Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
refer
Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam ta đã có truyền thống đạo đức tốt đẹp được xây dựng trên nền tảng nhân nghĩa. Và từ xa xưa, lòng biết ơn luôn được ông cha ta đề cao và phát huy, đó cũng là một truyền thống quý báu của dân tộc. Cùng với quan niệm đó, ông cha ta đã có câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.”
Trước hết, ta phải hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ trên. Xét về mặt nghĩa đen, ta có thể hiểu rằng khi ta ăn một trái ngọt nào đó thì ta phải luôn nhớ tới người đã trồng cây. Còn hiểu theo nghĩa bóng thì “Ăn quả” là chỉ người hưởng thụ và nhận được những thành quả; “kẻ trồng cây” là người tạo nên thành quả đó. Vậy ta có thể hiểu được rằng, khi chúng ta hưởng thụ thành quả nào dù là về vật chất hay tinh thần thì phải luôn nhớ tới và biết ơn công lao của người đã tạo nên thành quả đó. Qua câu tục ngữ ngắn gọn mà ý nghĩa trên, ông cha ta đã cho ta một lời khuyên, một bài học sâu sắc về lòng biết ơn đối với những thế hệ đi trước, những người đã cho ta ‘trái ngọt’.
Đúng thật vậy, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc về lòng biết ơn. Ăn một bữa cơm nó đủ phải nhớ đến người làm ra hạt gạo thơm ngon; mặc một chiếc áo đẹp phải nhớ tới người đã thêu dệt nên nó hay đạt được những giải thưởng cao quý phải biết ơn những người đã dạy dỗ mình. Vậy nên, ta có thể nói đây là một đạo lý hoàn toàn đúng đắn,bởi lẽ không gì tự nhiên mà có. Nhỏ bé như chiếc bút, cái bàn hay lớn lao như nền hòa bình, độc lập mà ta đang tận hưởng… Tất cả, tất cả những điều đó đều là bắt nguồn từ một quá trình lao động miệt mài và thậm chí là có cả sự hy sinh xương máu, tính mạng của thế hệ cha anh đi trước. Khi chúng ta nhớ ơn và kính trọng những người đã cho ta thành quả thì lúc đó ta cũng cảm thấy mình được tôn trọng, cảm thấy tâm hồn thoải mái, cảm thấy cuộc sống tốt đẹp và ý nghĩa hơn. Một xã hội có nhiều công dân như vậy cũng sẽ ngày càng tối đẹp và văn minh hơn. Câu tục ngữ này cũng như một lời văn triết lý, nó hướng chúng ta trở nên hoàn thiện hơn. Bởi lẽ, lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp nhất của con người, của dân tộc Việt Nam ta. Ngoài câu tục ngữ trên còn có rất nhiều câu ca dao tục ngữ khác nói về lòng biết ơn như “Uống nước nhớ nguồn”; "Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”…
Lòng biết ơn- truyền thống quý báu ấy vẫn được lưu truyền rộng rãi tới ngày nay. Minh chứng cho rằng, hiện nay, trên bước đường hội nhập quốc tế, những lễ hội có từ khi Vua Hùng dựng nước vẫn được bảo tồn và phát huy. Những trang sử vàng son thời trung đại cũng chưa bao giờ bị lãng quên. Những gia đình chính sách, người có công với Cách mạng như thương binh, bệnh binh,…vẫn luôn nhận được sự quan tâm của cộng đồng và toàn xã hội. Để tưởng nhớ những người có công với nước, nhân dân ta đã bày tỏ lòng thành kính bằng cách xây dựng những công trình như: nghĩa trang liệt sĩ, đền, miếu, lăng tẩm thờ phụng các bậc tiền bối, những vị anh hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Bày tàng Lịch sử, bảo tàng Cách mạng, phòng truyền thống, đài tưởng niệm,… đã được xây dựng để nhắc nhở mọi người về lịch sử hào hùng, khơi dậy niềm tự hào của dân tộc. Bên cạnh đó, chúng ta còn có những ngày lễ như ngày 26/3, 30/4, 1/5, 27/7,… để mọi người cùng tỏ lòng biết ơn. Không những vậy, đối với học sinh chúng ta còn có ngày 20/11, ngày 8/3,… để bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với các thầy cô giáo. Nhân dân ta còn tổ chức nhiều lễ hội dịp đầu xuân như: lễ hội làng Thánh Gióng, lễ hội Đền Hùng, lễ hội Đống Đa,…Việc thể hiện lòng biết ơn với các gia đình,các cá nhân có công với Cách mạng với những phong trào như: phụng dưỡng các mẹ Việt Nam anh hùng, xây nhà tĩnh nghĩa, thăm hỏi và động viên những người có công, tìm và quy tụ hài cốt liệt sỹ về nghĩa trang địa phương đang được phát triển rộng rãi trong toàn xã hội. Vậy nên khi chúng ta biết ơn quá khứ, trân trọng giá trị nguồn cội cũng là khi chúng ta đang làm giàu đẹp thêm giá trị văn hóa cho bản thân và góp phần bảo vệ văn hóa truyền thống của đất nước.
