K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 2 2022

Vệ sinh môi trường đang là một vấn đề rất bức thiết trong cuộc sống chung của chúng ta ngày hôm nay. Với môi trường học đường thì lâu nay sự "ô nhiễm" là có thực nhưng mọi người lại bỏ quên, và chính học sinh, sinh viên cũng cũng thể hiện ý thức rất kém trong việc giữ gìn vệ sinh nơi trường lớp. Được biết, từ cấp bậc mẫu giáo, tiểu học cho tới đại học, các em học sinh, sinh viên luôn được giáo dục rất kỹ lưỡng về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh - sạch đẹp ở mọi nơi, mọi chỗ. Nhưng đáng buồn thay, ở bất cứ trường học nào, những cảnh tượng học sinh, sinh viên không giữ gìn vệ sinh học đường rất phổ biến. Nhiều em vứt giấy, rác vỏ của các bao bì đựng quà vặt, bã kẹo cao su lung tung nơi sân trường, hành lang lớp và nhiều nữa là nơi ngăn bàn, dưới nền lớp học Việc làm thiếu ý thức này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan trường học và bầu không khí học tập và giảng dạy, sinh hoạt, vui chơi của thầy cô giáo và của chính các em. Không chỉ vứt rác bừa bãi, nhiều em, nhất là các em ở bạc tiểu học còn vẽ bậy trên bàn học, trên tường Nguyên nhân của việc các em thiếu ý thức trong việc giữ gìn môi trường vệ sinh học đường là do thói lười biếng, lối sống ích kỷ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số em. Các em nghĩ rằng, những nơi công cộng như trường học, lớp học không phải nhà mình, vậy thì việc gì mà phải mất công giữ gìn, đã có đội lao công dọn dẹp. Cách suy nghĩ ấu trĩ như vậy thật là thiển cận và nguy hại. Rồi nữa, đó là do thói quen có từ lâu, khó sửa đổi khi ở các lớp học, hàng ngày, mặc dù các thầy cô giáo và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở nhưng vẫn không thể nào giữ cho lớp học sạch đẹp.

1 thường xuyên dọn vệ sinh lớp học

2 vứt rác đúng nơi quy định

3 ko vẽ bậy lên bàn ghế ,...

HT

3 tháng 5 2016

Ở lớp, cô giáo thường dạy chúng em rằng để trở thành người có ích cho xã hội thì chúng em phải biết bảo vệ môi trường. Vì môi trường là những gì tồn tại xung quanh chúng ta, và vô cùng cần thiết đối với cuộc sống của con người.Hiện tại môi trường đất, nước, không khí đang bị ô nhiễm rất nặng nề do con người tàn phá, hủy hoại. Khu dân cư chỗ em ở, mọi người thường xuyên vứt rác ra sông ngoài đầu ngõ. Có một vài hộ gia đình thì vứt rác ra đường gây mất vệ sinh đường phố, ảnh hưởng đến những gia đình xung quanh, mặc dù các bác tổ dân phố đã nhắc nhở nhưng họ vẫn cố tình vi phạm. Ở trường em, cũng có nhiều bạn trong giờ ra chơi gấp đồ chơi bằng giấy như máy bay, tàu thủy, khi không chơi nữa thì vứt giấy ra sân trường hoặc vứt vỏ kẹo, bánh ra lớp gây mất vệ sinh. Những hành động đó đã làm ảnh hưởng đến môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến chúng ta.

à học sinh, em sẽ luôn rèn luyện cho mình ý thức và thói quen bảo vệ môi trường. Em cùng các bạn sẽ cùng nhau vệ sinh lớp học thật sạch sẽ, luôn vứt rác đúng nơi quy định để trường lớp luôn sạch đẹp và các bạn học sinh sẽ có môi trường tốt để học tập. Vào những dịp Tết trồng cây, chúng em sẽ cùng nhau trồng những loại cây vừa làm bóng mát cho sân trường vừa giúp cho không khí trong lành. Em và các bạn sẽ cùng nhau bảo vệ môi trường, bạn nào có hành vi phá hoại hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường chúng em sẽ cùng nhau phê bình và có hình thức xử phạt. Bên cạnh đó, chúng em sẽ cùng các bác ở tổ dân phố giữ gìn đường phố luôn sạch, không có rác thải. Đồng thời nhắc nhở mọi người có ý thức bảo vệ môi trường, không nên vứt rác vừa bãi và không thải đồ rác, nước thải ra sông hồ gây mất vệ sinh đặc biệt sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước và không khí nơi chúng ta sinh sống.

