Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lượm là một chú bé liên lạc nhỏ tuổi.Dáng người chú bé nhỏ nhắn nhưng Lượm rất nhanh nhẹn .Cái chân thoăn thoắt trên đường đạn lửa để chuyển thư liên lạc.Bộ trang phục là bộ quần áo của những người đi liên lạc trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Cái xắc xinh xinh luôn đeo bên mình. Cái đầu nghênh nghênh đội chiếc mũ trắng tinh khôi. Chú bé luôn yêu đời, luôn huýt sáo, luôn đáng yêu và tinh nghịch. Lời nói giản dị, chân thật. Chú bé đã hi sinh trên đường đi liên lạc. Nhưng hình ảnh Lượm sẽ vẫn còn mãi trong lòng mọi người, còn mãi với quê hương, đất nước.
Truyện dân gian là kho tàng quý báu của dân tộc ta, nó luôn thu hút người đọc, luôn có sức hấp dẫn riêng của mình. Và chắc chắn rằng các bạn đã rất quen thuộc với truyện "Sơn Tinh, Thủy Tinh" rồi nhỉ. Câu chuện kể về cuộc tranh giành công chúa của hai vị thần là thần Núi và thần Nước. Cuộc chiến đã diễn ra vô cùng khốc liệt, và Sơn Tinh- Thần Núi luôn luôn chiến thắng Thần Nước hẹp hòi, si tình. Điều mà tôi thích nhất của câu chuyện là nó giúp tôi hiểu được vì sao cứ vào tháng 7, tháng 8 hằng năm ở đồng bằng Bắc Bộ nước ta lại hay xảy ra lũ lụt, hiểu thêm về ước mơ chế ngự thiên tai của nhân dân ta. Chính vì vậy, cứ vào mùa mưa, mùa bão các địa phương lại phải tu sửa đê điều để tránh các thiệt hại do cơn tức giận của Thần Nước gây ra.
XIN LỖI BẠN VÌ MÌNH KHÔNG BIẾT VIẾT GÌ THÊM CHO NÓ DÀI RA, BẠN CÓ THỂ THÊM MỘT SỐ CHI TIẾT VÀO BẠN NHÉ!!!
mink chỉ gợi ý thôi
cái kết 1: Mã Lương cất chiếc bút đi vào 1 ngày trong giấc ngủ ông tiên ngày nào hiện lên và nói Mã Lương đưa lại câyy bút thần cho mik
cái kết 2:mọi người ca tụng Mã Lương và muốn Mã Lương lên ngôi vua sau đó thì Mã Lương đồng ý
cái kết 3:Mã Lương ném chiếc bút đi và Mã Lương trở về quê vs những người bạn ấu thơ và cuộc sống cũ
còn rất nhiều cái kết khác nếu bạn cần mik sẽ làm chi tiết hơn vì bài này mik làm rồi
Vì k có time nên mk đưa ra pài tham khảo nha ^^
Hẳn các bạn học sinh như tôi đều đã biết câu chuyện về Mã Lương và cây bút thần: Mã Lương là một em bé giàu lòng thương người và rất có ý chí. Mồ côi bố mẹ từ sớm, em phải tự mình kiếm sống. Tuy nghèo khó nhưng em sẵn sang giúp đỡ mọi người xung quanh. Em được thần ban cho một cây bút, vẽ gì thì lập tức thứ đó biến thành thật. Em dùng bút đó vẽ cho dân làng nhà cửa, bát đĩa, thóc gạo… Nhờ đó, mọi người được sống no ấm, vui vẻ và hạnh phúc. Nhưng vua chúa không muốn vậy. Chúng hãm hại Mã Lương để đoạt cây bút thần. Mã Lương đã dùng chính cây bút đó diệt trừ bọn gian ác. Sau đó, Mã Lương đi đâu, làm gì, không ai rõ.
Mọi người đưa ra các giả thiết khác nhau. Giả thiết nào cũng có lí, và chính vì vậy, chúng ta vẫn chưa có được câu trả lời chính xác Mã Lương đi đâu, làm gì?
