K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 10 2023

Hoang mang,  sợ hãi khi bị các bạn nhìn mình(sự sợ hãi) 

25 tháng 10 2023

Bài văn

 

18 tháng 11 2021

Em tham khảo:

 Ngày nhỏ, ai cũng có lần làm hỏng, làm hư đồ đạc trong gia đình. Em cũng đã có một lần trót nghịch ngợm làm vỡ một lọ hoa rất đẹp của bà. Lỗi lầm ấy đã đem đến cho em nhiều bài học.

      Đó là một lọ hoa bằng gốm sứ Bát Tràng được tráng men trắng, vẽ mực xanh mịn màng, sáng bóng. Nó được trân trọng đặt trên bàn thờ giữa nhà. Mẹ em nói đó là một kỉ vật thời trẻ của bà, bà đã giữ gìn, nâng niu chiếc lọ ấy mấy chục năm nay, lọ hoa này có số tuổi nhiều hơn cả tuổi của mẹ em. Bà quý chiếc lọ ấy lắm. Thỉnh thoảng bà lại mang lọ ra lau chùi cho sáng bóng. Mỗi lần như thế, bà ngắm chiếc lọ không biết chán, đôi mắt đã nhăn nheo vì thời gian lại ánh lên vẻ long lanh kì lạ. Ai cũng biết tình cảm bà dành cho chiếc lọ nên hết sức giữ gìn, nâng niu. Mỗi lần sửa sang bàn thờ mẹ lại cẩn thận đặt nó vào một chiếc hộp xốp để tránh va đập. 

     Buổi sáng hôm ấy.

      Mọi người trong nhà em đi làm hết cả. Bà đi sang nhà bà hàng xóm chơi. Em ở nhà một mình buồn quá bèn rủ mấy đứa bạn sang nhà đá bóng, sân nhà em rất rộng, đủ cho chục đứa bằng tuổi em đá bóng, đùa nghịch. Đi một vòng quanh xóm, em đã gọi được sáu đứa bạn cùng sang chơi. 

     Cả bọn hò reo hào hứng với trái bóng tròn. Em thê hiện khả năng bằng những đường dắt bóng lắt léo và những cú sút “thần sầu”. Đang có bóng trong chân, em co chân tung một cú sút thật mạnh. “Rầm!”. Cửa nhà em mở tung. Bóng va vào cửa, rơi “bịch!” xuống sân. Đáng lẽ phải chạy ra đóng cửa thì em lại quá hào hứng với trái bóng mà hăm hở lao vào đá tiếp. 

 

     Em lại có bóng trong chân. Dắt bóng. Rê bóng. Và... “Sút!”. Em hét lên và co chân sút bóng về phía “khung thành” đội bạn. Nhưng bóng lao thẳng vào nhà, bay về phía bàn thờ, đập vào cái lọ. Lọ hoa từ trên cao rơi xuống vỡ tan thành những mảnh vụn. Em hoảng hốt lao vào nhà. Sững sờ. Trời ơi! Biết làm sao bây giờ? 

     Đám bạn xôn xao rồi từng đứa một đi về. Em sợ hãi ngồi lo lắng. Biết nói gì với bà bây giờ? Bà sẽ rất tức giận. Bà sẽ la mắng em. Bố mẹ sẽ quở trách, thậm chí... đánh em. Em nhắm mắt sợ hãi nghĩ đến những điều có thể xảy ra.

      Em đang đau khổ vì lỗi lầm của mình thì tiếng gậy lộc cộc chống xuống sân vang lên. Bà đã về! Em chạy vội ra sân, miệng lắp bắp: “Bà... bà ơi!”. Bà ngẩng lên nhìn em, lo lắng hỏi: “ Sao thế con? Có việc gì mà mặt tái mét lại thế?”. Em run rẩy: “Bà ơi... cái lọ hoa bị vỡ. Con... con xin lỗi”. Bà khẽ giật mình. Bà đi nhanh vào nhà, sững sờ nhìn những mảnh vụn vỡ tan tành của chiếc lọ bà hằng gìn giữ mấy chục năm. Em vội vàng tránh cơn giận của bà có thể đến bằng một câu nói dối: “Chúng con đá bóng... Thằng Tí nó sút vào”. Bà không nói gì chỉ run run lượm những mảnh vụn đặt vào một chiếc bình cũng bằng gốm.

