Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Rùa xưng : Anh-Tôi
=> thể hiện sự tôn trọng, lịch sự với người đối thoại.
Thỏ xưng : Mày-ta
=>thể hiện sự kiêu căng, thô lỗ, khinh bỉ , coi thường người đối thoại.
Ngôi thứ nhất : Tôi, ta.
Ngôi thứ hai: Mi, anh.
Thái độ của Thỏ: tự đắc, chủ quan, coi thường Rùa.
Thái độ của Rùa: tự tin, đúng mực trong ứng xử.
Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, thiên hạ căm giận chúng đến xương tủy. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần nghĩa quân bị thua. Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để họ giết giặc.
Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ. Khi kéo lưới lên, chàng thấy nằng nặng, trong bụng mừng thầm, chắc là có cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá, Thận chỉ thấy có một thanh sắt; chàng vứt luôn xuống nước, rồi lại thả lưới ở một chỗ khác.
Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay; Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình. Chàng lại nhặt lên và ném xuống sông. Lần thứ ba, lại vẫn thanh sắt ấy mắc vào lưới. Lấy làm quái lạ, Thận đưa lại mồi lửa nhìn xem. Bỗng chàng reo lên:
– Ha ha! Một lưỡi gươm!
Về sau Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng hái gan dạ không nề nguy hiểm. Một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tòng đến nhà Thận. Trong túp lều tối om, thanh sắt hôm đó tự nhiên sáng rực lên ở xó nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lấy xem và thấy có hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song tất cả mọi người vẫn không biết đó là báu vật.
Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng chạy tháo thân mỗi người một ngả. Lúc đi qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy một ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi rút lấy chuôi giắt vào lưng.
Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại tất cả các bạn trong đó có Lê Thận. Lê Lợi mới đem chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho mọi người nghe. Khi đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in.
Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:
– Ðây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!
Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng tiến. Trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía. Uy thanh của nghĩa quân vang khắp nơi. Họ không phải trốn tránh như trước mà xông xáo đi tìm giặc. Họ không phải ăn uống khổ cực như trước nữa, đã có những kho lương của giặc mới cướp được tiếp tế cho họ. Gươm thần đã mở đường cho họ đánh tràn ra mãi, cho đến lúc không còn bóng một tên giặc trên đất nước.
Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi – bấy giờ đã làm vua – cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành. Nhân dịp đó, Long Quân sai rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi chiếc thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Ðứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con rùa vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!”.
Vua rút gươm quẳng về phía rùa vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.
Từ đó hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.
Các câu ghép:
- Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch.
- Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.
- Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề.
- Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ…
- Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế.
1 Câu ghép là :
-Trời xanh thẳm,biển cũng xanh thẳm,như dâng cao lên chắc nịch.
-Trời rải mây trắng nhạt,biển mơ màng dịu hơi sương.
- Trời âm u mây mưa,biển xám xịt nặng nề.
-Trời ầm dông gió,biển đục ngầu,giận giữ...
-Biển nhiều khi rất đẹp,ai cũng thấy như thế
bài 1
Trong đoạn văn trên có những câu ghép là:
- Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch.
- Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.
- Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề.
- Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ…
- Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế
Xác định các vế câu trong từng câu ghép: (Chủ ngữ - viết tắt là CN, vị ngữ - viết tắt là VN)
- Trời / xanh thẳm, // biển / cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch.
CN VN CN VN
Vế 1 Vế 2
- Trời / rải mây trắng nhạt,// biển / mơ màng dịu hơi sương.
CN VN CN VN
Vế 1 Vế 2
- Trời / âm u mây mưa,// biển / xám xịt, nặng nề.
CN VN CN VN
Vế 1 Vế 2
- Trời / ầm ầm dông gió, // biển / đục ngầu, giận dữ
CN VN CN VN
Vế 1 Vế 2
- Biển / nhiều khi rất đẹp,// ai / cũng thấy như thế.