Gần đây, nhân chuyến du lịch cùng bố mẹ sang Trung Quốc, tôi tìm được một tài liệu nói về đoạn kết cuộc đời của Mã Lương. Tôi kể lại cho các bạn nghe nhé:
Sau khi giết chết tên vua tham lam, độc ác, Mã Lương về quê. Làng quê giờ đã khá hơn xưa. Mọi người hân hoan đón chào em. Một ông già rẽ đám đông đến bên Mã Lương:
– Cháu ơi! Cháu hãy vẽ cho già một con bò và một cái giếng để già đỡ vất vả.
Mã Lương đến nhà ông cụ, chỉ qua vài nét vẽ, một con bò béo múp míp, lông vàng mượt và một cái giếng nước trong leo lẻo hiện ra. Mọi người nhảy quanh con bò reo hò. Nó sợ quá, chạy lung tung chẳng may đâm sầm vào Mã Lương, hất cây bút em đang cầm trong tay ra xa. Mọi người vội vã tìm kiếm. Tìm mãi, tìm mãi, ngày này qua ngày khác mà vẫn không thấy. Tất cả những thứ Mã Lương vẽ trước đây đều biến mất. Làng quê lại xác xơ, tiêu điều như xưa. Nhiều người bỏ quê đi nơi khác sinh sống. Mã Lương lên kinh đô. Ở nơi phồn hoa đó, Mã Lương đã không giữ được ý chí thời thơ bé của mình, em trở nên chán nản, biếng lười,… Ít lâu sau, em ốm rồi mất. Dân làng vẫn nhớ ơn em, lập đền thờ. Trong đền có tượng Mã Lương cầm cây bút thần, đang vẽ.
Tôi không biết giả thiết này có đúng không. Nếu bạn nào tìm được những tài liệu khác về đoạn cuối đời của Mã Lương thì cho tôi biết nhé.
Nằm cạnh bên trường Tiểu học Lương Thế Vinh là trường THCS Hồ Tùng Mậu.Từ xa nhìn lại, ngôi trường như một bức tranh phong cảnh tuyệt vời với những màu sắc tươi sáng: màu ngói đỏ, màu tường vàng nổi bật giữa nền xanh cây lá. Qua chiếc cổng sắt lớn là vào đến sân trường tráng xi măng phẳng phiu. Trước cửa phòng Ban Giám Hiệu, chiếc cột cờ bằng thép vươn cao. Trên đỉnh cột, lá cờ đỏ phấp phới bay. Mỗi gốc bàng, gốc phượng đều được xây bồn gạch hình tròn xung quanh cao khoảng gang tay, quét vôi trắng xóa. Sân trường là nơi học sinh toàn trường tập trung chào cờ vào tiết thứ nhất của ngáy thứ hai hằng tuần, cũng là nơi học sinh tập thể dục giữa giờ theo nhịp trống và nô đùa thoải mái dưới bóng cây râm mát.
