Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ở những miền quê, cánh đồng lúa có lẽ là cảnh vật thân thuộc và gần gũi nhất. Cánh đồng lúa vì thế đã trở thành một phần kí ức tuổi thơ của tôi, để lại trong tôi những kỉ niệm khó phai nhòa.
Tôi vẫn còn nhớ mãi những lời hát ru dịu dàng, ngọt ngào của mẹ: “Con cò bay lả bay la, bay từ cửa phủ, bay ra cánh đồng”. Cánh đồng lúa in đậm trong tâm trí tôi từ thuở ấy, đối với tôi, không có gì đẹp và thân thương cho bằng cánh đồng lúa. Cánh đồng làng tôi rộng đến mức cò bay mởi cánh cũng không hết. Nhìn từ xa, cả cánh đồng như một tấm thảm khổng lồ. Mỗi khi có gió thoảng qua, cánh đồng lại nhấp nhô từng đợt, tạo thành những con sóng cứ đuổi nhau mãi về phía chân trời.
Tôi thích nhất là được cùng mẹ ra thăm đồng vào buổi sớm mai. Khi ấy, mọi vật thật tinh khôi và tươi mới. Những ánh nắng đầu tiên của ngày mới rọi xuống cánh đồng làm bừng sáng cả không gian. Sương lúc này vẫn còn giăng mắc trên từng ngọn cây, lá cỏ, cả cánh đồng chìm trong màn sương sớm làm tôi có cảm giác như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Từng bông lúa nặng trĩu hạt lúc này như đang gượng dậy để đón chào những tia nắng ấm áp.
Trên cao, những chú chim bay lượn, hót vang khúc ca về bình minh làm cho không gian càng thêm tưng bừng, rộn rã. Lúa đang thì con gái tỏa hương thơm dìu dịu, thoang thoảng. Trong cái vỏ xanh ấy đang ẩn chứa giọt sữa trắng tinh khôi, hội tụ tất cả những gì tinh túy nhất của trời đất. Vài chú có trắng tranh thủ kiếm ăn, tiếng đập cánh bỗng làm thức dậy cả không gian đang im lìm như chìm trong giấc ngủ. Cánh đồng lúa đến mùa gặt thật vui tươi và tưng bừng.
Dưới đồng, những cánh tay thoăn thoắt đang cắt từng bông lúa vàng trĩu hạt, chiếc nón trắng nhấp nhô theo nhịp của tay người gặt. Vừa làm việc, các bác nông dân vừa trò chuyện vui vẻ, thi thoảng lại cất lên tiếng hát làm vơi bớt cái nắng nóng, mệt mỏi. Nghe tiếng cười đùa ấy, tôi đoán năm nay chắc vẫn là một vụ mùa bội thu. Màu lúa chín vàng ươm gợi cảm giác về một miền quê ấm no, trù phú, lòng người bỗng cảm thấy thật bình yên trước khoảnh khắc giản dị của làng quê. Lúa được cắt xong sẽ xếp thành từng bó, những chiếc xe thồ, xe kéo có nhiệm vụ chở lúa về sân khơi. Con đường làng ngày gặt nườm nượp người xe, vui như trảy hội. Bức tranh làng quê vì thế cũng trở nên thật sinh động với muôn vàn màu sắc.
Cánh đồng quê yêu dấu đã nuôi tôi khôn lớn, trưởng thành bằng hạt gạo trắng ngần, thơm như dòng sữa mẹ. Dù có đi đâu xa, hình ảnh về cánh đồng lúa sẽ mãi nhắc nhở tôi về một miền quê giản dị nhưng xiết bao trìu mến, thân thương.
Quê hương, hai tiếng gọi thiêng liêng mà trìu mến vô ngần, quê hương in sâu trong tâm trí chúng ta bởi những hình ảnh của tuổi thơ. Quê hương là nơi ta lớn lên, là nơi ta đi để trở về. Là nơi mà nếu không nhớ ta sẽ không lớn nổi thành người. mỗi người yêu quê hương theo những cách khác nhau và hẳn đều lưu giữ cho mình những hình bóng đẹp đẽ khác nhau về cảnh trí quê hương. Như với tôi, dòng sông quê hương vẫn là dòng suối ngọt chảy suốt tâm hồn một thuở.
Hẳn là tuổi thơ ai cũng đều gắn liền với dòng sông, cánh đồng bát ngát. Nhưng dòng sông trong tâm trí, trong kỉ niệm và trong mỗi nơi lại thật riêng biệt, và nó như một dòng chảy bất tận trong tâm hồn, chảy từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Cho ta một nguồn suối ngọt lành, là mạch nguồn để đắm mình, nương náu. Quê hương tôi có con sông xanh biếc, nước sông trong soi tóc những hàng tre, tâm hồn tôi là một buổi trưa hè...chao ôi, những câu thơ ấy đã đánh thức tâm hồn tôi.
Dòng sông quê tôi tuôn dài, tuôn dài như áng tóc trữ tình cuồn cuộn mùi khói mèo tháng hai và mùi nắng mới hương xuân. Con sông thơ mộng, duyên dáng và dịu dàng kín đáo như tiếng vâng không nói ra của tình yêu. Bên bờ sông là những dặng phi lao xanh rì đang rì rào trong gió, như đang thì thầm với chúng tôi mỗi khi chúng tôi ghe thăm. Con sông này là nơi gắn với tuổi thơ tôi, với những đứa trẻ đồng quê yêu sông nước, yêu nghịch ngợm hồn nhiên. Con sông có lúc dữ dỗi và ào ào mãnh liệt cuộn xoáy như những lốc xoáy sâu thẳm. Có khi nó dịu dàng, say đắm giữa màu đỏ chói lói của tán phượng vào ngày hè. Nhưng nó đã ở đây, cùng thời gian của sự trưởng thành trong tôi mà đắp bồi cho xứ sở quê hương.
Con sông dịu dàng lắm, màu hè nước sông trong xanh ve như ngọc bích. Dòng nước mát ấy khiến chúng tôi không bao giờ hiền lành vuốt ve mà đều sà xuống để vẫy vùng, quẫy đạp. có lẽ nhờ nó mà chúng tôi biết bơi chăng, có lẽ nhờ nó mà tôi thấu cảm được một định nghĩa nho nhỏ về tuổi thơ đẹp và quý giá là thế nào.
Con sông này hiền lành và là nguồn nước sinh hoạt chính của người dân quê tôi. Hằng ngày, mọi người đều ra sông rửa rau, tắm rửa và đùa nghịch. Con sông cũng là nơi tâm hồn được thỏa mê vui thích mà chẳng e dè gì. Vậy nên con sông như người bạn tri kỉ của người dân nơi đây, con sông thân thương chảy giữa đôi bờ hư thực đã lớn lên cùng tâm hồn dào dạt và sôi nổi của tuổi thần tiên trong tôi. Cứ thế, chúng tôi lớn lên, chúng tôi gắn bó và lấy nó làm địa chỉ của tâm hồn, làm kí hiệu và dấu hiệu riêng cho tuổi thơ thuần khiết của mình.
Nhớ con sông quê hương, là nhớ lấy quê hương, là yêu quê hương nhỏ xinh bên dòng sông êm lặng, dịu dàng như người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở. Con sông như đã trở thành nàng thơ trong tâm hồn mỗi đứa trẻ thơ chúng tôi. Con sông mang lại những giá trị về vật chất nhưng nhiều hơn cả là về tinh thần, là nỗi niềm cổ tích thuở xưa. Quê hương đẹp, đẹp theo một cách riêng, và đáng nhớ về theo một cách riêng, để mỗi người nhớ về quê hương. Khi thì nhớ về cánh đồng xanh thẳng cánh cò bay, khi thì là con sông trong nước trôi êm ả, khi là cây đa giếng nước sân đình để làm nên một tuổi thơ trọn vẹn, tươi vui mà thiêng liêng tột cùng.
Thế là mùa xuân đã đến! Tiết trời ấm áp xua tan cái lạnh giá của mùa đông. Mùa đông, cây cỏ héo khô, muông thú đi tìm nơi tránh rét. Xuân sang, cả đất trời như bừng thức dậy. Trong làn không khí trong lành, tươi mát, thoang thoảng mùi thơm dịu dàng của muôn hoa. Cây cối đâm chồi nảy lộc, chim chóc đua nhau hót líu lo. Mùa xuân thật diệu kì!
Hc t !