Với những hành động nhỏ như vậy, chúng em sẽ cố gắng thực hiện thật tốt và thường xuyên nhắc nhở mọi người bảo vệ môi trường như bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

à học sinh, em sẽ luôn rèn luyện cho mình ý thức và thói quen bảo vệ môi trường. Em cùng các bạn sẽ cùng nhau vệ sinh lớp học thật sạch sẽ, luôn vứt rác đúng nơi quy định để trường lớp luôn sạch đẹp và các bạn học sinh sẽ có môi trường tốt để học tập. Vào những dịp Tết trồng cây, chúng em sẽ cùng nhau trồng những loại cây vừa làm bóng mát cho sân trường vừa giúp cho không khí trong lành. Em và các bạn sẽ cùng nhau bảo vệ môi trường, bạn nào có hành vi phá hoại hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường chúng em sẽ cùng nhau phê bình và có hình thức xử phạt. Bên cạnh đó, chúng em sẽ cùng các bác ở tổ dân phố giữ gìn đường phố luôn sạch, không có rác thải. Đồng thời nhắc nhở mọi người có ý thức bảo vệ môi trường, không nên vứt rác vừa bãi và không thải đồ rác, nước thải ra sông hồ gây mất vệ sinh đặc biệt sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước và không khí nơi chúng ta sinh sống.

Với những hành động nhỏ như vậy, chúng em sẽ cố gắng thực hiện thật tốt và thường xuyên nhắc nhở mọi người bảo vệ môi trường như bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

à học sinh, em sẽ luôn rèn luyện cho mình ý thức và thói quen bảo vệ môi trường. Em cùng các bạn sẽ cùng nhau vệ sinh lớp học thật sạch sẽ, luôn vứt rác đúng nơi quy định để trường lớp luôn sạch đẹp và các bạn học sinh sẽ có môi trường tốt để học tập. Vào những dịp Tết trồng cây, chúng em sẽ cùng nhau trồng những loại cây vừa làm bóng mát cho sân trường vừa giúp cho không khí trong lành. Em và các bạn sẽ cùng nhau bảo vệ môi trường, bạn nào có hành vi phá hoại hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường chúng em sẽ cùng nhau phê bình và có hình thức xử phạt. Bên cạnh đó, chúng em sẽ cùng các bác ở tổ dân phố giữ gìn đường phố luôn sạch, không có rác thải. Đồng thời nhắc nhở mọi người có ý thức bảo vệ môi trường, không nên vứt rác vừa bãi và không thải đồ rác, nước thải ra sông hồ gây mất vệ sinh đặc biệt sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước và không khí nơi chúng ta sinh sống.

 

   
2 tháng 5 2016

nêu dẫn chứng cụ thể: 1,VD: Lê-ô-na-đơ Vanh-xihocj vẻ đã vẻ trứng suots 3 tháng trời có những lúc ông thấy chán nản nhưng ông ko hề bỏ cộc....................................

3 tháng 5 2023

- Cố gắng học tập tốt 

- Có thái độ trân trọng ,yêu quý,gìn giữ phong tục,tập quán của dân tộc 

- Biết phê phán chê trách những người có tư tưởng phá bỏ các phong tục,tập quán của dân tộc .

