Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Là mảnh đất địa đầu tận cùng phía Nam của Việt Nam, mũi Cà Mau được nhắc đến như một vùng đất thiêng trong tâm thức người Việt. Với những hình ảnh đầy thân thương từ ruộng đồng bạt ngàn cò bay thẳng cánh, những đìa tôm, những mái nhà tranh ngói xen lẫn phủ dưới bóng dừa, những cây cầu khỉ với dòng sông bến nước con đò… nơi đây luôn toát lên những nét quyến rũ khác biệt đến khó tả với những du khách vốn không phải con dân vùng sông nước khi đến đây.
Đất đai ở Cà Mau đang sinh sôi nảy nở. Bãi Khai Long có hàng dương xanh ngát, có bờ cát chạy dài tới sáu cây số và rộng hàng trăm mét, mỗi năm phù sa lại lấn biển ở chính nơi đây từ tám mươi đến một trăm mét nữa. Điều thú vị là đất mở ra tới đâu, cây mắm mọc lên tới đó, như là để giữ đất đừng có trôi đi, khi thớ đất đã se kết tầng cây đước lao tới, nhanh chóng cùng với mắm tạo thành rừng. Trong rừng Cà Mau lạ nhất vẫn là cây đước. Khi cây cao ngang thân người là rễ phụ đâm ra. Nó thẳng, gần như cái que chứ không mềm tua tủa như rễ phụ ở cây đa hay cây si ngoài Bắc. Những nan rễ phụ ấy cắm trên đất tạo ra cháng rễ hình cái nơm, làm cho cây đước vững vàng đời đời, trong khi rễ chính nếu không thoái hóa thì cũng không còn giá trị gì nữa.
Một điểm có thể coi là “đặc sản” nơi đây, đó chính là sông nước. Chính sông nước đã tạo dựng nên sự sống đa dạng, phong phú cho những con người nơi đây. Sông cho họ cái tôm, con cá; sông cung cấp phù sa cho ruộng đồng và sông cũng là loại hình giao thông phổ biến nhất tại đây. Mọi sinh hoạt diễn ra từ đời sống đến giao thương đều thấy được hầu hết trên những chuyến đò.
Cà Mau có khá nhiều chợ nổi nhưng có hai chợ được xếp loại là chợ nổi phường 8, trên sông Gành Hào, Cà Mau và chợ nổi Thới Bình, tại ngã ba sông Trẹm – Chắc Băng, huyện Thới Bình.
Phần lớn chợ nổi nhóm họp, buôn bán trên sông mang tính tự phát. Sản phẩm trao đổi mua bán chủ yếu là các loại hàng nông sản thực phẩm, trái cây, hoa màu… sản xuất tại địa phương, các vùng lân cận chuyển tới phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ hoặc đưa đi tiêu thụ tại các chợ huyện, xã…
Từng chiếc thuyền, ghe với bắp cải, khoai lang, bầu, bí, sắn, quýt, cam… treo lủng lẳng trên mui để giới thiệu, mời gọi khách mua hàng. Và, đây cũng là hình ảnh thường thấy tại các tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu long.
Đến Cà Mau vào một ngày đầu hạ, với những khách lạ không biết bơi thì việc ngồi chòng chành trên một chiếc ghe nhỏ và bước từ ghe này qua ghe khác xem, mua đồ quả là một thử thách không nhỏ. Bạn, rất có thể sẽ bị ngã bởi sự “ghập ghềnh” sóng nước. Nhưng đổi lại, một thế giới khép kín được mở ra trên sông, thường là nơi giao tụ của khá nhiều những con sông, rạch trong vùng.
Bước xuống chiếc ghe nhỏ bé, đó là cả một gia đình lưu động tại đây. Cũng có những thiết bị, dụng cụ gia đình giản đơn, cũng có những thế hệ cha con thắm đượm. Cuộc sống của họ nay đây mai đó, sông chảy đến đâu, đó là nhà. Đời sóng nước lênh đênh, hợp tan theo con nước với đầy, theo từng phiên chợ sớm, theo từng gánh hàng treo trên mũi ghe. Với nhiều đứa trẻ, trong giấc mơ của các em, chỉ có con thuyền, bến nước và những buổi chợ sớm khuya. Người dân nơi đây vốn hay cho rằng, bao giờ sông cạn nước thì chợ nổi mới không tồn tại. Nói như vậy để thấy rằng, đây đã trở thành một nét văn hóa, một lối sống riêng biệt, đặc trưng của người dân nơi đây.
