K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 4 2018

I. Mở bài:

Nguyễn Thành Long là một trong những cây bút văn xuôi đáng chú ý trong những năm 60 – 70, chỉ chuyên viết về truyện ngắn và kí. “Lặng lẽ Sa Pa” là một truyện ngắn nhẹ nhàng có cốt truyện đơn giản nhưng thật thú vị và ẩn chứa bên trong nhiều ý vị sâu sắc. Tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của những con người lao động bình thường mà cao cả, những con người đầy quan tâm, đầy trách nhiệm đối với đất nước mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác quan trắc khí tượng. Nhân vật anh thanh niên chỉ hiện ra trong chốc lát nhưng vẫn là điểm sáng nổi bật nhất của bức tranh về phẩm chất và tâm hồn tốt đẹp của con người mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc mà tác giả tập trung thể hiện.

II. Thân bài:

* Hình ảnh anh thanh niên

- Anh không xuất hiện từ đầu mà chỉ hiện ra trong cuộc gặp gỡ chốc lát với bác lái xe, ông họa sĩ , cô gái trẻ khi xe của họ dừng lại nghỉ. Chỉ chốc lát nhưng cũng đủ để các nhân vật khác kịp ghi nhận một ấn tượng, một kí họa chân dung về anh, rồi dường như anh lại khuất lấp vào giữa mây mù bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thuở củ núi rừng Sa Pa.

- Anh còn hiện ra qua cái nhìn và sự cảm nhận của các nhân vật khác, đặc biệt là ông họa sĩ già và anh cũng tự bộc lộ qua cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với mọi người

a. Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thật đặc biệt.

- Quanh năm suốt tháng, anh sống một mình trên đỉnh núi cao, giữa cỏ cây và mây mù lạnh lẽo.Tác giả giới thiệu anh qua lời của bác lái xe: “ Anh thanh niên hai mươi bảy tuổi, người cô độc nhất thế gian, một mình trên trạm khí tượng ở đỉnh cao hai ngàn sáu trăm mét, rất “thèm người”…”Thử thách lớn nhất đối với chàng trai trẻ ấy chính là sự cô độc.Sống đơn độc nơi rừng núi mà làm việc thì không phải là chuyện dễ dàng. Biết bao vất vả, gian lao rình rập, thiếu thốn vật chất..

- Hơn nữa lại phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt. Công việc của anh là đo gió, đo mưa, tích mây, đo chấn động mặt đất góp phần vào việc dự báo thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu. Gian khổ nhất là vào lúc một giờ sáng, dù mưa gió, tuyết lạnh thế nào cũng phải trở dậy ra ngoài làm việc.

→ Quả thực, điều kiện sống và làm việc đó là một thử thách lớn đối với tuổi trẻ vốn sung sức và khát khao hành động. Nhưng anh vẫn vượt qua được. Cái gì đã giúp anh vượt qua được hoàn cảnh ấy ? Đó là ý chí, nghị lực, những phẩm chất và sức mạnh bên trong của nhân vật đã giúp anh vượt lên tất cả để sống một cuộc đời đầy ý nghĩa

b. Anh thanh niên có những suy nghĩ và quan niệm đúng đắn về cuộc sống và công việc

- Anh sống gắn bó với sự nghiệp của đất nước, rất có trách nhiệm với cuộc đời. Đất nước có chiến tranh, anh xin ra trận. Không được ra trận, anh làm công tác khí tượng trên núi cao. Không ai có thể bắt buộc anh lên cái nơi “khỉ ho cò gáy” này để làm việc và cống hiến. Trong khi bao nhiêu người sau khi ra trường đã cố chạy chọt tìm bằng được một nơi làm việc giữa thủ đô thì anh đã khoác ba lô vui vẻ vượt suối băng rừng để lên công tác ở nơi này. Anh tự nguyện lên đây không phải do sự bốc đồng nhất thời mà là cả một sự nhận thức chín chắn, đúng đắn, sâu sắc nhất. Anh thanh niên, một cán bộ vật lý kiêm khí tượng địa cầu, đã sẵn sàng đi đến bất cứ nơi nào để có thể phát huy tài năng và thực hiện ước mơ của mình. Anh tự đặt và trả lời câu hỏi : “Mình sinh ra là gì ? Mình để ở đâu ? Mình vì ai mà làm việc ?

