K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 9 2018

Mỗi khi Tết trung thu về thì trên khắp những con phố nhỏ lại rộn ràng khúc hát: “Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu. Cán đây rất dài cán cao quá đầu. Em cầm đèn sao em hát vang vang. Đèn sao tươi màu của đềm rằm liên hoan! Tùng rinh rinh, tùng tùng tùng rinh rinh...". Vâng, đã từ lâu, chiếc đèn Trung thu hình ngôi sao được xem là món đồ không thể thiếu đối với trẻ em trong dịp Tết trung thu ngày trước. Và ngày nay, tuy nhiều loại đồ chơi hiện đại xuất hiện thế nhưng đèn ông sao vẫn có một ý nghĩa đặc biệt với thiếu nhi chúng em. Để góp phần tăng thêm sự rực rỡ trong đêm hội trăng rằm hôm nay, chiếc đèn ông sao do tự tay chúng em thực hiện.

Để làm nên chiếc đèn lồng khoe sắc trong ngày hội trăng rằm ngày hôm nay, chúng em đã tận dụng những loại chất liệu có sẵn trong thiên nhiên chẳng hạn như trúc và một vài chất liệu nhân tạo là giấy kiến, keo,… cùng với những đôi bàn tay nhỏ bé của chúng em đã sáng tạo thêm cho chiếc đèn lồng của mình những họa tiết xinh xinh dưới sự chỉ dẫn tận tình của giáo viên chủ nhiệm.

Một chiếc đèn ông sao năm cánh cũng giống như những vì sao đang lấp lánh trên trời cao vào đêm trăng rằm tháng tám. Nếu như bên trong lồng đèn là một vì sao tinh tú của đất trời thì bên ngoài là một vầng trăng tròn đầy đặn đang mở mắt tròn xoe đón chào một ngày hội tuyệt đẹp.

Nhìn lên trời cao, chúng ta có thể thấy vầng trăng xinh đẹp cùng những vì sao soi lấp lánh soi sáng cả bầu trời bao la. Còn dưới trần gian này vầng trăng, ngôi sao của chúng em được thắp bằng ngọn đèn cầy của tuổi thơ chứa đựng bao mơ ước cho tương lai.

Nó chính là một tia lửa ấm áp, tia lửa lòng của chúng em thể hiện sự kính trọng với truyền thống của ông cha ta ngày xưa, một tia lửa nhỏ bé làm sáng lên những sắc màu của cuộc sống để chúng em tung tăng dạo chơi trên khắp phố phường vào đêm hội đèn. Đồng thời nó cũng là một tia lửa hy vọng rằng năm sau chúng em lại có một ngày hội tưng bừng náo nhiệt như năm nay.

18 tháng 9 2018

Dàn ý thuyết minh về chiếc đèn ông sao

Mở bài: Giới thiệu

Làm đồ chơi: Chiếc đèn ông sao.

Thân bài:

a) Nguyên vật liệu:

1. Chuẩn bị:

- 10 thanh tre hoặc trúc có chiều dài bằng nhau, dày từ 5mm đến 1cm đc vót nhẵn.

- 5 que tre (trúc) dài từ 8cm đến 10cm, tùy đèn to hay nhỏ, dày độ 5mm.

- Giấy bóng màu

- Dây để buộc.

b) Cách làm:

*Cách thực hiện:

- Làm khung

- Lấy 10 thanh tre có chiều dài bằng nhau, buộc 5 thanh vào nhau thành hình sao 5 cánh như vậy được 1 đôi hình sao 5 cánh.

- Lưu ý: Trước khi buộc, vót mỏng hai đầu tiếp giáp nhau của 2 thanh tre và buộc ít vòng dây để sau còn buộc tiếp.

- Ráp 2 hình sao lại với nhau và buộc chặt ở 5 đầu cánh sao.

- Lấy que tre ngắn gắn ở 5 gốc của cánh sao, ta sẽ được khung của đèn.

* Dán giấy vào khung

- Cắt giấy bóng theo đúng hình tam giác các cánh ngôi sao và hình ngũ giác ở giữa.

- Dán giấy lên đèn, chừa khoảng phía dưới cho nến vào và khoảng phía trên để làm chỗ thông hơi.

Kết bài: Lời nhận xét:

- Làm đồ chơi là 1 trong những hoạt động kĩ thuật trong nhà trường giúp các em học sinh tính khéo léo, sáng tạo và mang lại niềm vui lao động.