(Ý kiến riêng có gì sai sót bỏ qua cho ạ :''>)

 

 

29 tháng 12 2022

Bạn tham khảo nha:

Theo xu thế hội nhập phát triển của một dân tộc giữa cộng đồng quốc tế hiện nay, vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng. Phải biết vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại vừa biết kế thừa, không đánh mất đi các giá trị văn hóa ẩm thực đậm đà bản sắc Việt của dân tộc ta.Ẩm thực truyền thống Việt Nam nằm trong nguyên lý ““lấy tự nhiên làm gốc, vừa ngon vừa lành” với những đặc trưng như: có nền văn minh lúa nước nên các món ăn thường được chế biến từ gạo, nước chấm là nước mắm hoặc tương bần, món chính kết hợp cùng nhiều món phụ như chả giò ăn cùng rau…Tuy nhiên, hiện nay, văn hóa ẩm thực Việt trở nên lai tạp, hỗn độn, nhiều tinh hoa ẩm thực bị biến dạng. Sự xuất hiện của các loại thức ăn nhanh, đồ ăn vặt hàng quán… tác động tiêu cực đến bản sắc ẩm thực truyền thống. Thói quen ăn cơm hộp, đồ ăn chế biến sẵn khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Các bữa cơm gia đình ngày càng thưa thớt…Chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa ẩm thực Việt ngay từ hôm nay. Sưu tầm, lập nên hệ thống lý luận về ẩm thực Việt (món ăn đặc trưng, mẹo nấu ăn dân gian ngon…), nghiên cứu tinh túy văn hóa ẩm thực truyền thống… Bên cạnh đó, các chuyên gia văn hóa ẩm thực cùng hợp tác với các Trường dạy nấu ăn, các doanh nghiệp thực phẩm… để kế thừa phát huy hội nhập bản sắc văn hóa ẩm thực Việt một cách toàn diện nhất.

Nhìn vào quá trình phát triển lịch sử của loài người, chúng ta thấy rất rõ vai trò và tác dụng của ngôn ngữ. Trước hết là lao động, sau đó đồng thời với lao động và ngôn ngữ - đó là hai động lực chủ yếu trong sự phát triển của loài người nguyên thủy. Cùng với sự phát triển của tư duy, của ý thức, ngôn ngữ đã góp phần hoàn thiện con người, phân biệt con người với con vật. Dần dần, loài người xây dựng nên các cộng đồng chung về ngôn ngữ từ thấp lên cao về mặt tổ chức xã hội như thị tộc, bộ lạc, dân tộc. Về sau này, khi đã xuất hiện quốc gia, thì ý thức về một quốc gia thống nhất bao giờ cũng gắn bó với ý thức về một ngôn ngữ quốc gia chung. Lịch sử dân tộc Việt Nam ta, kể từ thời dựng nước được thế giới biết đến qua nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ với hiện vật tiêu biểu trống đồng, trải qua hàng năm cho đến ngày nay, nếu xét riêng về mặt ngôi ngữ thì có thể nói rằng đó là lịch sử người Việt Nam, cùng nhau xây dựng, thống nhất và phổ biến tiếng Việt trong cương vị ngôn ngữ dùng chung trên toàn lãnh thổ đất nước ta.

Khi nhận diện một dân tộc, ngôn ngữ thường được coi là một trong những tiêu chuẩn chính (bên cạnh các tiêu chuẩn khác như tính cộng đồng lãnh thổ, ý thức tự giác dân tộc, các đặc điểm chung về tâm lý, văn hóa, kinh tế...) Ngôn ngữ góp phần làm nên bản sắc của một dân tộc, phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Trong suốt lịch sử lâu dài đấu tranh vì chủ quyền dân tộc, vì độc lập tự do của đất nước, chúng ta có thể hình dung dân tộc Việt Nam ta đã phấn đấu gian khổ như thế nào để thoát được hiểm họa diệt chủng về ngôn ngữ và văn hóa, để bảo vệ và phát triển được tiếng Việt, như Bác Hồ nói, "Thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc".