- Anh có những suy nghĩ rất đẹp về ý nghĩa của cuộc sống, về hạnh phúc trong đời. Với anh hạnh phúc là trong công việc. Khi kể lại thành tích nhờ phát hiện kịp thời đám mây khô, không quân ta đã hạ nhiều máy bay Mĩ ở cầu Hàm Rồng, anh nói : “kể từ hôm đó, cháu sống thật hạnh phúc”.

- Anh rất yêu công việc của mình. Đối với anh, công việc là niềm đam mê cháy bỏng, là niềm hạnh phúc lớn nhất. Hơn ai hết, anh hiểu rõ công việc thầm lặng của mình là có ích mọi người, nó gắn liền anh với cuộc sống chung của đất nước. Anh tâm sự với ông họa sĩ : “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được ? Huống chi công việc của cháu gắn liền với bao anh em đồng chí dưới kia.Công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”. Dù công việc có vất vả nhưng anh không thể sống thiếu nó.

- Cái mà tác giả muốn làm nổi bật ở nhân vật này không phải là những công việc khó khăn đòi hỏi phải có tinh thần trách nhiệm cao mà là một hoàn cảnh sống và làm việc thật đặc biệt. Cái khó khăn, thách thức lớn nhất đối với anh chính là sự cô độc. Đã có những phút anh phải yếu mềm trước cơn “thèm người” đang dâng trào trong huyết quản. Anh đã làm đủ mọi cách để gặp con người, được nghe họ nói, được thấy họ cười, dù chỉ trong một giây phút. Những khuôn mặt chưa bao giờ anh gặp sao bỗng trở nên thân thiết lạ lùng! Nhưng cuối cùng, chàng trai đã vượt qua cơn xúc động để trở về với cuộc sống bình thường.

- Thậm chí, mặc dù đã sống một mình trên đỉnh núi cao 2600mét nhưng anh vẫn ước được làm việc ở đỉnh núi cao hơn nữa : Đỉnh Phan xi Păng cao 3143 mét bởi anh nghĩ : “ Làm công tác khí tượng ở độ cao như thế mới là lý tưởng chứ”.Đó là ước vọng được vươn cao hơn trong công việc để đạt được mục đích tốt đẹp nhất.

→ Những suy nghĩ đẹp ấy khiến anh thêm yêu cuộc sống và con người xung quanh, “thấy cuộc đời đẹp quá!”, giúp anh có thêm nghị lực để sống một cuộc sống đẹp, đầy ý nghĩa, gắn bó với mọi người dù một mình đơn độc làm việc trên núi cao.

c. Anh thanh niên còn có phong cách sống rất đẹp

Ngoài ra anh tổ chức cuộc sống của mình ở trạm khí tượng thật ngăn nắp, phong phú cả vật chất và tinh thần, một cuộc sống chủ động, làm chủ mình và có ích cho đời.

- Anh biết sống cho sự nghiệp chung lớn lao và cũng biết sống cho riêng mình. Anh trọng cái đẹp: anh trồng hoa, một vườn hoa đầy mầu sắc. Đó là vẻ đẹp của tâm hồn anh và anh hào phóng tặng cho mọi người. Gian nhà của anh sạch sẽ, gọn gàng. Anh chạy về trước là để pha trà, cắt hoa tặng khách chứ không phải để thu dọn nhà cửa vì khách tới thăm bất ngờ như họa sĩ tưởng. Anh trồng rau, nuôi gà là để tự cung cấp cho mình thức ăn.

- Anh còn đọc sách ngoài những giờ làm việc. Sách đã trở thành người bạn thân thiết của anh. Khi bác lái xe đưa gói sách cho anh, anh “mừng quýnh” như cầm được vàng. Anh nói với cô gái: “ Cô thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ”. Anh tự lo liệu xoay xở để thường xuyên có sách đọc. Sách không chỉ giúp anh nâng cao hiểu biết, nâng cao kiến thức, sách còn giúp anh khuây khoả trong những phút giây rảnh rỗi. Say mê đọc sách là một thói quen, một đức tính đáng quý ở anh.

- Không chỉ say mê công việc, say mê đọc sách , anh thanh niên còn là một con người rất đáng mến ở sự cởi mở, chân thành với mọi người. Anh luôn khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với những người khác. Anh mừng lắm khi gặp được bác tài và càng mừng hơn khi được tiếp bác tài, nhà hoạ sĩ, và cô kỹ sư nông nghiệp trẻ mới ra trường tại nơi làm việc của anh. Chính anh đã nói to lên đầy tiếc rẻ : “Trời ơi, chỉ còn năm phút”. Câu chuyện của anh tuôn ra như suối khi gặp mọi người. Anh “nói to những điều người ta chỉ nghĩ và cũng ít nghĩ”. Anh rất hiếu khách : mời khách uống trà, tặng hoa, tặng quà (giỏ trứng) cho khách. Và anh rất lưu luyến với khách khi chia tay. Thái độ vui vẻ, niềm nở, hiếu khách của anh cũng đã để lại trong lòng mọi người những ấn tượng khó quên.

