Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Văn bản Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc Việt Nam:
+ Bài cáo khẳng định dứt khoát rằng Việt Nam là nước độc lập, có chủ quyền, đây là sự thật hiển nhiên.
+ So với bài thơ Sông núi nước Nam, bài Nước Đại Việt ta được phát triển toàn diện và sâu sắc hơn. Bởi có thêm những yếu tố như nền văn hiến lâu đời, tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng…
Mở bài
- Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh được xem là mẫu mực của loại văn chínhluận.
- Đoạn mở đầu được viết rất cao tay : vừa khéo léo vừa kiên quyết lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâusắc.
Thân bài
- Bác mở đầu bản tuyên ngôn bằng việc trích dẫn các câu nói nổi tiếng về quyền con người trong bản “Tuyên ngôn Độc lập” của nước Mỹ năm 1776 và bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của cách mạng Pháp năm1791:
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng...quyền mưu cầu hạnh phúc…”
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng ...bình đẳng về quyền lợi” Từ đó Người đi tới suy luận : “Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là : tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.”
=> Cách mở đầu độc đáo, sáng tạo, đày sức thuyết phục, vừa khéo léo vừa kiên quyết lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc.
- Khéo léo : Từ quyền con người Bác phát triển quyền thành quyền lợi của các dân tộc. Khẳng định quyền tự do độc lập của dân tộc ViệtNam.
- Kiên quyết : Ngầm nhắc nhở người Pháp, người Mỹ đừng phản bội lại lời tổ tiên mình, đừng vấy bùn lên lá cờ nhân đạo và chính nghĩa của dân tộc mình; Bác đã vận dụng chiến thuật „gậy ông đập lưng ông”; ngăn chặn âm mưu xâm lược nước ta của Pháp,Mĩ.
- Hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc:
+ Ý kiến “ suy rộng ra” ấy là một đóng góp vô cùng quan trọng của Hồ Chí Minh đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Nó như phát súng lệnh khởi đầu cho thời kỳ bão táp cách mạng ở các nước thuộc địa, làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân trên khắp thế giới vào những năm 60, 70 của thế kỷ XX.
Với cách lập luận như vậy, Bác đã bày tỏ thái độ trân trọng, đề cao tư tưởng nhân quyền, dân quyền trong hai bản tuyên ngôn - những tư tưởng tiến bộ của người Pháp, người Mĩ; đặt ba cuộc cách mạng ngang hàng nhau, ba nền độc lập ngang hàng nhau ba bản Tuyên ngôn ngang hàng nhau ( thực sự cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 đã giải quyết đúng nhiệm vụ của hai cuộc cách mạng của Mĩ (1776) và của Pháp (1791) -> thể hiện rõ niềm tự hào, tự tôn dân tộc của Bác
Dùng những từ ngữ : lời bất hủ, đó là những lẽ phải không ai chối cãi được… khẳng định quyền tự do, bình đẳng của các dân tộc như một chân lí, một điều hiển nhiên
Hiệu quả - ý nghĩa : Tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho bản tuyên ngôn.
Kết bài:
Đoạn mở đầu Tuyên ngôn Độc lập của Bác chứa đựng tư tưởng lớn với nhiều ý nghĩa sâu sắc, lại được viết bằng một nghệ thuật cao tay, mang sức thuyết phục mạnh mẽ. Đó là một đoạn mở đầu mẫu mực trong một bản Tuyên ngôn bất hủ
-Bài thơ đã khẳng định về chủ quyền của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược. Bài thơ được coi là Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc. Nước Nam là của vua Nam, điều thiêng liêng ấy đã ghi ở sách trời , kẻ nào vị phạm kẻ ấy sẽ bại vong.
-Bài thơ ân chứa lòng yêu nước nồng nàn, niềm tự hào về truyền thống đánh giặc lẫy lừng của dân tộc và niềm tin phấp phới vào nền độc lập vững bền của dân tộc. Có lẽ đó là cội rễ khiến Bài thơ có sức sống bền bỉ trong lòng mỗi người Việt Nam.
-Hạn chế của bài thơ:Quan điểm độc lập tự chủ của tác giả còn ảnh hưởng bởi thuyết thiên mệnh siêu hình.
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận.
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi và tác phẩm “Đại cáo bình Ngô”.
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Bình Ngô đại cáo vừa có giá trị của một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc, vừa là bản tuyên ngôn nhân đạo và hoà bình của nước ta.
2. Giải thích ý kiến.
- Tuyên ngôn độc lập: là văn bản tuyên bố độc lập của một quốc gia, thường ra đời để khẳng định chủ quyền của một dân tộc; Tuyên ngôn nhân đạo: là tuyên bố về tư tưởng nhân nghĩa, khẳng định quyền sống của con người, là sự đồng cảm, thương xót trước nỗi đau của nhân dân, lên án tội ác của kẻ thù; Tuyên ngôn hòa bình: là tuyên bố về nền độc lập, hòa bình của dân tộc.