Trong các mặt đời sống của một dân tộc, của một đất nước thì ngôn ngữ gắn bó mật thiết hơn cả với văn hóa. Ngôn ngữ là một trong những nhân tố hợp thành quan trọng, góp phần làm nên cái nền tảng về giá trị, bản sắc, tinh hoa của nền văn hóa dân tộc; bởi lẽ nó liên quan đến ý thức xã hội, ứng xử và giao tiếp xã hội, cũng như các kết quả hoạt động vật chất và tinh thần của con người trong xã hội. Chính tiếng Việt, ở mặt nội dung ý nghĩa của nó, là nơi ghi lại, nơi phản ánh chủ yếu những tri thức, kinh nghiệm, những suy nghĩ, quan niệm v.v... từ ngàn đời của cha ông ta về mọi mặt của đời sống dân tộc, về tự nhiên và xã hội, về vũ trụ và con người. Cùng với quá trình hình thành và phát triển nền văn hóa Việt Nam, tiếng Việt cũng hình thành và phát triển, ngày nay đã trở thành một ngôn ngữ giàu và đẹp, phong phú và độc đáo; đó là một công cụ rất có hiệu lực trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Điều quan trọng nhất là mỗi chúng ta có ý thức sâu sắc về sự giàu đẹp của tiếng Việt, có tình cảm của người Việt Nam ta biết yêu và quý tiếng nói của dân tộc, nói rộng ra thì đó là ý thức và tình cảm đối với văn hóa dân tộc mình, đối với đất nước mình, nhân dân mình.

Ngôn ngữ nào cũng có hai chức năng chủ yếu, là phương tiện quan trọng nhất trong sự giao thiệp giữa người với người và là phương tiện, là công cụ của tư duy. Trên thế giới, có nhà ngôn ngữ học đã ví ngôn ngữ như là một thứ chất kết dính hết sức đặc biệt, hết sức quan trọng, vì ở đâu cũng thấy có mặt nó, trong kinh tế, trong văn hóa, trong xã hội, trong mọi mặt vật chất, tinh thần của cuộc sống con người, bình thường và quen thuộc như nước ta uống, như không khí ta thở vậy. Vì thế, muốn xây dựng và phát triển con người, xây dựng và phát triển xã hội, xây dựng và phát triển đất nước, chúng ta không thể không phát triển tiếng Việt, công cụ giao tiếp, công cụ tư duy, công cụ phát triển của con người Việt Nam, đất nước Việt Nam. Tại Hội nghị khoa học "Gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ" họp ngày 29-10-1979 ở Hà Nội, tôi đã nhấn mạnh vai trò và tác dụng của công việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và chuẩn hóa nó, để phục vụ sự phát triển trí tuệ con người Việt Nam, sự phát triển sự nghiệp xã hội chủ nghĩa trên đất nước ta. Tôi nghĩ rằng đó chính là lý do sâu xa vì sao chúng ta cần phải có sự quan tâm đầy đủ đến tiếng Việt, đặc biệt là hiện nay, ở thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

Tôi dừng lại ở đây là chỗ thích hợp nhất để trình bày một quan điểm rất quan trọng về quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ. Chúng ta còn nhớ Các Mác và Ph.Ăng-ghen, sau khi phác họa học thuyết vĩ đại của mình là duy vật lịch sử và duy vật biện chứng, đã có một câu nói mà tôi cần trích nguyên văn: "Khi hiện thực đã được trình bày như đích thực nó như vậy (bởi các khoa học, và các khoa học ấy chứng minh duy vật biện chứng lịch sử), thì triết học không còn chỗ nào để tồn tại nữa". Ăng-ghen nói rõ thêm: "Khi khoa học tự nhiên và khoa học lịch sử đã thấm nhuần biện chứng thì tất cả các món hàng triết học cũ trở thành đồ thừa, trừ lý luận về tư duy (tức là duy vật biện chứng lịch sử - P.V.Đ)". 
Ở đây chúng ta phải thấy một cách sâu sắc nhất và phong phú nhất sự liên quan mật thiết giữa ngôn ngữ và tư duy hoặc ngược lại giữa tư duy và ngôn ngữ, bởi cái này là nhân tố của cái kia hoặc ngược lại. Đó là hai cái đòn xeo quý báu không ngừng nâng cao hiểu biết của con người trong quá trình đi lên giải quyết các vấn đề của cuộc sống trên mọi lĩnh vực, từ gần đến xa, từ thấp đến cao, từ đời này đến đời khác. Trong thời đại ngày nay, thời đại của sự phát triển như vũ bão của các ngành khoa học: khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội, sự phát triển tư duy có liên quan đến sự phát triển của toàn cầu hóa cuộc sống mọi con người, mọi dân tộc, thì chúng ta càng thấy tầm quan trọng của ngôn ngữ và tư duy. Chỉ có đặt vấn đề như vậy thì đề tài của bàI viết này mới có đầy đủ tầm vóc, chiều sâu và chiều rộng của nó, xứng đáng với giá trị của nó. ở đây tôi chỉ gợi mở quan điểm để mở rộng chân trời của vấn đề, từ đó có thể có sự nhận thức mới, gắn liền với tìm tòi mới, hiểu biết mới của biết bao người trong lĩnh vực ngôn ngữ và tư duy của Việt Nam.