Để tỏ lòng thành kính, biết ơn và nhớ về nguồn cội thì mỗi cử chỉ, lời nói hay hành động nhỏ của chính chúng ta cũng life biểu hiện, là mình chứng cho lòng biết ơn đó. Trong gia đình, đối với những người đã khuất, dù chỉ một nén hương hay một biết có em ta đã thể hiện được lòng biết ơn dù không xa hoa, cầu kì. Đối với bố mẹ. ta cần phải ngoan ngoãn vâng lời, học hành chăm chỉ và hiếu thảo. Với ông bà thì lời chào hay hành động nhổ tóc sâu, lấy tăm cũng bày tỏ lòng thành kính của mình. Hay đối với thầy cô, để tỏ lòng nhớ ơn, ta phải ngoan ngoãn, chăm học và tuân thủ nội quy của trường,…
Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng và hiện đại như ngày nay thì những giá trị truyền thống cũng đang ngày càng bị mai một. Đặc biệt là một số bộ phận giới trẻ thời nay đang quay lưng với truyền thống tốt đẹp ấy. Họ sống một cách ích kỉ,vong ơn bội nghĩa, chỉ biết cho riêng mình mà không quan tâm tới cuộc sống xung quanh, nhất là những ngày lễ hay lễ hội của địa phương, của dân tộc. Không những vậy, ngày cả những người đã lớn tuổi cũng vẫn đang mang trong mình sự ích kỷ, vô tâm. Vậy nên, thế hệ trẻ chúng ta phải biết giữa hiện truyền thống cao quý và tốt đẹp ấy. Bên cạnh đó, chúng ta không những chỉ hưởng thụ thành quả, công lao của thế hệ đi trước mà còn phải cố gắng tạo ra, cố gắng để lại những thành quả cho thế hệ sau.
Qua đây, câu tục ngữ đã cho ta lời khuyên và bài học về lòng biết ơn sâu sắc. Và chính ngay lúc này đây, truyền thống biết ơn lại càng phải được đề cao hơn nữa. Đặc biệt là thể hiện lòng biết ơn đối với ông bà, bố mẹ, thầy cô và các thế hệ cha anh bằng cách chăm ngoan, học giỏi để trở thành một công dân tốt và xây dựng đất nước ngày càng văn minh hơn.
Một cái thì bảo giải thích một cái thì bảo chứng minh.Giải thích và chứng minh khác nhau
sai thì thôi nhé!
kia là giải thích
kia là chứng minh
giải thích cũng giống như nội dung của nó
chứng minh là chứng m ấy!
Lập dàn ý ăn quả nhớ kẻ trồng cây ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng
I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ ăn quả nhớ kẻ trông cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”
“ uống nước nhớ nguồn”
Từ xa xưa trong thơ ca của dân tộc ta có những kinh nghiệm chia sẻ về lòng biết ơn. “ Uống nước nhớ nguồn” một trong những câu tục ngữ nói về ý đó. Câu tục ngữ dạy ta phải biết ơn, phải nhớ công những người giúp mình. Ngoài câu “ Uống nước nhớ nguồn” thì kho tàng văn học Việt Nam còn một câu cũng nói đến lòng biết ơn đó là “ ăn quả nhớ kẻ trông cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”. chúng ta cùng đi tìm hiểu câu tục ngữ này.
II. Thân bài
1. Giải thích nghĩa của câu tục ngữ “ ăn quả nhớ kẻ trông cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”
a. Nghĩa đen
- Khi ăn quả phải nhớ đến người mà trồng cây, người chăm bón, người chăm sóc cây.