30 tháng 9 2016
Sau khi vua Lê Chiêu Thống cử người sang cầu viện triều đình Mãn Thanh, Tôn Sĩ Nghị kéo quân ồ ạt vào nước ta với ý đồ xâm lược rõ ràng. Từ cửa ải phía Bắc, chúng tiến thẳng xuống Thăng Long mà không gặp một trở ngại nào nên sinh ra kiêu căng, tự mãn. Điều đó làm cho vua tôi Lê Chiêu Thống vốn biết rõ tài cầm quân của Nguyễn Huệ, rất lo lắng.
 
Tướng Ngô Văn Sở lúc đó được giao nhiệm vụ trấn giữ Tam Điệp, ranh giới giữa Ninh Bình và Thanh Hoá vội cho các đạo quân Tây Sơn rút lui sau đó tức tốc sai Nguyễn Văn Tuyết phi ngựa trạm vào Nam cấp báo tình hình.
 
Ngày 24 tháng 11, Tuyết đã vào đốn thành Phú Xuân. Bắc Bình Vương (tức Nguyễn Huệ) tiếp được tin báo, giận lắm, định thân chinh cầm quân đi ngay nhưng một số người khuyên ông hãy lên ngôi vua, ra lệnh ân xá khắp trong ngoài để thu phục nhân tâm rồi sau đó hãy cầm quân ra Bắc đánh dẹp kẻ thù cũng chưa muộn.
 

Nguyễn Huệ cho là phải, bèn lập đàn trên núi Bân, tế cáo trời đất, chế ra áo côn, mũ miện rồi tuyên bố lên ngôi vua, lấy hiệu Quang Trung. Hôm ấy, nhằm ngày 25 tháng Chạp năm Mậu Thân (1788).Vua Quang Trung trực tiếp đốc xuất đại binh, cả đường thủy lẫn đường bộ cùng ra đi. Ngày 29, ra đến Nghệ An, ông sai tướng Hám Hổ Hầu đi tuyển mộ lính mới, cứ ba tráng đinh chọn một. Trong vài ngày, được hơn vạn quân. Nhà vua cho tổ chức một cuộc duyệt binh lớn rồi cưỡi voi ra an ủi và động viên tướng sĩ. Tuân lệnh vua, mấy vạn quân lính lập tức nhằm thẳng phương Bắc, lên đường.

 

 

 
Đến 30 tháng Chạp, (tức 30 Tết) vua Quang Trung cho binh sĩ ăn Tết sớm rồi chia quân ra làm năm đạo. Nhà vua bàn kín với các tướng rằng đến tối sẽ tiếp tục tiến ra Thăng Long và tuyên bố ngày mồng 7 năm mới sẽ vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng.
 
Đại binh Tây Sơn hành quân ròng rã suốt mấy ngày đêm. Khi đến sông Gián, nghĩa binh của triều đình nhà Lê trấn giữ đồn ở đó hoảng hốt bỏ chạy. Toán do thám của quân Thanh bị đuổi bắt và giết sạch nên lũ tướng giặc ở Thăng Long không hay biết tin tức gì cả.
 
Nửa đêm ngày mồng 3 tháng Giêng năm Kỉ Dậu (1789), đạo quân của vua Quang Trung đã tới làng Hà Hồi. Nhà vua cho quân lặng lẽ bao vây kín rồi bắc loa truyền gọi. Tiếng quân lính dạ ran làm cho lũ giặc Thanh đóng trong đồn khiếp vía, vội vã ra hàng. Tất cả lương thực, khí giới đều bị quân ta lấy mất.
Quang Trung sáng suốt nghĩ ra mưu kế dùng ván bọc rơm ướt làm thành hai mươi tấm chắn lớn. Cứ mười người khênh một bức, áp sát đồn giặc. Quân Thanh nổ súng bắn ra nhưng chẳng trúng một ai. Nhân có gió bắc chúng dùng ống phun khói lửa ra, khói tỏa mù trời hòng làm cho quân Nam rối loạn. Chẳng may gió bất chợt đổi chiều, thành ra quân Thanh lại tự hại mình.
 
Đích thân vua Quang Trung đốc thúc quân sĩ tiến lên. Khi hai bên đã giáp nhau thì quăng tấm chắn xuống, nhất tề xông vào dùng đoản đao mà chém giết kẻ thù. Trước khí thế dung mãnh của quân ta, lũ giặc cướp nước kinh hoàng, giày xéo lên nhau mà chạy. Tên Thái thú Sầm Nghi Đống nhục nhã thắt cổ tự vẫn. Quân Tây Sơn thừa thắng truy đuổi. Xác giặc nằm ngổn ngang đầy đồng, máu chảy thành suối.
 
