Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Trình tự miêu tả cái bánh trôi: theo trình tự từ ngoài vào trong. Từ hình dáng, cách làm bánh đến phẩm chất của bánh.
Thông qua việc lựa chọn cách miêu tả này đã gián tiếp nói lên vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ truyền thống: xinh đẹp, duyên dáng và cũng rất thủy chung, son sắc.
b. Thành ngữ: bảy nổi ba chìm => Ý nói cuộc đời long đong, lận đận, vất vả, chìm nổi
c. Cách sử dụng thành ngữ: Thành ngữ gốc trong dân gian vốn là "ba chìm bảy nổi" nhưng tác giả lại đảo ngược thành "bảy nổi ba chìm" => chỉ qua cách đảo từ ngữ cũng cho thấy sự nghịch ngược và những sóng gió cuộc đời đang bủa vậy lấy người phụ nữ => sự vất vả, bất hạnh mà người phụ nữ trong xã hội cũ phải trải qua.
d. Giọng điệu trong bài thơ:
- 3 câu đầu: giọng có vẻ ngậm ngùi, thương xót. => sự đồng cảm với thân phận người phụ nữ
- câu thơ cuối: giọng có vẻ lạc quan, vui tươi hơn => thể hiện sự tự hào của tác giả về phẩm chất và những vẻ đẹp truyền thống mà người phụ nữ gìn giữ.
Như trên đã nói, bài thơ “Nam quốc sơn hà” ngoài nội dung biểu ý còn có nội dung biếu cảm. Để xác định được điều đó chúng ta cần căn cứ vào giọng điệu của bài thơ. Đó là một giọng điệu hùng hồn đanh thép, thể hiện quyết tâm chiến thắng kẻ thù và niềm tự hào kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam.
- Ngôn ngữ miêu tả tinh tế, thiên về gợi cảm, giọng điệu da diết, tràn đầy cảm xúc đã miêu tả một hình ảnh mùa xuân tràn đầy sức sống.
• Ngôn ngữ sử dụng linh hoạt, luôn vận động, so sánh chuẩn xác, giàu màu sắc, liên tưởng phong phú khoáng đạt.
• Vũ Bằng đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên trời đất không mang dáng vẻ lộng lẫy nhưng lại có một hương sắc riêng vừa man mác, vừa sâu lắng, nhịp sống đang hồi sinh, cây cỏ đâm hoa kết trái, cuộc sống đời thường đã trở lại.
- Giọng điệu bài thơ như lời giãi bày, thanh minh của tác giả với người bạn về hoàn cảnh của mình. Giọng điệu pha chút hóm hỉnh, vui vẻ - chỉ có những người bạn thân thiết mới có thể bộc bạch mọi tâm sự của mình như vậy.
- Nguyễn Khuyến rất quan tâm đến bạn, muốn tiếp bạn thật là chu đáo. Đồng thời, chúng ta cũng thấy, trong tình bạn, Nguyễn Khuyến rất coi trọng cái tình, coi trọng sự cung kính trong tình bạn.
Chúc bạn học tốt!
Ai trong chúng ta lớn lên và trưởng thành trên mảnh đất quê hương cũng đều cảm nhận được cái hay cái đẹp của Văn học dân gian ngay từ lúc còn nằm trong nôi qua lời ru của mẹ. Vì vậy, có ý kiến nhận định rằng: “Ca dao và lời hát tâm tình của người lao động, là bài ca về tình yêu quê hương đất nước”.
Trải qua bốn nghìn năm lịch sử, chúng ta nhận thức được cái đẹp, cái toàn mĩ bằng tất cả trái tim nhân hậu của mình. Rất mộc mạc và chân tình tha thiết đến xốn xang. Ta hãy nghe nỗi lòng người đi xa nhớ quê hương!
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
Tình yêu quê hương đất nước trong ca dao đơn sơ nhưng đậm đà. Đây là bức tranh thủy mạc.
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Niềm tự hào về non sông đất nước được khơi gợi từ những địa danh ngọt ngào.
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc xem đền Ngọc Sơn
Đài nghiên tháp bút chưa mòn
Hỏi ai xây dựng nên non nước này?
Một cung đàn gảy lên đôi khi còn chùng phím, nhưng sao mỗi bài ca dao đều đem đến cho ta những tình cảm ấm áp và trìu mến lạ kì. Tất cả như một bản đồng ca trỗi lên từ mỗi tâm hồn yêu nước gắn bó với quê hương của mình. Đọc nó ta như bắt gặp lại chính mình trong nhạc điệu rộn ràng bất tử của quê hương, Tất cả như đánh thức trong ta thứ tình cảm mơ hồ nhưng chợt bùng lên như đánh thức ngọn lửa.