- Dù vậy, trong cuộc sống, anh là một người rất khiêm tốn, luôn đề cao người khác.Thực tâm, anh thấy công việc và sự đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé. Anh luôn say sưa ca ngợi mọi người. Mặc dù ông hoạ sĩ già hết sức khâm phục anh, ông muốn vẽ chân dung của anh, nhưng anh một mực từ chối, anh không muốn vì cảm thấy mình không xứng đáng được hưởng ân huệ ấy. Anh đã kể những người xứng đáng khác. Anh nói thành thực: “những người khác đáng kể, đáng vẽ hơn anh. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phăng -xi -păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa!… Hay là bác vẽ đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu…” Và anh say sưa kể về thành tích của những người ấy. Đức tính khiêm tốn ấy của anh đã làm cho ông hoạ sĩ, bác lái xe và cô gái hết sức yêu mến và khâm phục.

d. Nhân vật ấy giúp em hiểu thêm nét đẹp ở những con người lao động ở chốn Sa Pa:

- Đó là hình ảnh những con người lao động mới với phong cách sống đẹp, suy nghĩ đẹp, sống có lý tưởng, quên mình vì cuộc sống chung, vô tư, lặng thầm, cống hiến hết mình cho đất nước, say mê, miệt mài, khẩn trương làm việc.

- Họ có tấm lòng nhân hậu thật đáng quý, có tác phong sống thật đẹp. Cuộc sống của họ âm thầm, bình dị mà cao đẹp biết bao.

III – Kết luận:

Thế đấy, trong cái “lặng lẽ”của Sa Pa trên đỉnh Yên Sơn bốn mùa mây phủ mấy ai biết được có một chàng trai đang sống, đang âm thầm làm việc. Người cán bộ trẻ ấy được Nguyễn Thành Long xây dựng khá sắc nét với những đặc điểm, suy nghĩ, hành động tích cực, một mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ hi sinh nhưng cũng thật trong sáng, đẹp đẽ. Những trang viết của Nguyễn Thành Long khiến ta thêm yêu con người và cuộc sống, thấy được trách nhiệm của mình với sự nghiệp chung của đất nước. Tâm hồn và những việc làm của anh thanh niên trong truyện đã gieo vào lòng em nhiều tình cảm, thôi thúc em muốn cống hiến, muốn làm gì đó có ích cho xã hội như như một nhà thơ đã nói: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

29 tháng 11 2021

''Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn chết mất''

=> Cho thấy anh là người rất yêu công việc của mình và luôn luôn hướng đến công việc 

29 tháng 11 2021

ban có thể làm chi tiết 1 chút k ạ

 

24 tháng 1 2019

1. Mở bài:

* Nêu những nét chính về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm:

2. Thân bài:

* Hoàn cảnh sống và làm việc:

- Anh thanh niên sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600 mét, quanh năm suốt tháng chỉ có mây mù bao phủ...Công việc của anh là đo gió, đo mưa,đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất. Công việc ấy đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao.

* Vẻ đẹp tính cách và tâm hồn của anh thanh niên;

- Sự ý thức về công việc và lòng yêu nghề, thấy được ý nghĩa cao quý trong công việc thầm lặng của mình. Sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

- Anh đã có những suy nghĩ thật đúng, thật giản dị mà sâu sắc về công việc, về cuộc sống: “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?”.

- Anh còn biết tìm đến những nguồn vui lành mạnh để cân bằng đời sống tinh thần của mình: anh biết lấy sách làm bạn tâm tình, biết tổ chức cuộc sống của mình một cách ngăn nắp, tươi tắn (trồng hoa, nuôi gà...)

- Sự cởi mở chân thành, rất quý trọng tình cảm của mọi người, luôn khao khát được gặp gỡ và trò chuyện cùng mọi người: vui mừng đến luống cuống, hấp tấp cùng thái độ ân cần, chu đáo tiếp đãi những người khách xa đến thăm bất ngờ...

- Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé: khi ông hoạ sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh không dám từ chối để khỏi vô lễ nhưng anh nhiệt thành giới thiệu những người khác mà anh thực sự cảm phục.