Nhìn từ xa, cả cánh đồng vẫn còn chìm trong màn sương đêm yên tĩnh. Không khí trong lành mát rượi. Những giọt sương long lanh đọng trên lá lúa như những viên ngọc nhỏ bé tuyệt đẹp. Đằng đông, ông mặt trời thức dậy từ từ nhô lên sau luỹ tre làng. Vạn vật đều bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Trên ngọn cây cao gần đó, mấy chú chim hoạ mi hót líu lo, đón chào một ngày mới bắt đầu. Nắng đã lên cao. Sương bắt đầu tan. Bầu trời mùa thu xanh trong và cao vút. Những đám mây trắng xoá tựa như bông, lặng lẽ trôi trên bầu trời rộng mênh mông. Toàn bộ cánh đồng được bao phủ bởi một màu vàng xuộm của lúa chín, lác đác một vài ruộng lúa cấy muộn vẫn còn màu xanh. Những bông lúa trĩu nặng hạt đều tăm tắp, chắc và mẩy uốn cong mềm mại, ngả vào nhau thì thầm trò chuyện. Mỗi khi có gió, những sóng lúa lại nhấp nhô, xô đuổi nhau chạy mãi vào bờ. Một mùi hương thơm dịu dàng, thoang thoảng bay xa, hoà lẫn trong không khí làm người ta có cảm giác mát mẻ, dễ chịu lạ thường. Ông mặt trời đã lên cao. Nắng cũng đậm dần. Người trong làng bắt đầu đi chợ nhộn nhịp trên con đường xuyên qua cánh đồng. Các bà, các chị gánh ra chợ những mớ rau thơm, những bẹ cải sớm hay những bó huệ trắng muốt… Một không khí tươi vui hoà quyện lại tạo thành một bức tranh làng quê thanh bình, yên ả, sống động và đầy màu sắc.
HOK TỐT !!!
Với thành tích học tập tốt, hè năm ngoái bố mẹ đã thưởng cho tôi một chuyến đi biển Vũng Tàu diễm lệ và tràn đầy sức sống. Tôi không thể nào diễn tả được cảm xúc của mình: vừa vui mừng, vừa tự hào vì đây là phần thưởng tôi đạt được sau một quá trình phấn đấu.Ngồi trên xe, ngắm đường phố vào sáng sớm, tôi thấy thành phố nơi tôi ở sao mà đẹp thế! Hai bên đường trồng hai hàng cây xanh mát tươi tốt, thẳng tắp như những chú bộ đội đang đi diễu hành. Vừa đi đường, vừa ngắm cảnh, cuối cùng chúng tôi cũng đến biển. Biển Vũng Tàu mơ mộng nhưng cũng tràn đầy sức sống làm tôi đứng mê mẩn quên cả lời mẹ dặn dò khi xuống tắm.Cái mùi mặn mặn của biển trong làn gió thổi nhẹ qua làn tóc tôi khiến tôi cảm thấy rất thích thú. Khi gia đình tôi nhận phòng, nhìn từ cửa sổ tầng năm tôi ngắm được toàn cảnh thành phố Vũng Tàu thân yêu, đây là một thành phố xinh đẹp và phát triển, đúng là một thành phố du lịch.Hôm nay trời thật đẹp, bầu trời trong vắt một màu xanh, không một gợn mây. Có một vài con chim biển đang bay lượn trên trời như muốn nhập bọn với những trò vui của du khách nơi đây! Mặt trời trông như quả bóng lửa rực rỡ giữa một màu xanh trong veo. Khi bố mẹ bảo tôi có thể xuống bãi rồi, tôi mừng rỡ chạy nhanh như cá được gặp nước, tôi đã mong chờ giây phút này lâu lắm rồi!Bờ cát mềm mịn, mát lạnh khiến tôi có cảm giác như mình đang đứng trên một tấm thảm màu vàng nhạt bằng nhung. Bước ra xa một chút là bàn chân tôi đã chạm những ngọn sóng tràn bờ. Những ngọn sóng nghịch ngợm vỗ đến chân tôi từng đợt, từng đợt một.Nước biển mát vô cùng! Biển mênh mông vô tận. Biển như một tấm gương khổng lồ phản chiếu lại hình ảnh của bầu trời. Hình như tôi đạp phải thứ gì đó! A! Là những chiếc vỏ ốc. Nhìn chúng đọng nước biển, lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời đẹp thật! Cái màu trắng ngà, cái màu đỏ, cái màu hồng nhạt,… thật đẹp, tôi sẽ gom chúng lại để về nhà làm vòng đeo hoặc trang trí căn phòng nhỏ.Phóng tầm mắt nhìn về bãi biển, những chiếc dù đủ màu nhìn sống động như những cây kẹo mút khổng lồ. Du khách về đây tắm biển rất đông, có cả du khách trong nước và du khách nước ngoài.Tất cả họ đều rất vui vẻ và thân thiện, dường như trở về đây để quên đi những mệt mỏi, để tận hưởng cuộc sống nên gương mặt ai cũng sảng khoái và vui vẻ.Trên bãi biển, du khách chơi những trò chơi thể thao, trông rất vui, như: bóng chuyền, bóng nước. Xa xa, nhiều du khách đi thuyền buồm và lướt ván, những đứa trẻ thì xây lâu đài cát hoặc chạy nhảy tung tăng đùa với những con sóng. Cả gia đình tôi cùng nhau tắm biển, cùng nhau vui chơi thật vui vẻ.Đến biển Vũng Tàu mà không ăn hải sản thì uổng lắm! Bố dẫn tôi và gia đình vào một tiệm bình dân trên bãi để ăn: nghêu, tôm, mực, cua,… Ngon quá! Đã xế chiều, gia đình tôi về khách sạn để nghỉ ngơi và chuẩn bị hành lí đi về. Nhìn ra ngoài, tôi thấy một bầu trời ửng đỏ. Mẹ tôi bảo đấy là trời đang nấu cơm. Khác với buổi sáng, trời vào hoàng hôn trên biển có vài đám mây đủ màu trôi bồng bềnh. Trông chúng như những cây kẹo bông gòn màu sắc mà mẹ mua cho tôi khi tôi còn nhỏ.Biển chiều thì phẳng lặng, trầm tính hơn biển vào sáng. Trên bãi cũng ít người tắm vì họ cũng như chúng tôi, đều về nghỉ ngơi cả rồi… Đã đến giờ chúng tôi phải về. Trước khi lên xe, tôi nhìn biển và cảm thấy cảm thấy tiếc nuối. Tôi sẽ cố gắng học tốt để bố mẹ thưởng cho tôi những chuyến du lịch tiếp theo. Hình ảnh bãi biển Vũng Tàu đẹp như tranh và đầy sức sống này sẽ mãi mãi in sâu vào trái tim tôi như một kỉ niệm đẹp.
Hè vừa qua, trong chuyến ra thăm xứ Huế em đã được theo ba cùng đoàn tham quan đến khu lăng mộ triều Nguyễn.
Lần đầu tiên trong đời, em tận mắt thấy cảnh núi non trùng điệp trải dài đẹp như tranh vẽ, đến tận những rặng Trường Sơn xa mờ tít tắp.
Trước mặt em, lúc ấy, bóng dáng núi Ngự Bình hiện ra sừng sững. Ba em chỉ phía sau kia là cột cờ trước lầu Ngọ Môn. Ba bảo gọi tên là núi Ngự Bình vì núi như bức bình phong của kinh thành.
Xe cứ từ từ lên dốc, lăn bánh giữa những rặng thông xanh mướt. Mọi người trố mắt nhìn. Khu lăng mộ triều Nguyễn đây rồi. Phong cảnh nơi này thật đẹp. Trên đỉnh dốc nhìn xuống, một nhánh nhỏ sông Hương xanh ngắt trôi lững lờ. Trước hết, đoàn ghé Khiêm Lăng với đồi lớn đồi con bao quanh làm thành một bức tường vây bọc đầy bóng thông xanh. Tiếng gió thông vi vu, bất tận tạo nên một không gian tĩnh lặng thâm nghiêm cho nơi an nghỉ của vua Tự Đức.
Bước lên thềm cao, em cùng đoàn vào cổng lăng. Dọc hai bên sân rộng lót đá là hai hàng tượng trăm quan văn võ bằng đá bất chấp thời gian vẫn nín lặng đứng chầu. Qua sân là vào điện chính. Đó là một ngôi nhà nguy nga, dài rộng bên trong bày đủ các thứ bàn, giường, ghế sập gụ, tủ trà dát vàng khảm ngọc của vua dùng ngày trước.Sau đó là khu mộ nằm trong một vòng tường thành cao ngất có hai cánh cửa đóng nặng nề. Rẽ sang phải là một dòng suối chảy ra từ lòng đá. Đẹp và thơ mộng nhất là nhà thuỷ tạ nằm trên hồ sen đầy hoa nở.
Người thuyết minh cho biết khu lăng mộ đã xây dựng mất rất nhiều năm, tốn biết bao công sức và tiền của của nhân dân. Chính chốn này là nguồn gốc phát khởi hai câu ca dao:
Vạn niên là vạn niên nàoThành xây xương lính, hào đào máu dân.
