K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 9 2018

Tốn Trung Sơn:

Tôn Trung Sơn (chữ Hán: 孫中山; 12 tháng 11 năm 1866 – 12 tháng 3năm 1925[1][2]), nguyên danh là Tôn Văn (孫文), tự Tải Chi (載之), hiệuNhật Tân (日新), Dật Tiên (逸仙) là nhà cách mạng Trung Quốc, người đóng vai trò quan trọng trong cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 lật đổ triều đại Mãn Thanh và khai sinh ra Trung Hoa Dân Quốc.

Ông được tôn xưng là Quốc phụ tại Trung Hoa Dân Quốc và được coi làngười tiên phong của cách mạng (Cách mạng tiên hành giả) tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Học vấn[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh ngày 12 tháng 11 năm 1866[2] ở tỉnh Quảng Đông[2] trong một gia đình nông dân khá giả. Năm 13 tuổi, ông đến học ở Honolulu tại tiểu bangHawaii vì có người anh buôn bán ở đây, ở đây ông học các trường tiểu học và trung học nên chịu ảnh hưởng rất lớn của phương Tây. Năm 1883, ông trở về nước, và năm 1886 ông học Trường Đại học Y khoa Hương Cảng và trở thành bác sĩ năm 1892.[1][3] Ông là một trong 2 người được tốt nghiệp trong lớp 12 người.[4][5][6] Tuy nhiên sau đó thấy tình cảnh đất nước bị các đế quốc chia xé, ông bỏ nghề y theo con đường chính trị.

Theo Kitô giáo[sửa | sửa mã nguồn]

Thời trung học, ông học tại Trường ʻIolani được dạy dỗ bởi những người Anh theo Anh giáo. Tuy trường này không bắt buộc học sinh phải theo đạo nhưng đòi hỏi học sinh dự lễ tại nhà nguyện vào chủ nhật. Tại trường, ông lần đầu tiếp xúc với Kitô giáo và bị ấn tượng sâu đậm. Theo Schriffin, Kitô giáo đã có ảnh hưởng lớn tới toàn bộ cuộc đời chính trị trong tương lai của Tôn Dật Tiên.[7] Sau này ông được rửa tội tại Hồng Kông bởi một nhà truyền giáo Hoa Kỳ và trở thành một tín hữu Tự trị giáo đoàn(Congregational church, Công lý hội).[8][9] Ông tham dự Nhà thờ Đạo Tế (道濟會堂, được sáng lập bởi Hội Truyền giáo London vào năm 1888)[10] trong khi học Y khoa ở Hồng Kông. Việc ông theo đạo Ki-tô liên hệ tới những lý tưởng cách mạng và nỗ lực cải tiến đất nước.[9]

Lập gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

Tôn Dật Tiên làm đám cưới với Tống Khánh Linh, người vợ thứ hai, sau này cũng làm Chủ tịch danh dự nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Em của bà, bà Tống Mỹ Linh, cưới Tưởng Giới Thạch, và như vậy 2 nhà lãnh tụ trở thành anh em cột chèo. Cha của hai bà là một mục sư Giám lý, kiếm rất nhiều tiền trong các hoạt động ngân hàng, mặc dù là bạn thân của Tôn, những đã nổi giận khi nghe Tôn tuyên bố dự tính cưới Khánh Linh, bởi vì Tôn là một người có đạo và đã có vợ với ba con. Ông cho là Tôn đã đi ngược lại với đạo lý mà họ cùng chia sẻ.

Con trai ông (với người vợ đầu Lô Mộ Trinh hay Lư Mộ Trinh (盧慕貞) là Tôn Khoa (孫科; bính âm: Sūn Kē) sau này làm Thủ tướng Trung Hoa Dân Quốc.

