Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhân dân vẫn lấy tiếng cười để mua vui giải trí, để đánh địch, để chê giễu những thói hư tật xấu quanh ta. Truyện "Thầy bói xem voi" là một truyện cười mang tính ngụ ngôn sâu sắc.
Truyện nói về một cuộc hội ngộ của 5 ông thầy bói nhân buổi chợ ế hàng. Họ tranh luận về con voi mà họ xem bằng "tay”’, tất cả đều mù nên mỗi "thầy" nhận diện con voi một cách khác nhau.
Thầy bói sờ vòi voi thì bảo "sun sun như con đỉa".
Thầy bói sờ ngà lại phán con voi "chần chẫn như cúi đòn càn".
Lão thầy bói sờ tai voi lại khẳng định nó "bè bè như cái quạt thóc".
Lão thầy bói thứ tư sờ chân voi, lại cãi là voi "sừng sững như cái cột đình".
Lão thầy bói thứ năm sờ đuôi lại nói con voi "tun tủn như cái chổi sề cùn".
Cả 5 ông thầy bói đều thuộc thế giới mù, nên thầy nào cũng dùng cách ví von so sánh tả con voi thật hóm hỉnh, buồn cười. Năm thầy bói đều có nhận xét đúng nhưng chỉ đúng một bộ phận của con voi. Vì mù quen nói mò, nhưng thầy bói nào cũng tin là mình luyệt đối đúng, đắp tai trước chân lí, ưước sự thật rành rành.
Cuộc cãi vã của 5 ông thầy bói trở nên ồn ào. Cuộc đấu khẩu thành cuộc xô xát. Màn hài kịch trở thành màn bi – hài kịch. Năm lão thầy bói đã "đánh nhau toạc đầu, chảy máu" làm cho thiên hạ được một bữa ôm bụng mà cười!
Từ câu chuyện cười "Thầy bói xem voi" mà nhân dân ta có câu tục ngữ: "Thầy bói nói mồ". Truyện cười này nhằm chế giễu bọn thầy bói mắt đã mù mà còn giở trò bịp bợm, kiếm ăn bằng trò mê tín dị đoan.
Truyện "Thầy bói xem voi" còn mang tính ngụ ngôn sâu sắc. Nhân dân nêu lên bài học về cách nhìn và cách đánh giá sự vật, hiện tượng. Không được chủ quan, phiến diện. Phải có quan điểm toàn diện. Trong học tập và cuộc sông hằng ngày, bài học ấy rất cần thiết đối với mỗi người.
Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi kể về việc "xem voi" của năm ông thầy bói. Các thầy rủ nhau chung tiền biếu người quản voi để xem con voi có hình thù thế nào. Mỗi ông xem một bộ phân, cuối cùng cãi nhau, không ông nào chịu ông nào: ông sờ vòi bảo voi sun sun như con đỉa; ông sờ ngà bảo voi giống cái đòn càn; ông sờ tai bảo nó giống cái quạt thóc; ông sờ chân bảo voi sừng sững như cái cột đình; ông cuối cùng sờ đuôi, bảo voi tun lủn như cái chổi sể cùn. Cãi nhau không thể phân thắng bại, năm ông đánh nhau toác đầu, chảy máu. Cách "xem voi" ấy thật kì quặc và mắc những sai lầm khá cơ bản. Từ câu chuyện này, ta có thể rút ra cho mình những bài học hữu ích.
Vì là thầy bói mù nên các thầy không thể "xem voi" tận mắt mà chỉ có thể "sờ" bằng tay. Con người có năm giác quan, các thầy đã bị khiếm khuyết giác quan quan trọng nhất trong việc "xem", ấy là thị giác. Cuối cùng, các thầy chỉ vân dụng có một giác quan để làm việc đó: xúc giác. Vậy là các thầy "xem" voi bằng tay! Thêm nữa, con voi lại quá to nên tất cả những điều đó tất yếu dẫn đến việc mỗi thầy chỉ sờ được một bộ phận của nó, nhận biết không được toàn diện về đối tượng. Vậy nên, cùng xem một con voi mà ý các thầy không giống nhau. Thái độ của các thầy ở đây không phải là tự tin mà chủ quan đến cực đoan: ai cũng cho là mình đúng nhất, người sau phản bác ý kiến của người trước để khẳng định ý của mình, không ai chịu ai, cho nên từ bàn tán các thầy chuyển sang xô xát, dẫn đến kết cục là đánh nhau toác đầu, chảy máu.
Rõ ràng, sai lầm của các thầy bói là ở chỗ: đáng lẽ phải xem cả con voi thì mỗi thầy lại chỉ sờ được một bộ phận của voi và bảo rằng đó là con voi. Vòi, chân, tai, ngà, đuôi đúng là của con voi thật, nhưng mới chỉ là những bộ phận riêng lẻ, chưa phải là cả con voi.
Và điều quan Irọng hơn nữa, nếu các thầy chịu khó lắng nghe ý kiến cùa nhau, hỏi quản lượng, kết hợp với việc miêu tả, nhận thức của mỗi người, các tháy sẽ biết con voi là như thế nào!