Đến đây, em mới thấy được khối óc và bàn tay tài hoa của những người lao động Việt Nam, thấy được sự bóc lột tàn nhẫn của vua quan phong kiến và nỗi đau bất tận của dân làng thời ấy!
Một số ý chính:
- Ở miền Bắc, em đã được thưởng thức cảnh sắc hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc. Những dãy núi xanh ngút ngàn, những thác nước trắng xóa đổ xuống từ độ cao, tạo nên một khung cảnh hoang sơ, mộc mạc nhưng cũng rất đẹp mắt.
- Ở miền Trung, em đã được chiêm ngưỡng cảnh biển đẹp như tranh vẽ. Các bãi biển đầy cát trắng, nước biển trong xanh và những đồi cát trải dài, tạo nên một khung cảnh đẹp mê hồn. Em còn được tham quan các di sản văn hóa thế giới như Huế, Hội An, nơi có kiến trúc cổ kính, đậm chất văn hóa Việt Nam.
- Khi đến miền Nam, em đã được tham quan các vườn quốc gia, nơi tập trung những loài động thực vật quý hiếm. Em còn được chiêm ngưỡng cảnh sông nước phong cảnh đẹp như mơ trên sông Mekong. Những cánh đồng lúa bát ngát, những con đường ven sông xanh mát, tạo nên một khung cảnh yên bình, thanh tịnh.
- Kết bài: Việt Nam đẹp khắp trăm miền, mỗi vùng đất lại có những vẻ đẹp riêng. Em đã có một chuyến du lịch tuyệt vời, để lại trong em những ấn tượng khó quên về cảnh thiên nhiên tươi đẹp của đất nước.
#TK
Một ngày nọ, buổi chiều nắng ấm áp, em đi dạo qanh khu vườn nhỏ của mình, bỗng, em thấy một ánh sáng lạ phía sau vườn. Em đi theo ánh sáng đó thì...
Ôiii! Một cảnh tượng tuyệt đẹp đang diễn ra trước mắt em! Cây cối được làm bằng pha lê trong suốt rực rỡ dưới ảnh mặt trời, con đường em đang đứng đc dát vàng óng ánh, những cái giếng được làm hoàn toàn bằng thạch nhũ sáng long lanh. Tất cả những ngôi nhà gần đó hoàn toàn được xây từ những thỏi bạc quý giá. Ở đó, em được thấy những nàng công chúa trong chuyện cổ tích xinh đẹp, Bạch Tuyết, Lọ lem, Công chúa đi cùng hoàng tử quát vật trog bộ váy vàng kiêu sa, nàng hoa Mộc Lan bước đi uy nghi như 1 nữ tử... Tất cả khiến em như ko tin vào mắt mình! Bỗng đến bên em một chú thỏ ngọc trắng hồng, đáng yêu với đôi mắt long lanh, Doraemon và Nobota đến bên em và chào hỏi em thật thân thiết, bạn ấy nói Tiếng Việt và khiển em rất thích thú trao đổi, Nobita còn ngỏ lời muốn em làm bài tập cùng Nobita và Shizuka, em cười từ chối và bước đi tiếp trên con đường bằng vàng với những viên sỏi kim cương sáng chói...
Một nguồn điện 100 ngàn vôn từ đâu bắn tơi khiến em sợ hãi né tránh. Pikachu và Shatoshi chạy đến ríu rít xin lỗi em và chạy đi. Em ko thể ngờ mình vừa gặp dc Pikachu / Shatoshi!!! Em đã xem gần như toàn bộ tập hoạt hình Pokemon mà!
Em đang đi thì va phải 1 viên sỏi kim cương, em nhanh chóng nhặt và để chúng vào túi. Chị Tấm! Ôi chị Tấm! Chị Tấm chạy lại đỡ em và sốt sắng hỏi em có làm sao ko! Rồi chị ngạc nhiên: " Em là ai từ đâu bước đến nơi đây mà lạ ...vậy?!" Em giải thích cho chị hiểu và chị Tấm tươi cười chào mừng em đến với Sứ sở thần tiên - Nơi tụ họp các nhân vật trong các tác phẩm hoạt hình/ truyện cổ tích Nổi tiếng. Xa xa, em thấy thấp thoáng bóng Hello Kitty đang dần đến. Rồi chạy bên cạnh là chuột Jerry với Tom! Em vui mừng và định chạy lại! Bỗng, em vấp phải một cái hố và ngã xuống, ngồi dậy em nhận ra đó là cái hố bẫy nai trong truyện Qùa tặng cuộc sống về Tình bạn của nai và rùa. Em thích thú và trèo nên bước tiếp thì một quả cầu vàng bay đến đập vào đầu em làm em ngã xuống 1 cái ao, một nàng công chúa xinh đẹp chạy đến và sốt sắng hỏi em ko sao chứ, một chú ếch đem quả cầu vàng nên cho công chúa, rồi bỗng quay xuống nước nhìn thì em giật mình khi thấy nàng tiên cá Ariel đang tươi cười niềm nở chào em. Em cười lại và leo nên bờ và được nàng công chúa hạt đậu cho thay quần áo và cho nằm giường để ấm người phòng bị cảm lạnh. Em thấy sần sần và nhận ra có 1 hạt đậu dưới nệm, công chúa rối rít xin lỗi và bảo em đến nằm nhờ giường của công cháu ngủ trog rừng, nghe nói giường êm tới nỗi công chúa đã ngủ 100 năm, em bật cười và giải thích lí do vì sao nàng công chúa đó lại ngủ lâu như vậy. Rồi có người gõ cửa , em mở cửa ra thì thấy bố tới đón em về, em ngạc nhiên hỏi vì sao bố tới dc đây thì bố hét lên : "Dậy ăn sáng thôi con ơi!" Rồi em bừng tỉnh giấc và nhận ra đó chỉ là một giấc mơ, một giấc mơ tuyệt vời!
Tham_khảo
Một đất nước với khung cảnh thần tiên gồm con người thân thiện dễ thương, cherry và trái kiwi nổi tiếng là ngon và ngọt nhất. Ngoài ra nơi đây còn có chim kiwi, được xem là loài kỳ lạ chỉ sống độc nhất ở New Zealand… (Hoàng Phương Thảo)
Tôi đang ở đâu thế này? Tôi đang đứng trên một đỉnh đồi, xung quanh là bạt ngàn cây cối, những ngọn núi nhấp nhô, cánh rừng phủ lên một màu xanh rờn pha lẫn sắc vàng và đỏ, xa xa có nhiều đỉnh núi phủ tuyết trắng, và phía bên dưới có một hồ nước lớn uốn lượn các dãy núi.
Bên dưới lại lấp ló một ngôi làng nhỏ với những ngôi nhà trông như các tổ chim, bao quanh ngôi làng là những cánh đồng hoa và rau củ quả. Tôi nghĩ, chắc là do dân làng nơi đấy trồng trọt, xa xa có những đám khói nhỏ bốc lên tạo nên một màu trắng đục mờ ảo cho thiên nhiên. Khung cảnh nơi đây thật bồng lai trên nền trời xanh rì.
Tôi giật mình nhận ra ở trước mặt mình có một ông lão râu tóc dài bạc trắng nhìn phúc hậu, đang đứng sừng sững như ông bụt bước ra từ truyện cổ tích, trông ông ta rất quen. À, tôi nhớ ra ông ấy là ai rồi, tôi vội bước đến vào chào ông: “Xin chào Gandalf, rất vui được gặp lão ở đây. Vậy nơi đây chắc là vùng đất của thế giới huyền thoại nơi mà rồng lửa, phù thuỷ, người lùn và tộc tiên sinh sống?”. Ông mỉm cười chào và gật đầu: “Chào mừng đến với xứ xở thần tiên”.
Tôi hớn hở cám ơn ông và tiếp tục đưa mắt nhìn xung quanh. Tôi đang đứng trên một ngọn đồi khá cao, nên có thể phóng tầm mắt đi xa để chiêm ngưỡng quang cảnh thiên nhiên. Tuy khí hậu ở đây khá lạnh, nhưng không hiểu sao tôi lại thấy rất dễ chịu.
"Lão sướng thật nhỉ, được sống ở một nơi như thế này, chứ như cháu thì chỉ ngắm nhìn và tưởng tượng về qua những hình ảnh trong phim thôi", tôi nói. "Cứ từ từ, nếu người thực sự muốn đi, ta sẽ đưa người đi. Chẳng phải bây giờ người đã ở đây rồi sao", Gandalf đáp.