Người Việt khi nói về đất nước của mình thường dùng câu “Nước Việt Nam trải dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau”. Vì vậy, trong tâm thức mỗi người, cùng với Ải Nam Quan, Mũi Cà Mau là một địa điểm thiêng liêng, xa xôi nhưng rất đỗi gần gũi. Và, nếu bạn một lần đặt chân đến nơi đây, bạn sẽ bị “chòng chành” bởi sóng nước, bởi sự thân thiện của người dân và tâm hồn bạn cũng sẽ đôi lúc “chòng chành” vì những cuộc đời lênh đênh sông nước.
Thuyền chúng tôi xuôi hướng Cà Mau, một vùng sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, bủa giăng chi chít như mạng nhện. Không hiểu sao ở đây lúc nào đất trời, sông nước và không gian xung quanh cũng chỉ đơn điệu một màu xanh. Cùng lắm thì có thêm gió biển. Thứ gió mà ai ở đây lâu ngày cũng có thể cảm thấy vị mặn trong hơi gió.
Thuyền qua Chà Là, Cái Keo rồi xuôi dòng Bảy Háp...Biết tôi lần đầu đến Cà Mau, anh bạn tôi giải thích: ở đây người ta gọi tên đất tên sông không phải bằng những danh từ mĩ lệ mà cứ theo đặc điểm riêng của nó gọi thành tên. Ví như gọi rạch Mái Giầm, vì hai bên bờ mọc toàn mái giầm, thứ cây cọng tròn, sống nhẹ, với chỉ một tán lá xòe ra hình chiếc bơi chèo nhỏ. Gọi là kênh Ba Khía vì hai bên bờ, tập trung toàn những con ba khía, một loài còng biển lai cua, càng màu tím đỏ, làm mắm mà ăn chung với tỏi ớt thì tuyệt ngon.
Thảo nào hôm qua đi qua kênh Bọ Mắt, không hiểu tại sao tự nhiên người tôi cứ mẩn ngứa đỏ cả lên. Nhìn lướt qua, anh lái thuyền nói tôi bị con bọ mắt đốt. Thì ra cái tên Bọ Mắt ra đời vì trên dòng kênh có rất nhiều loài côn trùng ấy. Bữa khác, tôi lại thắc mắc hỏi anh về cái tên xã Năm Căn thì anh cho biết nghe nói ngày xưa, vùng đó chỉ có một cái lán năm gian được những người đến đó đốn củi hầm than dựng tạm bợ trên triền sông. Vì thế mà từ Cà Mau còn có nghĩa là vùng nước đen là như vậy.
Thuyền chúng tôi rẽ vào dòng Năm Căn. Ở đây ngày đêm nước ầm ầm đổ ra biển như thác, các nước ngược dòng bơi hàng đàn đen trũi. Dòng sông Năm Căn uốn mình măng giữa hai bờ rừng được. Cây đước mọc dày theo bãi, chi chít chen nhau từng lớp một. Tất cả hòa nên một gam màu bạt ngàn xanh của đước, của sương khói và màu xanh nhạt của vùng cửa biển.
Vào Năm Căn, chúng tôi được ghé thăm chợ ven sông. Một khu chợ với những căn lều lá thô sơ kiểu cổ nằm ngay cạnh những ngôi nhà gạch văn minh và những vật dụng đi biển của dân chài. Vùng chợ Năm Căn nhộn nhịp suốt ngày, thậm chí còn bán cả ban đêm. Người ta có thể mua đủ thứ trên đời từ cây kim sợi chỉ, đến những bộ quần áo rẻ tiền hay những đồ nữ trang đắt giá, hàng của người Miên, người Tàu, người Ấn...có bán đủ cả ở chợ Năm Căn hình thành nên một khu buôn bán nhộn nhịp trải dài suốt dọc dòng sông.
Cả ngày đi thuyền mệt mỏi, chúng tôi cho thuyền cập lại gọi mọt món xào Trung Quốc, một đĩa thịt nớng ướp kiểu địa phương. Thế cũng đủ vừa ăn uống say sưa vừa ngồi ngắm cảnh bán buôn tấp nập suốt cả đêm.
a, Nhân vật Kiều Phương:
+ Hình dáng: gầy, mặt lọ lem, tóc ngang vai, dáng vẻ thanh mảnh
+ Lời nói: nhẹ nhàng, hóm hỉnh
+ Hoạt động: say sưa vẽ tranh, hoạt bát, khi bị mắng thì xịu mặt xuống rồi lại hát véo von và làm việc
Ở nước ta, ai cũng biết rất nhiều những anh hùng đã hy sinh để bảo vệ và giành lại độc lập cho đất nước. Nhưng trong số các anh hùng đó, người mà em và bao các bạn thiếu nhi như em rất thán phục và cần noi gương chính là nhân vật Lượm trong văn bản "Lượm" của nhà thơ Tố Hữu.