Bài làm :
" Tùng ... tùng ... tùng ..." tiếng trống trường đã vang lên , từ ngày mai những bạn học sinh chúng tôi sẽ không đến trường nữa bởi dịch bệnh đang kéo dài . Trên đường đi về nhà , tôi nghe tiếng khóc trong bụi cây . Đó là tiếng khóc của một bé khẩu trang bị vứt bỏ , tôi hỏi em : " Sao em lại khóc " . Khẩu trang vừa nức nở vừa trả lời : : " Mấy ngày trước có một người đến cửa hàng thuốc tranh dành để mua được khẩu trang chúng em , nhưng đeo được một chút rồi lại vứt em ra đường cho bao nhiêu người dẫm đạp hu ...hu... " . Tôi mặt đỏ bừng lên tức thay cho khẩu trang : " Đúng là những người không có ý thức , tình hình dịch bệnh bây giờ đang rất nghiêm trọng , có những người còn không có khẩu trang để dùng tại sao những người kia lại vô ý thức như thế chứ " . Khẩu trang bỗng xịu mặt nói : " Em chỉ là một cái khẩu trang nhỏ bé vứt đi cũng là chuyện đương nhiên thôi , em buồn quá chị ạ " . Tôi nhẹ nhàng nói với khẩu trang : " Tuy em bé nhỏ lại giúp ích được cộng đồng trong thời gian dịch bệnh sắp tới , cho nên em phải vui lên chứ , bây giờ em cũng không sử dụng được nữa ,chị sẽ đưa em bỏ vào thùng rác để đi phân loại nhé ! " . Nói rồi tôi đưa khẩu trang vào đúng thùng rác , khẩu trang cũng vui hẳn lên . Trong thời gian này ,cộng đồng rất cần những người có ý thức để đẩy lùi dịch bệnh cùng tất cả mọi người
- Trong phần kết thúc truyện, mẹ con Lí Thông phải chết, còn Thạch Sanh được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Qua cách kết thúc này, nhân dân ta đã thể hiện khát vọng về một cuộc sống công bằng (ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác), những người hiền lành, tốt bụng, đấu tranh vì chính nghĩa sẽ được sung sướng, hạnh phúc; những kẻ ác tất yếu sẽ bị trừng trị.
- Đây là kết thúc phổ biến trong các câu chuyện cổ tích Việt Nam: Sọ Dừa, Cây tre trăm đốt, Tấm Cám, Cây khế... Phần thưởng của các nhân vật có thể là lấy công chúc, lên ngôi vua hoặc được hưởng một cuộc sống giàu sang, sung túc.
Câu chuyện em yêu thích được lĩnh hội rất nhiều bài học đó là Thạch Sanh. Vốn mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, cuộc sống Thạch Sanh gặp rất nhiều khó khăn: bị Lí Thông lợi dụng, cướp hết công trạng... Nhưng Thạch Sanh vẫn giữ được nhân phẩm trong sạch, không bị biến chất trước sự dày vò của số phận. Đọc xong Thạch Sanh, em hiểu được giá trị của thiên lương cao đẹp. Gặp khó không nản, thấy người gặp hoạn nạn luôn sẵn sàng ra tay cứu giúp không nảy chút lòng tham nào. Em tin rằng câu truyện Thạch Sanh sẽ có giá trị tồn tại mãi với thời gian.
Bây giờ đã là học sinh lớp 7 nhưng kỷ niệm về buổi đầu tiên đi học thạt khó quên. Em còn nhớ đó là một buổi sang mùa thu thật đẹp. Hôm đó mẹ đưa em đến trường. Bầu trời trong xanh, nắng vàng như mật ong trải khắp sân trường. Ngôi trường thật lớn và rất đông người. Em rụt rè nép bên mẹ, không dám rời tay. Nhưng cô giáo đã đến bên em dịu dàng vỗ về. Cô đón em vào lớp và giới thiệu với các bạn để làm quen. Cái lo sợ và hồi hộp trong em tự nhiên biến mất. Lúc đó, em đã bắt đầu thấy yêu lớp học của mình.
Một buổi trưa hè đưa đến cho em giấc ngủ ngon lành. Trong mơ, em thấy túp lều tranh và một cây khế đang sai trĩu quả. Thì ra, là câu chuyện "Cây khế".
Ngày xưa, một gia đình nọ có hai anh em. Gia đình họ sống thật hạnh phúc, được mấy năm thì bộ mẹ qua đời. Một thời gian sau, người anh lấy vợ. Vì không muốn cho em ở cùng, hai vợ chồng anh đòi chia tài sản. Vì thế còn có vợ con người anh chiếm hết tài sản chỉ để lại mọt túp lều và cây khế. Người em ra đi mà không oán trách anh mình điều gì. Đến mùa khế ra quả, có con chim lạ không biết đến từ đâu tới ăn hết trái này đến trái khác. Người em thấy vậy sốt ruột lắm, bèn nói với chim.
