K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 5 2021

Tham khảo :

Bà Triệu là người khảng khái, giàu lòng yêu nước, có chí lớn. ... *  là tiêu biểu cho ý chí bất khuất của người phụ nữ Việt và dân tộc Việt, kiên quyết đấu tranh chống ách đô hộ giành lại độc lập cho dân tộc.

19 tháng 5 2021
Bà Triệu sinh ra ở Quan Yên, tên thật là Triệu Thị Trinh
15 tháng 2 2016

Có lòng yêu nước

 

15 tháng 2 2016

có lòng yêu nước

 

28 tháng 3 2021
Bà Triệu có tên là Triệu Thị Trinh em gái Triệu Quốc Đạt - một Hào cưởng ở Huyện quan yên, thuộc quận cửu châu hào cưởng ở Huyện quan yên, thuộc quận cửu châu mở ngoặc mở ngoặc ( huyện Yên Định, thanh hóa ). Bà là người có sức khỏe, có chí lớn và Giàu mưu trí. Năm 19 tuổi, bà đã cùng anh trai tập hợp nhiều nghệ sĩ trên đỉnh núi nữa mày gươm luyện võ chuẩn bị khởi nghĩa . Có người đã từng khuyên bà lấy chồng nhưng bà đã khẳng khái đáp tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh đạp luôn sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, đâu chịu khom lưng làm tỳ thiếp cho người! Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ. Từ căn cứ Phú Điền , 3.000.000 lãnh đạo nghĩa quân đánh phá các thành óc của bọn quan lại nhà ngô ở quận cửu chân rồi từ đó đánh ra khắp giao châu Khi ra trận, Bà triệu Thường mặc áo giáp, cài trâm vàng, đi quốc ngà, cưỡi voi, trong rất oai phong lẫm liệt

Tham Khảo Câu a và b

Bối cảnh lịch sử của cuộc khởi nghĩa

Bà Triệu có tên thật là Triệu Thị Trinh, là em gái của Triệu Quốc Đạt – một hào trưởng ở miền núi huyện Quan Yên, thuộc quận Cửu Chân (nay là huyện Yên Định, Thanh Hóa). Bà là một người có sức khoẻ, có chí lớn và giàu mưu trí. Bà đã cùng anh trai tập hợp nhiều nghĩa sĩ trên đỉnh núi Nưa để mài gươm luyện võ, chuẩn bị cho khởi nghĩa vào năm 19 tuổi.

Cuối thế kỷ II đến đầu thế kỷ III, nước ta nằm dưới quyền thống trị của Sĩ Nhiếp. Vào năm 226, sau khi Sĩ Nhiếp, con là Sĩ Huy chống lại nhà Ngô, nổi binh để giữ quận Giao Chỉ. Nhà Ngô đã sai thứ sử Lữ Đại đem đại binh vượt biển sang để đàn áp Sĩ Huy. Gia đình Sĩ Huy cùng với nhiều tướng bị giết, hàng vạn nhân dân Cửu Chân khởi nghĩa cũng bị tàn sát.

Nhân dân Giao Chỉ, Cửu Chân bị áp bức, bóc lột rất nặng nề dưới ách thống trị của nhà Ngô. Vì vậy, mà người Giao Chỉ, Cửu Chân đã không ngừng nổi dậy để chống lại ách thống trị của nhà Đông Ngô. Trong đó, cuộc khởi nghĩa Bà Triệu là một cuộc khởi nghĩa lớn nhất, có tác động mạnh mẽ tới dân chúng.

Diễn biến khởi nghĩa bà Triệu (năm 248)

Vào năm 248, cuộc khởi nghĩa do tướng Triệu Quốc Đạt cùng với em gái là Triệu Thị Trinh (Bà Triệu) lãnh đạo được bùng nổ. Bà Triệu đã làm hịch truyền đi khắp nơi trên đất nước để kể tội nhà Ngô. Và kêu gọi nhân dân đứng dậy để đánh đuổi quân xâm lược.

Bà Triệu cùng với nghĩa quân đã vượt sông Mã xuống vùng Bồ Điền để xây dựng cứ địa. Về quân sự, nơi này có đầy đủ những yếu tố để xây dựng một căn cứ thuận lợi cho cả thế tấn công và phòng thủ. Từ đây, quân đội có thể ngược sông Lèn ra sông Mã, rồi rút lên mạn Quân Yên hoặc tới căn cứ núi Nưa khi cần. Ngoài ra, còn có thể chủ động tấn công ra phía Bắc theo lối Thần Phù để khống chế địch.

 

Nhờ vào địa hình hiểm trở ở Bồ Điền, Bà Triệu đã cùng với anh em họ Lý là Lý Hoằng Công, Lý Mỹ Công và Lý Thành Công chỉ huy nghĩa quân và xây dựng một hệ thống đồn lũy vững chắc. Nghĩa quân ngày một lớn mạnh, khắp hai quận Cửu Chân, Giao Chỉ, nhân dân một lòng hưởng ứng cuộc đấu tranh cứu nước của Bà Triệu.