      Đúng lúc ấy, bố mẹ em đi làm về. Em lại sợ hãi tránh tội bằng lời nói dối như khi nãy. Mẹ chăm chú nhìn vào mắt em hỏi nhỏ: “Con nói thật chứ?”. Em nhắm mắt, cúi đầu nói khe khẽ: “Vâng ạ!”. Mẹ không nói gì nữa, lẳng lặng đi chuẩn bị bữa trưa.

      Bữa cơm trưa hôm đó là một bữa cơm buồn. Cả nhà lặng lẽ ăn không ai nói câu gì. Nhất là bà. Người ăn chưa hết lưng cơm đã ngừng đũa đi vào phòng. Đôi mắt bà u sầu, buồn bã. Em ăn cũng không yên lòng. Trời ơi! Em đã làm gì thế này? Chỉ vì mải mê chơi đá bóng, chỉ vì bất cẩn mà em đã làm mất đi một kỉ vật quý giá của bà. Nhưng tội lỗi hơn là em đã nói dối. Lời nói dối trơn tru như một đứa dối trá chuyên nghiệp. Đổ tội cho thằng Tí, em đã tránh được những la rầy, trách mắng, nhưng không tránh được sự dằn vặt về tội lỗi của chính mình.

      Giấc ngủ trưa không an lành. Em thấy một bóng người bay ra từ chiếc lọ hoa đã vỡ. Đó là một cụ già trông rất đỗi quen thân. Cụ nhìn em chăm chú rồi thở dài hỏi: “Sao con lại nói dối? Sao con lại nói dối?...”. Câu hỏi cứ ngân vang đầy ám ảnh. Em sợ hãi ngồi bật dậy, mồ hôi ướt đầm đìa. Em vội vã đi sang phòng bà rồi cứ thế òa khóc nức nở:

 - Bà ơi... Hu hu...! 

Bà lo lắng hỏi: 

- Con làm sao vậy? 

- Hu hu... Bà ơi, con đã nói dối. Chính con đã làm vỡ lọ hoa của bà... 

Bà ôm em vào lòng, xoa đầu em rồi thủ thỉ:

 - Con biết nhận lỗi là tốt. Con biết không, đó là chiếc lọ ông tặng bà khi còn trẻ. Bà gìn giữ nó đã lâu...

     Trời ơi, vậy cụ già trong giấc mơ vừa rồi là ông nội em đó. Bố đã có lần kể rằng ông mất khi bố còn nhỏ, bà cứ ở vậy nuôi bố lớn lên. Em chỉ được nhìn thấy ông qua một bức vẽ truyền thần. Chẳng vậy mà em thấy gương mặt ấy quá quen thân. 

     Em nhẹ lòng khi đã nói ra được lời thú lỗi của mình. Vậy là bà không trách mắng gì em. Càng nghĩ về chiếc lọ đã vỡ, em càng thấm thìa hơn tình cảm gia đình ấm áp thiêng liêng. Nhìn quanh bà, em hiểu rằng mỗi đồ vật đều có cuộc sống riêng của nó. Mỗi món đồ đều gắn với một kỉ niệm riêng mà chỉ những ai biết trân trọng tình cảm mới hiểu được.

