Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong một tác phẩm nhà thơ Tố Hữu viết tặng đại thi hào Nguyễn Du nhân ngày kỉ niệm 200 năm sinh của cụ, ông đã từng nhận định cụ là “người xưa của ta nay”. Nguyễn Du – một bậc thầy của ngôn ngữ trong văn chương. Ông là con người có tấm lòng nhân hậu. Có lẽ, đây chính là yếu tố quan trọng để ông có được những tác phẩm văn học chứa đựng những giá trị nhân đạo sâu sắc. Nguyễn Du yêu Tiếng Việt nên ông đã sử dụng thành công và làm Tiếng Việt phong phú thêm bao nhiêu. Bao nhiêu năm nay chúng ta đọc và say mê Truyện Kiều một phần bởi cái giọng điệu lục bát dễ đọc, dễ thuộc, dễ nghe. Có biết bao nhiêu lí do để ta trân trọng đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, và lí do lớn nhất, chính đáng nhất chính là nhân cách cao đẹp của ông, kết quả của sự kết hợp hài hoà giữa tài và tình Nguyễn Du.
Trong một tác phẩm nhà thơ Tố Hữu viết tặng đại thi hào Nguyễn Du nhân ngày kỉ niệm 200 năm sinh của cụ, ông đã từng nhận định cụ là “người xưa của ta nay”. Sở dĩ ông nói vậy bởi Nguyễn Du là con người của thời đại trước, đã cách nhà thơ Tố Hữu hàng hai trăm năm nên mới gọi cụ là “người xưa”. Đồng thời, xuất phát từ nhận thức và tình cảm sâu sắc với cụ, liên hệ giữa quá khứ với thực tại, Tố Hữu muốn khẳng định với thế hệ tương lai rằng những tư tưởng của Nguyễn Du, tài năng của cụ đã vượt thời gian, cụ đã trở thành danh nhân văn hóa của dân tộc Việt Nam, và không chỉ là niềm tự hào của nền văn học Việt Nam mà còn vươn ra tầm thế giới, với những tác phẩm để đời thành công.
Từ truyện ngắn Tầng hai, ta có thể rút ra mối quan hệ giữa con người với con người, về quan niệm hạnh phúc trong xã hội hiện đại như sau:
+ Đầu tiên, qua câu truyện ngắn này, ta có thể thấy trong xã hội hiện đại, con người ngày càng xa cách với nhau hơn do nhiều yếu tố. Như Phan - nhân vật trong truyện cùng gia đình chủ nhà cô thuê sống trên tầng hai, dù ở chung một nhà nhưng họ cứ như không quen biết nhau, mỗi một tầng nhà là một khoảng trời riêng, ai sống thế nào thì vẫn cứ vậy. Cũng do họ không thân thiết và do có sự khác biệt lớn trong tính cách và cách sống nên chuyện không hòa hợp được với nhau cũng là điều bình thường. Nhưng điều ấy hoàn toàn có thể thay đổi được nếu chúng ta chủ động hơn và hòa đồng hơn như cách Phan ngại ngùng đứng chân cầu thang định lên thăm gia đình tầng hai nhưng lưỡng lự và được họ mời lên nhà.
+ Phan cũng là một đại diện cho những lớp trẻ ngày nay, muốn tương lai rộng mở nên lên thành phố lập nghiệp. Cuộc sống buồn tẻ, lặp lại lặp lại và còn cô đơn hơn khi chứng kiến những khoảnh khắc hạnh phúc của gia đình người khác khiến cô nhớ nhà và thấy tủi thân. Tuy nhiên, họ luôn không có ý định về quê mà luôn tìm kiếm hạnh phúc ở thành phố ồn ào, náo nhiệt này. Nhưng khi chứng kiến khung cảnh tuy nhỏ hẹp nhưng hạnh phúc của gia đình tầng hai khiến Phan cảm thấy hạnh phúc đơn gian hơn cô tâm niệm. Từ đó có thể thấy ở thời hiện đại, chúng ta luôn nghĩ xa đến những điều tận đẩu tận đâu mà không biết rằng hạnh phúc đơn giản luôn hiện hữu ngay trước mắt chúng ta.
+ Về mối quan hệ giữa con người với con người: Trong xã hội hiện đại, có thể thấy rằng do nhiều yếu tố mà con người đang ngày càng cách xa nhau hơn. Dù ở chung một nhà như Phan hay gia đình sống trên tầng hai của câu chuyện, hay sống cùng xóm, cùng thành phố, chúng ta vẫn thường không quan tâm và trò chuyện nhiều với nhau. Có thể do tính cách ngại ngùng, có thể do lối sống quá khác biệt, hay cũng có thể do cuồng quay của công việc khiến con người luôn trong trạng thái mật mỏi. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi tình trạng này bằng cách chủ động hơn và hòa đồng hơn như cách Phan đến thăm gia đình tầng hai và được mời lên nhà. Chúng ta nên học cách quan tâm người khác hơn và tạo nhiều mối quan hệ hơn với mọi người ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp.