Những thành ấp của giặc Ngô ở Cửu Chân lần lượt bị hạ. Nghĩa quân đã tấn công quận lỵ Tư Phố, là căn cứ quân sự của nhà Ngô tại Cửu Chân. Thừa thắng, nghĩa quân đã chuyển hướng hoạt động tại vùng đồng bằng sông Mã.

Từ Cửu Chân, cuộc khởi nghĩa Bà Triệu đã nhanh chóng lan ra Giao Chỉ, vào tận Cửu Đức. Thứ sử Châu Giao bị giết, những quan lại đô hộ ở Châu Giao đã hết sức hoảng sợ. Nhà Ngô thừa nhận năm 248, toàn thể Châu Giao bị náo động.

 

Khi anh trai Triệu Quốc Đạt bị tử trận, Bà Triệu đã trở thành người lãnh đạo nghĩa quân. Nghĩa quân tiếp tục chiến đấu nhiều trận liên tiếp, thế lực của khởi nghĩa ngày càng mạnh, quân số lên tới hàng vạn người.

Trước tình hình này, chính quyền đô hộ cử Lục Dận làm Thứ sử Giao Châu mang theo 8.000 quân tiếp viện để đàn áp cuộc khởi nghĩa Bà Triệu. Khi đến đất Giao Châu, Thứ sử Lục Dận đã sử dụng tiền bạc để mua chuộc một số thủ lĩnh của các cuộc khởi nghĩa lẻ tẻ ở địa phương. Hoàng Ngô cùng một số thủ lĩnh và ba ngàn hộ ở Cao Lương đã đầu hàng.

Giao Chỉ được ổn định, Lục Dận dốc toàn bộ lực lượng để tấn công Cửu Chân. Cuộc tấn công được kéo dài hơn hai tháng, nhưng căn cứ Bồ Điền vẫn đứng vững. Điều này đã khiến lực lượng giặc bị tổn thất nặng nề, Lục Dận phải điều thêm binh sĩ để tăng cường bao vây.

Lục Dận tiếp tục tập trung lực lượng tấn công vào các doanh trại của nghĩa quân. Về mặt tổ chức và vũ khí thfi quân Ngô hơn hẳn quân khởi nghĩa Bà Triệu. Khiến cho quân khởi nghĩa dần suy yếu và tan vỡ.

Vào ngày 22 tháng 2 năm Mậu Thìn, Bà Triệu và nghĩa quân đã chiến đấu vô cùng dũng cảm để phá vòng vây của địch và rút về núi Tùng. Bà đã quỳ xuống vái trời đất: “Sinh vi tướng, tử vi thần” (Sống làm tướng, chết làm thần) rồi rút gươm để tự vẫn.Hình ảnh về cuộc khởi nghĩa bà Triệu

Kết quả cuộc khởi nghĩa Bà Triệu Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu bị đàn áp dã man.Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền – Hậu Lộc – Thanh Hóa).Giá trị lịch sử và ý nghĩa khởi nghĩa Bà Triệu

Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu có một ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn. Cuộc khởi nghĩa là mốc son trên chặng đường chống ngoại xâm của dân tộc trong suốt 10 thế kỷ. Không chỉ làm rung chuyển chính quyền đô hộ, mà cuộc khởi nghĩa còn góp phần đánh thức ý chí dân tộc, tạo bước đà cho cuộc khởi nghĩa của Lý Bí sau này.

Đây là một trong những cuộc nổi dậy tiêu biểu, mạnh mẽ và rộng lớn nhất. Cuộc khởi nghĩa này là đỉnh cao của phong trào nhân dân thế kỷ II – III. Cuộc khởi nghĩa nổ ra ngay trong thời kỳ bọn đô hộ có lực lượng hùng mạnh và đang có dã tâm đồng hóa dân ta.

 

Có thể nói, cuộc khởi nghĩa Bà Triệu là sự kết tinh của chặng đường đấu tranh không ngừng nghỉ, mệt mỏi của nhân dân ta. Cuộc khởi nghĩa đã để lại những bài học lịch sử về việc tổ chức lực lượng,

27 tháng 2 2023

Hay

 

 

Tham khảo:

- Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ.

- Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc, Thanh Hóa), nghĩa quân đánh phá các thành ấp của quan lại nhà Ngô ở quận Cửu Chân rồi đánh ra khắp Giao Châu.

- Được tin, nhà Ngô cử tướng Lục Dận đem 6.000 quân sang Giao Châu, chúng vừa đánh, vừa mua chuộc, tìm cách chia rẽ nghĩa quân.

- Trước thế giặc mạnh, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, Bà Triệu anh dũng hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền, Hậu Lộc, Thanh Hóa).

=> Cuộc khởi nghĩa kết thúc.

-Lý Bí (503- 548): xuất thân trong gia đình hào trưởng ở Phổ Yên, Thái Nguyên hiện nay. Sau khi lên ngôi vua, ông lấy danh hiệu là Thiên Đức và ông đã thành lập được nước Vạn Xuân từ năm 542- 602.