Đây chỉ là giấc mơ của cháu thôi", tôi đáp. Thế thì hãy cố gắng vẽ nên giấc mơ để nó trở nên ngày càng rõ hơn ở thế giới thật nhé. Hẹn gặp lại ngươi ở vùng đất thần tiên. Lúc đó ta sẽ dẫn ngươi đi chiêm ngưỡng những nơi đẹp nhất", Gandalf thì thầm vào tai tôi từng lời thật chậm rãi và rõ ràng, đủ để tôi nuốt từng lời ấy. Cái cách ấy đúng như cách ông ta nói với Bilbo khi thuyết phục hắn lao vào cuộc phiêu lưu với người lùn (phần đầu của The Hobbit - Unexpected journey).
Đó là giấc mơ của tôi, giấc mơ sau khi tôi thả hồn mình vào thế giới thần tiên của bộ phim Lord of the ring, The Hobbit , cuộc chiến bi hùng của The Last samurai, và kiệt tác Avatar.
Tôi là tín đồ của phim ảnh, đặc biệt là phim thuộc thể loại thần tiên viễn tưởng, nơi các chiến binh và những cuộc phiêu lưu chiến đấu với rồng lửa, quái vật... và phần lớn tôi bị chinh phục hoàn toàn với khung cảnh đầy mê hoặc. Chính vì vậy, tôi biết đến đấ nước New Zealand - nơi mà các nhà làm phim Hollyworld không thể bỏ qua khi quay những bộ phim phiêu lưu hoành tráng.
New Zealand vẫn còn đang là một giấc mơ dang dở của tôi. Đến một ngày nọ, tình cờ tôi quen được một người bạn đến từ đất nước này được mệnh danh là “Kiwi man”.
Tôi hỏi: “Tại sao anh lại gọi mình là Kiwi man”. "Vì đó là một loài chim rất đặt biệt, thế giới chỉ có một loài chim như thế và chúng chỉ sống ở đất nước của chúng tôi. Tôi tự hào về điều đó”, Joe đáp.
Sau đó Joe lôi ra một quyển sách to đùng giới thiệu về du lịch cùng những phong cảnh tuyệt đẹp ở New Zealand. Anh nói về điều đó miệt mài, ánh mắt toé lên sự tự hào, kiêu hãnh vì được là công dân nước này. Anh nói rằng nếu chúng tôi có dịp thì nhất định phải đến New Zealand, và hãy viết một bài thật hay kể về đất nước và con người nơi đấy cho các bạn Việt Nam nhé.
Lần nữa, một người bạn khác rất thân của tôi mới về Việt Nam sau khi sống ở New Zealand 2 năm. Cậu bạn ấy luyên thuyên không ngớt về cuộc phiêu lưu của mình trong 2 năm ở xứ sở xinh đẹp. Có một câu chuyện rất buồn cười thế này: có lần anh ta đi du lịch bụi và bị lạc ở con đường vắng tanh, anh ta đưa tay nhờ quá giang xe.
Một chiếc xe dừng lại và tài xế là một người đàn ông khuôn mặt lạnh lùng, trên xe lại có nhiều đồ vật quái gở như búa, găng tay, mặt nạ… tuy sợ hãi, nhưng đây là cơ hội hiếm hoi vì trời đã nhá nhem tối và hầu như không có ai qua lại nơi đây nữa.
Bạn tôi quyết định lên xe và yêu cầu cho đi cùng một đoạn ngắn, nhưng người đàn ông đã im lặng chạy thẳng vượt mức yêu cầu và dừng lại một căn nhà nhỏ. Bạn tôi trong tâm lý thủ thế sẵn sàng chiến đấu thì quý ngài hung dữ kia cười bảo: “Vào đây ăn tối với tôi rồi bạn hãy ngủ lại một đêm, sáng sớm mai tôi sẽ chở bạn ra đón xe bus. Ở đoạn đường này không có nhiều người để xin đi cùng tiếp đâu. Trời tối sẽ rất lạnh. Ở lại đây một đêm sẽ an toàn”.
Bạn tôi được tiếp đãi tận tình và được một giấc ngủ ấm áp, rồi được chở về nơi an toàn như lời hứa. Hoá ra, anh chàng tốt bụng kia là một ảo thuật gia nghiệp dư nên có nhiều đạo cụ kỳ lạ và khuôn mặt lạnh tanh ấy.
Một đất nước với khung cảnh thần tiên, gồm con người thân thiện dễ thương, cherry thì nổi tiếng là ngon và ngọt nhất lại còn có trái Kiwi ngon tuyệt và chim Kiwi - loài chim kỳ lạ chỉ sống độc nhất ở nơi này…”. Có quá nhiều thứ tuyệt vời để bạn đưa vào giấc mơ.
Tôi sẽ ở lại ngôi làng Hobbit một đêm và chờ đợi Gandalf gõ cửa cho cuộc phiêu lưu sắp tới.
refer
Có lẽ những ngày giáp Tết đối với rất nhiều đứa trẻ xóm chợ là những ngày mà chúng tìm thấy niềm vui và sự thích thú. Nhưng những ngày Tết lại là điều mà chúng mong đợi hơn bao giờ hết. Ngày Tết quê em, ngày Tết ở một khu chợ thực sự ý nghĩa và là điều đáng nhớ để bắt đầu một năm mới.Mùa xuân đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ con chờ mong ngày Tết còn nhiều hơn là người lớn. Người lớn bảo Tết vui vẻ nhưng có nhiều điều phải lo toan hơn, sắm sửa nhiều thứ hơn và tốn nhiều tiền hơn. Nhưng trẻ con không quan tâm điều đó, vì Tết là dip để chúng em có thêm nhiều quần áo mới, được nhận lì xì, quà bánh ăn không hết và không phải học bài. Có lẽ đó là điều đứa trẻ nào cũng thích thú.Em không biết ngày Tết ở những nơi khác như thế nào nhưng ngày Tết ở quê em luôn tràn đầy tiếng cười và lời chúc phúc cho nhau một năm mới an lành, phát tài phát lộc.Trên những con đường nhỏ còn bốc mùi sỏi đá, đám cỏ phủ kín lối đã được thôn xóm cắt tỉa rất sạch sẽ. Vì ở xóm em cứ chiều 30 Tết mọi nhà lại rủ nhau đi quét dọn đường làng ngõ xóm để chuẩn bị đón Tết. Ai cũng háo hức và chăm chỉ, không ai tị nạnh ai, mọi người làm việc hăng say, nhiệt tình. Đám con nít tíu ta tíu tít không ngớ, cứ đòi giành phần ba mẹ để làm, nhưng làm được một lúc là chán, là bỏ đó đi chơi. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi.Có lẽ mùa xuân khiến cho không khí của mọi nhà trở nên ấm áp và an lành. Mặc dù thời tiết vẫn còn lạnh, sương đầu ngày còn lảng bảng bám kím trên cành cây nhưng nụ cười của mọi người luôn ở trên môi.Ngày Tết, trẻ con háo hức, lựa chọn quần áo đẹp và mới nhất để mặc, để đi chơi, để chúc thọ ông bà. Đứa trẻ nào cũng kiếm cái áo có túi thật to và rộng để đựng bánh kẹo và tiền lì xì. Đó cũng là điều mà em mong đợi trong suốt những ngày Tết.
Refer
Tết đến xuân về, mọi vật như được đánh thức sau một giấc ngủ dài mỉm cười chào đón nàng tiên mùa xuân ấm áp. Ngoài vườn, trăm hoa đua nở, chuẩn bị phô sắc, toả hương mừng xuân mới. Hoà trong khí thế vui tươi ấy, cây mai cũng bừng tỉnh đón chào một năm mới với mọi sự tốt lành.