Lượm là một cậu bé thanh mảnh, nhỏ nhắn. Cậu có đôi chân thật nhanh nhẹn. Đặc biệt, Lượm luôn đội chiếc mũ ca lô trên đầu, lệch về một phía trông thật ngộ nghĩnh và đáng yêu. Chú liên lạc này luôn đeo một cái xắc xinh xinh trên vai trông rất ra dáng “cán bộ”. Đó cũng là một cậu bé rất yêu đời. Mồm cậu luôn huýt sáo như những con Chim Chích đang hót vang lưng trời. Tuy công việc của người chiến sĩ nhỏ rất nguy hiểm nhưng cậu rất yêu thích công việc mà mình đã lựa chọn. Lượm rất lạc quan trong khi làm nhiệm vụ. Cậu nhảy nhót trên đường, vừa đi, vừa nhảy, cười tít cả hai mắt. Ngày qua ngày, Lượm như một con chim đang hướng tới Mặt Trời rực rỡ.
Lượm không sợ nguy hiểm. Cậu đã vượt qua bom đạn để đưa những bức thư khẩn cực kỳ quan trọng cho các đơn vị khác. Rồi cho đến một ngày, Lượm đi liên lạc trên một con đường làng quê vắng vẻ. Những bông lúa chín vàng đã làm Lượm ngây ngất trong mùi thơm ngọt ngào. Cái mũ ca nô của chú bé nhấp nhô trên đồng. Lượm bị phát hiện, thế là những tiếng súng vang lên. Đạn bay vun vút như đan chéo vào nhau đuổi theo chú bé. Lượm chạy như bay nhưng vẫn không tránh được những viên đạn của địch. Chú bé ngã xuống, tay vẫn nắm chặt bông lúa thơm ngái.
Lượm thật xứng đáng là một tấm gương sáng cho các thế hệ thiếu nhi đồng trong hiện tại và trong tương lai noi theo.
Ở nước ta, ai cũng biết rất nhiều những anh hùng đã hy sinh để bảo vệ và giành lại độc lập cho đất nước. Nhưng trong số các anh hùng đó, người mà em và bao các bạn thiếu nhi như em rất thán phục và cần noi gương chính là nhân vật Lượm trong văn bản "Lượm" của nhà thơ Tố Hữu.
Lượm là một cậu bé thanh mảnh, nhỏ nhắn. Cậu có đôi chân thật nhanh nhẹn. Đặc biệt, Lượm luôn đội chiếc mũ ca lô trên đầu, lệch về một phía trông thật ngộ nghĩnh và đáng yêu. Chú liên lạc này luôn đeo một cái xắc xinh xinh trên vai trông rất ra dáng “cán bộ”. Đó cũng là một cậu bé rất yêu đời. Mồm cậu luôn huýt sáo như những con Chim Chích đang hót vang lưng trời. Tuy công việc của người chiến sĩ nhỏ rất nguy hiểm nhưng cậu rất yêu thích công việc mà mình đã lựa chọn. Lượm rất lạc quan trong khi làm nhiệm vụ. Cậu nhảy nhót trên đường, vừa đi, vừa nhảy, cười tít cả hai mắt. Ngày qua ngày, Lượm như một con chim đang hướng tới Mặt Trời rực rỡ.
Lượm không sợ nguy hiểm. Cậu đã vượt qua bom đạn để đưa những bức thư khẩn cực kỳ quan trọng cho các đơn vị khác. Rồi cho đến một ngày, Lượm đi liên lạc trên một con đường làng quê vắng vẻ. Những bông lúa chín vàng đã làm Lượm ngây ngất trong mùi thơm ngọt ngào. Cái mũ ca nô của chú bé nhấp nhô trên đồng. Lượm bị phát hiện, thế là những tiếng súng vang lên. Đạn bay vun vút như đan chéo vào nhau đuổi theo chú bé. Lượm chạy như bay nhưng vẫn không tránh được những viên đạn của địch. Chú bé ngã xuống, tay vẫn nắm chặt bông lúa thơm ngái.