Câu chuyện ngụ ngôn của người xưa đã giúp người đọc rút ra những bài học bổ ích trong cuộc sống. Khi xem xét một sự vật (hoặc sự việc) cần kết hợp nhận thức của các giác quan (tai nghe, mắt thấy...). Nhưng nếu không có điều kiện xem xét bằng đầy đủ các giác quan thì phải xêm xét một cách toàn diện, không lấy cái bộ phận, đơn lẻ thay cho cái toàn thể. Đặc biệt, không nên chủ quan trong việc xem xét, đánh giá sự vật, sự việc mà cần phải biết lắng nghe ý kiến của người khác, vừa nghe vừa kết hợp với phân tích, đánh giá, tổng hợp của riêng mình.
Tôi và mẹ sống ở cành cây này đã 2 tháng, cuộc sống ở đây rất tốt và tưởng chừng sẽ không có bất cứ chuyện gì xảy ra.... Thế nhưng vào tối hôm qua, trời đột nhiên trở lạnh. Ban đầu chỉ là một cơn gió nhỏ nhưng sau thì cơn gió ấy ngay càng lớn và kéo theo đó là một trận mưa to, phải nói là rất to; mẹ tôi xòe đôi cánh của mình, ôm tôi vào lòng để sưởi ấm cho tôi. Thân hình mỏng manh của mẹ làm sao chống chọi lại ông trời. Chiếc tổ của hai mẹ con tôi mỗi ngày một ướt, mẹ tôi đã rất lạnh-tôi cảm nhận được điều đó-nhưng vẫn cố ôm tôi, sự ấm áp của mẹ đã làm tôi ngủ thiếp đi... Khi mặt trời mọc, tôi dần dần mở to đôi mắt của mình ra, và ôi không, mẹ đã...đã...chết vì lạnh cóng, vì cố che chở cho tôi. Tôi cảm thấy rất buồn và cảm thấy ân hận; buồn vì mất mẹ, ân hận vì tại sao lúc tối mình lại ngủ thiếp đi... Nhưng tất cả đã quá muộn màng, mẹ đã mất, mất trong cái đêm ấy
Vì khi ta phân tích các câu trên, ta thấy các câu a; b; c đều có chủ ngữ đứng trước vị ngữ, riêng câu d có vị ngữ đứng trước chủ ngữ, mà câu miêu tả là câu có chủ ngữ đứng trước vị ngữ, còn câu tồn tại là câu có vị ngữ đứng trước chủ ngữ.
=> Vậy nên các câu a;b;c là câu miêu tả, câu d là câu tồn tại.
Chúc bạn học tốt!
Tôi họ Trần, người huyện Đông Triều, làm nghề đỡ đẻ đã mấy chục năm nay. Kể ra thì cũng có đến hàng trăm đứa trẻ trong vùng được hai bàn tay tôi đón ra chào đời.
Một đêm nọ, tôi đã lên giường đi ngủ, chợt nghe có tiếng gõ cửa dồn dập rất lạ. Tôi mở cửa ra nhìn thì chẳng thấy một ai. Vừa định quay vào nhà thì một con hổ lao tới cõng tôi chạy vào rừng. Tôi sợ quá ngất đi.
Tỉnh dậy, tôi nhìn thấy một con hổ cái đang lăn lộn, móng vuốt của nó cào bới liên tục trên mặt đất. Tưởng hổ sắp ăn thịt mình, tôi khiếp hãi đứng im, không dám nhúc nhích.
Chợt con hổ đực cầm lấy tay tôi, mắt nó nhìn tôi như van lơn, cầu khẩn. Tôi nhìn kĩ bụng hổ cái thì thấy như có cái gì đang động đậy. Với kinh nghiệm của nghề làm bà đỡ, tôi biết là nó sắp sinh con, sẵn có thuốc luôn mang theo trong túi, tôi hoà với nước suối cho hổ cái uống rồi xoa bụng cho nó. Lát sau, nó sinh được một chú hổ con xinh xắn. Hổ bố mừng lắm, âu yếm đùa giỡn với con; còn hổ mẹ mệt mỏi nằm phục xuống trên mặt cỏ.
Rồi hổ bố đi đến một gốc cây to, lấy chân đào bới và lôi lên một cục bạc lớn. Nó đưa cho tôi với ý tạ ơn. Tôi nhận cục bạc rồi theo hổ bố đi ra khỏi rừng. Được một quãng, tôi nói: Xin chúa rừng hãy quay về! Hổ bố cúi đầu vẫy đuôi, tỏ vẻ tiễn biệt và cứ đứng nhìn theo. Đi đã khá xa, tôi quay lại thì hổ bố gầm lên một tiếng rồi trở vào rừng, về nhà, tôi cân bạc được hơn mười lạng. Năm ấy mất mùa, nạn đói diễn ra khắp nơi. Nhờ số bạc mà hổ trả ơn, tôi sống được qua kì đói kém.
k nha
nhân buổi ế hàng,tôi và 4 ông thầy bói ngồi chuyện gẫu với nhau.Chúng tôi không biết hình thù con voi thế nào.Chợt nghe người ta nói có voi đi qua,tôi và mấy ông kia chung nhau tiền biếu người quản voi,xin cho voi đứng lại để cùng xem.Tôi sờ trúng cái gì không biết.Nó sun sun.À!chắc chắn là con voi giống hệt con đỉa.Tưởng gì nó đặc biệt lắm .Vừa mới dứt câu,mấy ông kia nhao nhao cãi lại: - Không đúng,nó chần chẫn như cái đòn càn! -Ông cũng sai,nó sừng sững như cái cột đình... Chúng tôi cãi đi cãi lại.Cuối cùng,tôi đánh họ và thành ra xô xát,đánh nhau toác đầu,chảy máu
Ếch ngồi đáy cức