông mới gộp hai chuyện vào với nhau để thành truyện "Dế mèn phiêu lưu ký" như ngày nay. Truyện đã được đưa vào chương trình học lớp 6 học kì 2 môn Ngữ Văn của Việt Nam.

"Dế Mèn phiêu lưu ký" có thể tạm dịch là "ghi chép về cuộc đời trôi dạt của Dế Mèn" ("phiêu lưu" có nghĩa là "trôi dạt", không phải là "mạo hiểm" theo cách dùng từ của người Việt Nam).

-bài học rút ra :

-không nên kiêu căng tự phụ khi chưa biết rõ thực lực của mình 
-không nên hống hách,hung hăng bậy bạ 
-không nên trêu ghẹo những kẻ yếu ơt,và mạnh hơn vì sớm muộn gì cũng chuốc họa vào thân 
-không nên khinh ngưòi,nhất là những kẻ yếu hơn mình

CÂU 3 :

- cảm nhận về người anh trai :

Lúc trước, anh trai của Kiều Phương là một người anh lúc nào cũng xem thường em gái mình. Khi thấy em mình có tài năng hội hoạ,người anh ghen ghét với tài năng của em.Người anh cảm thấy như bị lãng quên vì mình không có chút năng khiếu gì. Trước lúc em đi thi vẽ,người anh tỏ ra vẻ bực tức và thường xuyên hắt hủi em gái. Khi đứng trước bức tranh vẽ về mình được treo lồng kính, người anh cảm thấy ngỡ ngàng, rồi đén sự hãnh diện và cuối cùng là sự xấu hổ. Người anh cảm thấy vô cùng ân hận vì lúc trước đã không đối xử tốt với em gái của mình. Người anh không ngờ trong mắt em gái mình, mình là một người anh hoàn hảo đến vậy.Bây giờ người anh cảm thấy yêu em gái mình hơn. 

-cảm nhận về kiều phương :

  Ở nhân vật Kiều Phương nổi bật lên những nét tính cách và phẩm chất đáng quý :hồn nhiên,hiếu động,ham mê hội họa,có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu.Khi bị anh đặt tên cho là Mèo cô bé không những không giận mà còn hồn nhiên chấp nhận và còn dùng biệt danh ấy để xưng hô với bạn bè.Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt.Mặc dù tài năng được đánh giá cao và được mọi người quan tâm cô bé Kiều Phương không hề đánh mất đi sự hồn nhiên trong sáng của tuổt thơ.Cô vẫn dành cho anh trai mình những tình cảm thật tốt đẹp,thể hiện ở bức tranh.Khi dự thi trở về,trước thái độ lạnh nhạt của anh trai,Mèo vẫn hồn nhiên kêu anh cùng nhận giải.

chúc các bn hok tốt !

21 tháng 11 2017

Ông lão đánh cá là một trong hai nhân vật chính của truyện, một nhân vật đối lập với nhân vật mụ vợ.

Đọc tác phẩm, ta thấy mến ông lăo bởi cái bản tính lương thiện. Bản tính ấy được thể hiện ở những chi tiết rất nhỏ, mà nếu không chú ý kĩ, thì có thể ta sẽ bỏ qua. Ấy là một công việc lao động chân chính: thả lưới đánh cá trên biển. Một công việc không mấy dễ dàng được lão chọn và cần mẫn với nó. Tuy nhiên cái bản tính ấy càng được bộc lộ rõ kể từ khi gặp cá vàng.

Đầu tiên là việc thả cá vàng trở lại biển khơi. Đối với một người đánh cá, bắt được cá là mục đích của họ. Hơn nữa, vợ chồng lại rất nghèo (chỉ có một cái máng lợn sứt mẻ và một túp lều rách nát). Và ngày hôm ấy, đã hai lần kéo lưới, lão vẫn chỉ gặp bùn và rong biển. Lần thứ ba kéo được cá vàng (chắc sẽ bán được nhiều tiền vì con cá đẹp đến thế cơ mà). Thế nhưng, trước sự kêu van tha thiết của cá vàng, ông đã thả nó xuống biển mà không đòi hỏi gì (mặc dù cá vàng có hứa với ông lão là sẵn sàng đền ơn ông, muốn gi cũng được). Lòng thương người của ông thật là chân thành và trong sáng, sự cứu giúp người khác một cách vô tư, hào hiệp, không hề tính toán thiệt hơn, không mong đền ơn báo đáp. Việc làm ấy thể hiển bản tính lương thiện, hiền hậu của người lao động.