Lượm thật xứng đáng là một tấm gương sáng cho các thế hệ thiếu nhi đồng trong hiện tại và trong tương lai noi theo.
Bố tôi thường bảo ; thời gian không chờ đợi ai đau con ạ ,quả đúng như thế .Thoáng cái đã mười năm trôi qua tôi học và làm việc tại Hà Nội chưa có cơ hội về thăm quê làn nào Nhân ngày giỗ bà nội , tôi được dịp về thăm xã sen chiểu - nơi mà tôi lớn lên và sinh ra
Ổi , mới mười năm không về quê nơi đây khác xưa nhiều quá .Những tòa nhà cấp bốn này đã được thay thế bằng những tòa nhà chưng cư cao tầng chỉ còn vài ngôi nhà cỏ xưa nhưng vẫn còn bóng cây xanh che mát cho chúng tôi thời còn đi học .Xã tôi gồm hai làng ; Linh Chiểu và Sen Chiểu .Nhà tôi ở ụm 8 làng Linh Chiểu .Nhà tôi rất gần trường Tiểu học cũ - nơi mà tôi từng đi những bước chân đầu tiên trên con đường học vần .Bước vào cổng làng đi thẳng một chút sẽ thấy mái trường thân thương từng dìu dắt tôi nên người .Tôi không vội về nhà bước vào gần trường .Trường tiểu học sen chiểu giờ đay được ây mái ngói đở tươi nền được lát gạch hoa trông thật cao ráo khang trang Các khu lớp học chạy dài thẳng tắp rất giống nhau .Tôi vội lướt qua trường rồi đến gần các cửa hàng tạp hóa mà khi còn nhỏ tôi thường cùng bạn bè đi chơi nay đã trở thành một khu chợ đông đúc sạch sẽ .Cũng chẳng biết từ bao giờ con đường đi học đã in dấu trong con tim toi.tở thành người bạn cùng tôi trải qua tuổi học trò giờ đây đã được xây lại bằng xi măng ,như con trăn trải quanh xóm thôn .Cứ đi như vậy không biết từ lúc nào tôi đã đến gần nhà mình ,
nhìn lại xóm làng thêm một lần nữa tôi thầm hứa sẽ lao động để trở thành người có ích cho gia đình xã hooijvaf là công dân tốt ,xây dựng và bảo vệ quê hương ngày càng tươi đẹp
hết năm học, em nghĩ bản thân em sẽ :)))
+) béo lên
+) Cao lên
+) nhưng cũng mải chơi hơn :V
+) Tăng thêm một tủi => lại đc nhận ít quà hơn ( p/s: nta thường có kiểu chol tặng quà j đó nhiều hơn cho đứa bé hơn , ahihi )
+) học dốt đi ( mải chơi ~~~ )
+) ĐƯỢC nhiều đứa GHÉT hơn ;)))
+) ...v....v
nhưng tóm lại đc cái là biết tiết kiệm hơn, suy nghĩ chín chắn hơn :)))
5
I. Mở bài
- Vua Hùng Vương thứ 18 có con gái là Mỵ Nương.
- Vua muốn kén rể xứng đáng.
II. Thân bài
1. Hai người tài cùng đến cầu hôn
a. Sơn Tinh
- Người vùng Tản Viên.
- Có tài lại: Làm nổi lên cồn bãi, núi đồi.
b. Thủy Tinh
- Người ở miền biển.
- Tài năng: Gọi gió, hô mưa.
c. Hùng Vương băn khoăn
- Vua Hùng thấy hai người đều tài giỏi.
- Quyết định: Ai đưa lễ vật đến sớm thì cưới Mỵ Nương làm vợ.
- Lễ Vật: Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.
2. Cuộc giao tranh dữ dội.
a. Nguyên nhân
- Sơn Tinh đến sớm, đón dâu về núi.
- Thủy Tinh đến trễ, tức giận, quyết cướp lại Mỵ Nương.
b. Diễn biến cuộc giao tranh.
- Thủy Tinh tấn công: Làm dông bão, dâng nước sông.
- Sơn Tinh phản công: Dời núi, dựng thành lũy, nước cao bao nhiêu, thì núi cao bấy nhiêu.
- Đánh nhau mấy tháng. Thủy Tinh đành rút quân.