3. Kết bài:

Khẳng định tâm hồn trong sáng, sự cống hiến thầm lặng của anh thanh niên cho Tổ quốc.

28 tháng 4 2017

Viết bài văn nghị luận văn học. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần, hành văn lưu loát, sinh động. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

 
 
 

a. Mở bài (0.5đ)

   - Giới thiệu truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa và nhân vật anh thanh niên.

   - Câu chuyện ngợi ca những con người lao động làm công tác khí tượng và thế giới những con người như anh.

b. Thân bài (9đ)

   - Là nhân vật chính của truyện. Nhân vật không xuất hiện từ đầu truyện mà chỉ xuất hiện trong cuộc gặp gỡ chốc lát giữa các nhân vật kia với anh, khi xe của họ dừng lại nghỉ. Dù chỉ trong thoáng chốc nhưng cũng đủ để mọi người trong đoàn và kể cả độc giả có những hình dung trọn vẹn về anh. (1đ)

   - Hoàn cảnh sống và làm việc (3đ):

      + Anh làm việc một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng giữa bạt ngàn mây núi Sa Pa. Anh được nhận xét là người “cô độc nhất thế gian”, đến nỗi phải “ thèm người”, anh thèm nói chuyện với người khác, có khi còn để cây ngang đường để có thể gặp người nói chuyện với người khác.

      + Tác giả miêu tả anh ta sống trong căn nhà nhỏ, đơn giản, đồ đạc không có gì giá trị. Cuộc đời anh thanh niên chỉ có chiếc giường con, chiếc bàn học, giá sách. Anh sống một mình nhưng không bừa bộn, cẩu thả mà ngăn nắp, cẩn thận.

      + Anh là làm đẹp nơi mình bằng cách trồng hoa. Không chỉ có thế, anh còn nuôi gà, tự học, tự đọc sách ngoài giờ làm việc.

→ Hoàn cảnh sống thật đặc biệt. Môi trường sống rất cô đơn và vắng vẻ.

      + Công việc: Đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.

→ Đòi hỏi sự tỉ mẩn, chính xác và tinh thần trách nhiệm cao, bất chấp mọi điều kiện thời tiết.

      + Nét tính cách và phẩm chất: sự cởi mở, chân thành, quý người, khao khát được gặp gỡ và trò chuyện với mọi người; tiếp đón mọi người cẩn thận, chu đáo, thân tình và đầy cảm động, cống hiến thầm lặng. (1đ)

Khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và sự đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé. Khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh nhiệt thành giới thiệu cho ông những người khác đáng cảm phục hơn nhiều. (1đ)

→ Người có lối suy nghĩ, lối sống và hành động đẹp. (1đ)

→ Người tự giác vượt mọi khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ và sống đẹp, âm thầm cống hiến cho đất nước, đem lại niềm vui cho mọi người. (1đ)

→ Dù sống đơn độc giữa thiên nhiên vắng lặng nhưng vẫn tìm thấy ý nghĩa của công việc và giá trị đích thực trong cuộc sống của chính mình. (1đ)

c. Kết bài (0.5đ)

   - Con người hết mình lao động, cống hiến trong âm thầm để lại hình ảnh đẹp trong lòng người đọc.

Câu thơ trong bài “Một đời người, một rừng cây” của Trần Long Ân khiến ta nhớ tới nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng Lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. Tự nguyện về làm nhiệm vụ một mình trên đỉnh núi cao, anh thanh niên đã trở thành nhân vật điển hình trong công cuộc lao động và xây dựng đất nước ở miền núi phía Bắc.

Nhà văn Nguyễn Thành Long (1925-1991) sinh ra và lơn lên ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Nhà văn được biết đến với các bút danh như Nguyễn Thành Long, Phan Minh Thảo, Lưu Quỳnh, là cây bút chuyên viết về truyện ngắn, ký. Nguyễn Thành Long từng nhận giải thưởng Phạm Văn Đồng do Chi hội văn nghệ liên khu V trao tặng năm 1953 cho tập bút ký “Bát cơm cụ Hồ”.

Truyện ngắn “Lặng Lẽ Sa Pa” nằm trong tập “Giữa trong xanh”, được viết năm 1970, sau chuyến đi thực tế ở Lào Cai của nhà văn Nguyễn Thành Long. Truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách văn chương nhẹ nhàng, trong trẻo, giàu chất thơ của nhà văn. Truyện xây dựng nên hình tượng nhân vật anh cán bộ khí tượng trên đỉnh Yên Sơn đẹp trong nếp sống, nếp nghĩ và cung cách ứng xử.

