K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 12 2018

Ngắn là thiếu nhiều lắm!! Ngắn nhất đây!

+ Do ảnh hưởng của dãy Gat Tây là sườn đón gió Tây Nam nên Mum bai có lượng mưa lớn 3000mm

+ Sê ra pun đi năm ở hành lang đón gió Tây Nam từ biển vào, dãy Hy ma lay a chắn gió Tây Nam nên mưa trút hết xuống sườn Nam gây mưa lớn (11000mm)

+ Mun tan nằm ở đới khí hậu nhiệt đới khô, gió mùa Tây Nam từ vịnh Ban gan thổi vào gây mưa ở Se ra pun đi sau đó chuyển hướng về phía Tây vượt qua sơn nguyên I ran thổi tới nên khô và rất ít mưa (183mm)

10 tháng 1 2022

Sự phân hố lượng mưa ở khu vực Nam Á không đều:

Nơi mưa nhiều nhất: sườn đông nam Hi-ma-lay-a, vùng châu thổ sông Hằng và ven biển phía tây của bán đảo Ấn Độ, đặc biệt ở Se-ra-pun-di – vùng Đông Bắc Ấn Độ có lượng mưa từ 11000 – 12000 mm/năm.Những vùng mưa ít: vùng nội địa thuộc sơn nguyên Đê-can, vùng Tây Bắc bán đảo Ấn Độ, vùng hạ lưu sông Ấn.
15 tháng 12 2016
Câu 2:

Trả lời
Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của địa hình.
- Dãy núi Hi-ma-lay-a đồ sộ kéo dài, ngăn cản gió mùa tây nam từ biển thổi vào, mưa trút hết ở sườn nam, lượng mưa trung bình 2000 - 3000mm/năm. Trong khi phía bên kia, trên sơn nguyên Tây Tạng khí hậu rất khô hạn, lượng mưa trung bình dưới lOOmm/năm.
- Miền đồng bằng Ấn - Hằng nằm giữa khu vực núi Hi-ma-lay-a và sơn nguyên Đê-can, như một hành lang hứng gió tây nam từ biển thổi vào qua đồng bằng châu thổ sông Hằng, gặp núi gió chuyển theo hướng tây bắc, mưa tiếp tục đổ xuống vùng đồng bằng ven chân núi, nhưng lượng mưa ngày càng kém đi. Chính vì vậy, ở Se-ra-pun-di có lượng mưa rất cao (11OOO mm/năm), trong khi đó lượng mưa (ở Mun-tan chỉ có 183mm/năm.
- Dãy núi Gát Tây chắn gió mùa Tây Nam nên vùng ven biển phía tây của bán đảo Ấn Độ có lượng mưa lớn hơn nhiều so với sơn nguyên Đê-can.
 

15 tháng 12 2016

Câu 1 :

Địa hình Nam Á :

+ Có 3 miền địa hình

+ Phía Bắc là dãy Himalaya hùng vĩ

+ Phia Nam là sơn nguyên Đê Can

+ Ở giữa là đồng bằng Ấn Hằng rộng lớn

+ Sơn nguyên Đê Can được nâng lên hai rìa phía Tây và phía Đông

Địa hình Tây Nam Á :

+ Phía Đông Bắc là núi và cao nguyên

+ Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà

+ Phía Tây Nam là sơn nguyên Át lát

Chúc bạn thi tốt nhé !vui

 

17 tháng 11 2021

– Đặc điểm vị trí địa lí của khu vực Nam Á: là bộ phận nằm giữa ở rìa phía nam của lục địa. Phía tây giáp biển A-rap, phía đông giáp vịnh Ben-gan, phía nam giáp Ấn Độ Dương, phía Bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ.

– Các miền địa hình chính từ bắc xuống nam:

  + Phía Bắc: hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ chạy theo hướng tây bác – đông nam dài gần 2600km, bề rộng trung bình từ 320 – 400 km.

  + Nằm giữa: đồng bằng Ấn – Hằng rộng bằng phẳng, chạy từ bở biển A-rap đến bờ vịnh Ben-gan dài hơn 3000km, bề rộng từ 250km đến 350km.

  + Phía nam: sơn nguyên Đê- can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.