CN VN CN VN
Vế 1 Vế 2
bài 2
Không thể tách mỗi cụm chủ ngữ - vị ngữ trong các câu ghép nói trên thành một câu đơn được .Vì mỗi vế câu ghép thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý những vế câu khác .Tách mỗi vế câu thành 1 câu đơn sẽ tạo nên một chuỗi câu rời rạc , không gắn kết với nhau về mặt nghĩa.
bài 3
Trả lời:
a. Mùa xuân đã về, cây cối đâm chồi nảy lộc.
b. Mặt trời mọc, ánh nắng trải vàng cả cánh đồng quê em
c. Trong truyện cổ tích Cây khế, người em chăm chỉ, hiền lành, còn người anh tham lam và lười biếng
d. Vì trời mưa to nên em đi học muộn.
a , Bài vă trên gồm 3 phần ; MB , TB , KB. ; MB : giới thiệu về hồ nước . TB ; tả chi tiết hồ nước . KB ; khẳng định tình yêu của mình với hồ nước. b , Phần thân bài được miêu tả theo trình tư không gian c, sự vật được miêu tả ; chảo lớn , cây rong, đàn cá , con thuyền , chú vịt ,khóm hoa, cay xà cừ ,ghế đá , chiếc cầu , mặt trời , mây , hạt cát . Tac giả quan sát bằng ; thị giác , d, biện pháp nghệ thuật ; nhân hóa e, bạn tự làm nha
a)
→ Bài văn trên gồm 3 phần. ( Mở bài, thân bài, kết bài)
→ Nội dung từng phần:
+ Phần 1 ( Mở bài): Giới thiệu về hồ Thứa
+ Phần 2 ( Thân bài): Tả hồ Thứa ( tả chi tiết mọi vật xung quanh hồ)
+ Phần 3 ( Kết bài): Nêu lên tình cảm, cảm nghĩ về hồ
b)
→ Phần thân bài được miêu tả theo trình tự không gian:
+ Tả từ xa đến gần. Tiếp đến là tả hồ và mọi vật xung quanh hồ ( nước hồ, cây rong, đàn cá nhỏ, lá xà cừ, vịt, khóm hoa, ghế đá, chiếc cầu nhỏ, ông mặt trời, mặt hồ)
c)
→ Những sự vật được tác giả miêu tả trong phần thân bài là: hồ, nước hồ, mặt hồ, cây rong, đàn cá nhỏ, vài chiếc lá xà cừ, vài chú vịt, những khóm hoa, ghế đá, chiếc cầu nhỏ, ông mặt trời)
→ Tác giả quan sát những sự vật ấy bằng: thị giác.
d)
→ Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong phần thân bài là:
− So sánh:
+ Từ xa nhìn lại , hồ như một cái chảo lớn đầy nước .
+ Đến gần, nhìn xuống đáy hồ , em thấy những cây rong uốn lượn như múa và từng đàn cá nhỏ đang chơi đùa tung tăng.
+ Thỉnh thoảng, vài chiếc lá xà cừ khẽ rơi trên mặt hồ, trông như những con thuyền nhỏ.
++ Mặt hồ như được ai đó rắc lên những hạt cát vàng óng ánh.
− Nhân hoá:
+ Đến gần, nhìn xuống đáy hồ, em thấy những cây rong uốn lượn như múa và từng đàn cá nhỏ đang chơi đùa tung tăng.
#ngocquyen
Chúc bạn học tốt ạ
Tick cho mình nhé
STT | Vế 1 | Vế 2 |
1 | Trời xanh thẳm | Biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên chắc nịch. |
2 | Trời rải mây trắng nhạt | Biển mơ màng dịu hơi sương |
3 | Trời âm u mây mưa | Biển xám xịt nặng nề |
4 | Trời ầm ầm dông gió | Biển đục ngầu giận dữ |
5 | Biển nhiều khi rất đẹp | Ai cũng thấy như thế |
Trong đoạn văn trên có những câu ghép là:
Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch.
Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.
Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề.
Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ…
Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế
Xác định các vế câu trong từng câu ghép:
Trời / xanh thẳm, // biển / cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch.
CN VN CN VN
Vế 1 Vế 2
Trời / rải mây trắng nhạt,// biển / mơ màng dịu hơi sương.
CN VN CN VN
Vế 1 Vế 2
Trời / âm u mây mưa,// biển / xám xịt, nặng nề.
CN VN CN VN
Vế 1 Vế 2
Trời / ầm ầm dông gió, // biển / đục ngầu, giận dữ
CN VN CN VN
Vế 1 Vế 2
Biển / nhiều khi rất đẹp,// ai / cũng thấy như thế.