- Khi ăn khoai thì nhớ người cho dây, cho khoai về trồng
- Khi ăn quả, ăn khoai phải nhớ nhớ người cho trái cho khoai
b. Nghĩa bóng
- Khi nhận được một thành quả nào đó phải nhớ đến người giúp đỡ
- Khi vượt qua khó khăn phải nhớ đến người giúp đỡ
- Nhớ đến công lao mà người khác tạo cho mình
- Nhớ ơn những người giúp đỡ mình
- Phải biết trân trọng những người đối xử tốt với mình
2. Ý nghĩa của câu tục ngữ
- Lòng biết ơn
- Không nên phụ bạc, coi thường và không biết ơn
3. Bàn luận vấn đề
- Câu tục ngữ là một lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta
- Câu tục ngữ thể hiện truyền thống biết ơn, đoàn kết của dân tộc ta
- Cần phê phán những người vô ơn, bạc nghĩa
- Cần phê phán những người xa hoa, lãng phí.
4. Chứng minh câu tục ngữ đã được sử dụng trong cuộc sống thường ngày
- Lễ hội: giỗ tổ Hùng vương, lễ thần cơm,…
- Nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên, ông bà…kính nhớ những người đã khuất.
- Phụng dưỡng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ lúc tuổi già..
- Khắp đất nước, nơi nào cũng có đền miếu, chùa chiền thờ phụng các bậc tiền bối, các vị anh hung có công mở nước và giữ nước.
- Các bảo tàng …. Nhắc mọi người về lịch sử oai hùng của dân tộc.
- 27/7 viếng các nghĩa trang liệt sĩ …
- Các phong trào đền ơn đáp nghĩa….
- Các ngày lễ, 27/2, 20/11, 8/3, 1/5, giỗ tổ nghề….
- Các thế hệ sau giữ gìn, vun đắp ,phát huy …
- Đáng trách những kẻ vong ân bội nghĩa…
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ “ ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”
Câu tục ngữ là một là dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta. Ta cần học tập và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay.
I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ ăn quả nhớ kẻ trông cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”
“ uống nước nhớ nguồn”
Từ xa xưa trong thơ ca của dân tộc ta có những kinh nghiệm chia sẻ về lòng biết ơn. “ Uống nước nhớ nguồn” một trong những câu tục ngữ nói về ý đó. Câu tục ngữ dạy ta phải biết ơn, phải nhớ công những người giúp mình. Ngoài câu “ Uống nước nhớ nguồn” thì kho tàng văn học Việt Nam còn một câu cũng nói đến lòng biết ơn đó là “ ăn quả nhớ kẻ trông cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”. chúng ta cùng đi tìm hiểu câu tục ngữ này.
II. Thân bài
1. Giải thích nghĩa của câu tục ngữ “ ăn quả nhớ kẻ trông cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”
a. Nghĩa đen
- Khi ăn quả phải nhớ đến người mà trồng cây, người chăm bón, người chăm sóc cây.
- Khi ăn khoai thì nhớ người cho dây, cho khoai về trồng
- Khi ăn quả, ăn khoai phải nhớ nhớ người cho trái cho khoai
b. Nghĩa bóng
- Khi nhận được một thành quả nào đó phải nhớ đến người giúp đỡ
- Khi vượt qua khó khăn phải nhớ đến người giúp đỡ
- Nhớ đến công lao mà người khác tạo cho mình
- Nhớ ơn những người giúp đỡ mình
- Phải biết trân trọng những người đối xử tốt với mình
2. Ý nghĩa của câu tục ngữ
- Lòng biết ơn
- Không nên phụ bạc, coi thường và không biết ơn
3. Bàn luận vấn đề
- Câu tục ngữ là một lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta
- Câu tục ngữ thể hiện truyền thống biết ơn, đoàn kết của dân tộc ta
- Cần phê phán những người vô ơn, bạc nghĩa
- Cần phê phán những người xa hoa, lãng phí.
4. Chứng minh câu tục ngữ đã được sử dụng trong cuộc sống thường ngày
- Lễ hội: giỗ tổ Hùng vương, lễ thần cơm,…
- Nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên, ông bà…kính nhớ những người đã khuất.