- "Cả gia sản nhà tôi chỉ có mỗi cây khế này chim mà ăn hết tôi biết trông cậy vào đâu" Thấy vậy chim bèn nói:
- "Ăn một quả trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng". Theo đúng lời của chim, người am may túi ba gang. Sáng hôm sau, con chim bay đến một hòn đảo ở ngoài khơi xa. Hòn nào hòn đấy lấp lánh. Đến đó người em lấy đầy túi ba gang rồi theo chim ra về. Từ đó, người em có cuộc sống khá giả. Thấy em mình giàu có nhanh chóng người anh bèn đến thăm, lân la dò hỏi. Vốn thật thà người em kể hết chuyện cho anh nghe. Thấy vậy, người anh liền đổi cả gia tài lấy cây khế. Ngày nào anh cũng xin em đổi. Thương anh nền người em chấp nhận đổi. Đến mùa khế sai quả, hai vợ chồng người anh thay nhau trực dưới gốc cây đợi con chim lạ. Một hôm, vợ chồng người anh thấy một con chim rất to đậu trên cây khế ăn quả. Sự việc diến ra giống hệt người em. Nhưng thay vì may túi ba gang thì người anh may túi mười hai gang. Khi đến hòn đảo người anh ních đầy túi mười hai gang mà còn nhét đầy người. Người anh ì ạch vác túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Vì nặng quá nên chim phải vỗ cánh ba lần mới bay lên được.
Lúc bay qua biển, một luồng gió mạnh làm chim lảo đảo hất người anh và túi vàng xuống biển. Đúng theo câu tục ngữ "Tham thì thâm". Đây cũng là bài học cho mọi người không nên tham lam ích kỉ.
Một người có hai chiếc bình lớn để chuyển nước . Một chiếc bình bị nứt nên khi gánh từ giếng về , nước trong bình chỉ còn một nửa . Chiếc bình lành rất tự hào về sự hoàn hảo của mình , còn chiếc bình nứt luôn thấy dằn vặt , cắn rút vì ko hoàn thành nhiệm vụ.
Một ngày nọ , nhân lúc ông chủ đang rảnh rỗi, chiếc bình sứt lại gần ông và bảo :
-Ông chủ ơi , tôi muốn thưa với ông một chuyện .
Nghe thấy tiếng nói đằng sau lưng, ông chủ quay lại . Nhìn thấy chiếc bình sứt , ông ngạc nhiên rồi nói :
-Chiếc bình thân yêu của ta đấy hả ? Có gì ngươi muốn nói với ta thì cứ vào đây ngồi , rồi ta cùng tâm sự .
Chiếc bình lật đật dạ vâng rồi ngồi lên ghế , nói :
-Thưa ông, hôm trước , khi đi gánh nước , thì tôi đã bị nứt nên giờ ko thể chứa đc nước nữa , đồng nghĩa với việc tôi chẳng thể làm việc đc cho ông nữa , thế nên… ông có thể vứt bỏ tôi đi đc ko ?
Ông chủ trầm ngâm nhìn chiếc bình và hỏi :
-Tại sao ngươi lại nghĩ rằng mình ko thể làm việc nữa và muốn ta vút bỏ ngươi ?
Chiếc binh nói :
-Bởi vì bây giờ cứ mỗi khi đổ nước vào mình tôi thì nước lại chảy ra nên tôi chẳng thế gáng đc một tí nước nào cả . Mà tôi cũng đã đc ông mua lâu rồi , tôi cũng đã cũ rồi nên nếu ông vứt tôi đi thì còn có thể mua chiếc bình mới.
Ong chủ hỏi tiếp :
-Thế nếu bây giờ ta mà vứt ngươi đi thì ngươi định sống tiếp quãng đời tương lai thế nào ?