Sáng sớm, tôi tỉnh dậy bước ra vườn. Bên cạnh những cây hoa hồng kiêu sa, hoa cúc e lệ trong sương sớm thì cây hoa mai cũng thay áo mới để đón mừng xuân. Tôi còn nhớ, khi tôi học lớp bốn, cậu tôi đã tặng cho gia đình tôi một chậu mai. Từ khi nhận được cây mai, gia đình tôi yêu quý, chăm sóc nó cẩn thận lắm. Mỗi lần nhớ tới cậu, tôi lại ra vườn tưới cây tỉa cành. Từng ngày, từng ngày, dưới bàn tay chăm sóc của gia đình tôi, cây lớn hẳn, bây giờ nó đã cao đến hai thước gốc to bằng bắp chân tôi, những cái rễ đâm xuống như muốn tìm nguồn sống trong lòng đất mẹ. Không xanh tươi mảnh dẻ như hoa hồng, thân mai xù xì màu nâu sậm. Mỗi lần chăm sóc mai, sờ vào lớp vỏ xù xì của nó, tôi thấy thương mai biết bao nhiêu. Phải chăng nàng tiên Xuân không ưu ái cho mai nên mới khoác cho nó tấm áo buồn tẻ đến thế! Thế nhưng thân mai uốn lượn thật đẹp, lên cao chia thành nhiều cành nhỏ, những cành nhỏ đó lại chia thành nhiều nhánh mảnh dẻ nhưng những cánh tay giơ lên nhẹ nhàng xoè bàn tay đón lộc xuân. Còn nhớ, mới đây thôi, vào những ngày mùa đông giá lạnh, cây mai kiên cường chống chọi với thời tiết khắc nghiệt. Lúc này, mai phủ lên mình những chiếc lá màu xanh đạm, thon dài, mép có răng cưa khi mà tết sắp đến, tôi thường giúp gia đình ngắt lá giúp mai để cởi bỏ những chiếc lá cũ. Và lúc này trông mai thật khẳng khiu, tội nghiệp. Toàn thân nó trơ ra những xương, co ro trong giá lạnh. Thế nhưng, chỉ sau vài ngày, mai đã bắt đầu nhú lên những chiếc nụ xinh xắn, no tròn xanh biếc, đầu nụ cuộn chặt vào nhau. Nhìn những nụ bé xinh, tôi có cảm tưởng như nàng tiên xuân đã nhẹ nhàng êm ái những đặt những hạt ngọc bích lên tô điểm cho mai, chuẩn bị cho một mùa xuân ấm áp, vui tươi.
Thế rồi, ngày tết cũng cận kề. Lúc này những nụ hoa nở xoè những bông hoa năm cánh vàng tươi. Cánh hoa mỏng, mềm mịn như cánh bướm. Những bông hoa kết thành chùm cùng đua nhau khoe sắc trông thật rực rỡ. Lột bỏ tấm áo cũ, mai khoác lên mình tấm áo vàng lộng lẫy. Vào phút giao thừa, mọi người càng yêu mai hơn. Lúc này các loài hoa khác đã nhẹ nhàng lui gót để hoa mai lên ngự trị ở vị trí nữ hoàng của các loài hoa xuân. Cứ thế, mai trở thành người bạn tri âm của loài người vào những dịp tết đến, xuân về.
Những ngày tết ấm áp dần trôi qua. Mai bắt đầu rụng. Những cánh hoa mai giả từ cành rơi vàng cả gốc. Mỗi lần chị gió mỉm cười đi ngang qua, mai lại tươi vui bay lên xoay múa, rồi nhẹ nhàng đáp xuống đất, kết thúc một vòng đời.
Tham khảo nha em:
Đoạn văn Sông nước Cà Mau trích từ chương XVIII, truyện Đất rừng phương Nam nổi tiếng của Đoàn Giỏi - một nhà văn chuyên viết về đề tài thiên nhiên và con người Nam Bộ. Những trang viết của ông mang đậm màu sắc hoang sơ của một vùng đất mới - mũi Cà Mau - mảnh đất cuối cùng của Tổ quốc Việt Nam giàu. đẹp. Có thể nói đây là xứ sở đặc biệt được tạo nên từ trăm ngàn sông rạch nối với nhau cùng với những rừng tràm, rừng đước bạt ngàn, tạo thành cái tên quen thuộc: U Minh.
Bài Vượt thác trích trong truyện Quê nội của nhà văn Võ Quảng - người con của dải đất miền Trung Trung Bộ. Bằng ngòi bút tài hoa, tác giả đã vẽ nên một bức tranh sinh động về dòng sông Thu Bồn thân yêu của quê hương mình. Tuy cả hai bài văn đều tả về con người và dòng sông quê hương nhưng ở mỗi bài văn, cảnh vật đều có những nét đặc sắc khác nhau.
Khung cảnh thiên nhiên trong Sông nước Cà Mau hiện lên thật sống động trước một người đọc, giúp chúng ta hình dung, ra rõ ràng vùng đất cực Nam với hệ thống kênh rạch chằng chịt như mạng nhện, len lỏi chảy qua những rừng tràm, rừng đước bạt ngàn để cuối cùng đổ vào sông Năm Căn rồi tuôn ra biển lớn.
Mũi Cà Mau được bao bọc trong một màu xanh bát ngát: Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá...
Những tên đất, tên sông mộc mạc, dân dã, dễ gọi và dễ nhớ cũng nói lên được đặc điểm của vùng đất này. Rạch Mái Giầm hai bên bờ mọc toàn là thứ cây có lá giống như chiếc mái giầm. Kênh Bọ Mắt tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng... Kênh Ba Khía hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây... Còn như xã Năm Căn thì nghe nói ngày xưa trên bờ sông chỉ độc có một cái lán năm gian của những người tới đốn củi hầm than dựng nên, cũng như Cà Mau là nói trại đi theo chữ tức khơ mâu tiếng Miên nghĩa là "nước đen".
Thật hoang sơ và hùng vĩ là cảnh dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.
Bên cạnh bức tranh thiên nhiên là bức tranh sinh hoạt rất đặc trưng của vùng đất mũi: Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập... những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn dập dềnh trên sóng... Năm Căn còn có cái bề thế của một trấn "anh chị rừng xanh" đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc.
Bao tình cảm mến yêu của nhà văn Đoàn Giỏi dành cho xứ sở này đã tuôn chảy theo ngòi bút, thể hiện trong từng câu, từng chữ, từng hình ảnh, âm thanh tiêu biểu và đặc sắc. Có thể nói đoạn văn Sông nước Cà Mau là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Để làm nổi bật ấn tượng trên đây, tác giả đã tập trung miêu tả khung cảnh thiên nhiên qua sự cảm nhận của thị giác và thính giác, đặc biệt là cảm giác về màu xanh bao trùm và tiếng rì rào bất tận của rừng cây, của sóng và gió. Màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ... Những màu ấy được dùng để tả sắc độ xanh khác nhau của các thế hệ cây đước từ non đến già. Nghệ thuật miêu tả tài tình của nhà văn vừa cho ta thấy được khung cảnh chung, với khắc họa được những hình ảnh cụ thể, làm nổi rõ màu sắc độc đáo cùng với sự tấp nập, trù phú của vùng sông nước Cà Mau.
Đoạn văn Vượt thác của Võ Quảng viết về cảnh sông nước miền Trung. Miền Trung Trung Bộ là dải đất hẹp, địa hình phức tạp. Sông ở đây ngắn và chảy xiết, rất nhiều thác và bãi đá. Hành trình ngược dòng sông Thu Bồn trên chiếc thuyền nhỏ của mấy con người quả là vất vả và nguy hiểm. Tuy vậy, thiên nhiên hai bên sông vẫn có sức hấp dẫn lạ lùng đối với họ.
Trước tiên là hình ảnh những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít gợi cảm giác bình yên của làng quê. Sau đó, càng về ngược, vườn tược càng um tùm. Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt... Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước.
Thiên nhiên như muốn thử thách ý chí và nghị lực của con người. Thuyền ngược dòng phải chống bằng sào, có khi suốt buổi phải chống liền tay không phút hở... NƯỚC từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn... Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.
Khung cảnh thiên nhiên trải dài theo hành trình ngược dòng sông của con thuyền nên rất phong phú. Song song với việc tả cảnh, tác giả tập trung miêu tả hình ảnh con người, nổi bật là nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác.
Các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng có hiệu quả trong miêu tả ở đoạn này là phép so sánh và nhân hoá. So sánh thân hình của dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc thể hiện nét gân guốc, khỏe mạnh và vững chãi của nhân vật. Còn nhận xét trông dượng giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ lại thể hiện vẻ dũng mãnh, tư thế hào hùng của con người trước thiên nhiên. Bên cạnh nghệ thuật so sánh và nhân hoá còn có nhiều hình ảnh tiêu biểu, chọn lọc, có khả năng gợi cảm cao khiến cho bài văn thêm sinh động.
Hai đoạn văn tả cảnh sông nước trên đây đều là những bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Cảnh sông nước bao la của miền Tây Nam Bộ; cảnh non nước hữu tình của miền Trung Trung Bộ cùng hình ảnh về những con người lao động cần cù và dũng cảm đã góp phần tạo nên vẻ đẹp phong phú của đất nước Việt Nam yêu dấu.
Sông nước Cà mau và Vượt thác đều miêu tả cảnh thiên nhiên sông nước. Nếu như trong Sông nước Cà mau, Đoàn Giỏi đã đưa người đọc tham quan cảnh sắc phong phú, tươi đẹp của vùng cực nam Tổ quốc thì với Vượt thác, Võ Quảng lại dẫn chúng ta ngược dòng sông Thu Bồn thuộc miền Trung bộ đến thượng nguồn lấy gỗ. Bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung này cũng không kém phần kỳ thú.
