Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
CÂU 1:vì sao phải gieo trồng đúng thời vụ? Người ta phải trồng cây đúng thời vụ là vì: các loại cây khác nhau có nhu cầu khác nhau về các điều kiện ngoại cảnh. Cho nên, muốn cho cây sinh trưởng, phát triển tốt thì phải trồng cây vào thời điểm có khí hậu, thời tiết phù hợp nhất đổi với cây. Có như vậy cây mới sử dụng được các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm... của môi trường phù hợp nhất và hiệu quả nhất.
Câu 2:xử lí hạt giống nhằm mục đích gì? Ở địa phương em có tiến hành xử lí hạt giống không,nếu có thường xử lí theo cách nào? Xử lý hạt giống bằng cách ngâm vào hóa chất , để diệt trừ các mầm bệnh , trừ rầy khi cây mới mọc như ngâm giống lúa vào dung dịch Actara, Cruiser Plus của công ty sygienta để chống được bệnh bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá và lùn sọc đen.
Có 2 cách để xử lý hạt giống:
- xử lý bằng nhiệt độ:tỉ lệ 3 sôi 2 lạnh để kích thích hạt giống mọc khỏe và đều
- Xử lý bằng hóa chất.
câu 3: em hãy nêu ưu, nhược điểm của các phương pháp gieo trồng?
Gieo trồng bằng hạt ưu điểm là mau lên ,nhược điểm là thất thoát nhiều vì sâu kiến
- trồng cây con ưu ít thất thoát hạt giống lâu, nhược điểm là lâu mất thời gian vì phải ương từ hạt ra
* Mục đích : Tạo ra nhiều cá thể của giống đã có, với yêu cầu là giữ được và hoàn thiện các đặc tính tốt của giống đó.
* Phương pháp : Chọn ghép đôi giao phối con đực với con cái của cùng một giống để được đời con cùng giống với bố mẹ.
1. Các loại cây trồng : Cây ăn quả , cây cảnh.....
Nó được trồng bằng hạt và rễ , thân
2. Nhưng công việc khi trồng xong :
+ Làm hàng rào để bảo vệ
+ Bổ sung các chất dinh dưỡng cho cây
+ Chọn giống cây tốt , có thể chịu sức ảnh hưởng thay đổi của môi trường
3. Mục đích :
+ Làm hàng rào để phòng tránh các loại động vật như trâu bò
+ Bốn phân để tăng chất dinh dưỡng cho cây
4. Các bước :
Bước 1 : Lựa chọn địa điểm , dọn cỏ, san đất , chuẩn bị cây trồng
Bước 2 : Thiết kế mật độ trồng
Bước 3 : Đào hố
Bước 4 : Trộn đất và cho thêm rơm , trấu
Bước 5 : Cho một phần đất xuống hố đã đào
Bước 6 : Cho cây vào hố , giữ cây thẳng đứng sau đó lấp đất
Bước 7 : Tưới nước cho cây , có thể cắm thêm cọc để giữ cây
6. Các bước phòng trừ sâu bệnh :
+ Phun thuốc trừ sâu
+ Đừng bã độc , dùng tay bắt sâu , cắt bỏ cành là bị sâu bệnh , dùng vợt
5.
Bạn có thể dùng cách bốn thúc
- Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra. Mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm, ngoại hình giống nhau. Có năng xuất, chất lượng như nhau, tính di truyền ổn định, số lượng cá thể nhất định.
- Muốn đàn vật nuôi tăng nhanh số lượng cá thể, giữ vững, hoàn thiện các đặc tính tốt của giống đã có thì người chăn nuôi đã nhân giống thuần chủng.
VD: Lợn Ỉ đực với lợn Ỉ cái,...
Mục đích của các biện pháp chăm sóc cây trồng:
-tỉa và dặm cây:để mật độ cây trồng luôn được ổn định
-làm cỏ và vun xới: làm đất tơi xốp ,chống đổ ,hạn chế bốc hơi nước, diệt cỏ dại
-tưới và tiêu nước:giúp cây trồng không bị thiếu hoặc thừa nước để cây sinh trưởng và phát triển
-bón phân thúc:giúp cho cây trồng có đủ thức ăn trong thời gian cây sinh trưởng và phát triển
1 Phải sử dụng đất hợp lí vì:
Do nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng tăng mà diện tích đất trồng trọt có hạn
Để duy trì độ phì nhiêu cho đất đảm bảo cây trồng luôn cho năng suất cao
Các biện pháp sử dụng đất
Thâm canh tăng vụ
Không bỏ đất hoang
Chọn cây trồng phù hợp với đất
Vừa sử dụng đất vừa cải tạo đất
2 Phải bảo vệ rừng hiện có vì:
Rừng có tác dụng làm trong sạch không khí. Tán lá cản và giữ bụi. Lá cây tiết ra nhiều loại chất kháng khuẩn có tác dụng tiêu diệt vi trùng gây bệnh trong không khí.