- Phụng dưỡng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ lúc tuổi già..
- Khắp đất nước, nơi nào cũng có đền miếu, chùa chiền thờ phụng các bậc tiền bối, các vị anh hung có công mở nước và giữ nước.
- Các bảo tàng …. Nhắc mọi người về lịch sử oai hùng của dân tộc.
- 27/7 viếng các nghĩa trang liệt sĩ …
- Các phong trào đền ơn đáp nghĩa….
- Các ngày lễ, 27/2, 20/11, 8/3, 1/5, giỗ tổ nghề….
- Các thế hệ sau giữ gìn, vun đắp ,phát huy …
- Đáng trách những kẻ vong ân bội nghĩa…
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ “ ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”
Câu tục ngữ là một là dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta. Ta cần học tập và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay.
tham khảo
Dàn ý:
1. Mở Bài
Câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp: Một trong những câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa của nhân dân ta từ xưa đến nay luôn được lưu truyền đó là câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
2. Thân Bài
- Giải thích câu tục ngữ:
Nghĩa đen: Khi ăn quả phải nhớ đến kẻ đã có công trồng cây, không có kẻ trồng cây làm sao có cây, có quả để ăn
Nghĩa bóng: "quả" ở đây chính là thành quả, thành tựu, "ăn quả" chính là hưởng thụ thành quả ấy, khi đó ta phải nhớ đến công lao của những "kẻ trồng cây" - những người đã bỏ ra công sức, mồ hôi nước mắt thậm chí cả xương máu để có được thành quả đó
- Chứng minh ý nghĩa câu tục ngữ:
Ý nghĩa: Đó chính là đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp, phải ghi nhớ và biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn, người mang lại cho ta những điều quý giá trong cuộc sống
Thời xưa: Thờ cúng ông bà tổ tiên, cha mẹ đã mất, cúng cảm tạ thần linh, tạ ơn trời đất cho mùa màng bội thu
Thời nay: Ngày Nhà giáo Nam 20-11, ngày Thương binh Liệt sĩ 27-7
3. Kết Bài
Khẳng định giá trị câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây": Như vậy, câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã không chỉ nhắc nhở chúng ta về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn là bài học làm người, bài học về sự biết ơn, nhắc nhở mỗi con người đều phải ghi nhớ, rèn luyện lòng biết ơn của mình
Tham khảo:
Lòng biết ơn là một điều tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy. Bởi vậy mà ông cha ta có câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” để gửi gắm lời khuyên đến mỗi người.
Câu tục ngữ sử dụng hình ảnh đơn giản, dễ hiểu. Khi ăn quả ngọt, chúng ta nhớ đến người vun trồng và chăm sóc cây cối phát triển, để cho ra trái ngọt. Con người sống trong cuộc đời cũng vậy, nhận được sự giúp đỡ của người khác hay hưởng thụ thành quả nào đó cần phải nhớ ơn, trân trọng.
Lời khuyên trên là hoàn toàn đúng đắn, bởi lẽ không gì tự nhiên có được. Từ xa xưa, ông cha ta đã thể hiện lòng biết ơn thiên thiên khi có được mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no qua các lễ hội. Hay như cục thờ cúng tổ tiên, hoặc những người anh hùng có công với đất nước. Đến hôm nay, sự biết ơn được thể hiện qua rất nhiều hành động. Các ngày lễ lớn như 20 tháng 11, mùng 8 tháng 3, 27 tháng 2 để tri ân những ngành nghề đã có những đóng góp với xã hội. Lời nói cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ, dạy bảo từ người khác. Hoặc thái độ giữ gìn và trân trọng những sản phẩm chúng ta đang được sử dụng. Tất cả hành động đó tuy đơn giản, nhưng lại rất ý nghĩa.
Học cách sống biết ơn sẽ giúp con người biết trân trọng mọi thứ. Từ đó, chúng ta mới có được thành công, hay nhận được sự yêu mến của những người xung quanh. Ngược lại thái độ sống vô ơn, bội bạc cần lên án, và tránh xa. Đặc biệt là đối với học sinh - những chủ nhân của đất nước thì lòng biết ơn là cần thiết.
Câu tục “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” rất ngắn gọn, nhưng giàu ý nghĩa. Lời khuyên được gửi gắm qua đó đã giúp mỗi người sống tốt đẹp hơn.
