Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Để phân loại sinh vật chúng ta nên dựa vào đặc điểm của sinh vật. Các đặc điểm đó có thể là:
- Đặc điểm tế bào (có màng nhân hay không có màng nhân, có thành tế bào hay không có thành tế bào,…).
- Mức độ tổ chức cơ thể (đơn bào hay đa bào, có phân hóa hệ cơ quan hay không,…).
- Môi trường sống (trên cạn, dưới nước, trong đất hay trên cơ thể sinh vật).
- Kiểu dinh dưỡng (tự dưỡng hay dị dưỡng,…).
Để phân biệt các nhóm động vật không xương sống có thể dựa vào các đặc điểm như:
- Hình dạng cơ thể: đối xứng tỏa tròn hay đối xứng hai bên,…
- Phân hóa cấu tạo các phần cơ thể: đã phân hóa các phần đầu, thân,… chưa?
- Bộ xương ngoài: có bộ xương ngoài hay không?
Có thể phân biệt được các loài bằng cách phân loại chúng ra thành từng nhóm dựa vào các đặc điểm chung của từng nhóm và đặc điểm riêng của từng loài.
Các tiêu chí được sử dụng để phân biệt năm giới sinh vật dựa vào những tiêu chí là: cấu tạo tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, khả năng di chuyển, kiểu dinh dưỡng.
- Đặc điểm tế bào: nhân sơ (giới Khởi sinh) và nhân thực (giới Nguyên sinh, giới Thực vật, giới Nấm, giới Động vật).
- Mức độ tổ chức cơ thể: đơn bào (giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh) và đa bào (giới Thực vật, giới Nấm, giới Động vật).
- Khả năng di chuyển: giới Thực vật gồm những sinh vật không có khả năng di chuyển, giới Động vật gồm những sinh vật có khả năng di chuyển.
- Các kiểu dinh dưỡng: giới Khởi sinh và giới Nguyên sinh gồm những sinh vật tự dưỡng hoặc dị dưỡng, giới Nấm và giới Động vật gồm những sinh vật dị dưỡng, giới Thực vật gồm những sinh vật tự dưỡng.