Cũng trưa hôm ấy, vua Quang Trung, tiến binh đến Thăng Long. Tướng giặc là Tôn Sĩ Nghị và vua Lê Chiêu Thống vì không hề hay biết gì nên trong mấy ngày Tết chỉ lo yến tiệc, vui chơi. Nghe tin cấp báo, Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, vội dẫn đoàn kị mã tuỳ tùng chuồn trước qua cầu phao, nhằm hướng bắc mà phi thục mạng. Quân lính các đồn nghe tin cũng sợ mất mật, cuống cuồng tháo chạy đến nỗi cầu phao đứt, chúng bị ngã xuống sông nhiều không biết bao nhiêu mà kể. Sông Nhị Hà tắc nghẽn cả một đoạn dài. Số sống sót cắm đầu cắm cồ chạy về nước, chẳng dám nghỉ ngơi. Quân Thanh đại bại.
 
Như vậy là đạo binh của vua Quang Trung sau cuộc hành quân thần tốc 5 ngày đã quét sạch mấy chục vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi, sớm hơn dự định được hai ngày. Với tài năng quân sự kiệt xuất, Nguyễn Huệ xứng đáng là vị anh hùng mà tên tuổi đời đời sống mãi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Từ đó đến nay, mồng 5 Tết được coi là ngày giỗ trận, kỉ niệm trận đánh oanh liệt năm xưa. Gò Đống Đa, đền thờ vua Quang Trung luôn khơi dậy trong mỗi người dân Việt Nam niềm tự hào to lớn về chiến công hiển hách của người anh hùng đất Tây Sơn. Đúng như lời thơ của công chúa Ngọc Hân đã ca ngợi:
 
Mà nay áo vải cờ đào,
Giúp dân dựng nước, xiết bao công trình!
 
30 tháng 9 2016

+Quang Trung 1 vị tướng tài ba với tài cầm quân đầy mưu lược đc thế hiện rõ nét qua trận đánh thần tốc đại phá 

|+quân thanh từ tối 30 tết -> mồng 3 tháng giêng năm kỉ dậu . Tối đêm 30 đó vua "mở tiệc khao quân " chia 

+thành 5 đạo chỉ huy tác chiến rồi "lập tức lên đường " .Quang Trug cho vây bắt bọn báo tin "ko để tên 

+nào trốn thoát " nửa đêm ngày 3 tháng giêng năm kỉ dậu , vua cho quân lặng lẽ vây kín Hà Hồi bắt và cướp hết 

+lương thực khí giới . Cùng với sự sắc sảo và nhạy bén , Quang Trung đã cho bày binh bố trận hình chữ " nhất" 

+đánh ấp địch . Với trí thông minh biết nhìn xa trông rộng , Nguyễn huệ đã làm quân thanh rối loạn " tự làm hại mình "

+và quân ta thừa thắng xôg lên , quân Thanh khó lòng trốn thoát " bỏ chạy toán loạn " , giày xéo lên nhau mà chết "

+.Nhờ uy dùng tài năng và quyết đoán , vua Quang Trung đã dẹp tan giặc thang đem lại hoà bình yên ổn cho 

muôn dân và đất nước ! 

Dựa vào đây em hãy viết thành 1 bài văn ngắn miêu tả lại chiến công thần tốc đại phá quân thanh nhé!. Chúc em học tốt!hihi

31 tháng 10 2023

EM LÀ 1 CHIẾC BÚT VÀ EM DÙNG ĐỂ VIẾT CHỨ CHẲNG ĐỂ LÀM GÌ

 

24 tháng 5 2020

Ông Hai:1 cảm xúc của ông Hai khi nghe tin làng theo Việt gian ; sốt mấy ngày đó ông hay không đi đâu ; 2nỗi đau xót của ông khi nghe làng theo giặc; tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước khi nghe tin làng theo giặc ông bà bị đẩy vào tình thế bế tắc tuyệt vọng khi một chủ nhà muốn đuổi ra gia đìnhông đi ông dần đẩy nói tâm sự với là con nhỏ ngây Thơ tâm trạng chung thủy với kháng chiến với cách mạng mà biểu tượng là cụ Hồ 3tâm trạng vui vẻ khi nghe tin làng cải chính

Anh thanh niên : 1hoàn cảnh sống và làm việc trên đỉnh núi Yên Sơn Công việc của anh cái thang khổ nhất là vượt qua sự cô đơn vắng vẻ anh xem công việc là nguồn vui người bạn 2đã góp phần vào kháng chiến khi thấy một đám mây khô suy nghĩ sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người 3anh sắp xếp cuộc sống tự học đọc sách ngoài sơ làm việc 4tính cách đáng mến sự cởi mở chân thành khiêm tốn

