K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 3 2018

a, Vuon truong em nhu mot dai duong la xanh rap ron .

b, Bac nong dan khoe manh , nuoc da ngam den nhu mot trang si hung dung chien dau trong lao dong .

XONG ROI'' VUONG NGUYEN '' A!hihi

1 tháng 8 2018

- Ánh nắng ban mai đang nhảy nhót qua từng kẽ lá.

- Vườn trường vươn ra những lá nhãn xanh um.

- Ánh nắng tinh nghịch chơi đùa trên ngói nhà.

- Mặt trời thức dậy ở đằng đông.

-  Mấy chú chim đang trò chuyện ríu rít trên cành cây.

Tk cho mn nha~

24 tháng 8 2016
a) Mỗi khi mùa xuân về, những búp bàng cựa mình chui ra khỏi những nhánh khô gầy, khẳng khiu sau cả mùa đông dài ấp ủ dòng nhựa nóng. Chỉ qua một đêm thôi, những chồi xanh li ti đã điểm tím hết cành to, cành nhỏ. Và rồi từng ngày, từng ngày, những chồi xanh ấy lớn nhanh như thổi, mỗi ngày mỗi khác, mỗi lúc mỗi khác. Cái màu xanh mượt mà, cái sức sống quyết liệt ấy đã gợi mở rất nhiều điều mới lạ trong tôi.
b) Mùa hè sang, cành trên cành dưới chi chít lá. Tán bàng xoè ra như một chiếc ô khổng lồ, nhiếu tầng nhiều bậc chiếm lĩnh không gian. Dưới cái ô khổng lồ màu ngọc bích ấy, không biết bao nhiêu người khách qua đường đã dừng lại nghỉ chân. Hiền lành và trầm tư, ngày qua ngày, cây bàng vẫn bền bỉ dang rộng vòng tay giúp ích cho đời.
c) Thu đến, những chiếc lá bàng cứ đỏ dần lên theo từng nhịp bước heo may. Cây bàng lại trang điểm cho mình một bộ cánh mới. Bộ cánh đó cứ đậm dần, đậm dần lên sau từng đêm thao thức. Đến cuối thu thì nó chuyển hẳn sang màu đỏ tía. Cái màu đỏ ấy không thể thấy ở bất cứ loài cây nào. Cái màu tía kì diệu, càng nhìn càng thấy mê say.
d) Khi trời chuyển mình sang đông, cây bàng bắt đầu trút lá. Những chiếc lá bàng lay động như những ngọn lửa đỏ bập bùng cháy. Rồi chỉ một cơn gió nhẹ, những ngọn lửa đỏ ấy chao liệng rồi đua nhau rớt xuống. Chỉ qua một đêm thôi, mặt đất đã được trang điểm một tấm thảm đỏ được dệt bằng những chiếc lá bàng. Kì diệu thay những chiếc lá! Đã rụng rồi mà vẫn toát lên vẻ đẹp đến mê say
24 tháng 8 2016

thanks, nha .

Câu 1: (2,0 điểm)Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăngThấy một mặt trời trong lăng rất đỏ(Trích : Viếng lăng Bác, Viễn Phương)a) Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên ?b) Chép một câu thơ khác có hình ảnh mặt trời mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9, ghi rõ tên tác giả tác phẩm ?Câu 2:(3,0 điểm)Hãy viết một đoạn văn...
Đọc tiếp

Câu 1: (2,0 điểm)

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

(Trích : Viếng lăng Bác, Viễn Phương)

a) Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên ?

b) Chép một câu thơ khác có hình ảnh mặt trời mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9, ghi rõ tên tác giả tác phẩm ?

Câu 2:(3,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn từ 12 đến 15 câu theo kiểu diễn dịch trình bày suy nghĩ về tình trạng học vẹt của nhiều học sinh hiện nay.

Câu 3: (5.0 điểm)

Trong tác phẩm Lòng yêu nước, nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua có viết:

Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

Hãy làm sáng tỏ điều đó qua việc phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong văn bản Làng của Kim Lân (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, trang 162)

2
22 tháng 8 2016

1)a)–    Biện pháp tu từ:

 

+ Ẩn dụ: hình ảnh “mặt trời” ở câu thơ thứ hai là hình ảnh ẩn dụ cho Bác Hồ.