Tiếp theo, năm lần ông lảo đi ra biển nhờ cá vàng giúp đỡ theo yêu cầu của mụ vợ, ông cũng không đòi hỏi gì cho riêng mình, vẫn bằng lòng với cuộc sống vốn có của mình, tự kiếm sống bằng bàn tay lao động của mình. Thậm chí, khi mụ vợ đối xử tệ bạc với mình (quát mắng và bắt quét dọn chuồng ngựa), ông lão có thể xin cá vàng ban cho mình quyền lực lớn hơn: làm hoàng đế để mụ vợ không dám xem thường và sai khiẹn ông (vì mụ mới chỉ làm bà nhất phẩm phu nhân), ông lão vẫn không đòi hỏi gì,  ở con người ông lão, chưa bao giờ lòng tham xuất hiện (dù chỉ là trong ý nghĩ). Thật là một tâm hồn trong sáng đáng trân trọng.

Nhìn về góc độ cổ tích, ông lão đánh cá là hình tượng nhân vật tượng trưng cho cái thiện, cho phẩm chất tốt đẹp của con người. Tuy nhiên, dưới con mắt và ngòi bút nghệ thuật của Pu- skin, nhân vật ông lão có thêm một tầng ý nghĩa mới. Ông là hình ảnh của nhân dân Nga cam chịu và nhẫn nhục.

Trong suốt câu chuyện, tả chưa thấy ông lão đánh cá một lần dám cãi lại, dám làm trái ý mụ vợ tham lam bội bạc. Bất cứ yêu cầu, đòi hỏi gì của mụ vợ cũng được ông răm rắp thực hiện. Hình bóng ông lão hết “lóc cóc”, rồi lại “lủi thủi” đi ra biển vừa đáng thương, vừa đáng giận. Đáng giận hơn nữa là cả khi mụ vợ bội bạc với chính ông (chửi mắng, đối xử như nô lệ, rồi đánh đuổi đi), ông lão cũng không hề dám kêu ca, phàn nàn, không dám phản ứng lại.

Tất cả những gì mụ vợ được hưởng (của cải, danh vọng, quyền lực), lẽ ra phải là của ông, chỉ có ông mới xứng đáng được hưởng (vì ông chính là ân nhân của cá vàng, người có công lớn với cá vàng). Thế mà ông lại cam chịu nhường lại những quyền lực đó cho kẻ khác (một kẻ đã không có công lao gì). Đến khi đã nhường hết công lao cho mụ vợ, lại bị đối xử tệ bạc, ông vẫn cam chịu.

Từ hình tượng ông lão đánh cá giản dị đơn thuần, Pu-skin muốn cảnh báo nhân dân Nga một điều to lớn hơn : nếu cứ nhu nhược thì sẽ suốt đời bị áp bức cực khổ. Một lời cảnh báo kín đáo và vô cùng thấm thía.

Dù còn có những hạn chế nhất định, nhân vật ông lão đánh cá vẫn là hình ảnh của nhân dân, hình ảnh của cái thiện. Ông lão đánh cá là nhân vật để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng người đọc

21 tháng 11 2017

Truyện cổ tích “Ông lão đánh cá và con cá vàng” khai thác xung quanh câu chuyện ông lão đánh cá đã cứu con cá vàng và được con cá này cho những những điều ước. Vốn bản tính thật thà ông lão đánh cá không hề đòi hỏi gì việc trả ơn cả. Nhưng vợ của lão không vậy, mụ ta là một mụ đàn bà tham lam và chính sự tham lam không có bờ bến ấy đã khiến cho mụ ta có một bài hoc đích đáng. Truyện ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu và phê phán đối với những người tham lam, sống bội bạc, vì vật chất mà không màng đến tình nghĩa. Và chính sự tham lam ấy cuối cùng sẽ không nhận được bất kì sự mầu nhiệm nào, cuộc sống trở về xuất phát điểm như ban đầu của mụ ta, đó là bên chiếc máng lợn cũ.