-Hai Bà Trưng: hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị con gái vùng Mê Linh (thuộc Hà Nội) ngày nay đã phất cờ khởi nghĩa sau khi bà Trưng Trắc biết tin chồng mình bị giết bởi tên thái thú Tô Định. Bà Trưng Trắc lên ngôi vua, lấy hiệu là Trưng Vương. Bà cùng em gái và các tướng sĩ tài ba xây dựng được quyền tự chủ trong vòng 3 năm.

-Bà Triệu (Triệu Thị Trinh): đã phất cờ khởi nghĩa vào năm 248 tại vùng Cửu Chân, tuy chưa dựng nên nền tự chủ trong một thời gian ngắn cho nhân dân nhưng cuộc khởi nghĩa của bà đã làm dung động cả đất Giao Châu. 

-Phùng Hưng: quê ở Đường Lâm, cùng quê với Ngô Quyền đã phất cờ khởi nghĩa vào khoảng cuối thế kỷ VIII ở làng Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) và đã nhanh chóng làm chủ được vùng Đường Lâm. Ông chiếm được thành Tống Bình, tổ chức việc cai trị. Sau khi con trai ông nối ngôi, Phùng An thì nhà Đường sang đàn áp vậy là dập tắt cuộc khởi nghĩa.

-Ngô Quyền: quê ở Đường Lâm (cùng làng với Phùng Hưng). Ông là một lính tài ba, được Dương Đình Nghệ tin tưởng và gả con gái cho. Sau khi Kiều Công Tiễn giết hại cha nuôi của mình, thì quân Nam Hán chớp lấy thời cơ sang đàn áp nước ta lần thứ 2 nhưng vì sự mưu mô, nhanh nhẹn, thông minh của Ngô Quyền mà ông có thể nghĩ ra một kế hoạch mà vẫn sẽ truyền tiếp xuống đời sau. Chỉ trong vòng 2 tiếng, quân giặc đã rút lui và từ đó chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra một thời kì mới trong lịch sử dân tộc ta- thời kì độc lập, tự chủ lâu dài. 

 

21 tháng 4 2022

Tham khảo:

- Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ.

- Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc, Thanh Hóa), nghĩa quân đánh phá các thành ấp của quan lại nhà Ngô ở quận Cửu Chân rồi đánh ra khắp Giao Châu.

- Được tin, nhà Ngô cử tướng Lục Dận đem 6.000 quân sang Giao Châu, chúng vừa đánh, vừa mua chuộc, tìm cách chia rẽ nghĩa quân.

- Trước thế giặc mạnh, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, Bà Triệu anh dũng hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền, Hậu Lộc, Thanh Hóa).

=> Cuộc khởi nghĩa kết thúc.

9 tháng 3 2016

1.

- Ra sức bóc lột dân ta bằng các thứ thuế nhất là thuế muối, thuế sắt,... và bắt cống nạp những sản vật quý hiếm như ngà voi, sừng tê, ngọc trai.

- Cho người Hán sang ở lẫn với dân ta bắt dân ta phải theo phong tục của họ, âm mưu đồng hóa dân tộc ta.

 

 

2 tháng 4 2021

Không cam chịu bị áp bức, bóc lột nặng nề, nhân dân ta đã nổi dậy ở nhiều nơi. Thái thú Giao Chỉ là Tiết Tổng đã phải tâu lên vua : “ Giao Chỉ...đất rộng, người nhiều, hiểm trở độc hại, dân xứ ấy rất dễ làm loạn, rất khó cai trị”.
Giữa thế kỉ III, ở quận cửu Chân đã nổi lên cuộc khởi nghĩa lớn của Bà Triệu.
Bà Triệu có tên là Triệu Thị Trinh, là em gái Triệu Quốc Đạt - một hào trưởng lớn ở miền núi huyện Quan Yên, thuộc quận cửu Chân (huyện Yên Định, Thanh Hóa). Bà là người có sức khoẻ, có chí lớn và giàu mưu trí. Năm 19 tuổi, bà đã cùng anh trai tập hợp nhiều nghĩa sĩ trên đỉnh núi Nưa, mài gươm luyện võ, chuẩn bị khởi nghĩa.
Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ. Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc - Thanh Hóa), Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân đánh phá các thành ấp của bọn quan lại nhà Ngô ở quận cửu Chân, rồi từ đó đánh ra khắp Giao Châu.
sử nhà Ngô chép : “Năm 248, toàn thể Giao Châu đều chấn động”.
Khi ra trận, Bà Triệu thường mặc áo giáp, cài trâm vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi, trông rất oai phong lẫm liệt.
Được tin, nhà Ngô với cử viên tướng Lục Dận đem 6.000 quân sang Giao Châu. Lục Dận huy động thêm lực lượng lớn vừa đánh, vừa mua chuộc, chia rẽ nghĩa quân. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp. Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền - Hậu Lộc - Thanh Hóa), ở đây, hiện nay còn lăng mộ và đền thờ Bà.