–    Tác dụng: Khẳng định sự vĩ đại và sự vĩnh hằng của Bác trong lòng người dân Việt Nam. Bác giống như mặt trời thiên nhiên ngày ngày vẫn soi sáng, vẫn trường tồn cùng dân tộc, đem nguồn sáng đến cho nhân dân. Hai câu thơ thể hiện rất cảm động tấm lòng biết ơn, tôn kính với vị cha già dân tộc.

b)“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

 

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”

(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Nguyễn Khoa Điềm)

2)

–    Học vẹt là cách nói ẩn dụ, ví cách học của học sinh với con vẹt – bắt chước, nói nhại lại nhưng không hiểu gì. Khi học thuộc bài, đọc rất trôi chảy nhưng khong nắm chắc nội dung, học một cách máy móc và thụ động.

–    Đây là hiện tượng phổ biến trong học sinh hiện nay.

–    Nguyên nhân:

+ Bản thân mỗi học sinh chưa tự giác trong học tập, có thái độ đối phó, thụ động.

+ Sức ép từ phía gia đình.

+ Chương trình học nặng nề, khô khan; phương pháp giảng dạy của thầy cô chưa phù hợp và hiệu quả.

–    Hậu quả: trống rỗng kiến thức, không có khả năng vận dụng những gì đã học vào thực tế.

–    Giải pháp:

+ Bản thân học sinh cần có thái độ, động cơ, phương pháp học tập đúng đắn, chủ động tiếp thu kiến thức.

+ Gia đình và nhà trường cần phối hợp để giảm bớt áp lực, mang lại sự hứng thú khi học tập cho con em.

–    Liên hệ bản thân và rút ra bài học.

22 tháng 8 2016

3)

I

Khái quát:

  –    Trích dẫn câu văn trong tác phẩm Lòng yêu nước” của nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua:“Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.

 

–    Giới thiệu nhà văn Kim Lân và truyện ngắn “Làng”:

+  Kim Lân nhà một trong những cây bút truyện ngắn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp với ngòi bút luôn hướng về cuộc sống nông thôn.

“Làng” là một trong những tác phẩm thành công của tác giả Kim Lân. Truyện viết về nhân vật ông Hai – một lão nông hiền lành, chất phác, giày tình yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng.

–    Diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trong văn bản“Làng” chính là minh chứng xác thực cho câu văn của I-li-a Ê-ren-bua.

 II

Phân tích:

 1Tình yêu làng của ông Hai:

 aNiềm tự hào, kiêu hãnh của ông Hai về làng của mình:

  –    Dù đã rời làng nhưng ông vẫn:

 

+ Nghĩ về làng của mình, nghĩ về những buổi làm việc cùng anh em.

+ Lo lắng, nhớ đến làng: “Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng này quá”

 bTâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng của mình đi theo giặc:

  –    Cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi.

 

–    Lúc đầu ông không tin nên hỏi lại.

–    Ông quá xấu hổ nên đã chép miệng, đánh trống lảng:“Hà, nắng gớm, về nào…” rồi cúi mặt mà đi.

– Khi về nhà, ông nằm vật ra giường. Tối hôm đó ông trằn trọc không ngủ được.

–    Ông nhìn đám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng Việt gian rồi khóc.

–    Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn không tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy.

–    Lo sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ vfa không chứa chấp Việt gian.

 cTâm trạng của ông Hai sau khi nghe tin làng được cải chính:

  – Mặt ông vui tươi, rạng rỡ hẳn lên.

 

– Về nhà, ông chia quà cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan tin.

– Ông qua nhà bác Thứ và kể chuyện làng của mình.

 2

Tình yêu nước của ông Hai:

  – Tình yêu làng là cơ sở cho tình yêu nước.

 

– “Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!” khi nghe các tin dân ta đánh Tây từ phòng thông tin.

– Ông và con ông đều ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh ( cuộc đối thoại giữa hai cha con)

 III

Đánh giá:

  – Nhà văn xây dựng nhiều tình huống truyện khác nhau, miêu tả tâm lí nhân vật qua những cuộc đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng.

 

–    Qua đây thể hiện tình yêu làng gắn liền với tình yêu nước của ông Hai. Tình yêu Tổ quốc chẳng đến từ đâu xa xôi, nó bắt nguồn từ chính những tình cảm gần gũi, bình dị, thân thương nhất.