biện pháp 

 Trước khi nói đến biện pháp, tôi nghĩ phải thấy được nguyên nhân từ phía chúng ta, vì nói đến giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ, chuẩn hóa nó, phát triển nó - là nói đến tác động tích cực của con người vào quá trình phát triển của ngôn ngữ.

Nói đến con người ở đây, trước hết là mỗi người Việt Nam chúng ta, những người dùng tiếng Việt; các nhà giáo, các nhà văn, nhà báo, các nhà ngôn ngữ học, và rất quan trọng là vai trò lãnh đạo, hoạch định các chính sách về ngôn ngữ của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Trong tiếng Việt bây giờ có những biểu hiện không tốt, thiếu trong sáng, sai chuẩn mực, trước hết là do chúng đã coi nhẹ, thậm chí buông lỏng, thả nổi công việc quan trọng này. Chúng ta đã không đầu tư thích đáng trí tuệ, công sức và tiền của để nghiên cứu lý luận và điều tra thực tế về những vấn đề liên quan đến việc bảo vệ và phát huy bản sắc, tinh hoa của tiếng Việt. Việc tổ chức thực hiện nhìn chung cũng chưa tốt. Nhưng ở đây quan trọng nhất vẫn là nhận thức, là tình yêu, là lòng quý trọng và thái độ đối với tiếng mẹ đẻ của chúng ta. Mỗi người chúng ta phải có nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ và phát huy sự trong sáng của nó, không thể tùy tiện, càng không thể để mất gốc, để tiếng Việt bị hoen ố, ô nhiễm.

Về biện pháp thì hiện nay có hai phạm vi quan trọng nhất là nhà trường và xã hội. ở đây cần có những biện pháp đồng bộ, thiết thực. Cụ thể là cần phải:

Chấn chỉnh việc dạy và học tiếng Việt ở nhà trường phổ thông và đại học; cũng như việc sử dụng tiếng Việt trên sách báo, truyền thanh, truyền hình, thông tin điện tử; 
Tăng cường việc biên soạn các sách công cụ về tiếng Việt, nhất là sách Ngữ pháp và Từ điển; 
Đẩy mạnh nghiên cứu lý luận về chuẩn hóa, về phát triển ngôn ngữ; 
Tập trung điều tra khảo sát đời sống ngôn ngữ tiếng Việt hiện nay, nhất là chiều hướng phát triển từ 1975 đến nay. 
Riêng đối với Nhà nước thì cần có càng sớm càng tốt một Hội đồng quốc gia về ngôn ngữ, để chăm lo về tiếngViệt, các tiếng dân tộc thiểu số, cũng như về công việc giảng dạy và sử dụng tiếng nước ngoài trên đất nước ta.