2 tháng 4 2021

Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu:

- Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ.

- Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc, Thanh Hóa), nghĩa quân đánh phá các thành ấp của quan lại nhà Ngô ở quận Cửu Chân rồi đánh ra khắp Giao Châu.

- Được tin, nhà Ngô cử tướng Lục Dận đem 6.000 quân sang Giao Châu, chúng vừa đánh, vừa mua chuộc, tìm cách chia rẽ nghĩa quân.

- Trước thế giặc mạnh, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, Bà Triệu anh dũng hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền, Hậu Lộc, Thanh Hóa).

=> Cuộc khởi nghĩa kết thúc.

 



Sự hi sinh của bà thể hiện lòng dũng cảm của 1 vị anh hùng

30 tháng 1 2016

Nghĩa quân nhanh chóng đánh bại kẻ thù, làm chủ Mê Linh ; rồi từ Mê Linh, tiến đánh Cổ Loa và Luy Lâu. Tô Định hoảng hốt phải bỏ thành, cắt tóc, cạo râu, lẻn trốn về Nam Hải ( Quảng Đông - Trung Quốc ). Quân Hán ở các quận khác cũng bị đánh tan.

    Cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi.

30 tháng 1 2016

1. 

a) Xã hội ( xem Sgk )

b)Văn hóa

- Mở trường dạy chữ Hán ở các quận 

- Truyền vào nước ta : nho , đạo , phật giáo và các luật lệ phong tục của người Hán .

-> Nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói tổ tiên , vẫn giữ phong tục tập quán người Việt : nhuộm răng ,  ăn trầu , làm bánh chưng , bánh giày ,... học chữ Hán nhưng vận dụng theo cách học của riêng mình .

2.

-Năm 248 , cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền ( Thanh Hóa ) Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân đánh phá các thành ấp quân Ngô ở Cửu Chân rồi lan khắp Giao Châu .

-Được tin , nhà Ngô cử tướng Lục Dận đem 6.000 sang đàn áp , chúng vừa đánh vừa mua chuộc , tìm cách chia rẻ nghĩa quân 

-Thế giặc mạnh , nghĩa quân chống đỡ không nổi , cuộc khởi nghĩa bị đàn áp , Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng . hiuhiu

10 tháng 3 2016

Từ tấm bé, tôi được nghe về Bà Triệu (Triệu Thị Trinh, sinh 225 – mất 248), người anh hùng của dân tộc Việt Nam. Trí óc non nớt của tôi không nhớ nổi bà đã lãnh đạo cuộc nổi dậy của dân tộc Việt như thế nào, và vì sao bà bị chết? Thế hệ chúng tôi những đứa trẻ mới lớn cắp sách đến trường khi đất nước vừa hoà bình. Tôi đến trường học những bài học đầu tiên về lịch sử là khi Việt Nam đã chấm dứt cuộc chiến tranh với hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Chúng tôi náo nức hân hoan chờ đón xem các cuộc duyệt binh nhân ngày độc lập. Những chiếc xe tăng, những mũi lê tuốt trần, những tiếng tung hô vang dậy, những đoàn ngươi đi rầm rập, thẳng tắp. Phim ảnh về chiến tranh thường trực trên vô tuyến, những ngày lễ lớn vẫn thấy những bức tranh cổ động hình chú bộ đội, cô du kích đeo súng.

Trong những bài học lịch sử đầu tiên, câu nói nổi tiếng của Bà được chúng tôi thuộc lòng, được nhắc đi nhắc lại trong giờ học lịch sử: “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang san, cởi ách nô lệ chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta!”. Thật khí phách làm sao!

Rồi, qua tranh dân gian Đông Hồ, tôi thấy Bà hiện lên như một nàng tiên cưỡi con voi trắng. Tiếng nhạc chuông khoan thai nhịp cùng chiếc vòi đung đưa. Dáng người nhỏ bé của bà chập chờn trước mắt tôi.

Ở cái thời buổi như thế, hình ảnh về người anh hùng dân tộc - Bà Triệu, trên bức tranh dân gian Đông Hồ giống như một giấc mơ. Một giấc mơ ngọt ngào không có gươm đao.Cuộc đời ngắn ngủi mà oanh liệt của bà đã lưu danh vào sử sách. Và bức tranh Đông Hồ này là bức tranh duy nhất còn lại tới nay về hình ảnh của Bà. Trên một nền điệp lung linh, rực rỡ không một hàng chữ, người nghệ nhân thật tự tin với câu chuyện rất hóm hỉnh của mình. Chắc khỏe mà uyển chuyển trong từng nét khắc người nghệ sỹ dân gian, như nói với chúng ta: Bà Triệu đấy…hãy nhìn cặp vú tương truyền rất dài này của Bà …Nó cũng lắc lẻo theo nhịp đi của chú voi. Người anh hùng trở về trong hân hoan, bỏ lại phía sau gươm giáo, bỏ lại hận thù, những vinh quang trận mạc. Chỉ còn lại đây những gì đó thật nhân bản và giản dị.