8 tháng 12 2018

Cũng đã lâu rồi tôi không về Nam Định, không về thăm ngôi trường năm xưa. Ngày hôm đó, thu xếp công việc, tôi bắt chuyến xe về Nam Định. Tôi đã đến và thăm lại mái trường sau 20 năm xa cách.

Kia rồi. Ngôi trường mến yêu của tôi. Dòng chữ thân yêu hiện ra : “ Trường THCS Trần Đăng Ninh”. Đứng từ xa nhìn lại, ngôi trường vẫn mang dáng vẻ ấy, có phần cổ kính hơn. Cánh cổng trường vẫn mang màu xanh, luôn mở chào đón bao thế hệ học trò. Tôi bước qua cánh cổng, nhìn thấy bác bảo vệ ngày nào. Hai mươi năm trước, khi còn đi học, bác là bảo vệ trẻ nhất trong số những bảo vệ trẻ nhất ở trường năm đó. Bây giờ bác đã có tuổi. Mái tóc đã điểm trắng tóc bạc. Gương mặt bác xuất hiện nhiều nếp nhăn, nhưng đôi mắt hiền từ nhìn lũ học trò vẫn thế.
- Cháu chào bác!
- Ồ. Về thăm trường đấy à? Lớn lắm rồi nhỉ. Hai mươi năm rồi còn gì nữa!
Tôi bất ngờ vì bác vẫn còn nhớ ra tôi. Cúi chào bác, tôi bước tiếp vào trường.
Đây rồi, khoảng sân trường thân yêu của tôi. Sân trường không còn là sân xi măng nữa mà được lát gạch sạch sẽ. Nhưng trên sân trường ấy vẫn còn những gốc cây bàng, cây phượng. Tôi nhớ năm đó, tôi và chúng bạn hay ở lại sau giờ học ngồi dưới gốc cây bàng, tán gẫu đủ chuyện. Nhìn gốc bàng, gốc phượng, lòng tôi rạo rực bao kỉ niệm.

Ngôi trường không thay đổi nhiều. Vẫn là ba khu nhà năm xưa. Vẫn là những dãy học năm đó. Chỉ khác màu sơn vàng đã được thay bằng màu sơn trắng. Chính bởi những nét quen thuộc ấy mà tôi cảm giác mình như đang sống lại những khoảnh khắc của 20 năm trước.

Tôi đi dạo trên các hành lang lớp học. Mỗi phòng học bây giờ đã được trang bị thêm những thiết bị dạy học, hỗ trợ các em rất nhiều. Nhưng trừ những thiết bị đó, căn phòng học vẫn chẳng thay đổi nhiều so với 20 năm trước.

Dừng chân trước cửa phòng học năm xưa, mắt tôi rưng rưng trực khóc. Lớp học của tôi đây rồi. Tuổi học trò của tôi đây rồi. Tôi đứng tần ngần ở cửa lớp. Nhìn những dãy bàn ghế mà nhớ lại khoảng trời kí ức năm xưa. Những gương mặt hồn nhiên của các bạn, nụ cười hiền của cô giáo. Những tiết học đầy hăng say. Những câu chuyện vừa vui vừa buồn. Tất cả hiện lại thật rõ trong tôi.

Đang nhớ lại những giây phút của 20 năm về trước, có tiếng nói thân quen vang lên:
- Ôi. Em Linh có phải không?

Tôi giật mình quay lại. Hiện ra trước mắt tôi là gương mặt hiền từ của cô giáo năm đó. Cô của tôi vẫn thế, vẫn xinh đẹp và dịu dàng mặc dù đuôi mắt đã hằn những vết chân chim. Tôi xúc động ôm lấy cô.
- Em chào cô. Thật lâu rồi mới được quay về thăm trường. Em nhớ cô và trường quá.

Cô xoa đầu tôi cười hiền. Rồi cô trò chúng tôi cùng nhau tản bộ. Vừa đi tôi và cô vừa ôn lại những kỉ niệm năm xưa. Dòng kí ức tưởng như ngủ quên được đánh thức khiến lòng tôi rưng rưng xúc động.

Chuyến về thăm trường chẳng định trước để lại trong lòng tôi bao cảm xúc khó quên. Đó là những giây phút nhớ lại kỉ niệm xưa khiến tôi như sống lại khoảnh khắc của hai mươi năm trước.