12 tháng 12 2016

Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của địa hình.
- Dãy núi Hi-ma-lay-a đồ sộ kéo dài, ngăn cản gió mùa tây nam từ biển thổi vào, mưa trút hết ở sườn nam, lượng mưa trung bình 2000 - 3000mm/năm. Trong khi phía bên kia, trên sơn nguyên Tây Tạng khí hậu rất khô hạn, lượng mưa trung bình dưới lOOmm/năm.
- Miền đồng bằng Ấn - Hằng nằm giữa khu vực núi Hi-ma-lay-a và sơn nguyên Đê-can, như một hành lang hứng gió tây nam từ biển thổi vào qua đồng bằng châu thổ sông Hằng, gặp núi gió chuyển theo hướng tây bắc, mưa tiếp tục đổ xuống vùng đồng bằng ven chân núi, nhưng lượng mưa ngày càng kém đi. Chính vì vậy, ở Se-ra-pun-di có lượng mưa rất cao (11OOO mm/năm), trong khi đó lượng mưa (ở Mun-tan chỉ có 183mm/năm.
- Dãy núi Gát Tây chắn gió mùa Tây Nam nên vùng ven biển phía tây của bán đảo Ấn Độ có lượng mưa lớn hơn nhiều so với sơn nguyên Đê-can.

12 tháng 12 2016

Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của địa hình.
- Dãy núi Hi-ma-lay-a đồ sộ kéo dài, ngăn cản gió mùa tây nam từ biển thổi vào, mưa trút hết ở sườn nam, lượng mưa trung bình 2000 - 3000mm/năm. Trong khi phía bên kia, trên sơn nguyên Tây Tạng khí hậu rất khô hạn, lượng mưa trung bình dưới lOOmm/năm.
- Miền đồng bằng Ấn - Hằng nằm giữa khu vực núi Hi-ma-lay-a và sơn nguyên Đê-can, như một hành lang hứng gió tây nam từ biển thổi vào qua đồng bằng châu thổ sông Hằng, gặp núi gió chuyển theo hướng tây bắc, mưa tiếp tục đổ xuống vùng đồng bằng ven chân núi, nhưng lượng mưa ngày càng kém đi. Chính vì vậy, ở Se-ra-pun-di có lượng mưa rất cao (11OOO mm/năm), trong khi đó lượng mưa (ở Mun-tan chỉ có 183mm/năm.
- Dãy núi Gát Tây chắn gió mùa Tây Nam nên vùng ven biển phía tây của bán đảo Ấn Độ có lượng mưa lớn hơn nhiều so với sơn nguyên Đê-can.

 

29 tháng 10 2021

Dân cư Đông Nam Á phân bố không đều:

- Dân cư tập trung đông đúc ở khu vực đồng bằng, ven biển các quốc gia Việt Nam, In-đô- nê-xi-a, Phi-lip-pin…Mật độ dân số cao trên 100 người/km2.

- Các khu vực còn lại dân cư thưa thớt hơn, mật độ dân số phổ biến mức từ 1 – 50 người/km2.

Nguyên nhân: Do điều kiện sống thuận lợi ở các khu vực đồng bằng, ven biển.

12 tháng 10 2018

a) Sự phân bố lượng mưa ở khu vực Nam Á không đều

- Mưa nhiều nhất là sườn đông nam Hi-ma-lay-a, vùng châu thổ sông Hằng và ven phía tây của bán đảo Ấn Độ, đặc biệt ở Se-ra-pun-di - vùng Đông Bắc Ấn Độ có lượng mưa từ 11000 - 12000 mm/năm.

- Những vùng mưa ít là vùng nội địa thuộc sơn nguyên Đê-can, vùng Tây Bắc bán đảo Ấn Độ và đặc biệt là vùng hạ lưu sông Ấn, về mùa hạ vẫn chịu ảnh hưởng của gió tây và tây bắc từ sơn nguyên I-ran thổi tới rất khô và nóng, đồng thời có lượng mưa dưới 200 mm/năm, ở đây có hoang mạc Tha.

b) Giải thích

- Những vùng mưa nhiều thường là nơi đón gió.

- Những vùng mưa ít thường nằm ở vị trí khuất gió.

2 tháng 5 2016

*3 miền địa hình chính:

+ Phía Bắc là dãy Himalaya hùng vĩ: hướng tây bắc – đông nam dài gần 2600km, bề rộng 320 –400km.

– Phía Nam là sơn nguyên Đecan (với 2 rìa được nâng cao thành 2 dãy Gát Tây, Gát Đông cao TB 1300m).

– Ở giữa là đồng bằng Ấn Hằng rộng lớn dài hơn 3000km, rộng 250 – 350km.

