Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chiếc lá cuối cùng được coi là một kiệt tác vì:
-Về hình thức:
+Nó đẹp và giống y như thật tới mức 2 họa sĩ cũng ko thể phát hiện ra đó là vẽ
-Về nội dung và ý nghĩa:
+Nó được hoàn thành trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt
+Cái giá của nó quá đắt vì để hoàn thành nó cụ Bơ-men đã phải đánh đổi bằng cả sự sống của mình
+Cụ đã vẽ nó ko chỉ bằng màu mực, bằng tâm huyết của người nghệ sĩ mà bằng cả tình yêu, lòng nhân đạo và đức hi sinh cao cả của mình
+Ý nghĩa, giá trị của nó vô cùng to lớn, nó đã lam hồi sinh niềm tin, hạnh phúc và khát khao sống tưởng như đã lụi tàn trong Giôn-xi, cứu sống Giôn-xi khỏi bàn tay của tử thần
=>Nó đã đạt tới đỉnh cao về nghệ thuật và đáp ứng những yêu cầu khắt khe của nghệ thuật đó là nghệ thuật chân chính phải vì con người, phải mang trong mình chức năng sinh thành tái tạo, nó làm thức dậy niềm tin vào cuộc sống, mở đường cho những khát vọng, chắp cánh cho những ước mơ. Làm cho con người hạnh phúc và tin yêu hơn cuộc sống này
Vì vậy có thể nói : chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác - một kiệt tác màu xanh của niềm tin và hi vọng hồi sinh.
có thể nói,chiếu lá mà cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác vì tác phẩm đã được vẽ bằng cả một tấm lòng hi sinh cao cả,cụ Bơ-men đã đánh đổi mạng sống của mình vào bức vẽ ấy để cứu Giôn-xi,mặt khác muốn thực hiện mong ước của cụ là muốn có một kiệt tác,và kiệt tác đó đã cứu một mạng người đang trong trạng thái đã chuẩn bị sẵn sàng cho cái chết
Theo mình bởi vì tác giả muốn gây sự bất ngờ cho bạn đọc khi Giôn - xi nhìn ra cửa sổ và thấy chiếc lá cuối cùng vẫn bám cành.
Em tham khảo:
Có thể nói trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O.Hen-ri, chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác. Chiếc lá ấy là sản phẩm nghệ thuật của một họa sĩ. Nó là một kiệt tác trước hết bởi nó sinh động và giống như thật. Giống đến mức con mắt họa sĩ của cả Giôn-xi và Xiu-đi đều không phát hiện ra. Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá ấy với tất cả tài năng, tâm huyết của cả đời mình. Tấm vải vẽ căng ra chờ đợi hai mươi năm trong phòng cụ chứng tỏ chiếc lá là tác phẩm duy nhất trong khoảng thòi gian đằng đẵng ấy. Hơn thế, cụ đã vẽ nó bởi tình yêu thương tha thiết cụ dành cho Giôn-xi, con mèo nhỏ, người họa sĩ trẻ mà cụ coi như đứa con, đứa cháu nhỏ của mình. Chiếc lá đã được vẽ bằng tâm hồn, bằng tấm lòng và cả mạng sống của một người nghệ sĩ tâm huyết với nghệ thuật và cuộc đời. Không những thế, chiếc lá cuối cùng đã cứu sống được Giôn-xi, nhờ chiếc lá, cô đã khỏi bệnh. Kiệt tác của cụ Bơ-men đã khẳng định sự phụng sự chân thành của nghệ thuật đến sự sống tuyệt vời của con ngưòi.
Ôi, lúc đó mình thật ngốc nghếch! Chỉ vì mấy chiếc lá thường xuân mà lại suy sụp, làm mọi người lo lắng đến thế. Bác Bơ men ơi, cháu xin lỗi bác nhiều lắm. Cháu thật đáng xấu hổ, bác nhỉ? Cả chị Xiu nữa, cảm ơn chị đã chăm lo cho em. Nửa buồn, nửa vui...Buồn vì bác Bơ men mất, vui vì mình đã nhận ra lỗi lầm. Thề rằng mình sẽ không bao giờ như thế nữa.
Câu chủ đề có thể đặt ở đầu đoạn hoặc cuối đoạn. Trong đoạn văn cần có các ý sau:
- Một bức vẽ đẹp hoàn hảo, giống thật đến nỗi cả Giôn-xi và Xiu đều bị nhầm tưởng đó là chiếc lá thường xuân thật đang cố bám níu trên bức tường gạch.
- Nó đã cứu sống được Giôn-xi. Chiếc lá thường xuân cuối cùng ấy đã mang lại nghị lực, khát vọng được sống cho cô họa sĩ trẻ đáng thương. Sau bao nhiêu gió bão, chiếc lá vẫn kiên cường bám trên bức tường gạch khiến cho Giôn-xi hiểu ra mình cần phải mạnh mẽ để sống tiếp.
- Kiệt tác “Chiếc lá cuối cùng” ấy chính là biểu hiện cao đẹp nhất cho tấm lòng nhân hậu, đức hi sinh, lòng vị tha của cụ Bơ-men, cũng như tình yêu thương giữa những con người nghèo khổ đất Mĩ.