K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 10 2018

Dàn ý

a. Mở bài

- Giới thiệu tình huống kể chuyện: Sống thiếu vắng tình yêu và sự chăm sóc của mẹ.

- Nhiều lần hỏi cha, cha hứa lúc khôn lớn cha sẽ kể.

b. Thân bài

  • Kể về cuộc đời của mẹ:

- Kể về mẹ những ngày đầu về làm vợ cha: Nết na, thùy mị, không để thất hòa với cha.

- Kể về những ngày cha đi lính, một mình mẹ vừa sinh và nuôi Đản, chăm sóc bà nội ốm và lo ma chay chu đáo cho bà.

- Những ngày cha mới trở về, cha buồn vì bà mất, Đản lại vô tình nói chuyện cái bóng làm cha hiểu lầm mẹ. Thanh minh không được mẹ đi nhảy xuống sông tự vẫn.

- Sau cũng vì vô tình, Đản lại chỉ cái bóng trên vách, giải được nỗi oan cho mẹ nhưng mẹ lại không còn.

- Cha đau khổ, ân hận, lập đàn giải oan cho mẹ. Mẹ trở về trong chốc lát rồi quay lại chốn thủy cung cùng Linh Phi. Cha không đi bước nữa mà ở vậy nuôi Đản trong nỗi day dứt khôn nguôi.

  • Những cảm xúc và suy nghĩ của Đản (có thể đan xen trong khi kể):

- Bây giờ thương mẹ, ân hận vì vô tình đẩy mẹ đến cái chết.

c. Kết bài

- Khẳng định tình yêu thương và kính trọng với mẹ.

  • Bày tỏ mong muốn không ai phải chịu nỗi đau như gia đình Đản.
23 tháng 11 2017

Đã hơn một năm trôi qua, kể từ khi chàng Trương lập đàn giải oan, tôi hiện về nói lời tạ từ rồi ra đi mãi mãi. Tôi cũng đã bình tâm trở lại mà chấp nhận cuộc sống dưới thủy cung với Linh Phi và các nàng tiên trong cung nước. Tuy nhiên trong sâu thẳm trái tim tôi vẫn không nguôi nhớ trần thế, nhớ quê hương, nhớ cuộc sống gia đình hạnh phúc trước kia, đặc biệt là con trai. Những kỉ niệm ấy vẫn luôn hiện về trong tâm trí tôi.

Tôi là Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương, tuy xuất thân trong gia đình nghèo khó nhưng từ nhỏ đã được cha mẹ dạy bảo đến nơi đến chốn nên hiểu mọi lễ nghĩa, biết cư xử đúng mực. Đến tuổi 18 trong làng đã có vài người đánh tiếng trống hỏi tôi, nhưng vì cha mẹ của tôi không muốn tôi vất vả nên đã nhận 100 lạng vàng rồi gả tôi cho Trương Sinh, con một nhà giàu trong làng, thế là tôi được yên bề gia thất nhưng biết chồng có tính đa nghi, hay ghen, tuy là con nhà giàu nhưng đa nghi ít học nên tôi luôn giữ gìn khuôn phép không từng lúc nào để vợ chồng thất hòa.

Cuộc đoàn viên chưa được bao lâu thì đất nước có giặc. Chồng tôi tuy là con nhà giàu nhưng vì ít học nên phải đi lính loạt đầu. Tôi và mẹ chồng tôi đều rất buồn, trong buổi tiễn đưa mẹ có dặn dò, tôi cũng nói mong chồng ra trận giữ gìn để trở về được bình yên chứ không cần quan cao tước lớn. Chàng nghe vậy xúc động không nói lên lời dứt áo ra đi. Sau khi chồng đi được mươi ngày thì tôi sinh hạ một đứa con trai đặt tên là Đản rồi một mình vừa chăm sóc con, một lòng thủy chung chờ đợi mong chồng sớm về đoàn tụ.

Nhưng mẹ chồng tôi vì thương nhớ con trai mà sinh bệnh. Tôi hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật rồi khuyên như mong mẹ chóng khỏe. Song vì tuổi già bệnh nặng, vận trời khó tránh nên mẹ chồng tôi qua đời. Tước khi mất bà nói: "Sau này trời xét lòng lành ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đầy đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ". Tôi hết lòng thương xót, lo ma chay tế lễ như với cha mẹ đẻ của mình.