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” nhắc nhở con người khi ăn quả phải nhớ đến người vun trồng. Chính họ đã vất vả vun trồng để tạo ra hoa thơm trái ngọt cho chúng ta thưởng thức.
1. Mở Bài
· Câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp: Một trong những câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa của nhân dân ta từ xưa đến nay luôn được lưu truyền đó là câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
2. Thân Bài
· Giải thích câu tục ngữ:
· Nghĩa đen: Khi ăn quả phải nhớ đến kẻ đã có công trồng cây, không có kẻ trồng cây làm sao có cây, có quả để ăn
· Nghĩa bóng: "quả" ở đây chính là thành quả, thành tựu, "ăn quả" chính là hưởng thụ thành quả ấy, khi đó ta phải nhớ đến công lao của những "kẻ trồng cây" - những người đã bỏ ra công sức, mồ hôi nước mắt thậm chí cả xương máu để có được thành quả đó
· Chứng minh ý nghĩa câu tục ngữ:
· Ý nghĩa: Đó chính là đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp, phải ghi nhớ và biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn, người mang lại cho ta những điều quý giá trong cuộc sống
· Thời xưa: Thờ cúng ông bà tổ tiên, cha mẹ đã mất, cúng cảm tạ thần linh, tạ ơn trời đất cho mùa màng bội thu
· Thời nay: Ngày Nhà giáo Nam 20-11, ngày Thương binh Liệt sĩ 27-7
3. Kết Bài
Khẳng định giá trị câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây": Như vậy, câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã không chỉ nhắc nhở chúng ta về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn là bài học làm người, bài học về sự biết ơn, nhắc nhở mỗi con người đều phải ghi nhớ, rèn luyện lòng biết ơn của mình
Em tham khảo nhé !
Hướng dẫn chấm:
- Viết bài văn nghị luận chứng minh. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu khái quát 2 câu tục ngữ: Dân tộc Việt Nam vốn có nhiều truyền thống tốt đẹp, một trong số đó là luôn trân trọng và ghi nhớ công ơn của những người gây dựng nên thành quả để hôm nay chúng ta được thụ hưởng.
- Dẫn ra 2 câu tục ngữ.
b. Thân bài (9đ)
- Giải thích 2 câu tục ngữ: (3đ)
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây:
+ Nghĩa đen: khi chúng ta được hưởng cây trái ngọt lành, ta cần nhớ đến công lao chăm bón, tưới tiêu của người nông dân “đắp đập, be bờ trồng cây” để ta hái trái. (0.5đ)
+ Nghĩa bóng: Thông qua hình ảnh ẩn dụ người ăn quả – kẻ trồng cây, ông cha muốn nhắn nhủ một bài học về cuộc sống đó là khi ta hưởng thụ thành quả không phải của mình, ta phải luôn biết trân trọng và tìm cách báo đáp công lao của người ấy. Đó là một bài học lớn về nhân cách con người, về đạo lí làm người trong cuộc sống. (1.0đ)
Uống nước nhớ nguồn:
+ Nghĩa đen: khi chúng ta được hưởng những dòng nước mát trong lành, tinh khiết, cần nhớ đến người đã khởi nguồn dòng nước ấy cho ta thụ hưởng. (0.5đ)
+ Nghĩa bóng: nước là khởi nguồn của sự sống. Con người không thể sống mà thiếu đi thành phần thiết yếu ấy.Thông qua 2 hình ảnh ẩn dụ “nước” và “nguồn” cha ông ta nhắc nhở: con người phải nhớ về cội nguồn sinh dưỡng, nhớ về truyền thống dựng xây để báo đáp những người đã truyền cho ta sự sống. (1.0đ)
- Chứng minh: (5đ)
+ Bác Hồ đã dạy “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữa lấy nước”. Từ xa xưa, trong lịch sử dân tộc, các đời vua Hùng đã không ngừng đấu tranh dựng nước, chúng ta hôm nay sống trong hòa bình, cần ghi nhớ ông ơn. Dân tộc ta đã dành trọn vẹn 1 ngày để hướng về các vị vua ấy:“Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3”. (1.0đ)