Ngoài hai vợ trên, theo Trung Quốc sử thoại, ông còn quan hệ gắn bó với "bà Nam Dương" Trần Túy Phần, sau đổi tên là Trần Tứ.[11]

Sự nghiệp chính trị[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1894, Tôn Trung Sơn sang tiểu bang Hawaii tại Hoa Kỳ tập hợp Hoa kiều cùng chí hướng thành lập Hưng Trung hộivới tôn chỉ đánh đổ phong kiến Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa. Ông bị người anh đưa về Trung Quốc vì sợ ông theo Kitô giáo nhưng ông đã trở lại Hawaii ít nhất hai lần vào 1900 và 1901.[12] Năm 1905, Tôn Trung Sơn hợp nhất Hưng Trung hội với một số tổ chức trong nước lập thành Trung Quốc Đồng minh hội do ông làm Tổng lý. Trên tờ Dân báo, cơ quan ngôn luận của hội, ông đã công bố chủ nghĩa Tam Dân: "Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc". Từ 1905 đến năm 1911 Trung Quốc Đồng minh hội tổ chức nhiều cuộc binh biến ở các tỉnh miền Nam nhưng không thành công. Ngày 10 tháng 10 năm 1911, Đồng minh hội vận động được binh sĩ ở Vũ Xương (Hồ Bắc) nổi dậy khởi nghĩa và giành được thắng lợi mở đầu cho Cách mạng Tân Hợi. Phong trào này nhanh chóng bùng nổ ở nhiều tỉnh khác. Ngày 24 tháng 12 năm 1911, Tôn Trung Sơn về nước, được đại hội đại biểu các tỉnh họp ở Nam Kinh đề cử làm Đại Tổng thống lâm thời.

Ngày 1 tháng 1 năm 1912, ông tuyên thệ nhậm chức Đại Tổng thống Lâm thời Trung Hoa Dân Quốc tại Nam Kinh. Nhưng một tháng sau, ông nhường chức này cho Viên Thế Khải với điều kiện Viên Thế Khải bắt vua nhà Thanh thoái vị để thành lập chế độ cộng hòa nhưng Viên Thế Khải đã phản bội, đàn áp lực lượng dân chủ cộng hòa.

21 tháng 9 2018

Thiên Hoàng Minh Trị:

Thiên hoàng Minh Trị (明治天皇 Meiji-tennō?, 3 tháng 11, 1852 - 30 tháng 7, 1912) là vị Thiên hoàng thứ 122 của Nhật Bản theo Danh sách Thiên hoàng truyền thống, trị vì từ ngày 3 tháng 2 năm 1867 tới khi qua đời. Ông được coi là một vị minh quân có công lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản, đã canh tân và đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia hiện đại, thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây giữa lúc chủ nghĩa thực dân đang phát triển mạnh.

Tên húy Minh Trị là Mutsuhito (睦仁 Mục Nhân?). Cũng như các vua trước, ông chỉ được gọi bằng thụy hiệu sau khi chết, dù đôi khi ông được gọi là Nhật hoàng Mutsuhito hoặc đơn giản là Mutsuhito ở ngoài nước Nhật. Ở Nhật Bản, ngoài trường hợp là người thân trong Hoàng gia, ai nói tên thật của Thiên hoàng sẽ bị xem là phạm húy. Khi Thiên hoàng qua đời, người kế vị của ông sẽ đặt niên hiệu mới cho mình. Vốn là vị Thiên hoàng trong thời kỳ Minh Trị, ông được biết với tên gọi Thiên hoàng Minh Trị.

Minh Trị lên ngôi trong bối cảnh Nhật Bản đang thay đổi lớn. Giữa thế kỷ XIX, chuyến thăm của Phó đề đốc Mỹ Matthew Calbraith Perry đã chấm dứt chính sách bế quan tỏa cảng của Mạc phủ Tokugawa. Sau một loạt hiệp ước bất bình đẳng với phương Tây, Nhật Bản đứng trước khủng hoảng dân tộc và chế độ Mạc phủ phải đối mặt với sự thù địch trong nước. Năm 1867, Mutsuhito lên kế vị vua cha khi mới 12 tuổi. Được sự hỗ trợ của các lãnh chúa (daimyō) và giai cấp tư sản, Minh Trị épShōgun Tokugawa Keiki phải nhượng lại quyền bính cho hoàng gia. Tuy nhiên, Keiki lại tập hợp phe cánh dấy binh chống Thiên hoàng. Quân các lãnh chúa phiên Satsuma hay Chōshū đã đánh bại được Mạc phủ. Có điều, trong suốt thời gian chiến tranh, Minh Trị không có khả năng cầm quyền, chỉ là vua bù nhìn của phe chống Mạc phủ.[1] Sau chiến thắng, các công thần của cuộc chiến nắm giữ thực quyền, thực hiện cải cách theo xu hướng tư bản chủ nghĩa. Sự chuyển biến về tính cách của Minh Trị trong thời gian đó đã đặt nền tảng cho quá trình đích thân chấp chính sau nhiều biến động trong các năm 1877 - 1878.