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Mịt mù khỏi tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ
Sẽ chẳng thể nào quên được những “cành trúc” gió đưa nhẹ nhàng trong gió, tiếng chuông ngân nga vang vọng trong khoảng không tĩnh mịch “mặt nước” hồ lăng đang sương mù mơ hồ huyền diệu. Cảnh đẹp ở miền Nam không mang vẻ cổ kính như Huế cũng chẳng tĩnh lặng như bức tranh Tây Hồ, mà ở đây, dường như sống động hơn.
“Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định Đồng Nai thì về”
Ngay từ khi sinh ra, người dân quê ta đã gắn liền với đất. Đất là cuộc sống, là máu thịt, là linh hồn của mỗi con người. Do đó họ rất gắn bó và yêu thương tha thiết đối với nơi chôn rau cắt rốn của họ. Tình yêu ấy chính là những cảm hứng dạt dào để họ cất lên những bài ca bày tỏ tâm tình của mình.
-Trước hết người dân quê khẳng định rất rõ sự quý giá bất khả hoán đổi của quê hương:
“Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Ao chỉ là hình ảnh hoán dụ để chỉ làng quê. Họ không vì tham ánh sáng hoa lệ đô thành mà rời bỏ quê cha đất tổ. Bởi vì quê nhà còn đất “Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang, bao nhiêu tấc đất tức vàng bấy nhiêu”. Bởi vì quê nhà còn có ông bà cha mẹ “Con người có tổ có tông, như cây có cội như sông có nguồn”.
-Yêu quê hương còn là yêu những gì thân thương mà chỉ cần mở mắt ra, ngày họ đều thấy:
“Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát, đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông”. Cảnh quê hương đẹp tươi chứa đựng biết bao tình “Làng ta phong cảnh hữu tình…” họ tự hào về vẻ đẹp độc đáo của quê hương. Khi thì người dân ca ngợi cảnh Lạng Sơn “Đồng Đăng có phố Kì Lừa…” Khi thì ca ngợi cảnh Hồ Tây “Gió đưa cành trúc la đà…” khi thì ca ngợi các đặc sản đáng tự hào của quê nhà (Nhớ cháo làng Ghè, Nhớ canh phố Mía, Nhớ chè Đông Viên… Thấy dừa thì nhớ Bến Tre, thấy sen nhớ đồng quê Tháp Mười). Dù có đi xa họ vẫn nhớ về quê hương nơi đó có cuộc sống tuy đạm bạc nhưng thắm thía nghĩa nặng tình “Anh đi, anh nhớ…” -> Điệp từ thân gắn bó… là nỗi nhớ nao lòng đối với ai xa quê. Cũng chính vì tình yêu ấy mà dù đang thổ lộ tình cảm khác đi nữa, lòng họ vẫn không quên nhắc đến những hình ảnh quê hương thân quen đã ăn sâu vào lòng họ. Những hình ảnh cây bưởi, hoa bưởi, cây tầm xuân, vườn cà, đầu đình, ao sen, cây trúc, cây mai, vườn hồng, giếng nước, gốc đa, con đò, bến sông… đã đi vào ca dao như những biểu tượng của quê hương.
-Yêu quê hương còn biểu hiện cao hơn trong tình yêu nước, tự hào về đất nước: “Nực cười châu chấu đá xe. Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng”.
Chính là cái tình yêu quê hương tha thiết mặn nồng từ xa xưa ấy đã tạo nên một nét rất đẹp trong truyền thống của người Việt Nam, đã là chất mem nên thơ nên nhạc, là động lực chủ yếu để dân tộc tồn tại trước bao lần ngoại xâm và nội chiến.
B1;
Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống với nhau hiếu thuận có đạo đức.
Bài ca dao trên cũng như phần lớn các bài ca dao khác với nghệ thuận so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc... đã nhằm nói lên được tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời nay.
B2:
Qua những bài ca dao e đã học, em thấy người nông dân là những người gần gũi với thiên nhiên, là nhữq con người đã gắn mình vào những công việc, cuộc sống hằng ngày. Vậy nên từng câu ca dao họ nói và cũng như là dạy bảo chúq ta rất đúng. Họ là những người có kinh nghiệm nhiều trong cs đời thường
mỗi câu ca dao đều chứa đựng nhữg hàm ý lời khuyên dạy dỗ chúng ta