26 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Tôi tên là Trương Sinh, là con một gia đình khá giả có vợ hiền là Vũ Nương. Cuộc sống của tôi vốn êm ấm nhưng chính tay tôi đã phá tan tất cả. Đến bây giờ tôi vẫn không nguôi day dứt về lỗi lầm tôi đã gặp phải

Tôi và vợ đang sống êm ấm thì có lệnh tôi phải đi lính. Rời nhà ra chiến trường lòng tôi vô cùng buồn bã và chán nản nhưng may có lời động viên của mẹ và vợ, tôi đã vợt qua tất cả.

Cuối cùng, tôi cũng được bình an trở về sau bao nhiêu gian khổ hiểm nguy. Mấy năm xa cách nhớ thương, nay đoàn tụ, vợ chồng mừng mừng, tủi tủi. Hay tin mẹ qua đời, lòng tôi buồn khổ quá. Tôi hỏi thăm mộ mẹ rồi bế con đi viếng. Dọc đường, bé Đản khóc, tôi dỗ : "Nín đi con, bà mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi". Bé Đản liền nói tôi không phải là cha nó, cha nó là người trước đây đêm nào cũng đến bên mẹ. Tôi choáng váng. Đất dưới chân tôi như sụp xuống. Tôi cứ nghĩ Vũ Nương là một người vợ ngoan hiền, đức hạnh, ngờ đâu nàng trở nên hư hỏng như vậy sao? Tôi bỗng thấy căm giận Vũ Nương. Mối nghi ngờ trong tôi mỗi lúc càng được thổi bùng lên, không có cách gì dập tắt được. Về đến nhà, tôi la mắng om sòm cho hả giận. Vũ Nương bàng hoàng sửng sốt. Nàng vừa khóc vừa thanh minh : "Thiếp vốn con nhà nghèo khó, được nương tựa nhà giàu, vẫn lấy sự nết na thuỳ mị, công dung ngôn hạnh làm đầu. Vợ chồng sum họp chưa được bao lâu, chia xa chỉ vì lửa binh chứ không vì lí do gì khác. Trong ba năm cách biệt, thiếp một mực giữ gìn tiết hạnh, không tô son điểm phấn, không bén gót chốn chơi bời hoa liễu, một mực nhớ thương và chung thuỷ với chàng. Xin chàng hãy tin thiếp, đừng nghi oan cho thiếp mà tội nghiệp...".

Nhưng bao nhiêu lời nói chân thật cũng không làm dịu được mối nghi ngờ trong tôi. Hàng xóm thương Vũ Nương cũng ra sức bênh vực và biện bạch cho nàng, nhưng tôi không nghe ai hết. Ngọn lửa hờn ghen đang đốt cháy mọi cảm xúc, ý nghĩ của tôi. Tôi mắng nhiếc không tiếc lời rồi đánh đuổi nàng đi. Cảm thấy không thể thuyết phục được tôi, Vũ Nương bất đắc dĩ nói trong đau đớn, xót xa, cay đắng rằng :
- Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng, vì có cái thú vui nghi gia nghi thất, có sự yên ổn được tựa bóng cây cao. Đâu ngờ ân tình tựa lá, gièm báng nên non. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa gãy cuống, kêu xuân cái én lìa màn, nước thẳm buồm xa, đâu còn thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.

Rồi nàng tắm gội sạch sẽ, ra bến Hoàng Giang than khóc, thề nguyền và gieo mình xuống sông tự vẫn.

Về phần tôi, mối nghi ngờ không chỉ làm hại Vũ Nương mà còn làm khổ tôi, dằn vặt tôi không phút nào yên. Tuy giận Vũ Nương thất tiết nhưng khi nàng tự vẫn, tôi cảm thấy lòng đau nhói. Tôi cố vớt thây nàng để chôn nhưng tìm mãi không được. Một đêm, tôi ngồi buồn bã trước ngọn đèn khuya. Chợt đứa con trại bật thốt: “Cha Đản lại đến kia kìa!”, rồi chỉ tay vào bóng tôi in trên vách: “Đây này!”. Tôi ngỡ ngàng và hiểu ra tất cả. Thì ra, ngày thường lúc tôi vắng nhà, Vũ Nương hay trỏ bóng mình trên tường đùa con và báo đó là cha Đản. Tôi thấu hiểu nỗi oan động trời của vợ và trách mình sao quá nhẫn tâm, nhưng mọi chuyện trót đã qua rồi, không làm sao thay đổi được nữa…