CN VN CN VN
Vế 1 Vế 2
Truyện ngụ ngôn "Rùa và Thỏ": Chiến thắng không phải chuyện tôi thắng anh thua mà thành công thực sự là khi cả hai chúng ta cùng thắng
Ngày xửa ngày xưa, có một con rùa và một con thỏ cãi nhau xem ai nhanh hơn. Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Chúng đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua.
Thỏ xuất phát nhanh như bắn và chạy thục mạng một hồi, và sau khi thấy rằng đã bỏ khá xa bạn rùa, thỏ nghĩ mình hãy nghỉ dưới một gốc cây bên đường và thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua. Thỏ ngồi dưới bóng cây và liền ngủ thiếp đi. Rùa từ từ vượt qua thỏ và sớm kết thúc đường đua, dành chiến thắng. Thỏ giật mình tỉnh giấc và nhận ra rằng mình đã bị thua.
Bài học của câu chuyện trên là: chậm và chắc đã chiến thắng cuộc đua.
Nhưng cuộc sống không quá đơn giản như thế, câu chuyện được tiếp tục phát triển thêm:
Thỏ vô cùng thất vọng vì để thua và nó cố suy nghĩ. Nó nhận ra rằng nó đã thua chỉ vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng và chắc thắng, thì rùa không thể nào có cửa hạ được nó. Vì thế, nó quyết định thách thức một cuộc đua mới. Rùa đồng ý.
Lần này, thỏ chạy với tất cả sức lực của nó và chạy suốt một mạch về đích. Nó bỏ xa rùa đến mấy dặm đường.
Thế, bài học của câu chuyện này? Nhanh mà chắc sẽ thắng chậm mà chắc.
Nếu có 2 người trong công ty của bạn: một người chậm mà chắc; một người khác nhanh mà vẫn chắc, thì người nhanh và chắc nhất định sẽ được thăng chức nhanh hơn.
Chậm và chắc là điều tốt, nhưng nhanh mà chắc thì còn tốt hơn.
Nhưng câu chuyện cũng không dừng lại ớ đây.
Rùa đã suy ngẫm kết quả và nhận ra rằng: nó không có cách nào thắng được thỏ trên đường đua vừa rồi. Nó suy nghĩ thêm một tí nữa và rồi thách thỏ một cuộc đua khác, nhưng có một chút thay đổi về đường đua.
Thỏ đồng ý. Họ bắt đầu cuộc đua. Như đã tự hứa với lòng mình là phải luôn nhanh, thỏ bắt đầu chạy và chạy với tốc độ cao nhất cho đến bên bờ sông. Vạch đích đến lại còn đến 2 km nữa ở bên kia sông!
Thỏ đành ngồi xuống và lúng túng không biết làm sao đây. Trong lúc đó, rùa đã đến nơi, lội xuống sông và bơi qua bờ bên kia, tiếp tục chạy và kết thúc đường đua.
Ý nghĩa từ câu chuyện này? Trước tiên, cần phải xác định ưu thế của mình, và sau đó là biết chọn sân chơi phù hợp.
Câu chuyện vẫn chưa dừng lại.
Đến đây, thỏ và rùa đã trở thành đôi bạn thân thiết và họ cùng nhau suy ngẫm. Cả hai nhận ra rằng cuộc đua sau cùng có lẽ sẽ có kết quả tốt hơn. Vì thế, chúng quyết định tổ chức một cuộc đua cuối cùng, nhưng chúng sẽ cùng chạy chung một đội.
Cuộc đua bắt đầu, thỏ cõng rùa chạy đến bên bờ sông, rùa lội xuống sông và cõng thỏ bơi qua bên kia bờ sông. Lên đến bờ, thỏ lại cõng rùa đưa cả hai cùng về đích. Và chúng cùng nhận ra rằng đã về đích sớm hơn rất nhiều so với các lần đua trước.
Bài học của câu chuyện này là gì? Thật tuyệt vời nếu mỗi người đều thông minh và đều có ưu điểm riêng, nhưng nếu ta không cùng làm việc với nhau trong một đội và cùng chia xẻ, cống hiến ưu thế của từng người, ta sẽ không bao giờ thực hiện công việc được hoàn hảo bởi vì luôn luôn có những trường hợp ta không thể làm tốt hơn người khác.