Bé Thu : 1không nhận lại cha lạnh nhạt gọi trống không khi mới ăn cơm không chịu nhờn 6 trắc nước nồi cơm tôi đang sôi hát cái trứng cá mà ông gấp đánh bỏ về nhà bà ngoại  sự ưa ngạnh bé Thu vì hết sẹo thái độ và 2hành động thu khi nhận ra chưa lần đầu tiên gọi ta kêu vừa chạy tới chạy thoát lên và ôm ba nó hôn ba nó cùng khắp đó là 3tình cảm thật sâu sắc mạnh mẽ

Ông sáu : 1nhạc liên khúc hận khi thấy đứa con sợ hãi hay ngải tìm mọi cách làm con bé cứng đầu nhận 3 nhưng không thành trong buổi chia tay bất lực chờ con ra đi sợ con phản ứng mạnh như hôm qua 2cảm động sung sướng nghẹn ngào khi con nhận lại ba 3khi ở khu căn cứ ông đã làm chiếc lược Ngà nhưng không may đã hi sinh khi chưa kịp trao tay con gái chiếc lược Ngà

''Trâu ơi ta bảo trâu nay.......'' ko biết từ bao giờ người nông dânVN đã quý trâu và gọi trâu tha thiết đến như thế. h/ả ctrâu đã trở nên wen thuộc gần gũi với xóm làng đồng ruộng, quê hương.
Là loài gia suc co ích dược người dân nâng niu, chăm sóc. Với thân hình to chòn. 4 chân chắc chắn như bốn cái cột nhà, vai u thịt bắt sức kéo khoẻ. Bộ lông màu đen dù có mọc dày đến mấy nhưng cũng ko thấu hiểu được sự vất vả của trâu.
Trâu gắn bó với nông dân tần tảo sớm khuya, những buổi trưa hè, hay mùa đông lạnh giá. trâu vẫn cần cù nhẫn lại mải miết cày kéo xe như một lao động chính trong gia đình. Đền mùa gặt người và trâu hăm hở đón những bông lúa vàng. Trâu đi trước người đẩy theo sau.
Con vật mà người nông dân yêu quý nhất, kí uc tuổi thơ của chung ta. ai cũng có 1 thời chăn trâu cắt cỏ. chăn trâu , ngồi trên lưng trâu thổi xáo thả diều. rồi thoả thích tắm mát ở ngay dòng sông quê nhà. h/ả đó đã trở thành kỉ niệm ko bao giờ phai mờ trong trái tim của mỗi con người.
Biết bao kỉ niệm đã trôi qua nhưg kỉ niện mà ta nhớ nhất có lẽ là thời chăn trâu cắt cỏ. ngày nay máy cày máy kéo đã thay sức kéo của con trâu. Nhưng trâu mãi mãi là thành viên tích cực trong tâm hồn người ''Trâu ơi ta bảo trâu nay.......'' ko biết từ bao giờ người nông dânVN đã quý trâu và gọi trâu tha thiết đến như thế. h/ả ctrâu đã trở nên wen thuộc gần gũi với xóm làng đồng ruộng, quê hương.
Là loài gia suc co ích dược người dân nâng niu, chăm sóc. Với thân hình to chòn. 4 chân chắc chắn như bốn cái cột nhà, vai u thịt bắt sức kéo khoẻ. Bộ lông màu đen dù có mọc dày đến mấy nhưng cũng ko thấu hiểu được sự vất vả của trâu.
Trâu gắn bó với nông dân tần tảo sớm khuya, những buổi trưa hè, hay mùa đông lạnh giá. trâu vẫn cần cù nhẫn lại mải miết cày kéo xe như một lao động chính trong gia đình. Đền mùa gặt người và trâu hăm hở đón những bông lúa vàng. Trâu đi trước người đẩy theo sau.
Con vật mà người nông dân yêu quý nhất, kí uc tuổi thơ của chung ta. ai cũng có 1 thời chăn trâu cắt cỏ. chăn trâu , ngồi trên lưng trâu thổi xáo thả diều. rồi thoả thích tắm mát ở ngay dòng sông quê nhà. h/ả đó đã trở thành kỉ niệm ko bao giờ phai mờ trong trái tim của mỗi con người.
Biết bao kỉ niệm đã trôi qua nhưg kỉ niện mà ta nhớ nhất có lẽ là thời chăn trâu cắt cỏ. ngày nay máy cày máy kéo đã thay sức kéo của con trâu. Nhưng trâu mãi mãi là thành viên tích cực trong tâm hồn người ''Trâu ơi ta bảo trâu nay.......'' ko biết từ bao giờ người nông dânVN đã quý trâu và gọi trâu tha thiết đến như thế. h/ả ctrâu đã trở nên wen thuộc gần gũi với xóm làng đồng ruộng, quê hương.
Là loài gia suc co ích dược người dân nâng niu, chăm sóc. Với thân hình to chòn. 4 chân chắc chắn như bốn cái cột nhà, vai u thịt bắt sức kéo khoẻ. Bộ lông màu đen dù có mọc dày đến mấy nhưng cũng ko thấu hiểu được sự vất vả của trâu.
Trâu gắn bó với nông dân tần tảo sớm khuya, những buổi trưa hè, hay mùa đông lạnh giá. trâu vẫn cần cù nhẫn lại mải miết cày kéo xe như một lao động chính trong gia đình. Đền mùa gặt người và trâu hăm hở đón những bông lúa vàng. Trâu đi trước người đẩy theo sau.
Con vật mà người nông dân yêu quý nhất, kí uc tuổi thơ của chung ta. ai cũng có 1 thời chăn trâu cắt cỏ. chăn trâu , ngồi trên lưng trâu thổi xáo thả diều. rồi thoả thích tắm mát ở ngay dòng sông quê nhà. h/ả đó đã trở thành kỉ niệm ko bao giờ phai mờ trong trái tim của mỗi con người.
Biết bao kỉ niệm đã trôi qua nhưg kỉ niện mà ta nhớ nhất có lẽ là thời chăn trâu cắt cỏ. ngày nay máy cày máy kéo đã thay sức kéo của con trâu. Nhưng trâu mãi mãi là thành viên tích cực trong tâm hồn người Việt.