+ Trải qua thời kì phong kiến, dân tộc ta đã phải đối phó với nhiều kẻ thù xâm lược. 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ không ít đồng bào đã ngã xuống. lịch sử được viết bằng máu và nước mắt ấy chính là những minh chứng hùng hồn nhất để những người con được sống trong hòa bình như chúng ta hướng về bằng cả tấm lòng trân quý, biết ơn sâu sắc. (1.0đ)
+ Xã hội chúng ta có những ngày tưởng nhớ những người đã ngã xuống vì hòa bình dân tộc trong ngày Thương binh liệt sĩ 27 -7, ngày tôn vinh những nghề nghiệp trong xã hội: đó là ngày tôn vinh “Nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý” – ngày 20 -11 tri ân thầy cô giáo - những người lái đò thầm lặng, ngày thầy thuốc Việt Nam… ăn bát cơm người nông dân làm ra trong “một nắng hai sương” “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, chúng ta trân trọng hạt gạo, biết ơn người đã đổ mồ hôi công sức cho những hạt mầm mãi tốt tươi. Từ đó sống sống tiết kiệm, không phung phí, sống có trách nhiệm, sống chan hòa tình cảm, yêu thương quý trọng mọi người. (2.0đ)
+ Bài học về cách đối nhân xử thế dành cho mỗi người: từ gia đình đến ngoài xã hội, cần biết tôn trọng lẫn nhau, trân trọng thành quả của người đi trước, ghi nhớ công sức của người làm ra nó… (1.0đ)
- Liên hệ bản thân em. Thế hệ trẻ hôm nay cần phải giữ gìn những giá trị truyền thống tốt đẹp ấy để thế hệ mai sau sẽ tự hào tiếp bước, phát huy tinh thần, nhân cách, phẩm chất và đạo đức của con người Việt Nam. (1.0đ)
c. Kết bàì (0.5đ)
Khẳng định giá trị của câu tục ngữ.
Không biết tự bao giờ mà những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ đã được nhân dân ta sáng tác và lưu truyền cho tới tận bây giờ. Những câu ca dao tục ngữ ấy chính là những bài học đạo lí, những kinh nghiệm quý báu mà cha ông ta đúc rút lại để dặn dò con cháu sau này. Một trong những đạo lí truyền thống mà mỗi người con của mảnh đất Việt Nam ta đều biết đến đó là: lá rụng về côi, suối chảy về nguồn, mỗi người chúng ta ai ai cũng phải luôn biết ơn và khắc ghi công lao mà các bậc cha anh để lại. Điều đó đã được nhân dân ta đúc rút thành những câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.”
“Uống nước nhớ nguồn” hay “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đều là những câu tục ngữ mà nhắc đến lối sống ân tình, tình nghĩa của nhân dân ta, gợi nhắc con người về lòng biết ơn đói với thế hệ đi trước – thế hệ mà biết bao con người đã đánh đổi công sức, đánh đổi mồ hôi, thậm chí là đánh đổi cả máu và nước mắt để có được chúng ta ngày hôm nay, để có một đất nước hòa bình như thế này.
Lòng biết ơn từ lâu đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, điều đó được thể hiện qua bề dày những câu ca dao tục ngữ truyền miệng từ ngàn đời về đạo lí sống của con người:
“Cây có cội mới nảy mầm xanh lá
Nước có nguồn mới bể rộng, sông sâu”
Hay bài:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho trong chữ hiếu mới là đạo con.”
Hay bài ca dao nói về công lao của những người đi trước nhằm nhắc nhở chúng ta phải luôn trân trọng, biết ơn giá trị của cuộc sống hiện tại:
“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.”
Không chỉ vậy, lòng biết ơn còn là thước đo phẩm chất và nhân cách của mỗi người. Chúng ta sẽ trở thành những kẻ vô ơn, sống hoài sống phí, chúng ta liệu có muốn biến mình trở thành một dứa con bất hiếu hay một người học trò vô lễ? chúng ta liệu có ai muốn mình trở thành những kẻ ngang nhiên ăn không trái chín trên cây của một người nông dân nghèo khổ, vất vả? Ắt hẳn không ai trong chúng ta mong muốn như vậy. Khi chúng ta biết trân trọng thành quả của người khác, chúng ta sẽ được mọi người thêm tôn trọng và yêu mến hơn, khi ấy những gì mà chúng ta trao cho người khác cũng được nâng niu và công nhận.