Rừng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài quý hiếm. Trong rừng có nhiều loại cây khác nhau. Ðây là nguồn thực phẩm, nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp và dược phẩm, là nguồn gen hoang dại có giá trị trong lai tạo giống mới cho nông nghiệp và chăn nuôi.
Rừng bảo vệ và cải tạo đất. Nhờ có tán lá xoè rộng như chiếc ô, nước mưa không xối thẳng xuống mặt đất, nắng không đốt cháy mặt đất, nên lớp đất trên mặt khó bị rửa trôi theo nước mưa. Rừng nuôi đất, bồi bổ cho đất.
Ðất rừng hầu như tự bón phân, vì cành lá rơi rụng từ cây sẽ bị phân huỷ, tạo thành các chất dinh dưỡng, làm tăng độ màu mỡ của đất. Ðất phì nhiêu, tơi xốp sẽ thấm tốt, giữ nước tốt và hạn chế xói mòn. Vùng bãi triều ven biển có các rừng sú, vẹt, đước, vừa chắn sóng, vừa giữ phù sa, làm cho bờ biển không những không bị xói, mà còn được bồi đắp và tiến ra phía trước.
Rừng có tác dụng điều hoà dòng chảy trong sông ngòi và dưới đất. Nước mưa rơi xuống vùng có rừng bị giữ lại nhiều hơn trong tán cây và trong đất, do đó lượng dòng chảy do mưa trong mùa lũ giảm đi. Rừng cản không cho dòng chảy mặt chảy quá nhanh, làm cho lũ xuất hiện chậm hơn, giảm mức độ đột ngột và ác liệt của từng trận lũ. Nước thấm xuống đất rừng vừa là nguồn dự trữ nuôi cây và các sinh vật sống trong đất, vừa chảy rất chậm về nuôi các sông trong thời gian không mưa. Do đó những vùng có nhiều rừng che phủ sẽ giảm bớt được thiên tai hạn hán và lũ lụt. Rừng càng nằm gần đầu nguồn sông, tác dụng điều hoà dòng chảy càng lớn hơn.
Rừng có giá trị lớn về du lịch. Vì rừng có nhiều phong cảnh đẹp, với nhiều loại động thực vật hoang dã, lôi cuốn sự ham hiểu biết, trí tò mò của mọi người. Khí hậu trong rừng mát mẻ, điều hoà, không khí sạch sẽ còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt
mục đích của các biện pháp sử dụng cây trồng
BIỆN PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT | MỤC ĐÍCH |
Thâm canh tăng vụ | Tăng sản lượng thu được |
Không bỏ đất hoang | Không để đất trống giữa 2 vụ thu hoạch |
Chọn cây trồng phù hợp với đất | Cây sinh trưởng tốt, phát triển cho năng suất cao |
Vừa sử dụng đất vừa cải tạo đất | Để sớm có thu hoạch |
Các biện pháp kích thích hạt giống nảy mầm:
1. Đốt hạt:
Một số hạt vỏ dầy và cứng (lim, dè, xoan, …) có thể đốt hạt nhưng không làm cháy hạt. Sau khi đốt, trộn hạt với trơ để ủ, hàng ngày vẩy nước cho hạt ẩm.
2. Tác động bằng lực
Với vỏ hạt dầy và khó thấm nước có thể tác động một lực lên hạt nhưng không làm hại phôi, gõ hoặc khía cho vỏ nứt, chặt một đầu hạt. Sau đó ủ hạt trong tro hay hút ẩm.
3. Kích thích hạt nảy mầm bằng nước ấm: là biện pháp rất phổ biến
Mục đích cơ bản của các biện pháp kỹ thuật xử lý hạt giống là: kích thích hạt giống nảy mầm.