17 tháng 9 2018

Trên đồng cạn dưới đồng sâu

Chồng cày nợ cấy con trâu đi bừa.

Bao đời nay, hình ảnh con trâu đã trở nên gắn bó với người nông dân Việt Nam. Trâu Việt Nam là trâu rừng thuần háa, thuộc nhóm trâu đầm lầy và thường sống ở miền khí hậu nhiệt đới. Thân hình vạm vỡ nhưng thấp, ngắn. Bụng to. Da dày màu xám đen nhưng vẫn tạo cảm giác mượt bởi bên ngoài được phủ một lớp lông mềm. Điều đặc biệt ở trâu mà không thể không nhắc đến đó là trâu thuộc họ nhai lại.

Quanh năm suốt tháng, trâu cùng người chăm lo việc đồng áng vì vậy người nông dân coi trâu như người bạn thân thiết nhất của mình. Trâu to khỏe, vạm vỡ lại chăm chỉ cần cù chịu thương chịu khó nên thường gánh vác những công việc nặng nhọc của nhà nông. Từ sáng sớm tinh mơ, khi mặt trời còn ngái ngủ, trâu đã cùng người ở “trên đồng cạn” rồi lại xuống “dưới đồng sâu”, cho đến khi ông mặt trời mệt mỏi sau một ngày làm việc, chuẩn bị đi ngủ trâu vẫn miệt mài bên luống cày. Nhựa sống căng tràn trong từng bước đi vững chắc nhưng chậm chạp của trâu.

Trâu là nguồn cung cấp sức kéo quan trọng. Lực kéo trung bình của trâu trên đồng ruộng là 70 - 75kg, tương đương 0,36 - 0,1 mã lực. Trâu loại A một ngày cày được 3 - 4 sào Bắc Bộ, loại B khoảng 2 - 3 sào và loại C khoảng 1,5- 2 sào. Trâu còn được dùng để kéo đồ, chở hàng. Trên đường xấu, trâu có thể kéo với tải trọng là 400 - 500 kg, đường tốt là 700 - 800 kg, còn trên đường nhựa với bánh xe hơi thì tải trọng có thể lên đến 1 tấn. Trên đường đồi núi, trâu kéo từ 0,5 – 1m khối gỗ trên quãng đường 3 - 5km. Khỏe như vậy nhưng bữa ăn của trâu rất giản dị, chỉ là rơm hoặc cỏ.

Trâu cũng là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm cho con người. Thịt trâu có hàm lượng đạm khá cao, hàm lượng chất béo thấp. Sữa trâu có tính năng cao trong việc cung cấp chất đạm, chất béo. Da trâu làm mặt trống, làm giày. Sừng trâu làm đồ mĩ nghệ như lược, tù và,...