Minh Trị đã thực hiện cuộc cải cách Minh Trị theo xu hướng tư bản chủ nghĩa, dời đô từ Kyōto về Tōkyō, bóp chết phong trào Tự do Dân quyềnvà ban hành bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản (1889), Nhậttrở thành nước theo thể chế quân chủ lập hiến. Dù là cuộc cách mạng tư sản không triệt để, Minh Trị Duy Tân đã tạo điều kiện cho nước Nhậtphát triển theo đường lối chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc, rồi còn bành trướng ra nước ngoài. Với chiến thắng trước Trung Quốc thời Mãn Thanh trong Chiến tranh Thanh-Nhật, và đế quốc Nga trong chiến tranh Nga-Nhật, Nhật Bản vươn lên đứng hàng ngũ các cường quốc thế giới. Ngoài ra, giáo dục cũng là một lĩnh vực mà Thiên hoàng Minh Trị quan tâm đến.[2]

Mặc dù không phải tất cả những sự kiện trên đều do một mình Thiên hoàng Minh Trị làm ra, nhưng tất cả được thực hiện dưới "Thánh chỉ của Thiên hoàng" và dĩ nhiên ông có nhiều đóng góp, dính líu đến trong đó. Vì vậy, Thiên hoàng Minh Trị được nhiều người chú ý nhất trong số cácThiên hoàng Nhật Bản và được xem là người đặt nền móng cho sự "thần kỳ Nhật Bản".[2] Những nhà lãnh đạo trong triều đình Minh Trị cũng cố gắng đưa Thiên hoàng trở thành biểu tượng của sự thống nhất và lòng trung thành của dân tộc Nhật Bản, dựa trên niềm tin Hoàng gia thiêng liêng, là con cháu của Thiên Chiếu Ngự Đại Thần Amaterasu-ōmikami.[3]Có người tôn vinh ông, nhưng bên cạnh đó cũng có người chỉ trích ông - một "đinh chốt của chủ nghĩa tư bản" (theo Kōtoku Shūsui) - một cách thẳng tay.[4] Trong những năm đầu triều đại ông, pháp nạn Phật giáo xảy ra ở Nhật Bản.[5] Về cuối đời, nhà vua đã thoát khỏi một âm mưu ám sát do Kōtoku Shūsui thực hiện (1910).[6]

31 tháng 5 2018

Chọn A

26 tháng 3 2017

Chọn đáp án: A. Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

22 tháng 7 2019

Đáp án A

23 tháng 4 2017

Chọn đáp án: A. Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

21 tháng 12 2021

Tham khảo

- Vua Minh Trị cử học sinh đi du học phương Tây.

- Sau cuộc Duy tân Minh Trị, Nhật từ nước phong kiến đi lên phát triển theo con đường TBCN. + Tạo điều kiện cho sự phát triển chủ nghĩa tư bản, đưa Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh ở châu Á, một nước đế quốc duy nhất ở Châu Á. + Làm cho nước Nhật thoát khỏi số phận bị xâm lược.

24 tháng 1 2021

không bởi vì đó là bán nước hại dân

14 tháng 3 2022

Là một vị anh hùng của dân tộc ta, người có công trong công cuộc kháng chiến, là một vị lãnh đạo tài giỏi.

14 tháng 3 2022

-Anh là một người dũng cảm, kiên cường, có lòng yêu nước nồng nàn, đã lãnh đạo nhân dân Nam Kì đánh Pháp giành lại độc lập.