Bà là nhân vật lịch sử đã đi vào huyền thoại của người Việt. Dân gian đã lý giải về sự thua trận như sau: “Bà Triệu vốn ghét sự ố trọc, ưa tinh khiết. Vì có kẻ gian lén báo với quan địch. Tướng giặc cho quân lính cởi truồng đi đánh trận. Bà vì xấu hổ nên lên núi tự vẫn !” ….

Tôi từng đinh ninh rằng, câu chuyện này là sự thật, chí ít là đối với người nghệ nhân đã khắc nên bức tranh tuyệt đẹp này. Nếu không thật thì sao có thể khắc nổi một hình tượng người anh hùng như một thiếu nữ duyên dáng và nhẹ nhàng đến vậy. Có lẽ không nên trách các nghệ nhân Đông Hồ là quá ngây thơ và kém hiểu biết về lịch sử. Lịch sử không nhất thiết chỉ một cách nhìn. Trong bộ sách lịch sử nổi tiếng Đại Việt sử ký toàn thư, Bà hiện lên thât mạnh mẽ, phi thường. Còn ở đây trên bức tranh này ta chỉ thấy một vũ điệu tung tẩy của màu sắc của ánh mắt, của đôi tay và những dải áo.

Và cũng không nên trách các nghệ sỹ thời xưa sáng tạo các tác phẩm về người anh hùng mà không có “tính chiến đấu” như các tác phẩm mới của thời kỳ cách mạng. Một bức tranh về một nữ anh hùng dân tộc khác, bức Hai Bà Trưng (cũng thuộc dòng tranh Đông Hồ) rõ ràng có tính chiến đấu hơn. Ở bức tranh Hai Bà Trưng đánh đuổi giặc quân xâm lược phương Bắc, hình ảnh hai bà cưỡi voi vung gươm xốc tới. Tuy cùng một dòng tranh Đông Hồ nhưng bức tranh Hai Bà Trưng xem ra muộn hơn, thậm chí niên đại của nó có thể chỉ vào thế kỷ 19. Bức tranh này đã biết sử dụng luật cận viễn, gần to xa nhỏ, Đặc biệt là có in chữ Hán trên tranh, về sau lại có bản in chữ quốc ngữ.

Việt Nam là một đất nước có một lịch sử chinh chiến hào hùng. Nhưng thật kỳ lạ là nó không được nghệ thuật tô vẽ lại, mà thậm chí nhiều khí còn có tình lờ đi. Một nhân vật anh hùng khác là Đinh Bộ Lĩnh, vị hoàng đế được các sử gia đời sau coi là người đầu tiên lập nên triều đại chính thống trong lịch sử Việt Nam cũng được các nghệ sỹ Đông Hồ khắc họa. Đinh Bộ Lĩnh người anh hùng đánh Đông dẹp Bắc lại được vẽ dưới dạng nhi đồng cùng lũ trẻ chăn trâu đang diễn trò “cờ lau tập trận”. Những tình tiết bạo lực ít đuợc khai thác. Như bức vẽ khác về Đinh Tiên Hoàng, khắc họa cảnh người chú của Đinh Tiên Hoàng lạy cháu. Người chú trong lần giao tranh với cháu, Đinh Tiên Hoàng bị ngã xuống đầm, khi chuẩn bị đâm thì chợt có con rồng vàng ngũ sắc hiện lên che chở. Những tình tiết đầy bạo lực gay cấn đã không được mô tả. Thay vào đó là một giọng điệu hóm hỉnh, cả chú lẫn cháu đều đóng khố. Người chú đứng trên bờ vái lạy người cháu đang đứng trên lưng con rồng. Nói chung các tượng thờ vua chúa Việt Nam thật hi hữu mới có cầm gươm đao. Một ngoại lệ hiếm hoi là bức tượng đồng Lê Thái Tổ ở Hồ Gươm. Đức vua cầm bảo kiếm, nhưng không phải trong cảnh chinh chiến, mà lại đang trả gươm cho rùa thần.

