K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

D
datcoder
CTVVIP
23 tháng 3

- Vùng Đồng bằng sông Hồng có Thủ đô Hà Nội (trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học – công nghệ lớn của cả nước) và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là: thành phố Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. Diện tích tự nhiên khoảng 21,3 nghìn km² (chiếm 6,4% diện tích cả nước), vùng biển rộng có nhiều đảo và quần đảo. Vùng có 4 huyện đảo là: Cát Bà, Bạch Long Vĩ (Hải Phòng); Cô Tô, Vân Đồn (Quảng Ninh).

- Đồng bằng sông Hồng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại.

15 tháng 7 2018

a. Điều kiện sinh thái nông nghiệp: Đồng bằng châu thổ có nhiều ô trũng. Đất phù sa sông Hồng và phù sa sông Thái Bình. Có mùa đông lạnh.

b. Điều kiện kinh tế - xã hội: Mật độ dân số cao nhất cả nước. Dân có kinh nghiệm thâm canh. Mạng lưới đô thị dày đặc; các thành phố lớn, tập trung công nghiệp chế biến. Quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá đang được đẩy mạnh.

c. Trình độ thâm canh: khá cao, đầu tư nhiều lao động, áp dụng các giống mới, cao sản, công nghệ tiến bộ.

d. Chuyên môn hoá sản xuất: Lúa cao sản, lúa có chất lượng cao. Cây thực phẩm, đặc biệt là các loại rau quả cao cấp. Cây ăn quả. Đay, cói. Lợn, bò sữa (ven thành phố lớn), gia cầm, nuôi thuỷ sản nước ngọt (ở các ô trũng), thuỷ sản mặn, lợ.

11 tháng 6 2019

Gợi ý làm bài

a) Sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp ở vùng Đồng hằng sông Hồng và vùng phụ cận

- Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước.

- Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp lan tỏa theo nhiều hướng với các ngành chuyên môn hoá khác nhau:

+ Hướng đông: Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả (cơ khí, chế biến thực phẩm, khai thác than, vật liệu xây dựng).

+ Hướng đông bắc: Hà Nội - Bắc Ninh - Bắc Giang (vật liệu xây dựng, hoá chất, phân bón).

+ Hướng bắc: Hà Nội - Thái Nguyên (luyện kim, cơ khí).

+ Hướng tây bắc: Hà Nội - Phúc Yên - Việt Trì (hoá chất, giấy).

+ Hướng tây nam: Hà Nội - Hòa Bình (thủy điện).

+ Hướng nam và đông nam: Hà Nội - Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hoá (cơ khí, dệt - may, điện, vật liệu xây dựng).

b) Nguyên nhân

Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và phân bố công nghiệp.

- Vị trí địa lí: nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có thủ đô Hà Nội, thuận lợi để giao lưu với Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và giao lưu quốc tế qua các cảng Hải Phòng, Quảng Ninh.

- Nằm trong vùng trọng điểm lương thực - thực phẩm lớn thứ hai của cả nước, có nguồn nguyên liệu nông - lâm - thuỷ sản tại chỗ phong phú. Gần các cơ sở nguyên liệu, năng lượng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, nguồn thuỷ năng trên hệ thống sông Hồng.

- Dân cư đông đúc, có nguồn lao động dồi dào, đặc biệt là lao động có chuyên môn kĩ thuật. Vì thế, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có thể phát triển công nghiệp với cơ cấu ngành rất đa dạng.

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ phát triển công nghiệp khá hoàn chỉnh. Đây là vùng phát triển công nghiệp sớm ở nước ta, tập trung nhiều cơ sở công nghiệp và có nhiều trung tâm công nghiệp lớn.

- Vùng có mạng lưới đường bộ (ô tô), đường sắt dày đặc nhất cả nước.

- Thu hút được nhiều vôn đầu tư lớn ở trong và ngoài nước.

5 tháng 11 2018

-Mật độ dân số trung bình là 407 người/ k m 2 (năm 2002), nhưng phân bố không đồng đều

-Ven sông Tiền và sông Hậu

+Là khu vực có mật độ dân số cao nhất của vùng, mật độ trung bình từ 501 - 1.000 người/ k m 2

+Vì có đất phù sa sông màu mỡ, được khai thác từ lâu và đã tiến hành thâm canh lúa,..