Qua năm sau, giặc tan, chồng tôi trở về bình yên đúng như mong đợi, khi buồn vì mẹ không còn nhưng tôi hy vọng gia đình sẽ hạnh phúc như xưa. Nhưng bé Đản vì chưa gặp cha bao giờ nên không chịu nhận dù tôi đã hết sức dỗ dành, có lẽ là còn trẻ con nên ương bướng. Ngay hôm sau, chàng bế con ra thăm mộ mẹ, tôi ở nhà chuẩn bị mâm cơm vừa để cúng tổ tiên tạ ơn vừa để báo cho mẹ biết chàng đã về, cho mẹ yên lòng nơi chín suối cũng là mừng ngày đoàn tụ. Không ngờ ngày vui ngắn chẳng tày gang, buổi trưa hai cha con trở về, tâm trạng của chàng không vui hiện rõ trên nét mặt. Sau đó chàng nặng lời tra hỏi tôi trong thời gian chàng đi xa tại sao làm chuyện xấu xa thất tiết trái đạo lý... tôi không hiểu rõ nguyên nhân vì sao, thấy chàng như vậy chỉ biết khóc. Tôi đã giải thích cho chàng hiểu: Tôi nói đến thân phận mình là con nhà kẻ khó được nương tựa nhà giàu trong thời gian chồng đi lính vẫn một lòng chung thủy chờ đợi, không hề làm chuyện xấu xa, thất tiết. Tôi cũng cầu mong van xin chống đừng nghi oan để cứu vãn hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ.

Nhưng chàng không tin, hỏi chuyện kia do ai nói chàng cũng không nói. Làng xóm bênh vực cho tôi cũng chẳng ăn thua gì, chàng vẫn một mực mắng mỏ rồi đuổi đi. Tôi tuyệt vọng đến cùng cực vì tai họa bất ngờ ập đến nên cố bày tỏ nhưng chàng vẫn lạnh lùng không thay đổi. Biết rằng người có tính cách như chàng thật khó giải thích nên tôi tắm gội chay sạch, suy nghĩ trước sau thấy rằng cuộc đời thật không có ý nghĩa, bao nhiêu vất vả với gia đình, ngay cả tấm lòng thủy chung một mực chăm lo cho mẹ già, con trẻ nhưng bây giờ cũng bị phủ nhận không thương tiếc. Tôi không thể sống mà mang tiếng xấu xa để người đời khinh rẻ nên chỉ còn một cách là lấy cái chết để minh oan. Tôi ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời than cầu mong thần linh chứng giám cho tấm lòng thủy chung của mình, xong gieo mình xuống sông. Nhưng các nàng tiên trong cung nước thấu hiểu nỗi oan của tôi rẽ đường nước cho tôi xuống thủy cung.

Một hôm tôi gặp Phan lang, người cùng làng trước đây có ơn với Linh Phi nên khi gặp nạn đã được Linh Phi cứu. Phan Lang kể chuyện cho tôi: "Chàng Trương sau khi thấy vợ chết tuy giận nhưng vẫn động lòng thương cho tìm vớt thây nàng nhưng không thấy. Thế rồi mấy hôm sau mọi người nghe chàng ân hận kể lại rằng: Một hôm phòng không vắng vẻ chợt đứa con chỉ cái bóng trên tường của chàng nói là cha Đản. Chàng lúc ấy mới thấu hiểu nỗi oan của vợ, ân hận nhưng đã muộn rồi".

Nghe Phan Lang kể tôi cũng thấy xót xa thương chồng con vì không ai chăm sóc. Không kiên nhẫn tìm hiểu nguyên nhân mà quá đau đớn tuyệt vọng mà dẫn tới cái chết. Phan Lang khuyên tôi nên trở về, ban đầu tôi đã nói không còn mặt mũi nào quay lại nữa nhưng sau đó vì nhớ quê hương, chồng con, lại mong muốn được giải oan, phục hồi danh dự nên tôi lại nói sẽ quay trở về. Hôm sau Phan Lang trở về dương thế, tôi gửi theo chiếc hoa vàng và lời nhắn chàng Trương tôi sẽ có ngày trở về dương thế. Mấy ngày hôm sau thấy Trương Sinh lập đàn giải oan 3 ngày 3 đêm ở bến sông Hoàng Giang với tình cảm chân thành hối lỗi và thực sự mong tôi quay về. Thấy vậy Linh Phi có ý khuyên tôi nên về với chồng con nhưng tôi vì có nghĩa với Linh Phi và lại hạnh phúc gia đình tan vỡ khó hàn gắn nên không muốn trở về.

Đến ngày thứ ba, giữa trốn trần gian mịt mù khói tỏa thì Linh Phi đã cho 50 chiếc kiệu hoa hiện lên giữa dòng sông, tôi ngồi trên một chiếc kiệu nói vọng vào bờ lời tạ từ với chồng con rồi từ từ biến mất.

Chuyện của gia đình tôi là câu chuyện buồn: Dù quá khứ đã lùi xa nhưng có lẽ những người trong cuộc vẫn bị ám ảnh day dứt. Riêng bản thân tôi dù đã sống cuộc sống trần gian, nhớ chồng con vẫn chôn kín ở trong lòng khó có thể diễn tả bởi chính cuộc sống ấy đã đẩy tôi đến cái chết. Hy vọng rằng đừng gia đình nào rơi vào bi kịch.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
4 tháng 10 2018

- Từ ngày tôi sinh ra thì tôi đã sống cùng mẹ. Bà nội đã qua đời và cha tôi đi lĩnh ở mãi ngoài chiến trường. Tôi căm ghét chiến tranh phi nghĩa bởi nó đã khiến nhiều gia đình li tán. 

- Mẹ tôi trong những ngày xa cha, vì thương nhớ cha và cũng là muốn tôi được sống trong tình thương đủ đầy mà thường trỏ bóng trên tường, bảo đó là cha tôi. Tôi không hề hồ nghi, tin đó là thật. 

- Mãn hạn lính, cha tôi - người đàn ông bằng xương bằng thịt trở về. Tôi buột miệng nói: "Thế ông cũng là cha tôi ư? ..." và tôi xa lạ kêu khóc để thoát khỏi người đàn ông đang bế mình. Mãi sau này tôi mới nhận ra chỉ vì lời nói ngây ngô của mình mà đã khiến mình ân hận cả đời.

- Cha tôi đùng đùng cơn ghen mà kiếm cớ mắng nhiếc, đánh đập khiến mẹ tôi chọn cái chết để chứng minh sự trong sạch. Cha tôi cũng thương tiếc mẹ mà tìm xác về chôn cất nhưng chẳng thấy.

- Một ngày, tôi và cha được người cùng làng tên là Linh Phi đến báo: mẹ tôi sống dưới thủy cung. Mẹ tôi còn gửi chiếc trâm vàng làm tin....

3 tháng 12 2017

mn giúp mk vs mai nộp rồi ạ

“Cha ơi, mẹ con đâu?”. Câu hỏi của đứa con thơ dại lại vang lên, và một lần nữa làm con tim tôi đau nhói. “Mẹ đang cùng bà nội sống ở một nơi thật xa, con ạ!” … “Thế sao mẹ Đản không về nhà chơi với Đản?” … “Mẹ còn phải chăm sóc bà mà con. Mẹ Đản về chơi với Đản thì ai sẽ trông nom bà, đúng không nào?”. Đứa bé suy nghĩ một lúc rồi “dạ” một tiếng rõ to và trở lại nô đùa cùng chúng bạn sau khi được tôi giải đáp. Còn tôi lại đứng lặng người, chỉ mong con tha lỗi, vì tôi chỉ có thể trả lời bé như vậy. Nó còn quá nhỏ, quá bé bỏng để có thể hiểu mọi việc. Tôi đã quyết định đến một ngày nào đó, khi bé đã khôn lớn, tôi sẽ kể cho nó nghe tất cả những gì mà nó đang thắc mắc – câu chuyện về người mẹ thùy mị, nết na. Nghĩ đến đây, khóe mắt tôi đã ngấn lệ, và bao nhiêu kí ức lại ùa về…

Một buổi sáng trong lành, từng chú chim nhảy nhót trên cành và líu lo cất tiếng ca, từng cây lá khẽ đung đưa theo lời ru của chị Gió, mọi vật xung quanh đều tươi tắn, vui mừng như gửi ngàn lời chúc phúc cho cuộc hôn nhân của tôi - Trương Sinh – và nàng – Vũ Nương. Tôi cảm thấy thật hạnh phúc và vui sướng biết bao khi lấy được nàng làm vợ. Nàng tên thật là Vũ Thị Thiết, cùng sống ở huyện Nam Xương quê tôi. Từ lâu, tôi đã mến mộ tư dung tốt đẹp của nàng. Vẻ đẹp của cả tâm hồn và vóc dáng ấy đã khiến không biết bao nhiêu chàng trai mơ ước, và trong đó có tôi. Tôi quyết định bàn việc với bố mẹ và mang trăm lạng vàng đến hỏi cưới nàng. Cha mẹ hai bên đều ưng thuận, tôi quyết mang đến cho nàng một cuộc sống êm ấm. Thế nhưng, có lẽ nàng đã không nhận được những gì mà nàng tưởng tượng và xứng đáng được nhận, bởi tôi là một kẻ vô học, bất tài vô dụng, và theo như tôi tự nhận thấy thì tôi rất hay ghen. Biết vậy nên cô vợ khôn khéo của tôi luôn luôn giữ gìn đúng khuôn phép, làm tôi cũng rất yên lòng. Thế mà ông trời lại không cho chúng tôi được hạnh phúc. Thành thân với nàng không bao lâu thì tôi lại nhận lệnh phải đi lính, giúp triều đình chống giặc. Tôi không nỡ nào bỏ lại mẹ già ốm yếu và người vợ mà tôi hết mực yêu thương. Nhưng số trời nào có thể tránh, tôi đành ngậm ngùi tòng quân giúp nước trong nỗi buồn chia li vô hạn, bởi tôi biết mình chẳng học hành gì nên không có cách chối từ.

Ba năm dài dằng dặc ấy rồi cũng trôi qua, tôi được trở về nhà sau khi giặc giã đã dẹp yên. Ba năm qua, tôi luôn sống trong nỗi nhớ thương và lo lắng về mẹ và vợ. Tôi quyết nghe theo lời dặn của hai người, không ham danh lợi để quay trở về được bình an. Không còn lâu nữa, tôi sẽ được gặp đứa con trai đầu lòng, được gặp lại mẹ và vợ - những người tôi hằng thương nhớ. Thế nhưng, niềm vui sum họp vừa được nhen nhóm thì tôi đã phải nhận một tin dữ: mẹ tôi đã mất! Ông trời ơi, sao ông lại bất công thế này? Tôi chưa từng làm điều gì xấu, sao ông cứ phải gieo rắc cho tôi những nỗi đắng cay và đau đớn đến vậy? Được nhìn lại khuôn mặt thân yêu của vợ và hình ảnh đứa con bé bỏng, thế nhưng sao lòng tôi không thể nào vui lên được, cứ nặng trĩu một nỗi buồn mất mát. Tôi dắt bé Đản – con trai tôi – cùng đi thăm mộ người mẹ hiền mà tôi hết mực tôn kính. Đứng trước ngôi mộ của mẹ, tôi không kìm nổi nước mắt, cũng bởi tôi quá nhu nhược và chưa làm được gì để báo hiếu cho mẹ. Sao mẹ lại ra đi trong khi con chưa thể đền đáp ơn nghĩa sinh thành và dưỡng dục của mẹ? Tôi hối hận và thấy mình sao quá hờ hững lúc trước, không chăm chỉ học tập, nuôi mộng đỗ đạt, trả hiếu cho cha mẹ, để rồi giờ đây tất cả đã quá muộn màng. Tôi ôm lấy bé Đản và cất tiếng bày tỏ nỗi đau của mình cho con nghe. Thế nhưng, than ôi, tất cả như được sắp đặt để đánh ngã bản thân tôi, con tôi hỏi tôi cũng là cha của nó ư? Chẳng lẽ người vợ hiền của tôi đã không chung thủy? Không thể thế được, tình yêu thương mà tôi dành cho nàng là rất chân thật, và nàng cũng hiểu được điều đó cơ mà! Tôi gặng hỏi thêm thì bé Đản kể rằng đêm nào cũng có một người đến bên mẹ nó. Đã vậy, mẹ nó còn bảo đó chính là cha của Đản. Quá nóng vội và để nỗi ghen tuông điều khiển mọi tâm trí lẫn hành động, tôi đùng đùng trở về nhà, không nói không rằng, mắng nhiếc nàng và đánh đuổi nàng đi. Giờ đây, khi đã hiểu rõ nguồn cơn và nghĩ lại, tôi thấy mình hồ đồ quá! Lúc đó tôi đã bỏ ngoài tai mọi lời phân trần, giải thích của nàng và kể cả những lời khuyên ngăn của bà con làng xóm. Chỉ vì một lời nói ngây dại của con và bản tính bồng bột của tôi mà nàng đã phải chịu nỗi oan nhục kêu trời không thấu. Nàng đã phải tự trầm mình xuống sông Hoàng Giang để bảo vệ cho tiết hạnh của mình. Tôi chỉ cảm thấy một chút tiếc thương, và vẫn cho rằng mình đúng. Cho đến một đêm, tôi cùng bé Đản – lúc này đã ba tuổi rưỡi – ngồi trong căn phòng trống. Dưới ánh đèn dầu mập mờ, bỗng nhiên bé Đản chỉ tay vào bóng của tôi trên 1 vách và reo lên: “Cha Đản lại đến kia kìa!”. Không thể nào, cha của nó lại chỉ là một cái bóng vô tri vô giác thôi ư? Vậy là tôi đã trách nhầm Vũ Nương? Trời ơi, đến giờ tôi mới rõ được nỗi oan của vợ mình. Hằng đêm, nàng đã mượn bóng mình trên vách để giải đáp cho con về cha nó – cũng như tôi đang dối nó bây giờ. Tôi quyết định đi hỏi cặn kẽ từng người thân, hàng xóm và cuối cùng lại phải ân hận đến tận xương tủy khi biết thêm nhiều điều về nàng trong thời gian tôi đi lính… Vợ tôi ngày ngày chờ mong tôi quay về trong nỗi buồn tủi mà khó ai thấu hiểu được. Nàng luôn giữ lòng chung thủy, một mình nuôi dạy con, chăm sóc mẹ tôi và lo toan mọi việc trong gia đình… Nhưng giờ đây, dù tôi có biết chuyện và hối hận thì nàng cũng không thể quay trở về được nữa rồi!

Một hôm, trong lúc tôi đang dạy con học bài thì bỗng có một người đàn ông đến nhà và xin gặp. Anh ta tên là Phan Lang, người cùng làng với tôi. Theo lời anh ấy kể, anh được Linh Phi – vợ vua Nam Hải – cứu giúp khi bị rơi xuống sông Hoàng Giang. Anh ta gặp vợ tôi ở đây và nhận gửi lời nhắn của nàng cho tôi. Lúc đầu, tôi cũng không tin Phan Lang, bởi ở đời làm gì có chuyện lạ kì đến vậy. Nhưng sau khi anh đưa tôi xem một chiếc hoa vàng lấp lánh, tôi nhận ra ngay đây là kỉ vật mà tôi đã mua tặng cho nàng trước khi tôi tòng quân đánh giặc. Tôi nghe theo lời anh, lập đàn giải oan cho vợ bên sông Hoàng Giang, cúng tế ba ngày ba đêm. Quả thật, đến ngày thứ ba thì Vũ Nương đã trở về. Nàng ẩn hiện giữa dòng sông, cờ hoa võng lọng rực rỡ. Nàng trao gửi tấm lòng mình cho tôi và dặn tôi sống tốt. Vì phải chịu ơn Đức Linh Phi nên nàng không thể về được nữa. Tôi ngậm ngùi nhận lời nàng. Nàng mỉm cười với tôi và biến mất, để lại tôi bao nỗi tiếc thương và day dứt. Có lẽ tôi sẽ không thể nào tha thứ cho lỗi lầm mà mình đã gây ra!!!

Giờ đây, khi nhớ lại những kí ức nghiệt ngã ấy, tôi lại càng vững chắc quyết tâm sống tốt hơn, nuôi dạy bé Đản nên người. Con ơi, hãy thay cha thực hiện một ước mong cháy bỏng – cải đổi xã hội phong kiến lạc hậu này, giúp cho đất nước và cuộc sống tốt đẹp hơn, con nhé!

25 tháng 10 2019

sai rồi bạn ạ

cái đó là đóng vai Trương Sinh chứ không phải bé Đản

27 tháng 10 2017

Mik làm rồi nhưng chưa đc duyệt, bạn xem có đc không, nếu vừa ý bạn tk cho mik ở chỗ này nha !

Nếu bạn tk cho mik đc thì mik hứa sẽ tk cho bạn 3 lần, giờ mik tk cho bạn 1 lần trước nha !

27 tháng 10 2017

Đã hơn một năm trôi qua, kể từ khi chàng Trương lập đàn giải oan, tôi hiện về nói lời tạ từ rồi ra đi mãi mãi. Tôi cũng đã bình tâm trở lại mà chấp nhận cuộc sống dưới thủy cung với Linh Phi và các nàng tiên trong cung nước. Tuy nhiên trong sâu thẳm trái tim tôi vẫn không nguôi nhớ trần thế, nhớ quê hương, nhớ cuộc sống gia đình hạnh phúc trước kia, đặc biệt là con trai. Những kỉ niệm ấy vẫn luôn hiện về trong tâm trí tôi.

Tôi là Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương, tuy xuất thân trong gia đình nghèo khó nhưng từ nhỏ đã được cha mẹ dạy bảo đến nơi đến chốn nên hiểu mọi lễ nghĩa, biết cư xử đúng mực. Đến tuổi 18 trong làng đã có vài người đánh tiếng trống hỏi tôi, nhưng vì cha mẹ của tôi không muốn tôi vất vả nên đã nhận 100 lạng vàng rồi gả tôi cho Trương Sinh, con một nhà giàu trong làng, thế là tôi được yên bề gia thất nhưng biết chồng có tính đa nghi, hay ghen, tuy là con nhà giàu nhưng đa nghi ít học nên tôi luôn giữ gìn khuôn phép không từng lúc nào để vợ chồng thất hòa.

Cuộc đoàn viên chưa được bao lâu thì đất nước có giặc. Chồng tôi tuy là con nhà giàu nhưng vì ít học nên phải đi lính loạt đầu. Tôi và mẹ chồng tôi đều rất buồn, trong buổi tiễn đưa mẹ có dặn dò, tôi cũng nói mong chồng ra trận giữ gìn để trở về được bình yên chứ không cần quan cao tước lớn. Chàng nghe vậy xúc động không nói lên lời dứt áo ra đi. Sau khi chồng đi được mươi ngày thì tôi sinh hạ một đứa con trai đặt tên là Đản rồi một mình vừa chăm sóc con, một lòng thủy chung chờ đợi mong chồng sớm về đoàn tụ.

Nhưng mẹ chồng tôi vì thương nhớ con trai mà sinh bệnh. Tôi hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật rồi khuyên như mong mẹ chóng khỏe. Song vì tuổi già bệnh nặng, vận trời khó tránh nên mẹ chồng tôi qua đời. Tước khi mất bà nói: "Sau này trời xét lòng lành ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đầy đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ". Tôi hết lòng thương xót, lo ma chay tế lễ như với cha mẹ đẻ của mình.

Qua năm sau, giặc tan, chồng tôi trở về bình yên đúng như mong đợi, khi buồn vì mẹ không còn nhưng tôi hy vọng gia đình sẽ hạnh phúc như xưa. Nhưng bé Đản vì chưa gặp cha bao giờ nên không chịu nhận dù tôi đã hết sức dỗ dành, có lẽ là còn trẻ con nên ương bướng. Ngay hôm sau, chàng bế con ra thăm mộ mẹ, tôi ở nhà chuẩn bị mâm cơm vừa để cúng tổ tiên tạ ơn vừa để báo cho mẹ biết chàng đã về, cho mẹ yên lòng nơi chín suối cũng là mừng ngày đoàn tụ. Không ngờ ngày vui ngắn chẳng tày gang, buổi trưa hai cha con trở về, tâm trạng của chàng không vui hiện rõ trên nét mặt. Sau đó chàng nặng lời tra hỏi tôi trong thời gian chàng đi xa tại sao làm chuyện xấu xa thất tiết trái đạo lý... tôi không hiểu rõ nguyên nhân vì sao, thấy chàng như vậy chỉ biết khóc. Tôi đã giải thích cho chàng hiểu: tôi nói đến thân phận mình là con nhà kẻ khó được nương tựa nhà giàu trong thời gian chồng đi lính vẫn một lòng chung thủy chờ đợi, không hề làm chuyện xấu xa, thất tiết. Tôi cũng cầu mong van xin chống đừng nghi oan để cứu vãn hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ.

Nhưng chàng không tin, hỏi chuyện kia do ai nói chàng cũng không nói. Làng xóm bênh vực cho tôi cũng chẳng ăn thua gì, chàng vẫn một mực mắng mỏ rồi đuổi đi. Tôi tuyệt vọng đến cùng cực vì tai họa bất ngờ ập đến nên cố bày tỏ nhưng chàng vẫn lạnh lùng không thay đổi. Biết rằng người có tính cách như chàng thật khó giải thích nên tôi tắm gội chay sạch, suy nghĩ trước sau thấy rằng cuộc đời thật không có ý nghĩa, bao nhiêu vất vả với gia đình, ngay cả tấm lòng thủy chung một mực chăm lo cho mẹ già, con trẻ nhưng bây giờ cũng bị phủ nhận không thương tiếc. Tôi không thể sống mà mang tiếng xấu xa để người đời khinh rẻ nên chỉ còn một cách là lấy cái chết để minh oan. Tôi ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời than cầu mong thần linh chứng giám cho tấm lòng thủy chung của mình, xong gieo mình xuống sông. Nhưng các nàng tiên trong cung nước thấu hiểu nỗi oan của tôi rẽ đường nước cho tôi xuống thủy cung.

Một hôm tôi gặp Phan lang, người cùng làng trước đây có ơn với Linh Phi nên khi gặp nạn đã được Linh Phi cứu. Phan Lang kể chuyện cho tôi: "Chàng Trương sau khi thấy vợ chết tuy giận nhưng vẫn động lòng thương cho tìm vớt thây nàng nhưng không thấy. Thế rồi mấy hôm sau mọi người nghe chàng ân hận kể lại rằng: một hôm phòng không vắng vẻ chợt đứa con chỉ cái bóng trên tường của chàng nói là cha Đản. Chàng lúc ấy mới thấu hiểu nỗi oan của vợ, ân hận nhưng đã muộn rồi".

Nghe Phan Lang kể tôi cũng thấy xót xa thương chồng con vì không ai chăm sóc. Không kiên nhận tìm hiểu nguyên nhân mà quá đau đớn tuyệt vọng mà dẫn tới cái chết. Phan Lang khuyên tôi nên trở về, ban đầu tôi đã nói không còn mặt mũi nào quay lại nữa nhưng sau đó vì nhớ quê hương, chồng con, lại mong muốn được giải oan, phục hồi danh dự nên tôi lại nói sẽ quay trở về. Hôm sau Phan Lang trở về dương thế, tôi gửi theo chiếc hoa vàng và lời nhắn chàng Trương tôi sẽ có ngày trở về dương thế. Mấy ngày hôm sau thấy Trương Sinh lập đàn giải oan 3 ngày 3 đêm ở bến sông Hoàng Giang với tình cảm chân thành hối lỗi và thực sự mong tôi quay về. Thấy vậy Linh Phi có ý khuyên tôi nên về với chồng con nhưng tôi vì có nghĩa với Linh Phi và lại hạnh phúc gia đình tan vỡ khó hàn gắn nên không muốn trở về.

Đến ngày thứ ba, giữa trốn trần gian mịt mù khói tỏa thì Linh Phi đã cho 50 chiếc kiệu hoa hiện lên giữa dòng sông, tôi ngồi trên một chiếc kiệu nói vọng vào bờ lời tạ từ với chồng con rồi từ từ biến mất.

Chuyện của gia đình tôi là câu chuyện buồn: dù quá khứ đã lùi xa nhưng có lẽ những người trong cuộc vẫn bị ám ảnh day dứt. Riêng bản thân tôi dù đã sống cuộc sống trần gian, nhớ chồng con vẫn chôn kín ở trong lòng khó có thể diễn tả bởi chính cuộc sống ấy đã đẩy tôi đến cái chết. Hy vọng rằng đừng đình nào rơi vào bi kịch.

Đúng thì tk và kết bạn nhé ! 

24 tháng 10 2017

Pleaseee help me

26 tháng 10 2021

Em tham khảo:

vũ nương và thúy kiều khổ như nhau

VÌ:

* Nhân vật Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ: Nàng Vũ Nương là nạn nhân của chế độ phong kiến nam quyền đầy bất công đối với người phụ nữ.

Cuộc hôn nhân của Vũ Nương với Trương Sinh không bình đẳng (Trương Sinh xin mẹ trăm lạng vàng cưới Vũ Nương về làm vợ) - sự cách biệt giàu nghèo khiến Vũ Nương luôn sống trong mặc cảm "thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu" và cũng là cái thế để Trương Sinh đối xử với vợ một cách vũ phu, thô bạo và gia trưởng.

Chỉ vì lời nói con trẻ ngây thơ mà Trương Sinh tin nên đã hồ đồ độc đoán mắng nhiếc đánh đuổi vợ đi, không cho nàng thanh minh, Vũ Nương buộc phải tìm đến cái chết oan khuất để tự minh oan cho mình.
Cái chết đầy oan ức của Vũ Nương cũng không hề làm cho lương tâm Trương Sinh day dứt. Anh ta cũng không hề bị xã hội lên án. Ngay cả khi biết Vũ Nương bị nghi oan, Trương Sinh cũng coi nhẹ vì việc đã qua rồi. Kẻ bức tử Vũ Nương coi mình hoàn toàn vô can

* Nhân vật Thuý Kiều trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du: Nàng Kiều lại là nạn nhân của xã hội đồng tiền đen bạc:


Vì tiền mà bọn sai nha gây nên cảnh tan tác, chia lìa gia đình Kiều.

"Một ngày lạ thói sai nha

Làm cho khốc liệt chẳng qua vì tiền

"Để có tiền cứu cha và em khỏi bị đánh đập, Kiều đã phải bán mình cho Mã giám sinh - một tên buôn thịt bán người, để trở thành món hàng cho hắn cân đong, đo đếm, cò kè, mặc cả, ngã giá...

Cũng vì món lợi đồng tiền mà Mã giám sinh và Tú bà đã đẩy Kiều vào chốn lầu xanh nhơ nhớp, khiến nàng phải đau đớn, cay đắng suốt mười lăm năm lưu lạc, phải "thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần"

26 tháng 10 2021

* Nhân vật Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ: Nàng Vũ Nương là nạn nhân của chế độ phong kiến nam quyền đầy bất công đối với người phụ nữ.

Cuộc hôn nhân của Vũ Nương với Trương Sinh không bình đẳng (Trương Sinh xin mẹ trăm lạng vàng cưới Vũ Nương về làm vợ) - sự cách biệt giàu nghèo khiến Vũ Nương luôn sống trong mặc cảm "thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu" và cũng là cái thế để Trương Sinh đối xử với vợ một cách vũ phu, thô bạo và gia trưởng.

Chỉ vì lời nói con trẻ ngây thơ mà Trương Sinh tin nên đã hồ đồ độc đoán mắng nhiếc đánh đuổi vợ đi, không cho nàng thanh minh, Vũ Nương buộc phải tìm đến cái chết oan khuất để tự minh oan cho mình.
Cái chết đầy oan ức của Vũ Nương cũng không hề làm cho lương tâm Trương Sinh day dứt. Anh ta cũng không hề bị xã hội lên án. Ngay cả khi biết Vũ Nương bị nghi oan, Trương Sinh cũng coi nhẹ vì việc đã qua rồi. Kẻ bức tử Vũ Nương coi mình hoàn toàn vô can

* Nhân vật Thuý Kiều trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du: Nàng Kiều lại là nạn nhân của xã hội đồng tiền đen bạc:


Vì tiền mà bọn sai nha gây nên cảnh tan tác, chia lìa gia đình Kiều.

"Một ngày lạ thói sai nha

Làm cho khốc liệt chẳng qua vì tiền

"Để có tiền cứu cha và em khỏi bị đánh đập, Kiều đã phải bán mình cho Mã giám sinh - một tên buôn thịt bán người, để trở thành món hàng cho hắn cân đong, đo đếm, cò kè, mặc cả, ngã giá...

Cũng vì món lợi đồng tiền mà Mã giám sinh và Tú bà đã đẩy Kiều vào chốn lầu xanh nhơ nhớp, khiến nàng phải đau đớn, cay đắng suốt mười lăm năm lưu lạc, phải "thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần"

4 tháng 11 2017

Cần nói được những ý sau:

  • Nội dung chính là cuộc gặp gỡ giữa bé Đản và Vũ Nương khi Đản đã 20 tuổi.
  • Tâm sự của Đản: Hiểu thấu nỗi oan của mẹ, đau đớn vì sự ngây thơ của mình ngày xưa – là một trong những nguyên nhân gây ra cái chết của mẹ, khát khao mong được thấy lại mẹ mình, mong mẹ tha thứ cho lỗi lầm của quá khứ.
  • Sự hiểu biết của Đản: Sự độc đoán, vũ phu, thiếu hiểu biết, đa nghi của cha là nỗi bất hạnh của mẹ; quan niệm sống trọng nam khinh nữ, chế độ nam quyền gây ra nỗi đau cho người phụ nữ; có ý thức thay đổi bản thân, cố gắng thay đổi mọi người xung quanh để mọi người biết đấu tranh cho cuộc sống tốt đẹp hơn
  • Nhân vật Vũ Nương: Thương yêu, mong nhớ con; vi tha với lỗi của con và chồng; hiểu biết hơn về con đường dẫn đến hạnh phúc của người phụ nữ.
  • Câu chuyện có thể có thêm các nhân vật khác để trở nên hấp dẫn và toát lên tư tưởng của người viết.
10 tháng 11 2017

có bài mẫu không bạn ơi!

10 tháng 11 2017

a/ Về kĩ năng:

  • Đề bài yêu cầu kể chuyện tưởng tượng. Người kể hóa thân vào nhân vật để kể chuyện.
  • Cần kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận và các hình thức sử dụng ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
  • Bài viết đảm bảo bố cục ba phần, trình bày rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ, dùng từ, đặt câu đúng, diễn đạt trong sáng và giàu sức biểu cảm.

b/ Về kiến thức: Cần nói được những ý sau:

  • Nội dung chính là cuộc gặp gỡ giữa bé Đản và Vũ Nương khi Đản đã 20 tuổi.
  • Tâm sự của Đản: Hiểu thấu nỗi oan của mẹ, đau đớn vì sự ngây thơ của mình ngày xưa – là một trong những nguyên nhân gây ra cái chết của mẹ, khát khao mong được thấy lại mẹ mình, mong mẹ tha thứ cho lỗi lầm của quá khứ.
  • Sự hiểu biết của Đản: Sự độc đoán, vũ phu, thiếu hiểu biết, đa nghi của cha là nỗi bất hạnh của mẹ; quan niệm sống trọng nam khinh nữ, chế độ nam quyền gây ra nỗi đau cho người phụ nữ; có ý thức thay đổi bản thân, cố gắng thay đổi mọi người xung quanh để mọi người biết đấu tranh cho cuộc sống tốt đẹp hơn
  • Nhân vật Vũ Nương: Thương yêu, mong nhớ con; vi tha với lỗi của con và chồng; hiểu biết hơn về con đường dẫn đến hạnh phúc của người phụ nữ.
  • Câu chuyện có thể có thêm các nhân vật khác để trở nên hấp dẫn và toát lên tư tưởng của người viết .
19 tháng 10 2018

Cần nói được những ý sau:

  • Nội dung chính là cuộc gặp gỡ giữa bé Đản và Vũ Nương khi Đản đã 20 tuổi.
  • Tâm sự của Đản: Hiểu thấu nỗi oan của mẹ, đau đớn vì sự ngây thơ của mình ngày xưa – là một trong những nguyên nhân gây ra cái chết của mẹ, khát khao mong được thấy lại mẹ mình, mong mẹ tha thứ cho lỗi lầm của quá khứ.
  • Sự hiểu biết của Đản: Sự độc đoán, vũ phu, thiếu hiểu biết, đa nghi của cha là nỗi bất hạnh của mẹ; quan niệm sống trọng nam khinh nữ, chế độ nam quyền gây ra nỗi đau cho người phụ nữ; có ý thức thay đổi bản thân, cố gắng thay đổi mọi người xung quanh để mọi người biết đấu tranh cho cuộc sống tốt đẹp hơn
  • Nhân vật Vũ Nương: Thương yêu, mong nhớ con; vi tha với lỗi của con và chồng; hiểu biết hơn về con đường dẫn đến hạnh phúc của người phụ nữ.
  • Câu chuyện có thể có thêm các nhân vật khác để trở nên hấp dẫn và toát lên tư tưởng của người viết.