Trên đây, tôi đã nêu ra một số suy nghĩ về những vấn đề theo tôi là quan trọng, cần được chú trọng công việc giữ gìn sự trong sáng và phát triển tiếng Việt. Để kết thúc một cách có ý nghĩa bài viết "Trở lại vấn đề: Vì sự trong sáng và phát triển của tiếngViệt", tôi muốn liên hệ nó với tình hình hiện nay của nước ta. Tiếng Việt của chúng ta có hai đặc tính rất quý là giàu và đẹp, tự bản thân nó là trong sáng; tiếng Việt sẽ gàu và đẹp hơn nữa nếu chúng ta cố gắng làm tốt việc giữ gìn nó, sử dụng nó và phát triển nó. Với giá trị bản sắc, tinh hoa của nó, tiếng Việt sẽ góp phần đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, tiến lên xây dựng từng bước chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, chính công cuộc đổi mới toàn diện mà chúng ta đang tiến hành, nói rộng ra là toàn bộ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa của chúng ta, sẽ tác động trở lại, làm cho tiếng Việt ngày càng phát triển hơn, vậy nghĩa là có mối quan hệ rất khăng khít giữa sự trong sáng của tiếng việt, giữa vai trò và tác dụng của nó trong đời sống xã hội với sự tiến lên của đất nước ta trong thế kỷ tới. Chúng ta cần thấy rõ điều đó để phấn đấu thực hiện cho được một nhiệm vụ cao quý và thiêng liêng là bảo vệ sự trong sáng và phát triển tiếng nói của dân tộc Việt Nam ta.

1. Về các từ "đế chế" và "đế quốc"

Có người dùng những từ ngữ "nước đế quốc", "Chủ nghĩa đế quốc" thay cho từ "đế chế La Mã"; Thí dụ: "Đế quốc La Mã" thay cho từ "đế chế La Mã". Tất nhiên, những từ này đều có chung gốc ngôn ngữ là chữ "đế", nhưng nếu đi sâu vào tìm hiểu về thời điểm lịch sử của chúng, về sự hình thành của chúng, về tính chất và tác dụng của chúng. Thì rất dễ thấy những khác nhau cực kỳ to lớn và sâu xa, không thể nhầm lẫn được. Phải nói là: "đế chế Lã Mã", "đế chế ốttôman", "đế chế Nga", "đế chế Trung Hoa". Có nước như nước Anh vừa là đế chế, vừa là đế quốc.

2. Về các từ "đảng viên" và "quần chúng"

Trước đây khá thông thường bây giờ có ít hơn nhưng vẫn còn nhiều người nói và viết như sau: A là đảng viên; còn B, C, Đ là quần chúng, ý muốn nói rằng người nào không phải đảng viên thì là quần chúng. Tuy nhiên nói như thế có nghĩa là coi quần chúng là dưới đảng viên, hạ thấp vị trí chính trị, ý nghĩa và tác dụng của quần chúng là đông người, nói một người là quần chúng thì không đúng. Phải nói: A là đảng viên; còn B, C, Đ là người ngoài Đảng.

3. Về từ "tên"

Trước đây nhiều người hay dùng, nay có ít hơn, nhưng vẫn còn người dùng từ này với ý nghĩa miệt thị, đặt trước tên riêng của các nhân vật phản động, đối tượng của cách mạng hay những kẻ làm việc xấu xa; thí dụ: tên Hitle. Đáng lẽ chỉ nên gọi Hitle là "Hitle", mà như thế nó vẫn cứ là Hitle với tất cả tội ác của nó trong lịch sử nước Đức và lịch sử của loài người. Lúc tôi viết những cuốn sách đầu tiên về Chủ tịch Hồ Chí Minh, tối viết tên Bác mà không kèm theo chức danh cao quý gì (cũng như chúng ta từ lâu đã quen dùng cách xưng gọi "Các Mác", "Ăng-ghen", "Lê-nin") thì có những đồng chí bày tỏ với tôi tâm trạng nghẹn ngào, khó chịu. Đến ngày nay, nếu nói: Hồ Chí Minh là một vĩ nhân trong lịch sử nước ta và lịch sử thế giới, thì cũng còn có người chưa yên tâm, chưa thoải mái lắm.