III. Kết bài
Hàng năm, Thủy Tinh nhớ mối hờn cũ, dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, vẫn không thắng nổi, đành phải rút quân.
Đêm đã khuya, tôi đang nằm đọc truyện thì chợt có tiếng nói khe khẽ. Tôi nhìn quanh nhưng chẳng thấy ai. Tôi hơi chột dạ vì mình đã khóa cửa kỹ lắm rồi, mà hình như là có trộm. Nhưng rõ ràng tiếng nói ấy vọng ra từ phía bàn học. Tôi để ý và phát hiện ra, đó là cuộc nói chuyện giữa các bạn đồ dùng học tập và cũng nhờ cuộc trò chuyện đó mà tôi đã hiểu được tâm sự của những người bạn thầm lặng bên mình.
Tôi phải tự thú thật rằng tôi là một đứa con gái chẳng mấy nết na, hiền dịu mà ngược lại, rất nghịch ngợm và chẳng gọn gàng. Học xong là sách vở, bút thước của tôi lại bày bừa khắp mặt bàn. Bố mẹ nhắc tôi rất nhiều nhưng tôi vẫn chưa sửa được cái tính đấy cho đến khi nghe được cuộc nói chuyện này. Đầu tiên là lời than thở của chị hộp bút: "Tôi chẳng biết anh thước kẻ, chị bút chì, mấy cô cậu sách vở sướng hay khổ nhưng tôi thấy mình bị hành hạ ghê quá! Hồi xưa tôi còn là một chiếc hộp bút đẹp đẽ, mới mẻ và trắng trẻo mà giờ đây mặt mũi tôi nhem nhuốc toàn mực là mực, những mảng da thì loang loang lổ lổ. Cô chủ thấy những hình thù nào đẹp là lại dán vào, chán rồi thì lại hóc ra. Những mảng da của lôi cũng dần bị bóc theo. Cái xương sống của tôi giờ cũng sứt mất mấy miếng, đau ơi là đau".
Anh thước kẻ nghe vậy cũng thông cảm cho chị hộp bút và kể lể chuyện của mình:
- Ừ, tôi cũng thấy chị hộp hút khổ thật nhưng tôi nào khác chị. Ngày cô chủ mới mua tôi về, những vạch in số của tôi còn rõ ràng nhưng sau mấy bữa, những con số đó bị cô chủ cậy hết và viết những cái gì linh tinh vào mình tôi. Cô ấy còn lấy dao vạch vạch những hình thù quái dị vào người tôi nữa. Tôi còn là một vũ khí để chiến đấu với mấy thằng con trai hay lấy đồ của cô chủ nên người tôi sứt mấy mảnh liền. Cô chủ thật là...
Mấy cô cậu sách giáo khoa cũng chen ngang vào: "Phải đấy! Phải đấy! Cô chủ thật là vô tâm, chẳng biết thương chúng ta chút nào. Chúng em còn bị dập ghim vào người, cô chủ còn vẽ vời lên người chúng em nữa. Ôi, đau lắm! Đau lắm!". Nghe những lời tâm sự đó, tôi mới ngồi nhớ lại những lần tôi làm chúng bị đau, bị bẩn. Ôi! Các bạn đồ dùng học tập đúng là bị tôi làm xấu, làm hỏng thật nhiều.
Đồ dùng học tập là những người bạn trợ giúp việc học tập của chúng ta thêm tốt hơn. Tôi sẽ và đang cố gắng không bừa bộn và giữ gìn chúng cẩn thận hơn. Nếu bạn nào giống tôi thì cũng phải sửa đấy!
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/hay-tuong-tuong-va-ke-lai-cuoc-tro-chuyen-tam-su-giua-cac-do-dung-hoc-tap-sgk-van-6-c33a1984.html#ixzz5Y9VKZ1ch
Năm nay là năm thứ 10 tôi đã xa trường. Hôm nay tôi về ngôi trường thân yêu của tôi sau 10 năm không gặp lại. Đứng dưới gốc cây phượng đỏ, tôi lại nhớ những lần cùng nhau ôn bài ở đó, cùng vui đùa dưới cây phượng. Nhớ cái ghế đá mà tôi ngồi đó ngủ gật đến khi tỉnh dậy tôi chạy vội vào lớp và phải nghe tiếng quát của thầy, hôm nào cũng vậy chỉ có một câu : "Sao em đi học muộn". Nhớ màu ngôi trường ngày xưa là màu vàng vàng, giờ được thay lớp sơn bằng màu trắng tinh. Đang nghĩ lại thời xưa, bỗng ai đấy vỗ vai tôi, nói :
- Duy đó sao ?