Tham Khảo
Câu nói “Ừ, thôi anh cũng chẳng muốn em yêu anh như yêu một cái bóng mờ...” của Trương Chi cho thấy, bản thân anh cũng biết mình xấu xí, thân phận thấp hèn không thể xứng với Mĩ Nướng. Chàng cũng biết Mĩ Nương không biết nhan sắc thật của mình xấu xí thế nào. Chàng không muốn tình yêu của mình có sự lừa dối, chàng muốn Mị Nương yêu con người thật của mình.
Cha mẹ và con cái thường không đồng quan điểm về các vấn đề như quần áo, nguyên tắc của gia đình và cách sử dụng thời gian. Kết quả là cha mẹ và con cái luôn luôn tranh cãi. Trên thực tế, các chuyên gia cho rằng hầu hết các xung đột trong gia đình tăng lên khi con cái bắt đầu tới tuổi vị thành niên (teen - từ 13 tới 18 tuổi).
Khi trẻ bắt đầu bước vào lứa tuổi vị thành niên, mọi người xung quanh (những người mà trẻ tương tác) sẽ ảnh hưởng tới hành vi và thái độ của trẻ. Trẻ cần khám phá môi trường xung quanh một cách độc lập để trẻ có thể cảm thấy tự tin với chính bản thân và tự tin về các khả năng của mình. Trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu đòi quyền lợi cho bản thận. Ví dụ, trẻ có thể hỏi bạn "Tại sao con phải dọn dẹp phòng" Hoặc bạn có thể nhận thấy rằng con cái hay cãi lại họ.
Đối với những lựa chọn cá nhân, trẻ ở lứa tuổi thanh thiếu niên đòi hỏi mình có nhiều tinh thần trách nhiệm và tự do hơn khi lựa chọn. Trẻ bắt đầu thử nghiệm nhiều cách mới trong việc ăn mặc, dành thời gian cho bạn bè và ít dành thời gian cho gia đình hơn. Khi trẻ quan hệ với nhiều bạn bè hơn, cha mẹ thường không biết rõ bạn bè của con hoặc không bằng lòng với những người bạn mà con đã chọn.
Trẻ thanh thiếu niên thường tiêu phí thời gian trong việc cố gắng xác định chúng là ai. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì trẻ đang ở giai đoạn "người lớn không ra người lớn, trẻ con không ra trẻ con." Chúng muốn tự chúng lựa chọn, nhưng chúng lại không luôn luôn sẵn sàng chịu trách nhiệm với những kết quả, hậu quả của những gì mà trẻ lựa chọn. Xung đột giữa cha mẹ và con cái gia tăng khi trẻ từ 13 đến 15 tuổi, và xung đột giảm bớt khi trẻ lớn hơn. Trong giai đoạn từ 13 đến 15 tuổi, con trẻ cần cha mẹ giúp đỡ nhiều trong việc đưa ra các quyết định bởi vì trẻ chưa có khả năng hiểu và dự đoán trước các hành vi của trẻ sẽ ảnh hưởng đến người khác như thế nào. Nhưng con bạn cũng cảm thấy chúng cần có quyền trong việc đưa ra các quyết định, và chính điều này giải thích lý do tại sao xung đột giữa cha mẹ và con cái từ 13 đến 15 tuổi cao hơn so với xung đột giữa cha mẹ với con cái ở lứa tuổi khác. Khi trẻ lớn hơn, trẻ có thể hiểu được các hậu quả của hành động và sẽ có khả năng đưa ra quyết định có thể ảnh hưởng đến cuộc sống và tương lai của trẻ tốt hơn.
Các nhà nghiên cứu gợi ý rằng hầu hết tranh cãi trong gia đình xoay quanh các sự kiện hàng ngày hoặc do khác nhau về lựa chọn của mỗi cá nhân chứ không phải là do các giá trị sống khác nhau. Nhà nghiên cứu Judith Smetana nói rằng:
Trẻ ở lứa tuổi vị thành niên nghĩ rằng cha mẹ có quyền mong đợi chúng làm các việc trong nhà và nơi ở của trẻ. Trẻ cũng tin rằng cha mẹ cần đặt ra những hướng dẫn về những vấn đề cơ bản như nói dối, lừa đảo và chia sẻ. Tuy nhiên, cha mẹ và con cái thường thất vọng trong việc xác định ai là người có quyền điều khiển các vấn đề cá nhân như quần áo, lựa chọn bạn bè hoặc lựa chọn các hoạt động. Hay nói cách khác, trẻ muốn cha mẹ hướng dẫn trẻ về các vấn đề đạo đức và tinh thần trách nhiệm, nhưng trẻ cũng muốn thể hiện mình là một các nhân.