8 tháng 12 2018

thank giu

giúp mk câu này với mk đang gấp lắm:Cho đoạn văn sau:   Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Bầu trời ngày thêm xanh. Nắng vàng ngày càng rựcrỡ. Vườn cây lại đâm chồi, nảy lộc. Rồi vườn cây ra hoa. Hoa bưởi nồng nàn. Hoa nhãnngọt. Hoa cau thoảng qua. Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Nhữngthím chích chòe nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏmdáng....
Đọc tiếp

giúp mk câu này với mk đang gấp lắm:

Cho đoạn văn sau:
   Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Bầu trời ngày thêm xanh. Nắng vàng ngày càng rực
rỡ. Vườn cây lại đâm chồi, nảy lộc. Rồi vườn cây ra hoa. Hoa bưởi nồng nàn. Hoa nhãn
ngọt. Hoa cau thoảng qua. Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những
thím chích chòe nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm
dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm.
   Chú chim sâu vui cùng vườn cây và các loài chim bạn. Nhưng trong trí thơ ngây của
chú còn mãi sáng ngời hình ảnh một cánh hoa mận trắng, biết nở cuối đông để báo trước
mùa xuân tới.

NGUYỄN KIÊN

1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn bản trên.
2. Cảnh mùa xuân được tái hiện qua những hình ảnh nào? Hình ảnh nào được đặc tả?
3. xác định các từ loại
- Số từ:
- lượng từ:
- động từ:
- Tính từ:
- Phó từ trong 2 câu đầu:
4. Giải nghĩa các từ: trầm ngâm, đỏm dáng
5. Nêu các câu văn có sử dụng phép nhân hóa và phân tích tác dụng của chúng
Gợi ý: chỉ ra câu văn hứa phép tu từ, nêu dấu hiệu của phép tu từ và tác dụng gợi tả - gợi
ra hình ảnh nào, mang đến cho em cảm xúc gì…
6. Nêu nội dung và đặt nhan đề cho văn bản:

6
27 tháng 3 2020

 t sẽ giúp vs điều kiện phải k cho t 10 lần oki ko

28 tháng 3 2020

1. PTBĐ : Miêu tả 

2. Tái hiện : Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến

                    Bầu trời ...............

                    Nắng ...................

                   Vườn cây.............

    Đặc tả : trời , nắng , cây, hoa 

                    

29 tháng 9 2016

Có thể thay thế nhưng nếu thay thế nội dung sẽ vẫn nói về 1 chủ đề ==> nhưng câu văn lại không được hay.

    Nhìn thấy một bầu trời có rất nhiều sao , em cảm thấy như mình đang lạc vào một thế giới huyền ảo. Nơi ấy được bao phủ một màu đen lấp lánh với những hạt kim cương đủ màu sắc. Thế giới ấy huyền bí, với bao ánh màu sắc. Em cảm nhận được vẻ đẹp , và những ngôi sao đó đang đua nhau tỏa sáng trên bầu trời lấp lánh huyền ảo ấy.

Chúc bạn học tốt!hihi

3 tháng 10 2016

Có thể nhưng nếu thay thể câu văn sẽ không được hay và mang đầy đủ ý nghĩa

Câu 1. Xác định từ loại của các từ được gạch chân.- Nó hành động rất đúng- Tôi trân trọng những hành động của bạn.- Mấy hôm nay, ông ấy suy nghĩ nhiều quá.- Những suy nghĩ của bạn ấy làm mọi người khâm phục.- Bà nắm ba nắm cơm.- Nó bước từng bước chắc chắn.- Cày đồng đang buổi ban trưa.- Con trâu đi trước, cái cày đi sau.Câu 2. So sánh ý nghĩa của những từ sau. Đặt câu với...
Đọc tiếp

Câu 1. Xác định từ loại của các từ được gạch chân.

- Nó hành động rất đúng

- Tôi trân trọng những hành động của bạn.

- Mấy hôm nay, ông ấy suy nghĩ nhiều quá.

- Những suy nghĩ của bạn ấy làm mọi người khâm phục.

- Bà nắm ba nắm cơm.

- Nó bước từng bước chắc chắn.

- Cày đồng đang buổi ban trưa.

- Con trâu đi trước, cái cày đi sau.

Câu 2. So sánh ý nghĩa của những từ sau. Đặt câu với các từ đó.

a) Đã, mới, từng.

b) Sẽ, sắp.

Câu 3. Cho biết ý nghĩa của các từ: đã, đang, sẽ. Giải thích cách dùng các từ đó trong các câu sau:

a) Bạn đến lúc tôi đang học bài.

b) Ngày mai, nếu cậu đến lúc 7 giờ thì tớ đã đi rồi.