Quay trở lại hiện tượng các nữ tướng trở thành các thủ lĩnh đánh đuổi giặc ngoại xâm như Bà Trưng, bà Triệu, những nghiên cứu mới về lịch sử cho ta những phát hiện thú vị. Trong cuộc khởi nghĩa của Bà Trưng, có tới ít nhất là 75 vị nữ tướng. Theo chính sử, Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa là để báo thù chồng là Thi Sách. Cách viết sử theo quan điểm Trung - Hiếu - Tiết- Nghĩa của Nho giáo, đã giải thích sự nổi dậy của Hai Bà Trưng như vậy, thì 75 bà tướng kia thì sao. Và cũng có những nghiên cứu khác chứng minh rằng, khi bà Trưng phất cờ nổi dậy thì chồng bà, ông Thi Sách vẫn còn sống. Và sử cũng không có nói bà Triệu nổi dậy vì thay thế vị trí của anh trai mình là Triệu Quốc Đạt. Thời của Bà Trưng bà Triệu, chắc hẳn nước Việt lúc đó còn duy trì chế độ mẫu hệ. Và việc người phụ nữ trở thành thủ lĩnh không nên hiểu đơn giản vì tài thao lược, sức mạnh hơn người. Những nữ thủ lĩnh có sứ mệnh giống như những là cờ trận, như tiếng trống trận. Sức mạnh của lá cờ, của hồi trống không giống với sức mạnh của gươm giáo, nó là một biểu tượng thu hút và khích lệ mọi lực lượng vùng lên. Cách tư duy về hình tượng người nữ anh hùng của những người nghệ nhân Đông Hồ rất xa lạ với tôi, nhưng có thể lại rất gần với bản chất của lịch sử. Khi hình tượng nữ anh hùng đã thấm sâu vào trái tim nhân dân thì những nghệ sỹ làng tranh Đông Hồ cứ hồ nhiên mà kể, kể bằng những mảng màu tươi tắn nhất, những đường nét ngộ nghĩnh nhất. Bức tranh đã đặt nhân vật vào vị trí chính diện một cách trọn vẹn. Hình tượng Bà Triệu cưỡi voi ở đúng vào vị trí trung tâm của bức tranh, nhưng không bị tĩnh lặng bởi cái vũ đạo tung tẩy của đôi cánh tay đang đang cầm hai dải áo.

Câu hỏi với tôi cho tới nay là, người phụ nữ anh hùng có còn là phụ nữ. Giống như câu chuyện về các nữ chiến binh trong thần thoại Hy lạp đã tự cắt đi một bên vú của mình để bắn cung được dễ dàng. Cặp vú dài của Bà Triệu có lẽ là một cản trở cho việc chinh chiến. Nên truyền thuyết kể rằng mỗi khi ra trận Bà phải cột nó ra…tận sau lưng. Những hình ảnh về người phụ nữ trong Bảo tàng Phụ nữ (tp. Hồ Chí Minh) cho tôi cảm nhận họ là người anh hùng cách mạng trước khi là phụ nữ. Người xem tới đây, trước hết được thấy những hình ảnh đấu tranh kiên cường bất khuất của phụ nữ miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Sau đấy, các du khách mới được thấy những hình ảnh dịu hiền của phụ nữ Việt Nam trong các trang phục truyền thống của các dân tộc. Nếu sẽ ra sao nếu trật tự các gian trưng bày sẽ làm ngược lại. Trước hết cho du khách xúc động trước vẻ đẹp văn hóa truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, sau đó dành cho họ sự cảm động, sự khâm phục và kính phục trước những mất mát hy sinh trong chiến tranh và những chiến công lẫy lừng.

Lịch sử vẫn thường được viết qua lăng kính của giới mày râu. Nhưng nghệ thuật thì không hẳn như thế. Một người đàn bà đội vương miện cưỡi voi đã chễm chệ đi qua biết bao thế kỷ trọng nam khinh nữ, biết bao thế kỷ những người đàn bà không còn tên gọi, không được học hành, thi cử. Hình tượng Bà Triệu, người đàn bà cưỡi voi không một tấc sắt trên người xứng đáng là bức tranh kiệt xuất nhất về người nữ anh hùng Việt Nam. Bức tranh được những người nông dân mua về dán vào dịp Tết. Họ cứ dán thẳng bức tranh lên vách đất của những ngôi nhà nơi thôn quê. Bức tranh đã đi qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử. Trong tiếng pháo Tết rộn ràng Bà Triệu hiện về cùng với mùa Xuân, tươi tắn và rạng ngời hạnh phúc”.

10 tháng 3 2016
Từ tấm bé, tôi được nghe về Bà Triệu (Triệu Thị Trinh, sinh 225 – mất 248), người anh hùng của dân tộc Việt Nam. Trí óc non nớt của tôi không nhớ nổi bà đã lãnh đạo cuộc nổi dậy của dân tộc Việt như thế nào, và vì sao bà bị chết? Thế hệ chúng tôi những đứa trẻ mới lớn cắp sách đến trường khi đất nước vừa hoà bình. Tôi đến trường học những bài học đầu tiên về lịch sử là khi Việt Nam đã chấm dứt cuộc chiến tranh với hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Chúng tôi náo nức hân hoan chờ đón xem các cuộc duyệt binh nhân ngày độc lập. Những chiếc xe tăng, những mũi lê tuốt trần, những tiếng tung hô vang dậy, những đoàn ngươi đi rầm rập, thẳng tắp. Phim ảnh về chiến tranh thường trực trên vô tuyến, những ngày lễ lớn vẫn thấy những bức tranh cổ động hình chú bộ đội, cô du kích đeo súng.

Trong những bài học lịch sử đầu tiên, câu nói nổi tiếng của Bà được chúng tôi thuộc lòng, được nhắc đi nhắc lại trong giờ học lịch sử: “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang san, cởi ách nô lệ chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta!”. Thật khí phách làm sao!