Trước khi nhân vật xuất hiện, tác giả dành một vài dòng đặc tả thiên nhiên Sa Pa hùng vĩ, thơ mộng. Sa Pa xuất hiện đầy ấn tượng với núi cao, thác đổ, bọt trắng, đường núi quanh co, cây cối chen nhau. Suốt chặng đường dài, từ bác lái xe đến ông họa sĩ, cô kĩ sư trẻ… dường như đắm mình vào một Sa Pa tinh khiết, kì ảo. Thời gian, không gian như dừng tại nơi này để những điều giản dị nhưng quý giá và thiêng liêng lên ngôi. Trong đó, anh thanh niên là một trong số điều giản dị nhưng quý giá và thiêng liêng đó.

Vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa đã làm nền cho vẻ đẹp của con người Sa Pa xuất hiện. Trước hết, người đọc có thể nhận thấy anh thanh niên làm một nghề rất đặc biệt mà cũng rất cao quý – “làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu”, nói nôm na là dự báo thời tiết và thiên tai. Một mình làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm suốt tháng bốn bề mây phủ cây phong, lạnh rét, anh dường như là “người cô độc nhất thế gian”? Những nỗi nhớ nhà, nhớ quê, nhớ cuộc sống nhộn nhịp chưa bao giờ nguôi trong lòng chàng trai trẻ. Đời sống vật chất cũng vô cùng thiếu thốn. Nhưng anh không cố độc! Anh tin rằng “Khi làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được.”

Không những thế, anh thanh niên còn là một người yêu khoa học. Công việc mỗi ngày của anh là: “Đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất” nhằm dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày phục vụ sản xuất và chiến đấu. Công việc đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao. Đôi lúc, công việc gian khổ mà ít ai có thể hình dung hết. Nhiều khi, lúc 1 giờ sáng rét, mưa, tuyết rơi mà nghe tiếng chuông đồng hồ báo cũng phải ra khỏi chăn ấm. Anh xách đèn đi trong gió, bão tuyết đang ào ào xô tới tấn công như chặt từng khúc, như muốn quét đi, bứt phá lung tung tất cả… Để làm được điều ấy phải có ý chí, tinh thẩn, quyết tâm cao lắm! Gian khổ thế, anh vẫn thực hiện nó một cách đều đặn, tỉ mỉ và nghiêm túc.

Bỏ lại những khó khăn, Nguyễn Thành Long còn khắc họa nhân vật anh thanh niên đẹp trong nếp sống thường nhật. Anh cũng trồng hoa, có “Hoa dơn, hoa thược dược vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong…”. Anh đọc sách, trò chuyện, giao tiếp với sách, lấy sách làm bạn tri âm tri kỉ. Anh còn nuôi vài con gà để có thêm thực phẩm hàng ngày. Những thứ nhỏ nhặt đó lại là niềm vui, sự an ủi của anh trước hoàn cảnh khắc nghiệt.

Chi tiết anh từ chối khi ông họa sĩ ngỏ lời muốn vẽ chân dung của anh chứng tỏ anh còn là một người khiêm tốn, chân thật. Trong suy nghĩ của mình, công việc và những đóng góp của mình còn nhỏ bé, chưa thấm vào đâu so với “ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa” hay “người đồng chí nghiên cứu khoa học” cùng cơ quan đang nghiên cứu lập bản đồ sét.

Anh đối xử với mọi người rất niềm nở, chu đáo. Anh biếu quà cho người vợ đang ốm của bác lái xe, tặng bó hoa tươi cho cô gái trẻ, tặng làn trứng gà cho ông họa sĩ.

Tóm lại, với lối văn bay bổng, hồn hậu, Nguyễn Thành Long đã xây dựng lên hình tượng nhân vật anh thanh niên có khát vọng sống, khát vọng cống hiến bất diệt. Qua đó vẽ lại bức tranh con người Việt Nam hăng say trong công cuộc xây dựng đất nước đi lên xã hội chủ nghĩa.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng công cuộc xây dựng, phát triển, đổi mới đất nước mới bắt đầu. Hình tượng anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long đã trở thành hình mẫu lí tưởng và nguồn cảm hứng lao động cho biết bao thế hệ trẻ hôm nay và mai sau để kiến thiết Việt Nam trở thành đất nước giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.

14 tháng 6 2021

Trả lời :

Cái này em phải tham khảo trên mạng và viết theo ý của mk

~HT~