Bên cạnh giá trị truyền thống vốn có của mình, lòng biết ơn còn được coi là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất. Nếu chúng ta không biết trân trọng công lao của người khác thì chúng ta đang hưởng thụ cuộc sống ngày hôm nay một cách vô ơn, vô nghĩa. Được sinh ra và lớn lên, chúng ta phải khắc ghi công lao sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ. Để được nên người, được nâng tầm tri thức, chúng ta phải biết ơn công lao giáo dục của thầy cô và gia đình. Để được hưởng cơm ngon, trái ngọt mỗi ngày, chúng ta phải biết ơn những người nông dân một nắng hai sương, bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Và để được sống dười nền trời hòa bình, không có khói lửa chiến tranh như ngày hôm nay, chúng ta phải biết ơn Cách Mạng, biết ơn những người anh hùng đã hi sinh, biết ơn nhân dân đã thầm lặng cống hiến để có được Tổ Quốc ta ngày hôm nay… Mọi thứ trên đời không tự nhiên sinh ra hay mất đi, để có được những thành quả ấy là cả một hành trình dài của bao đời người, bao thế hệ. Chúng ta phải trân trọng nó. Nhưng bên cạnh sự biết ơn, chúng ta phải là những người duy trì, phát triển từ những thành quả vốn có ấy, để chúng ta nối bước cha ông, lại trở thành những người đi trước với thế hệ sau, chúng ta phải đóng góp, chúng ta phải cống hiên, để những trái ngọt ngày không mất đi mà ngày thêm căng mọng, ngọt ngào.
Từ đạo lí mà cha ông ta ta răn dạy, chúng ta lên án phê phán những kẻ có lỗi sống vô ơn, coi những điều mình được hưởng thụ là tất yếu, là đương nhiên, không biết phấn đấu, phát huy những gì mình đang có. Những kẻ như vậy ắt sẽ bị xã hội coi thường, không tôn trọng và yêu mến.
“Uống nước nhớ nguồn” và “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” từ lâu đã là những câu nó truyền đời, truyền thống của nhân dân ta. Mỗi lần đọc lại những lời dặn dò ấy, em lại tự nhủ sẽ cố gắng phấn đấu hơn để sẽ luôn nhớ ơn những công lao vô bờ ấy, để góp phần xây dựng quê hương, đất nước thêm giàu đẹp.
chúc bn hok tốt , tk cho mik nha
Tham khảo ( Lấy trên mạng thui đừng tiick )
Lòng biết ơn là một điều tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy. Bởi vậy mà ông cha ta có câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” để gửi gắm lời khuyên đến mỗi người.
Câu tục ngữ sử dụng hình ảnh đơn giản, dễ hiểu. Khi ăn quả ngọt, chúng ta nhớ đến người vun trồng và chăm sóc cây cối phát triển, để cho ra trái ngọt. Con người sống trong cuộc đời cũng vậy, nhận được sự giúp đỡ của người khác hay hưởng thụ thành quả nào đó cần phải nhớ ơn, trân trọng.
Lời khuyên trên là hoàn toàn đúng đắn, bởi lẽ không gì tự nhiên có được. Từ xa xưa, ông cha ta đã thể hiện lòng biết ơn thiên thiên khi có được mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no qua các lễ hội. Hay như cục thờ cúng tổ tiên, hoặc những người anh hùng có công với đất nước. Đến hôm nay, sự biết ơn được thể hiện qua rất nhiều hành động. Các ngày lễ lớn như 20 tháng 11, mùng 8 tháng 3, 27 tháng 2 để tri ân những ngành nghề đã có những đóng góp với xã hội. Lời nói cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ, dạy bảo từ người khác. Hoặc thái độ giữ gìn và trân trọng những sản phẩm chúng ta đang được sử dụng. Tất cả hành động đó tuy đơn giản, nhưng lại rất ý nghĩa.
Học cách sống biết ơn sẽ giúp con người biết trân trọng mọi thứ. Từ đó, chúng ta mới có được thành công, hay nhận được sự yêu mến của những người xung quanh. Ngược lại thái độ sống vô ơn, bội bạc cần lên án, và tránh xa. Đặc biệt là đối với học sinh - những chủ nhân của đất nước thì lòng biết ơn là cần thiết.