Miêu tả cảnh thiên nhiên ở hai vùng đất khác nhau, nhưng đều giống nhau ở nơi sông nước. Không biết "vô tình" hay "hữu ý" mà hai nhà văn đều chọn vị trí quan sát, từ điểm nhìn trên con thuyền theo cuộc hành trình để tả cảnh và tả người. Có lẽ không còn vị trí nào "tối ưu" hơn nữa. Cũng nhờ vị trí này mà các nhà văn đã hoàn chỉnh được bức tranh phong cảnh thiên nhiên mang những nét đặc sắc riêng của mình.
Cảnh Sông nước Cà mau lần lượt hiện lên theo con thuyền xuôi trên sông. Nhà văn đã nhập vai người kể chuyện, xưng "tôi" là chú bé An trong Đất rừng phương Nam miêu tả cảnh quan một vùng rộng lớn theo một trình tự tự nhiên, hợp lý. Chính vì vậy những hình ảnh trong bài văn được hiện lên trong khuôn hình một cuốn phim, lúc lướt nhanh, lúc chậm lại, có đoạn đặc tả cận cảnh, có chỗ lùi xa bao quát toàn cảnh
Thiên nhiên trong Vượt thác có thể coi như là một cuốn phim quay chậm với sự đổi thay của nó qua từng vùng khi con thuyền đi qua. Bức tranh thiên nhiên được thể hiện trong Vượt thác có những đường nét, âm thanh có phần mạnh mẽ, khẩn trương hơn bức tranh thiên nhiên trong Sông nước Cà mau bởi đây là cuộc vượt sông Thu Bồn với nhiều thác dữ chứ không phải cuộc du ngoạn xuôi dòng đến với chợ Năm Căn.
Cảnh thiên nhiên sông nước đã thay đổi theo con mắt nhìn của tác giả qua ba chặng. Con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Đoạn ở vùng đồng bằng thì êm đềm, hiền hoà thơ mộng, thuyền bè tấp nập. Quang cảnh hai bên bờ thật rộng rãi, trù phú với những bãi dâu bạt ngàn, sắp đến đoạn có nhiều ghềnh thác thì cảnh vật hai bên bờ sông cũng thay đổi: vườn tược càng um tùm, những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng lẽ nhìn xuống nước, rồi núi cao đột ngột hiện ra như chắn ngay trước mặt. ở đoạn sông có nhiều thác dữ, tác giả chỉ tả một hình ảnh về dòng nước: Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn, nhưng sự hiểm trở và dữ dội của dòng sông vẫn hiện lên khá rõ qua việc miêu tả những động tác dũng mãnh của dượng Hương Thư và mọi người khi chống thuyền vượt thác, ở đoạn cuối dòng sông vẫn chảy quanh co giữa những núi cao, nhưng dường như đã bớt hiểm trở, và đột ngột mở ra một vùng ruộng đồng khá bằng phẳng như để chào đón con người sau cuộc vượt thác trở về với chiến thắng.
Nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đó là sự thống nhất cao độ giữa tả và kể với hai biện pháp nghệ thuật - so sánh và nhân hoá. Nổi bật nhất, đặc sắc nhất là hình ảnh miêu tả về các chòm cổ thụ ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn. Ở đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông có nhiều ghềnh thác thì phong cảnh hai bên bờ cũng đổi khác: Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, vừa như báo trước một khúc sông dữ hiểm, vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác. Còn ở đoạn cuối, hình ảnh những chòm cổ thụ lại hiện ra trên bờ khi con thuyền đã vượt qua nhiều thác dữ, thì lại mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vẫy tay hô đám con cháu tiến về phía trước. Hình ảnh so sánh ở đây vừa thích hợp với tương quan giữa những cây to với những bụi cây lúp xúp xung quanh lại vừa biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn và mạnh mẽ của con người vừa vượt qua được nhiều thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước. Cùng là những chòm cây cổ thụ, cùng là so sánh với con người nhưng ở mỗi cách ví đã biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới, góp phần tô đậm cho bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung rất thú vị.
Văn chương hay thật! Càng học, càng đọc thì vốn hiểu biết về đất nước và con người càng phong phú. Chỉ có hai bài văn tả về cảnh sông nước đã có hai "bức tranh" thiên nhiên với vẻ đẹp đặc sắc riêng: một vùng miền Trung vừa thơ mộng vừa dữ dội, khác nhiều so với thiên nhiên vùng mũi Cà Mau rộng lớn, hùng vĩ đầy sức sống hoang dã. Và mỗi vùng đất, mỗi con sông trên lãnh thổ nước ta đều là những bức tranh "tuyệt đẹp" đang vẫy gọi chúng ta
"Tùng…. tùng…." Đã đến giờ tan học. Gương mặt của học sinh chúng tôi rạng rỡ hẳn lên. Sau một buổi học không ngắn ở trường, giờ đây chúng tôi đã được về nhà với ba mẹ.
Sau hiệu lệnh trống trường báo hiệu giờ tan tầm, học sinh chúng tôi nhanh chóng sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập của mình để ra khỏi lớp học. Chỉ ít phút, học sinh từ các lớp ùa ra, ào ra, đông nghịt. Ai ai cũng muốn về nhà nhanh chóng. Buổi trưa đầu hè nắng nóng, bụng đói cồn cào, chỉ muốn nhanh chân về nhà ăn bữa cơm mẹ nấu. Cảm giác ấy càng thúc giục những đứa học trò tham ăn nhác học chúng tôi bước nhanh chân ra khỏi cổng trường. Vì thế mà, giờ tan tầm, cổng trường to đùng kia lúc nào cũng không chịu được sức ép của học sinh. Hàng trăm học sinh ùa ra khiến cho không gian rộng của cánh cổng cũng không đủ sức để chứa chúng. Không gian chen lấn, xô đẩy để được ra ngoài luôn là điều dễ thấy vào giờ tan tầm của trường tôi. Các bậc phụ huynh đã dàn hết ngoài cổng, chờ con ra để đón về. Học sinh từ các trường kế bên cũng trào ra khiến bỗng dưng đông đúc người hơn hẳn dồn về phía con đường qua trường. Giao thông luôn trong tình trạng tắc nghẽn. Học sinh lớp trên đã tự đi xe đạp đến trường cũng khó khăn hơn trong việc di chuyển. Nhiều bạn, tan trường còn tụ tập đợi nhau, chờ vãn người thì về. Chỉ tầm 20 phút sau tiếng trống tan trường, sân trường đã vắng tanh chỉ còn lác đác vài em bố mẹ chưa đến đón kịp hoặc vài bạn còn tám chuyện với nhau.
Âm thanh ồn ã của tiếng còi xe, của tiếng cười đùa đã biến mất trong phút chốc, giờ chỉ còn là tiếng gió, tiếng ve ngắt quãng mà thôi. Sân trường lại im lìm trong nắng chờ đến buổi học tiếp theo của những cô cậu học trò.
Tả quang cảnh trường em lúc tan học mẫu 1
Nắng chiều đã nhạt, những tia nắng vàng ong rải nhẹ trên sân trường. Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ tan học, học sinh các lớp lần lượt ra về.
Trên các hành lang, học sinh đi từng hàng một ra sân, rồi tiến ra phía trước. Cổng trường đã rộng mở, một số phụ huynh đã đến trước cổng để đón con, ai cũng đăm đăm nhìn vào đám học sinh đã lũ lượt đi ra. Trong phút chốc, cổng trường chật ních. Bạn dắt xe, bạn hôi hả đi bộ, vai mang cặp, mắt nhìn về phía trước. Có bạn tươi tỉnh và phấn chấn vì được điểm cao. Có bạn thì buồn rượi vì bị điểm kém. Có người khoe với bố: "Hôm nay con được điểm mười". Có bạn khoe với mẹ: "Hôm nay con được cô giáo khen"... Tiếng cười, nói vang vọng. Tiếng còi xe píp! píp! Tiếng xe nổ trước cổng trường. Tất cả như một bán hòa âm sôi động. Làn gió mát rượi thổi đến, những chiếc lá bàng lắc lư như vẫy chào chúng em, những lá phượng xòe ra đưa đẩy trong làn gió nhẹ đả làm cho quang cảnh trường em thêm đẹp. Trời chiều một màu xanh trong, thoáng đãng. Anh nắng dịu nhẹ ngả dài trên mái ngói, đọng trên hàng hiên. Nắng mỗi lúc nhạt dần rồi hòa vào dòng người đang tấp nập đi về.
Mười phút trôi qua, học sinh và thầy cô giáo đã lần lượt ra về. Bầu không khí tĩnh lặng lại đến với trường, với lớp. Lúc này, sân trường chỉ còn mỗi bác bảo vệ cần mẫn, thân quen.
Buổi tan học diễn ra thật náo nhiệt và nhanh chóng. Chúng em ra về với mái ấm gia đình trong niềm hân hoan, phấn chấn. Hình ảnh ngôi trường với bao ước vọng luôn in mãi trong em.