Điều quan trọng của làm việc theo nhóm là phải chọn được người trưởng nhóm trong từng trường hợp cụ thể. Phải chọn được người có ưu thế về lĩnh vực mà họ làm trưởng nhóm.
Còn nhiều bài học nữa từ câu chuyện này. Lưu ý rằng cả thỏ và rùa đều không hề đầu hàng hay nản chí sau thất bại. Thỏ quyết tâm làm việc hăng hơn và cố gắng nhiều hơn sau khi gặp phải thất bại cay đắng. Rùa phải thay đổi chiến lược vì nó đã cố gắng làm việc hết sức. Trong cuộc sống, khi phải chịu đựng, đối mặt với thất bại, có thể đó cũng là thời điểm thích hợp để cố gắng hơn và nỗ lực nhiều hơn nữa, nhưng đôi khi cũng cần phải thay đổi chiến lược và thử tìm kiếm giải pháp khác. Và đôi khi phải làm cả hai.
Thỏ và rùa cũng đã học thêm một bài học để đời khác: thay vì chúng chống đối (hay cạnh tranh) với nhau, chúng bắt đầu tìm cách giải quyết tình huống, và chúng đã cùng nhau làm tốt hơn rất nhiều.
Câu chuyện Thỏ và Rùa thời hiện đại... (Triết lý sống)
21 Tháng 8 2011 lúc 7:58
Việc áp dụng bài học “rùa và thỏ” đã mang lại thành công và vị thế khó lay chuyển trên thế giới cho Cocacola.
Ngày xửa ngày xưa, có một con rùa và một con thỏ cãi nhau xem ai nhanh hơn. Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Chúng đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua.
Thỏ xuất phát nhanh như như bắn và chạy thụt mạng một hồi, và sau khi thấy rằng đã bỏ khá xa bạn rùa, thỏ nghĩ nó nên nghỉ mệt dưới một tán cây bên đường và thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua. Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi. Rùa từ từ vượt qua thỏ và sớm kết thúc đường đua, dành chiến thắng. Thỏ giựt mình tỉnh giấc và nhận ra rằng nó đã bị thua.
Bài học của câu chuyện trên là: chậm và ổn định đã chiến thắng cuộc đua.
Nhưng cuộc sống không quá đơn giản như thế, câu chuyện được tiếp tục phát triển thêm:
Thỏ vô cùng thất vọng vì để thua và nó cố suy nghĩ. Nó nhận ra rằng nó đã thua chỉ vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng và chắc thắng, thì rùa không thể nào có cửa hạ được nó. Vì thế, nó quyết định thách thức một cuộc đua mới. Rùa đồng ý.
Lần này, thỏ chạy với tất cả sức lực của nó và chạy suốt một mạch về đích. Nó bỏ xa rùa đến mấy dặm đường.
Thế, bài học của câu chuyện này: nhanh và vững chắc sẽ chiến thắng cái chậm và ổn định.
Nếu có 2 người trong công ty của bạn: một người chậm, nguyên tắc và đáng tin cậy; một người khác nhanh và vẫn đáng tin cậy ở những việc anh ta làm. Người nhanh và đáng tin cậy chắc chắn sẽ được thăng chức nhanh hơn.
Chậm và chắc là điều tốt, nhưng nhanh và tin cậy là điều tốt hơn. Nhưng câu chuyện cũng không dừng lại ớ đây. Rùa đã suy ngẫm kết quả và nhận ra rằng: nó không có cách nào thắng được thỏ trên đường đua vừa rồi. Nó suy nghĩ thêm một tí nữa và rồi thách thỏ một cuộc đua khác, nhưng có một chút thay đổi về đường đua.
Thỏ đồng ý. Họ bắt đầu cuộc đua. Như đã tự hứa với lòng mình là phải luôn nhanh, thỏ bắt đầu chạy và chạy với tốc độ cao nhất cho đến bên bờ sông. Vạch đích đến lại còn đến 2 Km nữa ở bên kia sông!
Thỏ dành ngồi xuống và tự hỏi không biết làm sao đây. Trong lúc đó, rùa đã đến nơi, lội xuống sông và bơi qua bờ bên kia, tiếp tục chạy và kết thúc đường đua.
Ý nghĩa từ câu chuyện này?. Trước tiên, cần phải xác định ưu thế của mình, và sau đó là biết chọn sân chơi phù hợp.
Câu chuyện vẫn chưa dừng lại.