Câu chuyện của tôi, những sai lầm của tôi là có thật. Tôi đã đánh mất hạnh phúc của mình. Kể ra câu chuyện đau lòng này, tôi chỉ muốn mọi người đừng xử sự nông nổi, cả giận mất khôn như tôi. Hãy tin yêu con người, thực lòng yêu thương người thân để gia đình không rơi vào những bi kịch đau đớn.

20 tháng 10 2021

Cᴀ́ᴄ ʙᴀ̣ɴ ᴛʜᴀᴍ ᴋʜᴀ̉ᴏ:

Câu 1: Tôi và Thanh học chung với nhau từ lớp 6. Chúng tôi là bạn cùng bàn đã gần 4 năm nay, cả hai vô cùng hợp tính cách của nhau. Một hôm, sau giờ ra chơi, tôi bất ngờ mất số tiền đóng học thêm, tôi còn chẳng biết mình làm mất khi nào nữa. Tôi vô cùng lo sợ. Lúc này tôi đã nghi ngờ Thanh vì hôm nay Thanh chưa rời khỏi lớp. Tôi tỏ vẻ nghi ngờ ra mặt và cả hai đều im lặng suốt buổi học ngày hôm đó. Thanh cũng biết rằng tôi nghĩ rằng bạn ý lấy cắp tiền. Bạn ý còn định nói cho tôi điều gì đó nhưng tôi chẳng cho bạn ý cơ hội giải thích. Sau buổi học về nhà, tôi bất ngờ phát hiện số tiền đó ở trong túi áo khoác gió trên bàn học. Tôi vô cùng ân hận. “Tại sao tôi có thể nghi ngờ Thanh chứ? Sao tôi có thể quá đáng như vậy? Liệu Thanh có tổn thương không?”... Hàng loạt câu hỏi trong đầu càng khiến tôi ray rứt. Tôi ân hận vì mình đã nghĩ xấu cho người bạn thân nhất. Nhất định ngày mai tôi phải xin lỗi bằng được bạn ý. Tôi không ngờ rằng Thanh dễ dàng tha thứ cho tôi đến vậy, cậu chỉ nói với tôi: “Chuyện hôm qua tớ quên rồi!”. Càng như vậy tôi lại thấy ân hận hơn. Tôi hứa và tự dặn mình kể từ bây giờ phải suy nghĩ cho thật kĩ trước khi làm một việc gì đó để tránh sai lầm đáng tiếc

Câu 2: Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn trích hay nó đã lột tả được tâm trạng của Thúy Kiều khi phải xa Kim Trọng mối tình đầu thơ mộng, tâm trạng đau đớn khi gia đình lâm biến và bản thân nàng từ chỗ một tiểu thư xinh đẹp khuê các phải sa chân vào chốn thanh lâu nhơ nhuốc. Trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” tác giả Nguyễn Du đã khéo léo sử dụng rất nhiều bút pháp điêu luyện nhưng nổi bật lên là tả cảnh, ẩn tình, lấy cảnh vật để nói lên nỗi lòng của con người, người và cảnh vì thế mà tâm đầu ý hợp hòa quyện vào nhau. “Kiều ở lầu Ngưng Bích”là một bức tranh được vẽ lên với những màu sắc xám lạnh, gợi tả tâm trạng vô cùng sống động, nhưng nó cũng nhiều thê lương ai oán. Cảnh và người trong đoạn trích như hòa vào làm một nó thể hiện sự cô đơn, bẽ bàng, buồn tủi của Thúy Kiều trong cảnh đời éo le của mình, nhưng nó cũng thể hiện sự hiếu thuận, sắc son của Kiều đối với cha mẹ và Kim Trọng dù trong biến cố nhưng trong lòng Thúy Kiều vẫn luôn hướng về những người yêu thương.