Tả quang cảnh trường em sau buổi học số 2
Trời đã về chiều, nắng trên sân trường đã tắt. Chỉ còn gió lao xao trên những tán cây bàng, cây phượng. Ngoài quốc lộ động cơ xe máy ì ầm vọng vào. Chúng em đang học tiết cuối của buổi học hôm nay.
Một hồi trống dài bỗng vang lên rồi tắt lịm trong không gian. Từ các cửa lớp, học sinh ùa ra như ong vỡ tổ. Màu áo đồng phục trắng cả sân trường. Tiếng bước chân xen lẫn tiếng nói cười rộn rã. Những tốp năm, tốp ba... vừa hướng rà cổng trường vừa chuyện trò sôi nổi. Những bạn có điểm cao trong buổi học hôm nay vẻ mặt hớn hở nói cười tíu tít. Mấy bạn nam hiếu động rượt đuổi nhau huỳnh huỵch. Dòng người tuôn ra cổng trường mỗi lúc một đông. Hai cánh cửa sắt đã mở rộng. Phía bên ngoài rất đông phụ huynh đang chờ sẵn để đón con em của mình. Tổ trực cùng thầy chủ nhiệm ôm mấy cái biển hiệu và hai đoạn dây giăng ngang cho học sinh đi qua. Xe cộ hai đầu dừng cả lại nhường đường cho tụi nhỏ chúng em. Từ trong cổng trường, các khối lớp theo trình tự tiến ra cổng rồi. tỏa ra hai phía. Cuối cùng là những bạn đi xe đạp. Khi học sinh đã thưa dần, con đường được khai thông, và dòng người cùng xe cộ lại tấp nập ngược xuôi. Em cùng bạn Đức thong thả đạp xe, khoan khoái tận hưởng niềm vui sau một buổi học đạt kết quả tốt. Chúng em luôn nhớ lời cô giáo dặn, phải nghiêm túc chấp hành luật lệ giao thông, không dàn hàng ba, hàng bốn trên đường, không lạng lách đánh võng gây tai nạn cho người đi đường. Hai đứa chúng em vui vẻ chuyện trò một cách rôm rả, đến ngã ba, hai đứa mới chấm dứt để chia tay nhau, hẹn trưa mai sẽ gặp lại.
Chỉ vài phút nữa thôi, chúng em đã về tới nhà, về với mái ấm gia đình. Trong bữa cơm tối quây quần bên mâm cơm sốt dẻo, em sẽ khoe với cả nhà điểm mười môn Toán mà cô Hạnh đã cho cùng với lời tuyên dương trước lớp.
Tả quang cảnh trường em lúc tan học số 3
Khi ông mặt trời chuẩn bị đi nghỉ ngơi, lấp ló sau chân núi cũng là lúc trống tan trường đã điểm. Chúng em sắp lại sách vở ngay ngắn rồi cho vào cặp sau khi kết thúc một buổi học căng thẳng.
Trước của lớp, các bạn học sinh xếp thành hai hàng ngay ngắn, quay đầu rồi cùng nhau hướng về phía cổng trường. Các bạn cười nói vui vẻ, kể về những vấn đề trong buổi học. Người bàn về bài toán khó, người lại lo lắng về đề văn cô giao về nhà. Mấy bạn nam tinh nghịch ý ới nhau ra về ở lại đá bóng. Trước khi về, cô giáo chủ nhiệm không quên nhắc các lớp về lịch trực tuần ngày mai. Cô tươi cười vẫy tay chào tạm biệt học sinh. Các bạn cũng khoanh tay chào cô rất lễ phép.
Bác bảo vệ đã mở cổng trường từ trước, các bạn chạy ào về phía bố mẹ đang đứng ở cổng chờ sẵn. Trong phút chốc, sân trường náo động như một đàn ong vỡ tổ. Bố mẹ các bạn phải chăm chú nhìn về phía con mình, liên tục vẫy tay ra hiệu để các bạn nhìn thấy. Tiếng còi xe, tiếng nổ máy vang vọng khắp cổng trường. Tất cả hòa với nhau thành một bản giao hưởng sôi động. Làn gió chiều thổi bay cái nắng nóng, mệt mỏi của tất cả mọi người. Vạn vật được bao trùm một màu vàng cam mờ ảo thật nên thơ.
Khi chúng em về đã vãn, bác bảo vệ đóng cánh cổng trường lại. Chỉ còn thấp thoáng bóng dáng bác lao công đang cần mẫn dọn dẹp lại bàn học, quét những chiếc lá cây vương trên sân trường. Sân trường lại trở về vẻ im lặng, trầm ngâm như buồn buồn chờ đón chúng em vào ngày mai.
Buổi tan học diễn ra náo nhiệt mà thật nhanh chóng. Chúng em lại trở về với ngôi nhà thân thương cùng bố mẹ sau một ngày học tập vất vả. Sau bữa tối, em ngồi vào bàn học để chuẩn bị thật tốt bài học ngày mai. Sân trường ơi, lớp học ơi, ngày mai gặp lại!
Tả quang cảnh trường em lúc tan học ngắn gọn mẫu 4
Chiều tối. Nắng vàng đã nhạt dần trên bông phượng đỏ còn sót lại. Cả ngôi trường chìm trong cái tĩnh lặng, đâu đó vang vọng tiếng đọc bài của học sinh, tiếng giảng trầm ấm của thầy cô hay tiếng gió chơi đùa cùng tán lá, tiếng lá khô xào xạc nơi góc sân trường. Tùng... Tùng... Tùng... Tiếng trống trường giòn giã vang lên báo hiệu đã kết thúc một buổi học. Cảnh ngôi trường lúc tan học thật nhộn nhịp.
Sau hồi trống tan học, từ các lớp tiếng học sinh chào thầy cô đi về vang lên rộn rã. Những học sinh ùa ra sân như bầy ong vỡ tổ. Sân trường tĩnh lặng bỗng chốc tràn ngập tiếng nói cười, vang động cả một khoảng trời đỏ rực. Cánh cổng trắng mở rộng, những bậc phụ huynh đã đứng sẵn chờ đón con em mình. Những ánh mắt ngóng trông, tìm kiếm con trẻ từ những đám học sinh đang chạy tới cổng trường. Những lời hỏi thăm ân cần về bài giảng hôm nay, về những câu chuyện vui vẻ đã xảy ra. Tiếng nổ máy, tiếng còi xe làm nhộn nhịp một đoạn đường trước cổng trường. Những em học sinh ngồi sau xe bố mẹ tíu tít kể về buổi học bổ ích,về con điểm chín, điểm mười đỏ chói đã đạt được. Tiếng trò chuyện vui vẻ, nụ cười đỏ thắm nở trên môi xua đi những vất vả, mệt nhọc của một ngày học tập, làm việc cần mẫn.
Nắng ngày càng nhạt dần, mặt trời đang từ từ khuất bóng sau rặng tre. Trên bầu trời xanh, những đám mây trắng xốp đã đổi cho mình chiếc áo choàng đỏ thắm, đang bồng bềnh dạo chơi. Nàng gió thu dịu mát đang sà xuống ngôi trường làng nho nhỏ, hòa vào sự náo nhiệt của buổi tan trường. Những bạn học sinh đang dắt xe trên làn đường nhỏ, cố gắng tránh những chiếc xe máy đang phóng đi. Có những tốp học sinh lại từ từ đi bộ dọc theo con đường làng quanh co, vừa đi vừa trò chuyện về một bài toán khó chưa biết cách giải hay bài văn chưa biết cách làm. Thi thoảng có ai đó nói một câu đùa vui làm cả nhóm cười vang. Bên đường một vài quán hàng rong đang mời gọi các em học sinh vào mua hàng. Những chiếc kem mát lành xua đi cái nóng, những gói đồ ăn vặt đủ loại hay những bắp ngô, củ khoai nướng thơm phức cuốn hút rất nhiều bạn nhỏ vào mua. Đôi lúc lại có những tiếng nũng nịu đòi bố mẹ mua cho.
Trời tối dần, sân trường các bạn học sinh đi về cũng vãn dần. Ngôi trường một lần nữa lại chìm vào trong tĩnh lặng, hòa vào không gian thanh tĩnh của trời đêm. Cả sân trường vắng vẻ, không một bóng người, thỉnh thoảng mới thấy thấp thoáng bóng bác lao công dọn vệ sinh hay những bạn đang chờ bố mẹ đến đón muộn. Khung cảnh náo nhiệt vừa mới đó như chưa hề xảy ra. Tối muộn.
