Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Các bộ lạc ở Việt Nam biết đến thuật luyện kim tương đối sớm từ cách đây khoảng 3000 - 4000 năm. Trong các bộ lạc thì cư dân Phùng Nguyên biết đến thuật luyện kim sớm nhất, cư dân Sa Huỳnh và Đồng Nai biết đến muộn hơn.
- Với sự ra đời của thuật luyện kim đã đưa các bộ lạc bước vào thời đại kim khí.
Sự ra đời của thuật luyện kim có ý nghĩa đối với các bộ lạc sống trên đất nước ta cách đây khoảng 3000 - 4000 năm :
- Mặc dù công cụ lao động bằng đồng còn chiếm một tỉ lệ nhỏ trong số các công cụ lao động song đã tạo tiền đề cho bước phát triển mạnh mẽ về vật chất và tinh thần của con người lúc bấy giờ.
- Thuật luyện kim ra đời đã dẫn đến một cuộc cách mạng về công cụ lao động, làm cho năng suất lao động cao hơn, tạo điều kiện cho con người khai phá đất đai, mở rộng địa bàn cư trú, phát triển nền nông nghiệp trồng lúa nước và các nghề thủ công.
- Kim loại ra đời đã dẫn đến những thay đổi quan trọng trong xã hội như sự thay đổi vai trò trong gia đình giữa đàn ông và phụ nữ, làm cho sự phân hoá xã hội sâu sắc hơn và đây là yếu tố dẫn đến sự tan rã của xã hội nguyên thuỷ ở nước ta để chuẩn bị đưa con người sang một thời đại mới.
- Thuật luyện kim ra đời đã đưa các bộ lạc trên đất nước ta vào thời đại sơ kì đồng thau, làm tiền đề cho sự chuyển biến xã hội sau đó.
- Thuật luyện kim ra đời kéo theo sự ra đời của nghề nông trồng lúa nước,
- Thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước đã tạo nên năng suất lao động ngày càng cao trong xã hội. Trên cơ sở đó hình thành những nền văn hóa lớn vào cuối thời nguyên thủy.
XVI-XVIII:
Loại hình nghệ thuật |
Thành tựu tiêu biểu |
Kiến trúc, điêu khắc |
Chùa Thiên Mụ (Huồ), tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), các tượng La Hán ở chùa Tây Phương (Hà Nội)... một số tượng nhân vật (vua, chúa), tranh vẽ chân dung. |
Nghệ thuật dân gian |
Được thế hiện trên các vì, kèo ở các đình làng với các hình điêu khắc những cảnh sinh hoạt thường ngày của nhân dân như đi cày, đi bừa, đấu vật.... |
Nghệ thuật sân khấu |
Nhiều làng có phường tuồng, phường chèo, phổ biến hàng loạt các làn điệu dân ca mang tính địa phương đậm nét như quan họ, hát dặm, hò, vè, lí, si, lượn... |
- Nhận xét :
+ Những thành tựu trên đã phản ánh trình độ phát triển cao, sự đa dạng phong phú của đời sống văn hoá của nhân dân ta.
+ Thể hiện sức sáng tạo của nhân dân trong lĩnh vực văn hoá.
Loại hình nghệ thuật | Thành tựu |
Kiến trúc, điêu khắc | Nhiều công trình có giá trị: Các vị La Hán ở chùa Tây Phương, chùa Thiên Mụ, tượng Phật,... |
Nghệ thuật dân gian | Trên các vì, kèo ở những ngôi đình, nghệ nhân đã khắc những cảnh sinh hoạt thường ngày như cày, bừa, đấu vật,... |
Nghệ thuật sân khấu | Nhiều phường tuồng, chèo,...Các làn điệu dân ca mang tính địa phương như hò, vè, si, quan họ,... |
Nhận xét
- Phản ánh đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân ta phong phú và đa dạng.
- Thể hiện tính địa phương đậm nét.
Nghệ thuật dân gian thời kì này phát triển , vì:
- Đây là thời kì nền kinh tế ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài đều phát triển, sau khi đời sống được ổn định nhân dân có nhu cầu sinh hoạt tinh thần sau những ngày lao động vất vả.
- Công thương nghiệp phát triển dẫn đến hoạt động giao lưu giữa các vùng miền, cùng với đó là sự giao lưu về văn hóa, các loại hình nghệ thuật dân gian có điều kiện lan rộng.
- Thời kì này đạo Phật và Đạo giáo được khôi phục và phát triển trở lại, tạo điều kiện cho phong cách dân gian trong nghệ thuật điêu khắc nở rộ, thể hiện ở phù điêu gỗ ở các chùa chiền,…
them khẻo:>
Ở các bộ lạc sống trên đất nước ta, thuật luyện kim ra đời sớm và trong cùng một thời gian cách ngày nay khoảng 3000 – 4000 năm.