- E..em chào thầy - Tôi ấp úng
Thì ra là thầy Hùng. Người đã dạy tôi môn sinh hồi còn ở ngôi trường này. Bây giờ tóc thầy đã bạc trắng, mái tóc đen ngày xưa không còn nữa. Cặp kính sát mũi. Râu thầy đã mọc.
- Về thăm trường sao?
- Vâng ! - Tôi cười đỏ mặt
Thầy nói tiếp :
- Dạo này sao rồi ?
- Em vẫn khỏe ạ - Tôi nói tự tin hơn
Thầy cười :
- Dạo này thanh niên rồi đấy nhỉ ? Còn ngủ gật nữa không?
- D.. dạ - tôi đỏ mặt hết cỡ
- Thôi thầy phải đi dạy sinh đây kẻo muộn giờ ! - Thầy nói
- V..vâng ạ ! - Tôi vẫn còn ngập ngừng
Dưới ánh nắng chói của buổi trưa, tôi ước gì được trở lại hồi còn là một cậu học sinh.
1. Mở bài:
Cần thơ, ngày...tháng ...năm...
Bạn...
2. Thân bài:
a) Những lí do thăm hỏi đầu thư.
- Lí do viết thư (tưởng tượng: VD: Soạn vỡ thấy tấm hình lớp chụp chung....)
b) Nội dung thư:
- Giới thiệu tên trường? (Tưởng tượng đến trường vào thời điểm nào? Lí do đến trường)
- Miêu tả con đường đến trường (so sánh lúc trước và bây giờ? Thay đổi như thế nào? Cảm xúc?)
- Miêu tả các phòng lớp (Phòng vi tính? Phòng TN? Dụng cụ, thiết bị đổi khác ra sao?...). Các dãy phòng: phòng giám hiệu, phòng bộ môn, phòng đoàn đội...(So sánh )
- Miêu tả khoảng sân trường? (so sánh xưa và nay)? Những băng ghế? gốc bàng, hàng phượng (Còn như xưa ? đã già hay đã trồng cây khác?)
- Miêu tả những hình ảnh, sự vật gắn với kỉ niệm thời xưa? Nêu cảm xúc? Thầy cô? Bạn bè?
- Gặp lại thầy cô? Thầy cô cũ còn không? Thầy cô mới như thế nào? (Vui vẻ?). Thầy hiệu trưởng về hưu hay đã mất?
- Găp lại thầy cô chủ nhiệm lớp 9A...? Cô thay đổi ra sao? Nhưng vẫn còn những nét gì? (Giọng nói? Ánh mắt? Khuông mặt lộ vẻ xúc động?)
- Cô trò nhắc lại kỉ niệm cách đây 20 năm:
- Trò hỏi thăm các thầy cô cũ? Báo cho cô biết tình hình một số bạn học? Về công việc của mình?
- Tâm trạng cô ra sao?
- Tình cảm em như thế nào?
3. Kết luận:
- Cuối thư: Thăm hỏi sức khoẻ và chúc bạn?
- Lời chào.
Bài làm
kì thi đa tới , tôi ôn bài và chăm chỉ học nhiều hơn thường xuyên .
tôi ôn ngư văn là nhiều nhất . Vì kì thi toán hay bất cư môn thi nào , tôi chắc sẽ giành điểm cao . Còn môn văn thì tôi kog chắc điểm có cao kog ? Tôi tận lực ôn bài ,chăm chỉ học bài thật tốt . Cuối cùng tôi đã được đền đáp , hôm thi đó tôi như ôn bài trúng tủ vậy . Đúng bài tôi học lun ! Mấy ngày sau tôi có kết quả điểm thi môn văn được tận 9đ . Trong lớp ,tôi cao điểm nhất .Thường thì tôi chỉ có 4đ môn văn thôi giờ tận 9đ lận . Vui ơi là vui ! Tôi được bố thưởng dẫn đi xem phim còn mẹ thì mua cho tôi món đồ chơi mà tôi ao ước nhất !
đây là bài thi môn văn có điểm cao nhất . Tôi nhất định sẽ học thật giỏi trong môn văn , tích cực ôn bài đầy đủ . Để có thể lập thành tích tốt cho mọi người học tập theo
mình mún bài văn cơ