Tan học- đó là lúc chúng ta kết thúc một buổi học, trở về với mái ấm thân yêu. Đó còn là khoảng thời gian nhộn nhịp, rộn rã luôn mang lại cho mỗi người một ấn tượng khó phai, trở thành một hình ảnh gắn liền với tuổi học trò của mỗi chúng ta, theo ta khắp năm tháng cuộc đời sau này.
Khi tiếng trống trường vang lên vào tiết cuối buổi học học sinh các lớp sẽ đổ ùa ra sân trường để ra về, khung cảnh đó rất quen thuộc và cũng là phút giây đợi chờ của các bạn học sinh sau những tiết học căng thẳng.
Tả quang cảnh trường học lúc tan trường:
Trường học là nơi chắp cánh những ước mơ của tụi nhỏ chúng tôi bay xa. Chúng tôi đến trường và về nhà. Hàng ngày đều đều như thế. và quang cảnh ngôi trường lúc tan tầm không thể nào tôi quên được.
Sau tiếng trống trường ròn rã vang lên: "Tùng…tùng" báo hiệu tan trường, chúng tôi nhanh chóng cất sách vở, đứng nghiêm trang chào thầy cô. Rất nhanh, chỉ vài phút sau khi dứt tiếng trống, hàng ngàn học sinh ùa ra như ong vỡ tổ. Không còn hàng lối gọn gàng như buổi chào cờ đầu tuần, giờ đây, sân trường kín học sinh, học sinh chen lấn nhau để nhanh chân bước ra khỏi cổng trường về nhà với ba mẹ. Là trường học bán trú, nên hết buổi học, các bạn học sinh đều trở về nhà. Những em nhỏ được ba mẹ, người thân của mình đón về nhà. Trước giờ tan tầm, các bậc phụ huynh đã đến cổng trường kín cả. Ai ai cũng mong ngóng con cái mình kết thúc buổi học, và nghe những câu chuyện trường lớp của chúng. Giờ tan tầm rất đông đúc học sinh từ các lớp túa ra lại thêm phụ huynh chờ ngoài cổng, bởi thế mà giờ tan tầm, đường quanh trường học cũng bị tắc nghẽn cả, xe cộ lưu thông rất khó khăn. Hơn nữa những học sinh lớp trên như chúng tôi cũng đã tự đi xe đến trường. Buổi trưa đầu hè nắng nóng, ai cũng muốn về nhà nhanh, chính vì thế, chúng tôi càng phải cẩn thận hơn trong việc điều khiển xe ra khỏi cổng trường. Có những hôm, đông học sinh quá, chúng tôi phải dắt bộ xe để đi ra khỏi dòng người đông đúc ấy.
Khác hẳn với buổi sáng đi học, giờ tan tầm đông đúc học sinh hơn rất nhiều, chúng chen lấn nhau, dáo dác nhìn quanh tìm ba mẹ, hay tìm chỗ thoáng để lách ra khỏi dòng người tấp nập ngay tại cổng trường.
Tả quang cảnh trường em lúc tan học mẫu 6
"Tùng…. tùng…." Đã đến giờ tan học. Gương mặt của học sinh chúng tôi rạng rỡ hẳn lên. Sau một buổi học không ngắn ở trường, giờ đây chúng tôi đã được về nhà với ba mẹ.
Sau hiệu lệnh trống trường báo hiệu giờ tan tầm, học sinh chúng tôi nhanh chóng sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập của mình để ra khỏi lớp học. Chỉ ít phút, học sinh từ các lớp ùa ra, ào ra, đông nghịt. Ai ai cũng muốn về nhà nhanh chóng. Buổi trưa đầu hè nắng nóng, bụng đói cồn cào, chỉ muốn nhanh chân về nhà ăn bữa cơm mẹ nấu. Cảm giác ấy càng thúc giục những đứa học trò tham ăn nhác học chúng tôi bước nhanh chân ra khỏi cổng trường. Vì thế mà, giờ tan tầm, cổng trường to đùng kia lúc nào cũng không chịu được sức ép của học sinh. Hàng trăm học sinh ùa ra khiến cho không gian rộng của cánh cổng cũng không đủ sức để chứa chúng. Không gian chen lấn, xô đẩy để được ra ngoài luôn là điều dễ thấy vào giờ tan tầm của trường tôi. Các bậc phụ huynh đã dàn hết ngoài cổng, chờ con ra để đón về. Học sinh từ các trường kế bên cũng trào ra khiến bỗng dưng đông đúc người hơn hẳn dồn về phía con đường qua trường. Giao thông luôn trong tình trạng tắc nghẽn. Học sinh lớp trên đã tự đi xe đạp đến trường cũng khó khăn hơn trong việc di chuyển. Nhiều bạn, tan trường còn tụ tập đợi nhau, chờ vãn người thì về. Chỉ tầm 20 phút sau tiếng trống tan trường, sân trường đã vắng tanh chỉ còn lác đác vài em bố mẹ chưa đến đón kịp hoặc vài bạn còn tám chuyện với nhau.
Âm thanh ồn ã của tiếng còi xe, của tiếng cười đùa đã biến mất trong phút chốc, giờ chỉ còn là tiếng gió, tiếng ve ngắt quãng mà thôi. Sân trường lại im lìm trong nắng chờ đến buổi học tiếp theo của những cô cậu học trò.
hok tốt nha!!!!!!!!!
Thiên nhiên sẽ chẳng bao giờ biết nương tay nếu chúng ta vẫn tiếp tục không tuân thủ những quy luật vận hành của nó. Càng bước sang thế kỷ văn. minh, con người càng phải chịu những cơn thịnh nộ kinh hồn của thiên nhiên. Sóng thần ở Inđônêxia hay cơn bão khủng khiếp Catina vừa đổ bộ vào nước Mỹ rõ ràng là những minh chứng không gì thuyết phục hơn cho điều ấy.
Một biển nước mênh mông với bao điều đáng sợ chiếm trọn mười phút mục dự báo thời tiết của đài truyền hình. Cơn bão dù đã được dự báo trước nhưng người dân Mỹ vẫn phải hứng trọn một lần nổi giận của thần biển Poseidon. Cả một thành phố Công nghiệp chìm trong mênh mông biển nước. Thuyền cứu hộ chạy ầm ầm trong thành phố như chạy giữa mặt sông. Lác đác đây đó còn lại một vài ngôi nhà nổi lên phần nóc hoặc trần. Trên đó không biết có bao nhiêu người đang gào khóc dơ tay cầu cứu. Tình cảnh trông đến thảm thương. Chẳng ai có thể ngờ được ở nước Mỹ lại có những cảnh tượng đau lòng như vậy.
Nước trong thành phố bắt đầu chuyển màu đen. Nó bị ô nhiễm nặng bởi bao nhiêu thứ trong đó có không ít xác người. Cả thành phố ngột ngạt trong cảnh không điện, không thức ăn, nước uống, không thuốc men. Tình cảnh gợi những căn bệnh hiểm nghèo dễ dàng lấn đến trong nay mai. Cả thành phố vẫn đang kêu cứu còn nước thì chưa hề có dấu hiệu rút đi. Cả nước Mỹ đang ở tình trạng vô cùng khẩn cấp.
Cũng may mấy ngày sau, nước rút và nhờ có sự nỗ lực của tất cả mọi người đặc biệt là của quân đội, cảnh sát và những tình nguyện viên, nhiều người dân đã được cứu ra khỏi vùng nguy hiểm. Tuy phải chen chúc trong những trại tập trung nhưng họ vẫn còn may mắn hơn bao người chết đói, chết rét hay bị bão lũ cuốn đi.
Ôi! Còn thiệt hại về vật chất thì không thể nào kể nổi. Nhà thì đổ, ô tô bị nước cuốn trôi, đường dây điện đứt. Nước rút đi nhưng cả thành phố vẫn ngập trong bùn đất đen nhánh và nhão nhoét. Hết bão nhưng bây giờ mới là lúc bệnh tật hoành hành. Đây là còn chưa kể nỗi đau thê thảm của bao gia đình mất người thân. Phải có đến hơn một nửa số gia đình trong trận bão phải chịu cảnh "tan đàn sẻ nghé". Sự mất mát đau thương ngày một lớn thêm không thể lấy gì bù đắp. Dù cả thế giới đang nỗ lực hết mình với tinh thần tương thân tương ái nhưng so với những mất mát đã qua thì sự bù đắp ấy chẳng thấm tháp gì.
Dù chỉ được nhìn thấy qua màn ảnh nhỏ nhưng tôi có thể cảm nhận hậu quả trận bão thật là to lớn. Cả thế giới đang hướng về nước Mỹ bằng một sự cảm thông nhưng qua đó, quốc gia nào cũng phải giật mình. Thiên nhiên không phải dễ gì nắm bắt và điều tiết được dù quốc gia ấy có thế lực kinh tế lớn đến cỡ nào.