Đối với trẻ ở lứa tuổi vị thành niên, vấn đề về quyền tự quản (tự quản trong suy nghĩ và hành động độc lập) có thể là vấn đề khá căng thẳng. Mặc dù trẻ ở lứa tuổi này có thể cư xử theo nhiều cách để đòi quyền tự quản trong gia đình, những chúng vẫn cần cha mẹ hỗ trợ về mặt tình cảm, cần cha mẹ kiên quyết và hướng dẫn. Bằng cách cho trẻ tham gia vào việc đưa ra các quyết định phù hợp, cha mẹ có thể giúp trẻ học cách đưa ra các quyết định tốt hơn và trở thành người chín chắn, độc lập hơn. Không tranh cãi về những khác biệt không quan trọng, và xây dựng mối quan hệ vững mạnh giữa cha mẹ và con cái ngay từ khi trẻ còn nhỏ.
Bạn tham khảo nhé!
Virus gây suy giảm miễn dịch ở người hay HIV là hai loài Lentivirus xâm nhiễm cơ thể người. Qua thời gian, chúng gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, tình trạng mà hệ miễn dịch ngày càng suy yếu cho phép ung thư và các loại nhiễm trùng cơ hội phát triển. , - Do bản chất của bệnh: Vì bản chất của kỳ thị và phân biệt đối xử nói chung thường gắn liền với những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khó chữa như trước đây người dân rất sợ và tránh xa những người bệnh phong (hủi) hay bệnh lao vì không có thuốc điều trị. Trong khi HIV/AIDS là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm dẫn đến chết người, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh. Một vấn đề khác là HIV lây qua đường tình dục vốn bị kỳ thị như các bệnh hoa liễu. Do vậy mọi người sợ bị lây nhiễm HIV khi tiếp xúc với người nhiễm HIV.
- Do thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết không đúng, không đầy đủ về HIV/AIDS: Nhiều người vẫn cho rằng HIV/AIDS là bệnh rất dễ lây, kể cả qua tiếp xúc thông thường hoặc nhiều người lại cho rằng chỉ có những người tiêm chích ma túy hoặc người mua, bán dâm tức là những người cho là xấu xa mới bị nhiễm HIV/AIDS, họ coi nhiễm HIV/AIDS là tệ nạn xã hội, cứ nhiễm HIV là có tội, có lỗi.
- Do trong một thời gian dài, việc truyền thông quá nhấn mạnh chú trọng đến đường lây truyền mà không giải thích rõ ràng, nhất là đường không lây của HIV. Điều đó đã khiến mọi người sợ hãi, xa lánh và là một trong các nguyên nhân dẫn đến kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.
Hậu quả của việc kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS:
Trước tiên phải khẳng định rằng quan niệm của nhiều người hiện nay, ngay cả khi hiểu rằng HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường vẫn cho rằng “tốt nhất cứ tránh xa họ ra” đã để lại nhiều khó khăn cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
- Do sợ bị kỳ thị và phân biệt đối xử, người nhiễm HIV/AIDS giấu giếm tình trạng bệnh tật, mặc cảm, không dám tiếp xúc với cộng đồng, không hợp tác với chương trình phòng chống HIV/AIDS. Cán bộ chuyên môn khó có thể gặp và tư vấn cho họ về kỹ năng phòng và tránh lây HIV/AIDS cho người khác, làm cho người nhiễm HIV/AIDS trở thành “quần thể ẩn”, rất khó tiếp cận. Do đó họ khó có thể tiếp nhận thông tin, kỹ năng phòng bệnh và do vậy họ hoàn toàn có thể truyền HIV cho người khác.
- Do thiếu sự thông cảm giúp đỡ của cộng đồng có thể dẫn đến tâm lý bi quan, thậm chí “uất ức và trả thù đời” của người nhiễm HIV.
- Do không tiếp cận được với người nhiễm HIV nên cũng khó có được số ca bệnh chính xác, từ đó khó ước tính và dự báo chính xác được về tình hình dịch.
- Một vấn đề khác là chúng ta đã bỏ phí một nguồn lực lớn, không phát huy được tiềm năng của người nhiễm HIV. Người nhiễm HIV vẫn có thời gian dài khỏe mạnh nên họ vẫn có thể cống hiến cho gia đình và xã hội. Khi bị kỳ thị và phân biệt đối xử, người nhiễm HIV bị tách biệt, không được làm việc, không được chăm sóc và như vậy người nhiễm HIV có thể chết sớm hơn, để lại vợ, con, bố mẹ già làm tăng tác động của HIV/AIDS đến gia đình, đến kinh tế xã hội của đất nước. Nhiều người nhiễm HIV có thể là những tuyên truyền viên rất hiệu quả nên sự kỳ thị đã làm mất đi một lực lượng tham gia công tác phòng, chống HIV/ AIDS.