4. Về từ "chính xác"

Về từ này người ta không nói và viết một cách không hợp lý, không biết đâu là chuẩn mực, hằng ngày ở đâu cũng nghe từ này với ý nghĩa cơ bản là "đúng", "trúng"... Vừa qua, nhân sinh nhật bác sĩ Phạm Ngọc Thạch do Bộ Y tế tổ chức, trong bài viết của mình tôi có kể lại lối tiếp xúc người bệnh của Phạm Ngọc Thạch. Khi vào Viện lao khám bệnh, Phạm Ngọc Thạch áp tai mình vào ngực người bệnh để nghe chứ không dùng ống nghe, và tôi có viết rằng Phạm Ngọc Thạch làm như vậy để nghe được "thực" hơn. ở đây chữ "thực" tôi dùng có ý nghĩa là trong trường hợp nào đó và trong chừng mực nào đó thì máy móc không "thực" bằng tai của người thầy thuốc. Đối với người thầy thuốc thì "thực" là quan trọng. Nhưng sau đó người ta sửa từ "thực" thay bằng từ "chính xác". Tôi có biết điều này, tuy nhiên tôi không đề nghị đổi lại, mà để hôm nay mới nói; tôi nghĩ viết và nói cho đúng, cho sáng không phải chuyện dễ dàng.

5. Về các từ "lớn" và "vĩ đại"
Nhiều người nói và viết một cách lẫn lộn, không có sự phân biệt hai từ này. Người ta có thể nói và viết: "nhà văn lớn", "nhà khoa học lớn"; bởi lẽ những người đó có trình độ và có cống hiến quan trọng trong nghề nghiệp của mình. Nhưng ở đây nếu dùng từ "vĩ đại" để đánh giá thì không đúng, không phù hợp, vì từ "vĩ đại" chỉ dùng cho một số ít người có cuộc đời và đức độ rất cao đẹp, có trí tuệ, tài năng và những cống hiến có giá trị và tầm cỡ to lớn, đáng kính phục.

6. Về cách ghép từ

Đây là một hướng làm giàu cho vốn từ tiếng Việt mà theo ý tôi nó rất thú vị như: "nuôi trồng", "xây lắp", "truy quét", "sao chụp"... Tuy nhiên không thể tùy tiện muốn ghép thế nào cũng được. Ví dụ: tiếng ta có các từ ngữ "y sĩ", "bác sĩ", "khám bệnh", "chữa bệnh"; nhưng có người lại muốn gán ghép thành: "y, bác sĩ", "khám, chữa bệnh" (hoặc trong các lĩnh vực khác như "chiến thuật", "kỹ thuật"), "kỹ thuật" thành "chiến, kỹ thuật". Mọi người có thể kể ra nhiều ví dụ khác về cách nói, cách viết rất sai như thế. điều này thường gây khó khăn cho người nước ngoài học tiếng Việt; lúc gặp những từ ngữ ghép lại như vừa nói họ phải tra từ điển, nhưng không có cuốn từ điển nào về tiếng Việt có những từ ngữ như vậy.

Tóm lại, ở đây tôi muốn đề cập một vấn đề chung là từ ngữ, hoặc một số từ ngữ nào đó có cách dùng thông thường của nó, cách dùng đúng chuẩn của nó, gắn với lịch sử của nó, với bối cảnh xã hội của nó, không thể tùy tiện vượt qua theo ý riêng của mình.

20 tháng 11 2019

Ko biếc, chỉ bít là có quyền giữ gìn sự trong trắng và bảo vệ bản thân mình, còn nhà nước thì chỉ bít là giúp ko có chiến tranh thôi! Hihihihihihihihihihihihihi!

10 tháng 10 2021

Tham khảo:

undefined

15 tháng 3 2019

lau sạch TV mỗi ngày

15 tháng 3 2019

TV là tiếng việt đấy, ko phải ti vi đâu mà lau sạch

10 tháng 8 2023

Dàn ý:

Mở đoạn:

- Giới thiệu trường/ lớp em học.

- Dẫn vào ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp của học sinh hiện nay.

Thân đoạn:

Làm rõ các ý sau:

- Ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp là gì?

+ Học sinh làm gì mới thể hiện được ý thức đó? (liệt kê các hành động thể hiện điều này).