Rồi, qua tranh dân gian Đông Hồ, tôi thấy Bà hiện lên như một nàng tiên cưỡi con voi trắng. Tiếng nhạc chuông khoan thai nhịp cùng chiếc vòi đung đưa. Dáng người nhỏ bé của bà chập chờn trước mắt tôi.

Ở cái thời buổi như thế, hình ảnh về người anh hùng dân tộc - Bà Triệu, trên bức tranh dân gian Đông Hồ giống như một giấc mơ. Một giấc mơ ngọt ngào không có gươm đao.Cuộc đời ngắn ngủi mà oanh liệt của bà đã lưu danh vào sử sách. Và bức tranh Đông Hồ này là bức tranh duy nhất còn lại tới nay về hình ảnh của Bà. Trên một nền điệp lung linh, rực rỡ không một hàng chữ, người nghệ nhân thật tự tin với câu chuyện rất hóm hỉnh của mình. Chắc khỏe mà uyển chuyển trong từng nét khắc người nghệ sỹ dân gian, như nói với chúng ta: Bà Triệu đấy…hãy nhìn cặp vú tương truyền rất dài này của Bà …Nó cũng lắc lẻo theo nhịp đi của chú voi. Người anh hùng trở về trong hân hoan, bỏ lại phía sau gươm giáo, bỏ lại hận thù, những vinh quang trận mạc. Chỉ còn lại đây những gì đó thật nhân bản và giản dị.
 
Bà là nhân vật lịch sử đã đi vào huyền thoại của người Việt. Dân gian đã lý giải về sự thua trận như sau: “Bà Triệu vốn ghét sự ố trọc, ưa tinh khiết. Vì có kẻ gian lén báo với quan địch. Tướng giặc cho quân lính cởi truồng đi đánh trận. Bà vì xấu hổ nên lên núi tự vẫn !” ….

Tôi từng đinh ninh rằng, câu chuyện này là sự thật, chí ít là đối với người nghệ nhân đã khắc nên bức tranh tuyệt đẹp này. Nếu không thật thì sao có thể khắc nổi một hình tượng người anh hùng như một thiếu nữ duyên dáng và nhẹ nhàng đến vậy. Có lẽ không nên trách các nghệ nhân Đông Hồ là quá ngây thơ và kém hiểu biết về lịch sử. Lịch sử không nhất thiết chỉ một cách nhìn. Trong bộ sách lịch sử nổi tiếng Đại Việt sử ký toàn thư, Bà hiện lên thât mạnh mẽ, phi thường. Còn ở đây trên bức tranh này ta chỉ thấy một vũ điệu tung tẩy của màu sắc của ánh mắt, của đôi tay và những dải áo.

Và cũng không nên trách các nghệ sỹ thời xưa sáng tạo các tác phẩm về người anh hùng mà không có “tính chiến đấu” như các tác phẩm mới của thời kỳ cách mạng. Một bức tranh về một nữ anh hùng dân tộc khác, bức Hai Bà Trưng (cũng thuộc dòng tranh Đông Hồ) rõ ràng có tính chiến đấu hơn. Ở bức tranh Hai Bà Trưng đánh đuổi giặc quân xâm lược phương Bắc, hình ảnh hai bà cưỡi voi vung gươm xốc tới. Tuy cùng một dòng tranh Đông Hồ nhưng bức tranh Hai Bà Trưng xem ra muộn hơn, thậm chí niên đại của nó có thể chỉ vào thế kỷ 19. Bức tranh này đã biết sử dụng luật cận viễn, gần to xa nhỏ, Đặc biệt là có in chữ Hán trên tranh, về sau lại có bản in chữ quốc ngữ.

Việt Nam là một đất nước có một lịch sử chinh chiến hào hùng. Nhưng thật kỳ lạ là nó không được nghệ thuật tô vẽ lại, mà thậm chí nhiều khí còn có tình lờ đi. Một nhân vật anh hùng khác là Đinh Bộ Lĩnh, vị hoàng đế được các sử gia đời sau coi là người đầu tiên lập nên triều đại chính thống trong lịch sử Việt Nam cũng được các nghệ sỹ Đông Hồ khắc họa. Đinh Bộ Lĩnh người anh hùng đánh Đông dẹp Bắc lại được vẽ dưới dạng nhi đồng cùng lũ trẻ chăn trâu đang diễn trò “cờ lau tập trận”. Những tình tiết bạo lực ít đuợc khai thác. Như bức vẽ khác về Đinh Tiên Hoàng, khắc họa cảnh người chú của Đinh Tiên Hoàng lạy cháu. Người chú trong lần giao tranh với cháu, Đinh Tiên Hoàng bị ngã xuống đầm, khi chuẩn bị đâm thì chợt có con rồng vàng ngũ sắc hiện lên che chở. Những tình tiết đầy bạo lực gay cấn đã không được mô tả. Thay vào đó là một giọng điệu hóm hỉnh, cả chú lẫn cháu đều đóng khố. Người chú đứng trên bờ vái lạy người cháu đang đứng trên lưng con rồng. Nói chung các tượng thờ vua chúa Việt Nam thật hi hữu mới có cầm gươm đao. Một ngoại lệ hiếm hoi là bức tượng đồng Lê Thái Tổ ở Hồ Gươm. Đức vua cầm bảo kiếm, nhưng không phải trong cảnh chinh chiến, mà lại đang trả gươm cho rùa thần.