Lượng mưa ở khu vực Nam Á phân bố rất không đều: 
- Các vùng phía Nam của dãy Hi ma lay a, bờ Đông của dãy Gát Đông, bờ tây của dãy Gát Tây: do độ cao và hướng của các dãy núi tạo nên những sườn đón gió Tây Nam và Đông Nam nên các vùng này có lượng mưa rất lớn, đặc biệt là vùng Đông Bắc, lượng mưa lên tới 11000 mm/ năm 
-Vào sâu trong sơn nguyên Đê Can lượng mưa giảm dần do độ cao của địa hình và do các dãy núi Gát Đông, Gát Tây ngăn ảnh hưởng của đại dương 
-Phía tây Bắc của khu vực không chịu ảnh hưởng của gió mùa, lại là nơi chịu ảnh hưởng mạnh của khối khí chí tuyến Bắc bán cầu nên khí hậu rất nóng và khô, lượng mưa có nơi < 200 mm /năm hình thành hoang mạc Tha. 
Như vậy, sự phân bố lượng mưa không đều ở Nam Á về cơ bản là do độ cao địa hình và hướng của các dãy núi, ngoài ra phía Tây Bắc còn do ảnh hưởng của khối khí chí tuyến Bắc bán cầu

6 tháng 5 2017

Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của địa hình:

- Dãy núi Hi-ma-lay-a đồ sộ kéo dài, ngăn cản gió mùa tây nam từ biển thổi vào, mưa trút hết ở sườn nam, lượng mưa trung bình 2000 - 3000 mm/năm. Trong khi phía bên kia, trên sơn nguyên Tây Tạng khí hậu rất khô hạn, lượng mưa trung bình dưới 100 mm/năm.

- Miền đồng bằng Ấn - Hằng nằm giữa khu vực núi Hi-ma-lay-a và sơn nguyên Đê-can, như một hành lang hứng gió tây nam từ biển thổi vào qua đồng bằng châu thổ sông Hằng, gặp núi gió chuyển theo hướng tây bắc, mưa tiếp tục đổ xuống vùng đồng bằng ven chân núi, nhưng lượng mưa ngày càng kém đi. Chính vì vậy, mà ở Se-ra-pun-đi có lượng mưa rất cao (11000 mm/năm), trong khi đó lượng mưa ở Mun-tan chỉ có 183 mm/năm.

- Dãy núi Gát Tây chắn gió mùa Tây Nam nên vùng ven biển phía tây của bán đảo Ấn Độ có lượng mưa lớn hơn nhiều so với sơn nguyên Đê-can.

Sự phân bố dân cư không đều ở khu vực Nam Á là do:
-Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (khí hậu, địa hình, đất đai, nguồn nước...). Đồng bằng Ấn - Hằng, dải đồng bằng ven biển có địa hình tương đối bằng phẳng, đất tốt, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho sản xuất nên dân cư tập trung đông đúc. Trên vùng núi Hi-ma-lay-a địa hình hiểm trở, không thuận lợi cho sản xuất và đời sống nên dân Cư thưa thớt...
- Điều kiện kinh tế - xã hội: dân cư lập trung đông đúc trong các đô thị, các trung tâm công nghiệp, ở những nơi có điều kiện thuận lợi về giao thông...
Hoặc ở các vùng trồng lúa đòi hỏi nhiều lao động nên dân cư tập trung đông (đồng bằng Ấn - Hằng).
- Lịch sử khai thác lãnh thổ: đồng bằng Ấn - Hằng có lịch sử khai thác lâu đời.

18 tháng 11 2017

Sự phân bố dân cư không đều ở khu vực Nam Á là do:

- Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (khí hậu, địa hình, đất đai, nguồn nước…). Đồng bằng Ấn – Hằng, dải đồng bằng ven biển có địa hình tương đối bằng bẳng, đất tốt, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho sản xuất nên thuận lợi cho sản xuất nên dân cư tập trung đông đúc. Trên cùng núi Hi-ma-lay-a địa hình hiểm trở, không thuận lợi cho sản xuất và đời sống nên dân cư thưa thớt…

- Điều kiện kinh tế - xã hội: dân cư tập trung đông đúc trong các đô thị, các trung tâm công nghiệp, ở những nơi có điều kiện thuận lợi về giao thông…

- Hoặc ở các vùng trồng lúa đòi hỏi nhiều lao động nên dân cư tập trung đông (đồng bằng Ấn – Hằng).

- Lịch sử khai thác lãnh thổ: đồng bằng Ấn- Hằng có lịch sử khai thác lâu đời nên dân cư tập trung đông đúc.