-> Tự giác quét dọn lớp học, lau bảng khi đến lớp.

-> Không vẽ bậy lên bàn ghế lớp học.

-> Tổ chứ dọn vệ sinh chung, lau chùi bàn ghế và sắp xếp các đồ dùng học tập một cách gọn gàng.

-> Phân loại rác và tái chế.

-> ....

- Nêu lên thực trạng hiện nay: Đa số các bạn học sinh hiện nay không có ý thức cao đẹp này.

+ Đưa dẫn chứng: Một số bạn hay viết bậy lên bàn ghế, chạy giỡn làm đổ bàn ghế, lấy thước chà lên bàn,...... 

- Nêu lên suy nghĩ của em về việc này của các bạn:

+ Đó là việc làm xấu, không nên đối với một người học sinh.

....

+ Nêu ý nghĩa của việc giữ gìn vệ sinh truòng lớp.

-> Giữ cho nơi học tập của mình và các bạn được sạch sẽ, thoáng mát.

-> Thể hiện nên ý thức cũng như phẩm chất cần có của mỗi bạn học asinh.

- Liên hệ bản thân:

+ Bản thân mình đã làm gì để thể hiện ý thức cao đẹp này?.

Kết đoạn:

- Khẳng định lại suy nghĩ của mình về ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp của một số học sinh hiện nay.

- Gửi lời nhắn nhủ, thông điệp đến các bạn học sinh rằng: nên có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp qua đoạn văn này.

Chỉ từ: này.

Từ mượn gợi í: com - pa (Các bạn hay dùng com pa cắm xuống mặt bạn, như vậy là không nên,....)

Em cảm thấy ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp của học sinh hiện nay không được tốt lắm. Khi thấy rác, một số bạn làm ngơ, chỗ nào để nguyên chỗ ấy thậm chí có bạn coi đó là chỗ để vứt rác bừa bãi. Khi được phân công trực nhật cũng xảy ra hiện tượng làm việc "chống đối" không sạch sẽ để qua mắt giáo viên. Điều ấy thực sự làm em rất buồn. Trường lớp là ngôi nhà thứ hai của chúng ta vì vậy chúng ta đều cần có ý thức bảo vệ và giữ gìn sạch sẽ vệ sinh chung 

11 tháng 3 2021

Tham khảo:

Câu 1:

Ngày nay, khi đất nước đã hòa bình, tinh thần yêu nước ấy đã được giữ vững và phát huy. Là một học sinh nắm trong tay tương lai của đất nước, em sẽ phát huy lòng yêu nước ấy bằng những hành động thiết thực. Lòng yêu nước không phải là một thứ tình cảm nào đó cao xa mà chính là lòng yêu gia đình, yêu hàng xóm và những vật bình thường xung quanh. Yêu thương, kính trọng, lễ phép, giúp đỡ ông bà, cha mẹ những công việc vừa sức, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường sống, yêu quý, trân trọng, giữ gìn những đồ vật xung quanh… đã là nền tảng của lòng yêu nước sau này. Thấy cánh đồng xanh mướt mà thấy yêu, thấy cha mẹ cực khổ thấy thương, thấy xót… đó chính là lòng yêu nước. Vì vậy, muốn xây dựng được lòng yêu nước thì ta phải rèn luyện những đức tính bình dị như yêu gia đình, yêu làng xóm… Ngoài ra, chúng ta là thế hệ măng non của đất nước, gánh trên vai trọng trách xây dựng, bảo vệ và phát triển nước nhà ” đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ mong muốn. Bởi thế, việc làm thiết yếu nhất mà học sinh chúng ta có thể làm được đó là ra sức học tập và rèn luyện thật tốt để hoàn thiện trí tuệ và nhân cách của bản thân, thực hiện tiếp ước mơ dang dở của cha ông, làm giàu cho đất nước, cho xã hội. Thực hiện những điều trên chính là ta đã cụ thể hóa lòng yêu nước của bản thân.

 

26 tháng 3 2021

Đéo biết