- Cuối cùng là kỳ thị và phân biệt đối xử dẫn đến hạn chế một số quyền cơ bản của công dân như quyền được chăm sóc sức khoẻ, làm việc, học hành, tự do đi lại… là những quyền mà người nhiễm HIV được pháp luật bảo vệ. Khi bị kỳ thị và phân biệt đối xử, người nhiễm HIV sẽ bị hạn chế một số quyền cơ bản trên.
Như vậy có thể thấy rằng, các biện pháp tách biệt, cấm đoán, kỳ thị và phân biệt đối xử không làm hạn chế được dịch HIV/AIDS mà trái lại càng làm cho dịch HIV/AIDS ngày càng trở nên khó kiểm soát hơn./.
Ai cũng biết HIV/AIDS là căn bệnh nguy hiểm nhưng không phải ai cũng hiểu đúng và nhận thức đầy đủ về nó. Vì vậy, trong xã hội vẫn có những cái nhìn và cách đối xử chưa đúng đối với người nhiễm HIV/AIDS khiến cho công tác phòng, chống gặp nhiều khó khăn.
Hàng năm, số người nhiễm HIV/AIDS vẫn gia tăng. Điều đáng lo ngại là phần lớn người nhiễm HIV được phát hiện tình cờ trong hệ thống bệnh viện đã chuyển sang giai đoạn AIDS, mắc các bệnh liên quan đến suy giảm miễn dịch, bệnh Lao, bệnh nhiễm khuẩn đường tình dục hoặc qua xét nghiệm sàng lọc HIV cho phụ nữ mang thai. Cũng do trong xã hội vẫn còn tình trạng kỳ thị với người bị HIV/AIDS nên số người tự nguyện xét nghiệm HIV/AIDS còn ít. Do thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết không đúng, không đầy đủ về HIV/AIDS nên nhiều người vẫn cho rằng HIV/AIDS là bệnh dễ lây, kể cả qua tiếp xúc thông thường hoặc nhiều người lại cho rằng chỉ có những người tiêm chích ma túy hoặc người mua, bán dâm mới bị nhiễm HIV/AIDS, họ coi HIV/AIDS là tệ nạn xã hội, nhiễm HIV là có tội, có lỗi. Sự kỳ thị và phân biệt đối xử cũng chính là rào cản lớn khiến người nhiễm HIV/AIDS khó tiếp cận với các dịch vụ dự phòng và điều trị HIV/AIDS. Do sợ bị kỳ thị và phân biệt đối xử, người nhiễm HIV/AIDS dấu diếm tình trạng bệnh tật, mặc cảm, không dám tiếp xúc với cộng đồng, không hợp tác với chương trình phòng chống HIV/AIDS. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng người nhiễm HIV/AIDS thiếu thông tin, kỹ năng phòng tránh lây truyền HIV cho người khác. Khi không nhận được sự cảm thông, giúp đỡ của cộng đồng có thể người nhiễm HIV trở nên bi quan, chán nản, thậm chí có những hành vi tiêu cực.
Có nhiều con đường lây nhiễm HIV như: Truyền máu không an toàn, lây từ mẹ sang con, lây từ đời sống tình dục thiếu trách nhiệm, hiểu biết... Vì vậy, trong số những người nhiễm HIV/AIDS có những người không may mắn mắc phải đặc biệt là những đứa trẻ sinh ra đã mang sẵn HIV. Chúng là những đứa trẻ vô tội nhưng do thiếu hiểu biết của một số người nên có em vẫn bị bạn bè xa lánh khi đến trường. Nhiều người phụ nữ không may mắn mắc phải căn bệnh này từ người chồng nhưng không phải ai cũng hiểu và cảm thông với họ.
Để tích cực phòng, chống HIV/AIDS cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhân dân, chú trọng tuyên truyền cảnh báo tới tất cả mọi người về các nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS để phòng tránh. Đặc biệt cần tuyên truyền để mọi người hiểu rằng trừ những con đường lây nhiễm đã được xác định, chúng ta có thể gần gũi với những người bệnh, phải có cái nhìn và thái độ đối xử đúng đối với những người bị nhiễm HIV/AIDS, để cảm thông, chia sẻ, giúp họ tạo dựng được niềm tin, nghị lực để sống và đóng góp cho xã hội.
Tự nhiên k đúng mà lại thành sai
nhưng bn dc thêm điểm hỏi đáp rùi nhé