Quay trở lại hiện tượng các nữ tướng trở thành các thủ lĩnh đánh đuổi giặc ngoại xâm như Bà Trưng, bà Triệu, những nghiên cứu mới về lịch sử cho ta những phát hiện thú vị. Trong cuộc khởi nghĩa của Bà Trưng, có tới ít nhất là 75 vị nữ tướng. Theo chính sử, Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa là để báo thù chồng là Thi Sách. Cách viết sử theo quan điểm Trung - Hiếu - Tiết- Nghĩa của Nho giáo, đã giải thích sự nổi dậy của Hai Bà Trưng như vậy, thì 75 bà tướng kia thì sao. Và cũng có những nghiên cứu khác chứng minh rằng, khi bà Trưng phất cờ nổi dậy thì chồng bà, ông Thi Sách vẫn còn sống. Và sử cũng không có nói bà Triệu nổi dậy vì thay thế vị trí của anh trai mình là Triệu Quốc Đạt. Thời của Bà Trưng bà Triệu, chắc hẳn nước Việt lúc đó còn duy trì chế độ mẫu hệ. Và việc người phụ nữ trở thành thủ lĩnh không nên hiểu đơn giản vì tài thao lược, sức mạnh hơn người. Những nữ thủ lĩnh có sứ mệnh giống như những là cờ trận, như tiếng trống trận. Sức mạnh của lá cờ, của hồi trống không giống với sức mạnh của gươm giáo, nó là một biểu tượng thu hút và khích lệ mọi lực lượng vùng lên. Cách tư duy về hình tượng người nữ anh hùng của những người nghệ nhân Đông Hồ rất xa lạ với tôi, nhưng có thể lại rất gần với bản chất của lịch sử. Khi hình tượng nữ anh hùng đã thấm sâu vào trái tim nhân dân thì những nghệ sỹ làng tranh Đông Hồ cứ hồ nhiên mà kể, kể bằng những mảng màu tươi tắn nhất, những đường nét ngộ nghĩnh nhất. Bức tranh đã đặt nhân vật vào vị trí chính diện một cách trọn vẹn. Hình tượng Bà Triệu cưỡi voi ở đúng vào vị trí trung tâm của bức tranh, nhưng không bị tĩnh lặng bởi cái vũ đạo tung tẩy của đôi cánh tay đang đang cầm hai dải áo.

Câu hỏi với tôi cho tới nay là, người phụ nữ anh hùng có còn là phụ nữ. Giống như câu chuyện về các nữ chiến binh trong thần thoại Hy lạp đã tự cắt đi một bên vú của mình để bắn cung được dễ dàng. Cặp vú dài của Bà Triệu có lẽ là một cản trở cho việc chinh chiến. Nên truyền thuyết kể rằng mỗi khi ra trận Bà phải cột nó ra…tận sau lưng. Những hình ảnh về người phụ nữ trong Bảo tàng Phụ nữ (tp. Hồ Chí Minh) cho tôi cảm nhận họ là người anh hùng cách mạng trước khi là phụ nữ. Người xem tới đây, trước hết được thấy những hình ảnh đấu tranh kiên cường bất khuất của phụ nữ miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Sau đấy, các du khách mới được thấy những hình ảnh dịu hiền của phụ nữ Việt Nam trong các trang phục truyền thống của các dân tộc. Nếu sẽ ra sao nếu trật tự các gian trưng bày sẽ làm ngược lại. Trước hết cho du khách xúc động trước vẻ đẹp văn hóa truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, sau đó dành cho họ sự cảm động, sự khâm phục và kính phục trước những mất mát hy sinh trong chiến tranh và những chiến công lẫy lừng.

Lịch sử vẫn thường được viết qua lăng kính của giới mày râu. Nhưng nghệ thuật thì không hẳn như thế. Một người đàn bà đội vương miện cưỡi voi đã chễm chệ đi qua biết bao thế kỷ trọng nam khinh nữ, biết bao thế kỷ những người đàn bà không còn tên gọi, không được học hành, thi cử. Hình tượng Bà Triệu, người đàn bà cưỡi voi không một tấc sắt trên người xứng đáng là bức tranh kiệt xuất nhất về người nữ anh hùng Việt Nam. Bức tranh được những người nông dân mua về dán vào dịp Tết. Họ cứ dán thẳng bức tranh lên vách đất của những ngôi nhà nơi thôn quê. Bức tranh đã đi qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử. Trong tiếng pháo Tết rộn ràng Bà Triệu hiện về cùng với mùa Xuân, tươi tắn và rạng ngời hạnh phúc”.