Câu 4. Nêu ý nghĩa của các từ gạch chân trong các câu sau:

a) Khi về nhà, em vẽ các đồ đạc trong nhà lên tường.

b) Ngựa phi suốt mấy ngày đêm ròng rã.

c) Sau cùng, Mã Lương dừng chân ở một thị trấn nhỏ.

d) Cuối cùng, triều đình đành mời sứ thần ra ở công quán để có thời gian đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.

Câu 5. Em hãy viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ ''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây''. Trong đoạn văn sử dụng ít nhất 5 động từ, 2 cụm động từ. ( Đoạn văn phải dài từ 10-12 câu)

Các bạn giúp mình với nhanh lên nào!ok

1
20 tháng 12 2016

Câu 5 :

Bằng cách nói bóng bẩy, cô đọng, hàm súc, những con người Việt Nam giàu tình nghĩa đã dạy con cháu :

" Ăn quả nhớ kẻ trồng cây "

Tầng nghĩa đen của câu tục ngữ cho rằng : Ăn những trái cây chín mọng, thơm ngon thì phải nhớ đến công ơn của những người vun xới, chăm sóc, của những người trồng cây.

Tại sao " ăn quả " phải " nhớ kẻ trồng cây " ?

Mỗi chúng ta từ khi sinh ra đến khi lớn lên nhận được bao nhiêu điều tốt đẹp từ người khác. Hạt cơm chúng ta ăn là thành quả của biết bao công sức cày sâu cuốc bẫm, chăm sóc,... của các bác nông dân. Chiếc áo chúng ta đang mặc có công sức của người ươm tơ, se chỉ, chế tạo máy móc, cắt may... Con đường chúng ta đang cắp sách tới trường hôm nay đã nhuộm biết bao máu đổ của các thế hệ cha anh ngày trước. Giấc ngủ của chúng ta an lành, êm ả mỗi đêm là nhờ các anh bộ đội, chiến sĩ vùng biên giới, vùng biển khơi, vùng đảo xa xôi, tích cực canh gác...

Như vây những " kẻ trồng cây " ấy đã tạo nên " quả " cho chúng ta ăn ngon lành. Do đó hãy biết ơn họ để nhân cách của mình được đẹp thêm, cái tính người được tỏa sáng lung linh hơn.

Hằng ngày, khi được sự quan tâm, giúp đỡ của bất kì ai, người nhận cần phải tỏ thái độ biết ơn, có khi chỉ là một nụ cười hàm ý, một ánh mắt chứa chan tình cảm hoặc một câu nói ý nghĩa.

Tóm lại, câu tục ngữ " ăn quả nhớ kẻ trồng cây " là một lời dạy bổ ích của cha ông ta. Nó không những có ý nghĩa lớn lao đối với thế hệ đi trước mà còn dìu dắt thế hệ đi sau đến với cái chân - thiện - mĩ . Từ đó, con người trở nên Người hơn. Và nhân sinh quan cao vời ấy đã làm cho cuộc đời đẹp hơn, đất như nở hoa tươi hơn và trời mỗi ngày lại sáng hơn.

 

Cho đến chiều tối, thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò. Chú Hai vứt sào, ngồi xuống thở không ra hơi. Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Dọc sườn núi, những cây to mọc lên giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước. Qua nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra. Đã đến Trung Phước. (Trích Vượt thác – Võ...
Đọc tiếp

Cho đến chiều tối, thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò.

Chú Hai vứt sào, ngồi xuống thở không ra hơi. Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Dọc sườn núi, những cây to mọc lên giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước. Qua nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra. Đã đến Trung Phước.

(Trích Vượt thácVõ Quảng,SGK Ngữ văn 6, tập 2, tr.39)

1. Nêu vị trí và nội dung của đoạn trích trên?

2. Có thể thay đổi vị trí câu văn tả dòng sông và câu văn tả những cây to trong đoạn văn trên được không? Vì sao?

3. Câu văn “Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước” sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong việc biểu đạt nội dung.

4. Nêu nhận xét của em về câu văn cuối đoạn (về kiểu câu, tác dụng)?

5. Nhập vai một nhân vật trong văn bản, viết đoạn văn bộc lộ suy nghĩ sau khi thuyền đã vượt qua thác dữ.

0