Đến đây, thỏ và rùa đã trở thành đôi bạn thân thiết và họ cùng nhau suy ngẫm. Cả hai nhận ra rằng cuộc đua sau cùng có lẽ sẽ có kết quả tốt hơn. Vì thế, chúng quyết định tổ chức một cuộc đua cuối cùng, nhưng chúng sẽ cùng chạy chung một đội.
Cuộc đua bắt đầu, thỏ cõng rùa chạy đến bên bờ sông, rùa lội xuống sông và cõng thỏ bơi qua bên kia bờ sông. Lên đến bờ, thỏ lại cõng rùa đưa cả hai cùng về đích. Và chúng cùng nhận ra rằng đã về đích sớm hơn rất nhiều so với các lần đua trước.
Bài học của câu chuyện này là gì ???
Thật tuyệt vời nếu mỗi người đều thông minh và đều có ưu điểm riêng, nhưng trừ khi các bạn cùng làm việc với nhau trong một đội và cùng chia xẻ, cống hiến ưu thế của từng người, bạn sẽ không bao giờ thực hiện công việc được hoàn hảo bởi vì luôn luôn có những trường hợp bạn không thể làm tốt hơn người khác.
Điều quan trọng của làm việc theo nhóm là phải chọn được người trưởng nhóm trong từng trường hợp cụ thể. Phải chọn được người có ưu thế về lĩnh vực mà họ làm trưởng nhóm.
Còn nhiều bài học nữa từ câu chuyện này. Lưu ý rằng cả thỏ và rùa đều không hề đầu hàng hay nản chí sau thất bại. Thỏ quyết tâm làm việc hăng hơn và cố gắng nhiều hơn sau khi phải thất bại cay đắng. Rùa phải thay đổi chiến lược vì nó đã cố gắng làm việc hết sức. Trong cuộc sống, khi phải chịu đựng, đối mặt với thất bại, có thể đó cũng là thời điểm thích hợp để cố gắng hơn và nỗ lực nhiều hơn nữa, nhưng đôi khi cũng cần phải thay đổi chiến lược và thử tìm kiếm giải pháp khác. Và đôi khi phải làm cả hai.
Thỏ và rùa cũng đã học thêm một bài học để đời khác: thay vì chúng chống đối (hay cạnh tranh) với nhau, chúng bắt đầu tìm cách giải quyết tình huống, và chúng đã cùng nhau làm tốt hơn rất nhiều.
Khi Roberto Goizueta đảm nhận vị trí CEO của Coca Cola vào những năm 1980, ông đã phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với Pepsi. Nhân viên của ông ta đang tập trung vào cạnh tranh với Pepsi và cố gắng tăng thị phần từng 0.1%. Goizueta quyết định không cạnh tranh với Pepsi mà thay vào đó là tìm cách chiếm thị phần. Ông ta hỏi các nhân viên và biết rằng trung bình mỗi ngày, mỗi người Mỹ uống các loại nước là 14 ounces (đơn vị đo lường của Mỹ), trong đó thì Coke chỉ có 2 ounces/ngày/người. Rõ ràng việc cạnh tranh không chỉ là Pepsi mà còn là nước, trà, cà phê, sữa và các loại nước trái cây.
Mọi người sẽ dễ dàng tìm thấy Coke bết kể khi nào họ cần uống. Coke quyết định đầu tư các máy bán coca cola tự động ở khắp các góc đường. Doanh thu tăng nhảy vọt và cho đến nay thì Pepsi vẫn không thể nào theo kịp.
Kết luận:
câu chuyện ngụ ngôn thỏ và rùa đã dạy cho chúng ta khá nhiều bài học lý thú. Ý tưởng quan trọng nhất là “nhanh và vững chắc” sẽ luôn đánh bại “chậm và ổn định”; làm việc với những ưu điểm của bạn, đầu tư nhiều tài nguyên và làm việc theo nhóm sẽ luôn chiến thắng bất cứ một cá nhân nào; không bao giờ đầu hàng hay nản chí sau thất bại. Và cuối cùng, phải tìm giải pháp cho mọi tình huống, không chống lại cuộc chiến.
-----------------------------------------------♥♥♥------------------------------------------------
Share Note này lên Wall để bạn bè bạn cùng đọc và suy ngẫm nha ^^.... Thank all ♥