Đồng nghĩa:
-Uống nước nhớ nguồn.
-Ăn cây nào, rào cây ấy.
Trái nghĩa:
-Qua cầu rút ván.
-Aưn cháo đá bát.
1.đồng nghĩa:Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng 2.trái nghĩa:Ăn cháo đá bát
Em tham khảo nhé !
1.3.1. Mở bài
Giới thiệu về câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây“. Câu tục ngữ với ý nghĩa thể hiện đạo lí tốt đẹp của nhân dân và truyền thống quý báu của dân tộc về lòng biết ơn.
1.3.2. Thân bài
1.3.2.1. Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ
Nghĩa đen: Câu tục ngữ mượn hình ảnh quen thuộc là “quả”, Quả là thứ trái ngon nhất của cây, là kết tinh những gì tốt nhất. Là thành quả, vật chất cũng như tinh thần, là thành quả cuối cùng sau quãng thời gian lao động có được.
Khi chúng ta ăn quả phải biết ơn những người nông dân đã tạo ra nó
=> Câu tục ngữ muốn nhắc nhở chúng ta: Khi thưởng thức những trái ngon thì phải nhớ đến công sức của người đã làm ra, trồng ra cây đó. Họ là những người đã bỏ thời gian, sức lực vất vả có khi dùng cả xương máu để tạo ra được thành quả đó. Còn “Nhớ” chinh là thái độ và tình cảm của con người.
Nghĩa bóng của câu tục ngữ: muốn nhắn nhủ chúng ta phải luôn nhớ, biết ơn đến công lao của những người đi trước, những người đã cống hiến cuộc đời cho ta hưởng được thành quả như bây giờ.
=> Tóm lại ý nghĩa của câu tục ngữ chính là muốn giáo dục chúng ta về truyền thống tốt đẹp đó là: biết ơn.
1.3.2.2. Chứng minh và giải thích ý nghĩa câu tục ngữ
Tại sao “Ăn quả“ phải “nhớ kẻ trồng cây”?
Bởi lẽ tất cả những thành quả mà chúng ta đã hưởng thụ đều không tự nhiên mà có. Nó chính là những thành quả của mồ hôi, công sức và trí tuệ, có khi cả xương máu của lớp lớp người đi trước.Chúng ta đang sống trong hòa bình, tự do, đó là nhờ công lao, công sức, và máu xương của các vị anh hùng, những người chiến sĩ. Chúng ta được lớn lên, học hành, tận hưởng đều là nhờ công lao trời bể của cha mẹ và thầy cô.Ý nghĩa của câu tục ngữ còn có ý nghĩa giống những câu tục ngữ, ca dao khác như : “Uống nước nhớ nguồn” hay “Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”,… Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” mang ý nghĩa là chúng ta – những người con đất Việt luôn phải nhớ đến nguồn gốc, cội nguồn của bản thân. Đó là lòng nhớ, biết ơn đến tổ tiên của mình. Đó cũng là chữ Hiếu sáng ngời: con cháu phải luôn tôn trọng, biết ơn đối với ông bà cha mẹ, tổ tiên, những người đi trước.
–> Những câu tục ngữ, ca dao trên đã thể hiện một truyền thống vô cùng tốt đẹp của dân tộc. Và thế hệ trẻ chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy những truyền thống quý báu ấy.
1.3.2.3. Rút ra kinh nghiệm và bài học
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chúng ta không chỉ được nói bằng lời mà còn phải thể hiện qua chính những hành động để giữ gìn và phát huy.
Những hành động thiết thực đã được cha ông ta truyền đời: như thờ cúng tổ tiên, làm cơm ngày giỗ, những lễ hội tôn vinh các bậc anh hùng,… những hành động đều thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với ông bà tổ tiên.Đạo lý tốt đẹp này không chỉ tồn tại đến ngày này mà nó sẽ luôn trường tồn. thế hệ trẻ Việt Nam luôn ghi nhớ, phát huy và tiếp nối những truyền thống tốt đẹp ấy.
1.3.3. Kết bài
Câu tục ngữ này đã mang ý nghĩa, đạo lý nhân sinh vô cùng sâu sắc. Câu tục ngữ nhắc nhở và giáo dục chúng ta phải luôn giữ gìn và phát huy đạo lý tốt đẹp này.