20 tháng 10 2021

Câu 2 cần xem lại nhé, bài đó chưa hẳn là phân tích tâm trạng của Kiều đâu.

Từ nội dung của đoạn trích sau đây, em hãy viết một đoạn văn tự sự (khoảng 10-15 dòng) kể lại tâm trạng của em khi gặp lại thầy (cô) giáo cũ:    Họp mặt lớp cũ, thầy giáo tóc đã điểm sương, gặp lại học trò rưng rưng nước mắt. Thầy hỏi đi hỏi lại chỉ một câu: "Cuộc sống em giờ ra sao? Có hạnh phúc không?"    Cô bạn lớp trưởng năm xưa ngồi xuống cạnh thầy, nửa đùa nửa thật: "Thầy ơi,...
Đọc tiếp

Từ nội dung của đoạn trích sau đây, em hãy viết một đoạn văn tự sự (khoảng 10-15 dòng) kể lại tâm trạng của em khi gặp lại thầy (cô) giáo cũ:
   Họp mặt lớp cũ, thầy giáo tóc đã điểm sương, gặp lại học trò rưng rưng nước mắt. Thầy hỏi đi hỏi lại chỉ một câu: "Cuộc sống em giờ ra sao? Có hạnh phúc không?"
   Cô bạn lớp trưởng năm xưa ngồi xuống cạnh thầy, nửa đùa nửa thật: "Thầy ơi, bao nhiêu năm trời không gặp, vậy mà thầy chỉ mong chờ ở tụi em có điều đó thôi sao?"
   Phải rồi, chỉ điều đó thôi sao? Không phải là ông nọ bà kia, không phải là chức này tước khác, không phải tiền này của nọ. Cũng không phải đã đóng góp được điều gì cho xã hội, cho đất nước. Chẳng lẽ chỉ là hạnh phúc thôi sao, hở thầy?
   Thầy cười. Học trò của thầy ai cũng có năng lực và lòng tự trọng. Và chỉ cần hai thứ đó thì chắc chắn các em sẽ đóng góp cho xã hội bằng cách này hay cách khác. Thầy không băn khoăn về việc đó. Rồi thầy nheo đuôi mắt đầy nếp nhăn, hỏi: "Em không nhớ ngày ra trường thầy nói gì sao? Thầy đã hỏi các em có bao giờ suy nghĩ tại sao lại là "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc"? Tại sao là "Hạnh phúc" chứ không phải là "Thịnh vượng" hay "Văn minh"? Hóa ra không em nào suy nghĩ về điều đó cả".
[...] Mỗi con người là một mắt xích, dù rất nhỏ nhưng đều gắn kết và ảnh hưởng nhất định đến người khác. Và thấy người khác ấy lại có ảnh hưởng đến những người khác nữa.Tôi thích nghĩ về mối quan hệ giữa con người với nhau trong cuộc đời như mạng tinh tế kim cương. Mỗi con người là một nguyên tử cacbon trong cấu trúc đó, có vai trò như nhau và ảnh hưởng lẫn nhau trong một mối liên kết chặt chẽ. Một nguyên tử bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến bốn nguyên tử khác, và cứ thế mà nhân rộng ra. Chúng ta cũng có thế vô tình tác động đến cuộc đời một người hoàn toàn xa lạ theo kiểu như vậy. Thế thì bạn có tin rằng sống hạnh phúc chính là đóng góp cho xã hội một cách căn cơ nhất? Bạn có cho rằng, sự phát triển và bền vững của một quốc gia phải được xây dựng từ mỗi cuộc đời riêng lẻ của từng người dân?
(Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân)

0