Trong câu chuyện này không chỉ đề cập đến lòng tham không đáy gây phẫn nộ của mụ vợ còn nói về sự nhân hậu, hiền lành của ông lão. Hình ảnh ông lão hiện lên với vẻ chân chất, chịu thương, chịu khó và cũng chính vì quá hiền lành mà luôn bị mụ vợ bắt nạt, miệt thị nguyền rủa bằng những lời lẽ cay độc nhất. Trước hết, nhà văn Pushkin đã xây dựng ông lão đánh cá là một người ngư dân thật thà, nhân hậu. Cuộc sống của ông tuy nghèo nhưng ông không chán nản mà ngược lại có phần hạnh phúc. Nếu theo dõi hết câu chuyện cổ tích này ta có thể thấy giai đoạn đầu khi ông lão còn nghèo khó lại chính là khoảng thời gian mà ông cảm thấy hạnh phúc nhất, ông có cuộc sống nghèo đói, bên một túp lều nát nhưng vợ chồng yên ấm, hòa thuận làm ăn.

19 tháng 10 2018

ai giúp mk với mk cần gấp

7 tháng 11 2021

cảm ơn

5 tháng 2 2018

c1 hoa thụ phấn nhờ gió

Hoa thường ở ngọn cây hay ngọn cành, chỉ nhị dài, hạt phấn nhiều nhỏ, nhẹ. Hạt phấn to, dính và thường có gai, đầu nhụy có chất dính.

Các đặc điểm hoa ở ngọn cây giúp cho hạt phấn dễ được thổi phát tán đi xa để gặp nhụy của các hoa khác. Các đặc điểm bao hoa thường tiêu giảm, đầu hoặc vòi nhụy thường có lông dính giúp hạt phấn dễ dính vào thụ phấn cho hoa.

thụ phấn nhờ sâu bọ

Thụ phấn nhờ côn trùng là một dạng thụ phấn của thực vật, trong đó các hạt phấn hoa được côn trùng phân phát, cụ thể là các loài ong, các côn trùng cánh vẩy (như các loài bướm ngày và bướm đêm), côn trùng hai cánh và bọ cánh cứng. Các loài thực vật có kiểu thụ phấn nhờ côn trùng thường tiến hóa để có các cơ chế và đặc điểm làm cho chúng trở nên hấp dẫn hơn đối với côn trùng, chẳng hạn màu sắc rực rỡ hay mùi (thơm, thối) mạnh, mật hoa cũng như các hình dáng hay kiểu mẫu hấp dẫn khác. Các hạt phấn của các loài thực vật này nói chung là lớn hơn so với các hạt phấn mịn của thực vật thụ phấn nhờ gió (anemophily). Chúng thông thường chứa nhiều chất có giá trị dinh dưỡng đối với côn trùng, để chúng có thể sử dụng làm thức ăn và bằng cách đó một cách ngẫu nhiên phát tán các hạt phấn hoa này sang các hoa khác. 

1)Thụ phấn nhờ côn trùng là một dạng thụ phấn của thực vật, trong đó các hạt phấn hoa được côn trùng phân phát, cụ thể là các loài ong, các côn trùng cánh vẩy (như các loài bướm ngày và bướm đêm), côn trùng hai cánh và bọ cánh cứng. Các loài thực vật có kiểu thụ phấn nhờ côn trùng thường tiến hóa để có các cơ chế và đặc điểm làm cho chúng trở nên hấp dẫn hơn đối với côn trùng, chẳng hạn màu sắc rực rỡ hay mùi (thơm, thối) mạnh, mật hoa cũng như các hình dáng hay kiểu mẫu hấp dẫn khác. Các hạt phấn của các loài thực vật này nói chung là lớn hơn so với các hạt phấn mịn của thực vật thụ phấn nhờ gió (anemophily). Chúng thông thường chứa nhiều chất có giá trị dinh dưỡng đối với côn trùng, để chúng có thể sử dụng làm thức ăn và bằng cách đó một cách ngẫu nhiên phát tán các hạt phấn hoa này sang các hoa khác. 

2)Trong quá trình hạt nảy mầm sự hô hấp diễn ra rất mạnh mẽ,nhiệt độ cũng trở nên cao hơn 
làm đất tơi xốp với mục đích: 
+ giúp thoáng khí hô hấp tế bào diễn ra dễ dàng hơn. 
+ giảm bớt nhiệt độ. 
+ làm dễ và mầm phát triển thuận lợi. 
+ tiêu diệt một số loài vsv gây hại.