- Ý kiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhấn mạnh đến giá trị to lớn của tác phẩm Bình Ngô đại cáo. Đây không chỉ là văn bản tuyên bố độc lập, khẳng định chủ quyền của quốc gia, mà còn là tác phẩm tuyên bố về tư tưởng nhân nghĩa, tuyên bố về nền độc lập, hòa bình của nước Đại Việt.
3. Chứng minh.
* Bình Ngô đại cáo là Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của nước Đại Việt.
- Trong lịch sử dân tộc, bài thơ Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt) được đánh giá là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên. Tiếp theo Nam quốc sơn hà, tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi chính là Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai trong lịch sử nước ta.
- Bình Ngô đại cáo thể hiện một nhận thức toàn diện, sâu sắc về quyền dân tộc, quốc gia, thể hiện ý thức tự cường, tự chủ của dân tộc Đại Việt.
+ Toàn diện vì ngoài hai yếu tố lãnh thổ, chủ quyền (đã nêu trong Nam quốc sơn hà), còn thêm những yếu tố cơ bản, quan trọng khác: văn hiến, phong tục, lịch sử :
“Như nước Đại Việt ta từ trước
… Song hào kiệt đời nào cũng có”
+ Sâu sắc vì coi văn hiến, lịch sử là hạt nhân cơ bản để xác định độc lập dân tộc của Đại Việt, đặt dân tộc ta sánh ngang với phương Bắc – đều làm “đế” một phương, tự hào vì có lịch sử và văn hiến lâu đời.
* Bình Ngô đại cáo là bản Tuyên ngôn nhân đạo.
- Tư tưởng nhân nghĩa sáng ngời việc gì yên dân nên làm, kẻ bạo ngược hại dân nên trừ đã được nêu cao như là mục đích của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
- Tư tưởng nhân nghĩa đã trở thành phương châm chiến đấu của của cuộc khởi nghĩa:
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo”
- Tư tưởng nhân đạo tha thiết thể hiện trong nỗi đau xót trước thảm hoạ của nhân dân, là bản cáo trạng đanh thép về tội ác của quân xâm lược “Vừa rồi nhân họ Hồ chính sự phiền hà …. Lẽ nào thần dân chịu được”; mở đường “hiếu sinh” cho hàng chục vạn quân giặc khi đã thất bại đầu hàng “Thần vũ chẳng giết hại …. chân run”.
* Bình Ngô đại cáo còn là bản tuyên ngôn hoà bình của nhà nước Đại Việt.
- Nêu cao khát vọng hoà bình của dân tộc Đại Việt, chủ trương hoà hiếu giữa hai quốc gia, dân tộc: “Họ đã tham sống sợ chết … nhân dân nghỉ sức”.
- Bài cáo kết thúc bằng việc mở ra một thời kì mới của đất nước trong hoà bình, độc lập, thể hiện ước vọng và niềm tin vào tương lai của đất nước: “Xã tắc từ đây … vết nhục nhã sạch làu”.
4. Đánh giá, nhận xét.
* Nghệ thuật văn chính luận đạt đến trình độ mẫu mực, cổ điển.
- Cấu trúc tác phẩm hoàn chỉnh: bố cục, hệ thống ý cân đối, chặt chẽ; có sự liền mạch, nhất quán trong hồi văn, giọng văn.
- Khả năng sáng tạo hình tượng đa dạng, phong phú, biến hoá.
- Sự kết hợp đa dạng nhiều bút pháp: bút pháp chính luận với miêu tả, tái hiện lịch sử, bút pháp trữ tình với bút pháp anh hùng ca.
- Ngôn ngữ phong phú, đặc sắc. Câu văn biền ngẫu linh hoạt, tạo ra nhịp điệu phù hợp với cảm xúc từng đoạn; nhiều biện pháp tu từ: so sánh, phóng đại, liệt kê…
* Giá trị tư tưởng to lớn của tác phẩm là sự kết tinh tư tưởng của lịch sử, của thời đại, đồng thời là tầm cao tư tưởng của Nguyễn Trãi – nhân vật toàn tài, kiệt xuất nhất của lịch sử phong kiến Việt Nam.
* Ý kiến nhận xét của cố Đại tướng thật đúng đắn, sâu sắc đã nhấn mạnh vào giá trị to lớn của Bình Ngô đại cáo. Tác phẩm không chỉ là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc, mà còn mang giá trị nhân văn sâu sắc, khẳng định nền hoà bình độc lập của nước nhà. Ý kiến cũng giúp bạn đọc thấy rõ hơn tài năng bậc thầy trong thể văn chính luận và tầm cao tư tưởng của Nguyễn Trãi.
Có một số gợi ý , văn bản Nước Đại Việt ta có ý nghĩa như 1 bản tuyên ngôn độc lập vì:
+ Văn bản đã khẳng định chủ quyền , độc lập của dân tộc tồn tại như 1 chân lý hiển nhiên
+ Khẳng định sức mạnh của chính nghĩa , của độc lập , chủ quyền và lòng tự hào dân tộc.
+ Chứng minh và nêu lên : nước ta có nền độc lập chủ quyền , có vua riêng , địa lý riêng , có bề dày lịch sự đấu tranh độc lập dân tộc.
Đưa văn bản lên nhe