Không chỉ góp phần quan trọng trong đời sống vật chất của người dân, trâu còn có mặt trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Từ xa xưa, trâu hay còn gọi là ngưu, sửu đã có mặt trong 12 con giáp. Con trâu trở thành con vật gắn liền với tuổi tác của con người. Người mang tuổi trâu thường chăm chỉ, cần cù, thậm chí vất vả. Trong đời sống văn hóa tinh thần, trâu còn là con vật thiêng dùng để tế lễ thần linh trong ngày lề hội cơm mới, lễ hội xuống đồng.

Trâu còn gắn liền với những lễ hội đình đám như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng. Những chú trâu được chăm sóc, luyện tập rất chu đáo. Con nào con nấy vạm vỡ, sừng cong như hình vòng cung, nhọn hoắt, da bóng loáng, mắt trắng, tròng đỏ chỉ chờ vào sân đấu. Trong tiếng trống giục giã, trong tiếng hò reo cổ vũ của mọi người hai con trâu lao vào nhau mà húc, mà chọi. Ngoài ra, chúng ta còn có lễ hội đâm trâu. Đây là phong tục tập quán của một số dân tộc ở Tây Nguyên. Con trâu bị giết được đem xẻ thịt chia đều cho các gia đình trong buôn làng cùng liên hoan mừng một vụ mùa bội thu.

Hình ảnh con trâu còn in đậm trong kí ức của những đứa trẻ vùng quê. Chắc không ai quên Đinh Bộ Lĩnh, người làm nên kì tích thống lĩnh 12 sứ quân, đã có một tuổi thơ gắn bó với chú trâu trong trò đánh trận giả hay trò đua trâu đầy kịch tính. Chắc mỗi chúng ta đều có lần bắt gặp những hình ảnh rất đặc trưng, rất nên thơ của làng quê Việt Nam, đó là hình ảnh chú bé mục đồng ngồi vắt vẻo trên lưng trâu đọc sách hay hình ảnh các chú bé đang ngồi trên lưng trâu nghiêng nghiêng cái đầu trái đào với cây sáo trúc... Những hình ảnh tuyệt vời đó đã trở thành nguồn cảm hứng cho những nghệ nhân làng tranh Đông Hồ và cũng là nguồn cảm hứng cho các tác giả dân gian:

Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta.

Cấy cày vốn nghiệp nông gia

Ta đây trâu đấy ai mà quản công.

Bao giờ cây lúa còn bông

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Trong những năm gần đây, chú trâu đã vượt ra khỏi lũy tre làng, tham gia vào các hoạt động văn hóa thể thao. Với hình ảnh “trâu vàng” trong SEA GAMES 22, trâu không chỉ là giống vật nuôi quen thuộc của người nông dân Việt Nam mà đã trở thành hình ảnh thú vị đối với bạn bè quốc tế. Con trâu đã trở thành biểu tượng cho sự trung thực, cho sức mạnh và tinh thần thượng võ. Từ hình ảnh chú trâu vàng, các sản phẩm trâu tập võ, trâu chạy maratong, trâu đội nón... rất ngộ nghĩnh, độc đáo đã ra đời. Ngày nay, nhiều loại máy móc hiện đại đã xuất hiện trên cánh đồng làng Việt Nam nhưng con trâu vẫn là con vật không thể thiếu đối với người nông dân. Hình ảnh con trâu cần cù, chung thủy mãi mãi in sâu trong trái tim mỗi người dân Việt Nam.

7 tháng 1 2019

A. Tìm hiểu đề:

– Kiểu văn bản/ Thể loại: Thuyết minh.

– Đối tượng thuyết minh: Con trâu.

– Phạm vi kiến thức: Con trâu ở làng quê Việt Nam.

– Yêu cầu chung: Vận dụng linh hoạt các phương pháp thuyết minh, một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.

B. Lập dàn ý:

I – Mở bài:

– Giới thiệu chung về hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt Nam.

II – Thân bài:

1. Nguồn gốc, đặc điểm của loài trâu:

– Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.

– Là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen; thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừnghình lưỡi liềm…

– Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con…

2. Lợi ích của con trâu:

a. Trong đời sống vật chất:

– Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, bừa, giúp người nông dân làm ra hạt lúa, hạt gạo.

– Là tài sản quý giá của nhà nông.

– Cung cấp thịt; cung cấp da, sừng để làm đồ mĩ nghệ…

b. Trong đời sống tinh thần:

– Trâu là người bạn thân thiết với tuổi thơ của trẻ em ở nông thôn một buổi đi học, một buổi đi chăn trâu: Thổi sáo, đọc sách, thả diều, đánh trận giả khi chăn trâu…

*Bổ sung hai câu thơ của nhà thơ Giang Nam viết về tuổi thơ chăn trâu:

Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường

Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:

“Ai bảo chăn trâu là khổ ?”

Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao

– Con trâu với lễ hội ở Việt Nam:

+ Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.

+ Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.

+ Là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.

+…

III – Kết bài:

– Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống người nông dân ở làng quê Việt Nam.

– Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân.

7 tháng 1 2019

I. Mở bài: Giới thiệu về con trâu Việt Nam

“Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

Cất cày vốn nghiệp nông gia

Ta đây trâu đấy ai mà quản công...”

Con trâu gắn liền với người nông dân Việt Nam từ xa xưa, bao đời nay. Con trâu như một người bạn thân thiết với người nông dân Việt Nam. Chính vì thế mà con trâu đi vào thơ ca Việt Nam rất đỗi tự nhiên. Để biết rõ hơn về con trâu thân thiết với người nông dân như thế nào, chúng ta cùng đi tìm hiểu con trâu Việt Nam.

II. Thân bài

1. Nguồn gốc của con trâu

- Con trâu Việt Nam là thuộc trâu đầm lầy

- Con trâu Việt Nam là trâu được thuần hóa

2. Đặc điểm của con trâu Việt Nam

- Trâu là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen

- Trâu có thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình lưỡi liềm…

- Trâu có sừng

- Trâu rất có ích với người nông dân Việt Nam

- Mỗi năm trâu đẻ một lứa và mỗi lứa một con

3. Lợi ích của con trâu Việt Nam

a. Trong đời sống vật chất thường ngày

- Trâu giúp người nông dân trong công việc đồng án: Cày, bừa,

- Trâu là người gián tiếp là ra hạt lúa, hạt gạo

- Trâu là một tài sản vô cùng quý giá đối với người nông dân

- Trâu có thể lấy thịt

- Da của trâu có thể làm đồ mĩ nghệ,…

b. Trong đời sống tinh thần

- Trâu là người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam

- Trâu là tuổi thơ trong sáng, tươi đẹp của tuổi thơ: Chăn trâu thổi sáo, cưỡi lưng trâu,…

- Trâu có trong các lễ hội ở Việt Nam:

+ Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.

+ Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.

+ Là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.

+…

4. Tương lai của trâu

Những tác động khiến trâu mất đi giá trị của mình:

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Máy móc kĩ thuật hiện đại: Máy bừa, máy cày,….

- Phát triển đô thị, quy hoạch hóa, xây dựng khu đô thị,….

III. Kết bài:

- Khẳng định vai trò của con trâu ở làng quê Việt Nam

- Nêu cảm nhận với ý nghĩ của mình về con trâu ở làng quê Việt Nam

Biết bao thế kỉ con người trôi qua, trâu luôn gắn với cuộc sống đồng ruộng Việt Nam, là người bạn thân biết của nông dân Việt Nam. Trâu là một thành phần quan trọng để Việt Nam trở thành một nước có nền văn minh lúa nước lâu đời. khi nhắc đến cảnh làng quê Việt Nam, bên cạnh cảnh đồng lúa, lũy tre luôn có sự hiện diện của con trâu. Chúng ta bảo vệ và chăm sóc trâu là đang bảo vệ nền văn minh lúa nước của nước ta.

11 tháng 9 2016

 Tết Trung Thu (Hán Nôm: 中秋節) theo âm lịch là ngày rằm tháng 8 hằng năm. Đây là ngày tết của trẻ em, còn được gọi là "Tết trông Trăng". Trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước... rồi bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử, múa rồng để các em vui chơi thoả thích. 
Tết Trung Thu có nguồn gốc văn minh nông nghiệp của dân tộc Việt. Thời điểm này khí trời mát mẻ, mùa màng đang chờ thu hoạch. Nông dân nghỉ ngơi và vui chơi sau một vụ mùa. Sau này người Trung Hoa tiếp nhận từ văn hóa Việt và tiếp đó phổ biến thành ngày lễ truyền thống của dân tộc Đông Á như Hàn Quốc, Nhật Bản. 
Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng trung thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để cha mẹ tùy theo khả năng kinh tế gia đình thể hiện tình thương yêu con cái một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khắng khít thêm. 
Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác. 
Người Trung Hoa thường tổ chức múa rồng vào dịp Trung Thu, còn người Việt múa sư tử hay múa lân. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà... Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba "thình, thùng, thình". 
Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị. 
* Muốn ăn lúa tháng Năm, trông trăng rằm tháng Tám. 
* Tỏ trăng Mười Bốn được tằm, đục trăng hôm Rằm thì được lúa chiêm. 
Làm đồ chơi Trung Thu 
Trước đây ở miền Bắc, khi còn trong thời kỳ bao cấp, các đồ chơi cho trẻ em vào dịp tết trung thu rất hiếm, phần lớn các gia đình thường tự làm lấy đồ chơi như trống bỏi, đèn ông sư, đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ, tò he, chong chóng... cho trẻ em trong gia đình. Các loại mặt nạ thường được làm bằng bìa hoặc bằng giấy bồi, với các hình phổ biến về các nhân vật trẻ em yêu thích bấy giờ như: đầu sư tử, ông Địa, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Bạch Cốt Tinh... Ngày nay, phần lớn đồ chơi ở Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc, các loại mặt nạ được làm bằng nhựa mỏng, không đẹp bằng mặt nạ thời trước 
Múa lân 
Múa lân trong Tết Trung Thu 
Múa lân (ở miền Bắc thường gọi là múa sư tử mặc dù sư tử thì không có sừng) thường được tổ chức vào trước tết Trung Thu nhưng nhộn nhịp nhất là hai đêm 14 và 15. 
Bày cỗ 
Các em nhỏ ở Hà Nội đangbày cỗ trông trăng 