Chiếc bình khó xử , ko trả lời ông , nhưng trong đầu nó lại miên man suy nghĩ về những hình ảnh trong tương lai . Có thể mai sau nó có thể từ từ bị mưa nắng bào mòn, có thể nó sẽ bị đưa vào các nhà máy phế thải hoặc nó cững có thể đc tái tạo lại chăng . Nó cũng chẳng biết nưa . Trong tâm hỗn loạn là thế nhưng ngoài mặt , nó lại nói :
-Ông chủ à , tương lai tôi thế nào thì tôi cũng chẳng biết nữa , có lẽ là tuỳ thuộc vào số phận thôi ông ạ .
Ông chủ cười hiền từ rồi nói :
-Thế ngươi nghĩ như vậy thì sao mà phải bảo ta vứt ngươi đi làm gì ? Ngươi có thể ở lại đây kia mà , dù ngươi chẳng làm đc gì thì ngươi cũng đã giúp ta rất nhiều việ cơ mà , ngươi có thể ở đây như một người bạn của ta.
Chiếc bình rất xúc động nhưng vẫn nói :
-Như thế thì lại càng ko đc ông chủ ạ . Tôi là một đứa vô dụng , ở lại thì chỉ tổ chật nhà , còn nếu ông vứt tôi đi, mua một chiếc bình mới thì anh ta vừa có thể giúp ông gánh nước , vừa giúp ông đỡ tốn thời gian phải bê nước nhiều lần như tôi mà vừa đỡ tốn DT nhà ở cho tôi . Hơn nũa , anh ta còn có thể giúp anh bình lành làm việc nữa , bình lành đã vất vả khi làm thay phần của tôi mấy hôm nay rồi.
Ông chủ suy nghĩ mọt hồi ,như nảy ra ý gì , ông thần thần bí bí nói :
-Ta có cách này , vừa có thể giữ ngươi lại , vừa có thể mua bình mới . vừa giupd bình lành đỡ phải làm việc nhều , ngươi xem thế này có đc ko ?
Ông chủ ghé vào tai bình nứt thầm thì . Nghe xong , khuôn mặt bình nứt tươi hẳn lên và gật đầu với ông chủ.Mấy ngày sau, người ta chẳng thấy bình nứt đâu, chỉ thấy có thêm hai điều mới ở nhà của ông chủ . Đầu tiên, là có thêm một cái bình mới và bình lành đc tắm rửa lau chùi sạch sẽ và thứ hai là ko biết từ đâu xuất hiệ một bình hoa tuyệt đẹp . Và bình hoa tuyệt đẹp đó còn ai vào đây ngoài bình nứt . Chính ông chủ đã vận dung óc sáng tạo của mình để làm cho thế yếu của bình nứt thành thế mạnh . Ông đã đi mua hoa về để trồng lên bình nứt làm cho nó trông thật đẹp . Có ai muốn hỏi về bình lành ko ? Mọi người nghĩ rằng bình lành kiêu căng sẽ gặp phải chuyện gì đó đúng ko ? Không,không , thực ra bình lành ko như mọi người nghĩ đâu . Bình lành ko hề muốn kiêu căng , ngạo mạn mà vì hồi đó , bình lành là người đâuf tiên biết đc bình nứt bị nứt nên thương bình nứt lắm . Câu ta ko muốn bình nứt làm việc vì sợ bình nứt mệt nhưng bình nứt ko nghe . Do vậy , bình lành đành phải làm bình nứt tủi thân và ko muốn làm việc nữa (vì bình nứt đã ốm mà suốt ngày làm việc ) .Lúc bình nứt đi thưa với ông chủ là vứt mình đi thì bình lành đã rất hối hận nhưng cũng may là ông chủ ko vút bình nứt đi . Bây giờ bình lành cũng rất vui vì cả nó và bình nứt lẫn cả bình mới đều có ích cho ông chủ và ko ai bị vứt đi.
Tất cả đều vui vẻ vì mình vừa có ích , vừa đẹp ,chúng cũng hiểu ra rằng: Trong chúng ta, ai cũng có hạn chế riêng, nhưng đừng buồn làm gì cho vô ích mà hãy cố gắng vươn lên để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn .