K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

D
datcoder
CTVVIP
24 tháng 3

- Đông Nam Bộ là một trong những vùng du lịch phát triển của nước ta. Năm 2021, vùng thu hút trên 20% lượt khách do các cơ sở lưu trú và lữ hành phục vụ. Doanh thu du lịch lữ hành của vùng chiếm khoảng 38% cả nước.

- Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng được xác định là: du lịch đô thị, du lịch MICE, tìm hiểu văn hoá – lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái biển đảo....

- Các địa bàn du lịch trọng điểm của vùng bao gồm:

+ Thành phố Hồ Chí Minh (gắn với khu rừng sác Cần Giờ và hệ thống di tích lịch sử - văn hoá nội thành);

+ Tây Ninh (gắn với cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, núi Bà Đen, hồ Dầu Tiếng),

+ Thành phố Vũng Tàu (gắn với Long Hải, Phước Hải, Côn Đảo).

- Hai trung tâm du lịch lớn của vùng là Thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch quốc gia, động lực phát triển du lịch toàn vùng và khu vực phía nam.

4 tháng 1 2019

-Khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa: Đông Nam Bộ là vùng có trữ lượng dầu khí lớn nhất nước ta. Sản lượng khai thác dầu khí hàng năm của vùng chiếm gần như 100% sản lượng dầu khí của c nước (khoảng 15 triệu tấn dầu thô và hàng tỉ   m 3 khí/ năm)

-Khai thác thuỷ sản: tập trung chủ yếu ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và đây cũng là 1 trong 4 ngư trường trọng điểm của nước ta (ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu)

-Du lịch biển - đảo: Đông Nam Bộ có một số bãi biển đẹp (Vũng Tàu, Long Hải,...); nguồn nước khoáng Bình Châu; khu dự trữ sinh quyn cần Giờ; vườn quốc gia Côn Đảo,... có giá trị đối với du lịch

-Giao thông vận tải biển: Đông Nam Bộ là vùng có họat động giao thông vận tải phát triển nhất cả nước với các cảng biển lớn như cảng Sài Gòn, cng Nhà Bè, cng Vũng Tàu

19 tháng 8 2018

a) Sự khác biệt về thế mạnh tự nhiên để phát triển công nghiệp năng lượng giữa vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với vùng Đông Nam Bộ

-Lợi thế của Trung du và miền núi Bắc Bộ so với Đông Nam Bộ

+Nguồn than đá có trữ lượng lớn nhất nước ta

+Các h thống sông ở đây có trữ năng thuỷ điện ln hơn các hệ thng sông ở Đông Nam Bộ, tiêu biểu là hệ thống sông Hồng (chiếm hơn 1/3 trữ năng thuỷ điện cả nước)

-Lợi thế Đông Nam Bộ so với Trung du và miền núi Bắc Bộ

+Có nguồn dầu mỏ trữ lượng lớn

+Khí tự nhiên hàng trăm tỉ  m 3

b) Tên 3 ngành công nghiệp trọng điếm và những sn phẩm tiêu biểu của các ngành đó ở Đông Nam Bộ

*Đông Nam Bộ là vùng có nhiều ngành công nghiệp trọng điểm phát triển mạnh nhất nước ta, vì

-Là vùng có vị trí địa lí thuận lợi, có thế mạnh về tự nhiên

-Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào có trình độ cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn

-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật tốt nhất so vi cả nước

-Thu hút nhiều đầu tư trong và ngoài nước

-Chính sách quan tâm của Nhà nước,..

23 tháng 2 2016

a) Tình hình phát triển

 Từ biểu đồ cơ cấu giá trị  sản xuất (theo thực tế) của các ngành trong nông nghiệp năm 2000 và năm 2007, ta lập được bảng sau :

                    Năm     2000     2007
Giá trị sản xuất ( tỉ đồng, giá thực tế)26.620,189.378,0
Tỉ trọng trong nông nghiệp (%)16,326,4

Nhận xét : 

- Giá trị sản xuất ngành thủy sản  nước ta tăng nhanh trong giai đoạn 2000-2007.

- Tỉ trọng giá trị sản xuất ngành thủy sản trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp cũng tăng nhanh.

* Sản lượng và cơ cấu sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 2000-2007

Nhận xét 

- Về sản lượng :

  + Tổng sản lượng thủy sản nước ta tăng nhanh.

Trong đó :

     # Sản lượng thủy sản đánh bắt tăng từ 413,6 nghìn tấn, tăng gấ 1,25 lần

     # Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng 1.533,7 nghìn tấn, tăng 3,60 lần

  + Tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản nuôi trồng cao hơn sản lượng thủy sản đánh bắt

- Về cơ cấu sản lượng

  + Trong cơ cấu sản lượng thủy sản, năm 2000 và năm 2005, tỉ trọng sản lượng thủy sản đánh bắt cao hơn tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng; đến năm 2007, tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng cao hơn tỉ trọng sản lượng thủy sản đánh bắt.

  + Từ năm 2000 đến 2007, cơ cấu sản lượng thủy sản có sự thay đổi theo hướng : tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng ( 24,4%), tỉ trọng sản lượng thủy  sản đánh bắt giảm tương ứng.

- Sản lượng thủy sản bình quân đầu người đạt 49,3kg ( năm 2007)

b) Phân bố

- Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhưng phát triển mạnh nhất là các tỉnh Duyên hải Nam trung Bộ và Nam Bộ. Các tỉnh dẫn đầu cả nước về sản lượng đánh bắt là Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Bình Định và Cà Mau

- Thủy sản nuôi trồng tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Các tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn là : An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long

- Ngoài ra các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Đồng Nai và Tp Hồ Chí Minh cũng có sản lượng thủy sản nuôi trồng đáng kể

1 tháng 10 2019

- Ngành du lịch nước ta đã hình thành từ những năm đầu thập niên 60 của thế kỉ XX. Nhưng chỉ thật sự phát triển nhanh, từ đầu thập kỉ 90 đến nay nhờ chính sách Đổi mới của Nhà nước.

- Từ năm 1991 đến 2005, số lượt khách và doanh thu từ du lịch của nước ta tăng nhanh.

12 tháng 4 2019

a) Tình hình khai thác hải sản Duyên hãi Nam Trung Bộ

- Là ngành kinh tế biển quan trọng và là thế mạnh của vùng.

- Họat động khai thác hải sản phát triển mạnh, chiếm 27,4% giá trị thuỷ sản khai thác của cả nước.

- Nhiều tỉnh có sản lượng khai thác hải sản vào loại cao nhất cả nước (theo số liệu Atlat vào năm 2007):

+ Bình Thuận: khoảng 155.000 tấn.

+ Bình Định: khoảng 113.000 tấn.

+ Quảng Ngãi: khoảng 88.000 tấn.

+ Khánh Hòa: khoảng 67.000 tấn.

b) Họat động khai thác hải sản ở Duyên hải miền Trung phát triển mạnh, vì

- Duyên hải Nam Trung Bộ có đường bờ biển dài nhất trong các vùng ở nước ta và tất cả các tỉnh đều giáp biển.

- Vùng biển có nhiều bãi tôm, bãi cá lớn.

- Có các ngư trường trọng điểm: Ninh Thuận - Bình Thuận, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, gần ngư trường Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Khí hậu nóng quanh năm, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc tạo điều kiện cho các loài hải sản phát triển và sinh trưởng quanh năm; số ngày ra khơi nhiều.

- Là nơi gặp gỡ giữa các dòng biển, tạo điều kiện cho việc tập trung các luồng cá lớn bởi vì có nhiều phù du sinh vật do các dòng biển mang đến, là nguồn cung cấp thức ăn dồi dào cho các loài động vật biển.

- Lực lượng lao động trong lĩnh vực ngư nghiệp đông đảo, nhân dân có kinh nghiệm đánh bát, chế biến thủy, hải sản.

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật cho ngành đánh bắt hải sản được chú trọng: đội tàu đánh cá, cảng cá, dịch vụ hải sản, cơ sở chế hải sản,...

- Nhu cầu lớn về mặt hàng hải sản ở trong và ngoài nước,...

9 tháng 11 2017

-Trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng

+Công nghiệp phụ thuộc vào nước ngoài

+Chỉ có một số ngành sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực, thực phẩm, phân bố chủ yếu ở Sài Gòn - Chợ Lớn

-Ngày nay

+Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng (59,3% - năm 2002)

+Cơ cấu sản xuất cân đối, bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực thực phẩm. Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và đang trên đà phát triển như dầu khí, điện lử, công nghệ cao

+Các trung tâm công nghiệp lớn nhất là Thành phố Hồ Chí Minh (chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng), Biên Hòa, Vũng Tàu

+Tuy nhiên, trong sản xuất công nghiệp cũng gặp không ít khó khăn: cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, chất lượng môi trường đang bị suy giảm

24 tháng 2 2019

a) Tình hình phát triển và phân hố ngành thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long

-Là vùng có sản lượng thuỷ sản lớn nhất so với các vùng trong cả nước (chiếm hơn 1/2 sản lượng thuỷ sản của cả nước)

-Nhiều tỉnh có sản lượng thuỷ sản khai thác lớn như Kiên Giang: 315.157 tấn, Cà Mau: 138.000 tấn, Bến Tre: 76.000 tấn, Tiền Giang: 75.000 tấn, Bạc Liêu: 69.000 tấn, Trà Vinh: 58.000 tấn (theo số liệu Atlat vào năm 2007)

-Nhiều tỉnh có sản lượng thuỷ sản nuôi trồng lớn: An Giang: 263.914 tấn, Đồng Tháp: 230.008 tấn, Cần Thơ: 150.000 tấn, Cà Mau: 150.000 tấn, Bạc Liêu: 130 nghìn tấn (theo số liệu Atlat vào năm 2007)

b) Đồng bằng sông Cửu Long có ngành thủy sản phát triển nhất nước ta là do các nguyên nhân sau

*Điều kiện tự nhiên

-Có vùng biển giàu tiềm năng thuộc Biển Đông và vịnh Thái Lan với trên 700 km đường bờ biển

+Ở vùng biển phía đông, trữ lượng cá lên tới trên dưới 90 - 100 vạn tấn với khả năng khai thác 42 vạn tấn vào thời gian từ tháng V đến tháng IX

+Trữ lượng ở vùng biển phía tây là 43 vạn tấn, với khả năng khai thác 19 vạn tấn vào mùa vụ từ tháng XI đến tháng IV

-Tập trung nhiều bãi tôm, bãi cá lớn

-Có ngư trường trọng điểm Cà Mau - Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan), gần ngư trường Bà Rịa - Vũng Tàu

-Khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm thuận lợi cho nhiều loài sinh vật biển phát triển, đặc biệt là ít khi có bão xảy ra nên tàu thuyền đánh bắt có thể hoạt động quanh năm

-Hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, nhiều bãi triều, cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho việc nuôi thuỷ sản

-Lũ hàng năm của sông Mê Công dem lại nguồn thuỷ sản

*Điều kiện kinh tế - xã hội

-Người dân có truyền thống đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. thích ứng linh họat với sản xuất hàng hoá

-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ cho việc khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản ngày càng phát triển. Các cơ sở chế biến thủy, hải sản có năng lực sản xuất cao

-Sản phẩm trồng trọt, chủ yếu là trồng lúa, cộng với nguồn cá tôm phong phú chính là nguồn thức ăn để nuôi cá, tôm hầu hết các địa phương

-Chính sách nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển ngành thủy sản

-Thị trường trong nước và xuất khẩu rộng lớn,..

27 tháng 2 2016

- Phát triển nhanh từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay

- Số lượt khách nội địa, khách quốc tế và doanh thu tăng.

- Có 3 vùng du lịch : vùng du lịch Bắc Bộ, vùng du lịch Bắc Trung Bộ, vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ

- Các trung tâm chủ yếu : Hà Nội, tp Hồ Chí Minh, Huế - Đà Nẵng

18 tháng 5 2018

*Giống nhau

Hai vùng đều có tiềm năng thuỷ điện lớn có ý nghĩa đối với cả nước.

*Khác nhau

-Tiềm năng

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: Hệ thống sông Hồng có tiềm năng thuỷ điện lớn nhất cả nước: 11 triệu KW (chiếm 1/3 trữ năng thuỷ điện cả nước)

+Tây Nguyên: Hệ thống sông Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai,... có các bậc thang thuỷ điện do chảy qua địa hình cao nguyên xếp tầng

-Hiện trạng

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: Các nhà máy thuỷ điện có công suất lớn, xây dựng hồ chứa nước sẽ gây ngập lụt cả một vùng rộng lớn, phái di dời dân và tác động lớn đến môi trường sinh thái

+Tây Nguyên: Vì Tây Nguyên có địa hình cao nguyên xêp tầng nên không phài chi phí nhiều cho việc xây dựng hồ chứa nước và di dời dân

-Các nhà máy tiêu biểu

+Trung du và miền núi Bắc Bộ

Đã xây dựng các nhà máy thuỷ điện: Thác Bà trên sông Chảy (110 MW), Hoà Bình trên sông Đà (1920 MW), Tuyên Quang trên sông Gâm (320 MW), Nậm Mu trên sông Chảy.

Đang triển khai xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La trên sông Đà (2400 MW).

+Tây Nguyên

Đã xây dựng các nhà máy thuỷ điện: Y-a-ly (720 MW), Xê Xan 3, Xê Xan 3A, Đrây H linh, Đa Nhim

Đang triển khai xây dựng các nhà máy thuỷ điện: Xê Xan 4, Xrê Pôk 3, Xrê Pôk 4, Buôn Kuôp, Đức Xuyên, Buôn Tua Srah, Đại Ninh, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4.

+Tác động

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: Thúc đẩy công nghiộp khai thác và chế biến khoáng sán, phát triển du lịch, điều tiết lũ và cung cấp nước cho vùng Đồng hằng sông Hồng

+Tây Nguyên: Thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển, cung cấp nước tưới, phát triển du lịch và nuôi trồng thuỷ sản

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về phát triển tổng hợp kinh tế biển ở Đông Nam Bộ?1) Biển thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển: khai thác tài nguyên sinh vật biển, khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa, du lịch biển và giao thông vận tải biển.2) Việc phát hiện dầu khí và khai thác dầu khí với quy mô ngày càng lớn đã làm cho Vũng Tàu hạn chế phát triển ngành du lịch...
Đọc tiếp

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về phát triển tổng hợp kinh tế biển ở Đông Nam Bộ?

1) Biển thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển: khai thác tài nguyên sinh vật biển, khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa, du lịch biển và giao thông vận tải biển.

2) Việc phát hiện dầu khí và khai thác dầu khí với quy mô ngày càng lớn đã làm cho Vũng Tàu hạn chế phát triển ngành du lịch biển, tập trung phát triển dầu khí.

3) Cần đặc biệt chú ý giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu mỏ.

4) Việc phát triển công nghiệp lọc, hoá dầu và các ngành dịch vụ khai thác dầu khí thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và sự phân hoá lãnh thổ của vùng.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

1
3 tháng 8 2019

Đáp án C