Mâm cỗ Trung Thu thông thường có trọng tâm là con chó[cần dẫn nguồn] được làm bằng tép bưởi, được gắn 2 hạt đậu đen làm mắt. Xung quanh có bày thêm hoa quả và những loại bánh nướng, bánh dẻo thập cẩm hoặc là loại bánh chay có hình lợn mẹ với đàn lợn con bép múp míp, hoặc hình cá chép là những hình phổ biến. Hạt bưởi thường được bóc vỏ và được xiên vào những dây thép, phơi khô từ 2-3 tuần trước khi đến hôm rằm, và đến đêm Trung Thu, những sợi dây bằng hạt bưởi được đem ra đốt sáng. Những loại quả, thức ăn đặc trưng của dịp này là chuối và cốm, quả thị, hồng đỏ và hồng ngâm màu xanh, vài quả na dai...và bưởi là thứ quả không thể thiếu được. Đến khi trăng lên tới đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung Thu. Phong tục trông trăng cũng liên quan đến sự tích Chú Cuội trên cung trăng, do một hôm Cuội đi vắng, cây đa quý bị bật gốc bay lên trời, chú Cuội bèn bám vào rễ cây níu kéo lại nhưng không được và đã bị bay lên cung trăng với cả cây của mình. Nhìn lên mặt trăng, có thể thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, và trẻ em tin rằng, đó là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa. 
Bày cỗ 
Các em nhỏ ở Hà Nội đangbày cỗ trông trăng 

Mâm cỗ Trung Thu thông thường có trọng tâm là con chó[cần dẫn nguồn] được làm bằng tép bưởi, được gắn 2 hạt đậu đen làm mắt. Xung quanh có bày thêm hoa quả và những loại bánh nướng, bánh dẻo thập cẩm hoặc là loại bánh chay có hình lợn mẹ với đàn lợn con bép múp míp, hoặc hình cá chép là những hình phổ biến. Hạt bưởi thường được bóc vỏ và được xiên vào những dây thép, phơi khô từ 2-3 tuần trước khi đến hôm rằm, và đến đêm Trung Thu, những sợi dây bằng hạt bưởi được đem ra đốt sáng. Những loại quả, thức ăn đặc trưng của dịp này là chuối và cốm, quả thị, hồng đỏ và hồng ngâm màu xanh, vài quả na dai...và bưởi là thứ quả không thể thiếu được. Đến khi trăng lên tới đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung Thu. Phong tục trông trăng cũng liên quan đến sự tích Chú Cuội trên cung trăng, do một hôm Cuội đi vắng, cây đa quý bị bật gốc bay lên trời, chú Cuội bèn bám vào rễ cây níu kéo lại nhưng không được và đã bị bay lên cung trăng với cả cây của mình. Nhìn lên mặt trăng, có thể thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, và trẻ em tin rằng, đó là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa. 
Hát trống quân 

Tết Trung Thu ở miền Bắc còn có tục hát trống quân. Đôi bên nam nữ vừa hát đối đáp với nhau, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng, bật ra những tiếng "thình thùng thình" làm nhịp cho câu hát. Những câu hát vận tức là hát theo vần, theo ý hoặc hát đố có khi có sẵn, có khi lúc hát mới ứng khẩu đặt ra. Cuộc đối đáp trong những buổi hát trống quân rất vui và nhiều khi gay go vì những câu đố hiểm hóc.

 

11 tháng 9 2016

Mình cần 1 đề của Tuyên Quang,còn kiểu này mình có thể chép trên văn mẫu.Nhưng dù sao cũng cảm ơn bạn