+Đây cũng là nơi tập trung nhiều thị xã, thị trấn, giao thông vận tải phát triển

-Phía tây Long An và Kiên Giang có mật độ dân số từ 50 - 100 người/ k m 2 , vì có nhiều vùng trũng, đầm lầy (Đồng Tháp, Hà Tiên)

-Phần lớn bán đảo Cà Mau

+Mật độ dân số thấp 101 - 200 người/ k m 2

+Do đầm lầy và đất mặn

-Phần còn lại

+Mật độ dân số từ 101 - 500 người/ k m 2

+Là khu vực có độ cao trung bình, đất phèn là chủ yếu.

21 tháng 6 2019

- Công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng hình thành sớm nhất Việt Nam và phát triển mạnh trong thời kì đất nước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- T trọng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng của vùng tăng, từ 26,6% (năm 1995) lên 36,0%; (năm 2002), tăng 9,4%.

- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh, từ 18,3 nghìn t đồng (năm 1995) lên 55,2 nghìn tỉ đồng, chiếm 21%; GDP công nghiệp của cả nước (năm 2002).

- Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp tập trung ở các thành phố: Hà Nội, Hải Phòng.

- Các ngành công nghiệp trọng điểm: công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí.

- Sản phẩm công nghiệp quan trọng của vùng: máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng (vải, sứ dân dụng, quần áo, hàng dệt kim, giấy viết, thuốc chữa bệnh,...).

- Các trung tâm công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng: Hà Nội (quy mô rất lớn), Hải Phòng (lớn), Bắc Ninh, Phúc Yên (trung bình), Hi Dương, Hưng Yên, Nam Định (nhỏ) (theo Atlat Địa lí Việt Nam, 2007).

24 tháng 2 2016

a) Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận

- Mức độ tập trung công nghiệp : vào loại cao nhất cả nước

- Kể tên các trung tâm công nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận

- Từ Hà Nội công nghiệp tỏa đi theo các hướng với các ngành chuyên môn hóa khác nhau của từng trung tâm công nghiệp  và cụm công nghiệp

    + Hướng đông : Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả ( cơ khí, chế biến thực phẩm, khai thác than, vật liệu xây dựng)

    + Hướng đông bắc : Hà Nội - Bắc Ninh - Bắc Giang ( vật liệu xây dựng, hóa chất, phân bón)

    + Hướng Bắc : Hà Nội - Thái Nguyên (luyện kim đen)

    +  Hướng Tây Bắc : Hà Nội - Phúc Yên - Việt Trì ( hóa chất, giấy, xenlulo, chế biến  thực phẩm)

    + Hướng tây nam : Hà Nội - Hà Đông - Hòa Bình (Thủy điện)

    + Hướng nam và đông nam : Hà Nội - Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa ( cơ khí, dệt may, nhiệt điện, vật liệu xây dựng)

b) những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng

- Vị trí địa lí : nằm trong vùng kih tế trọng điểm Bắc Bộ, có thủ đô Hà Nội nên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng

- Nằm trong vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm lớn thứ hai của cả nước nên có nguồn nguyên liệu dồi dào từ sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

- Cơ sở hạ tầng phát triển mạnh với các tuyến giao thông huyết mạch đường bộ, đường sắt.

- Tập trung nhiều đô thị lớn, đông dân và có nguồn lao động kĩ thuật đông đảo

- Cơ cấu ngành công nghiệp khá đa dạng

11 tháng 6 2017

a) Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta

-Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước

+Điện tích và sản lượng lúa chiếm trên 50% của cả nước+

+Lúa được trồng chủ yêu ở các tỉnh: Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang

+Bình quân lương thực theo đầu người toàn vùng đạt 1.066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002)

+Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta

-Nhiều địa phương đang đẩy mạnh trồng rau đậu

-Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới: xoài, dừa, cam, bưởi,...

-Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh, nhất là ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh

-Trong tổng sản lượng thuỷ sản cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50%, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang. Nghề nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu, đang phát triển mạnh

b) Ý nghĩa của việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

-Góp phần nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, đồng thời giúp sử dụng và bảo quản sản phẩm được lâu dài, đa dạng hoá sản phẩm lương thực, thực phẩm

-Giúp cho sản phẩm lương thực, thực phẩm mở rộng ra thị trường quốc tế

-Làm cho nền nông nghiệp của vùng dần tiến tới mô hình sản xuất liên kết nông - công nghiệp

12 tháng 5 2019

- Vị trí địa lí của đồng bằng sông Hồng có nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Về mặt tự nhiên, ĐBSH nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Biển Đông rộng lớn. Về mặt kinh tế, ĐBSH liền kề với vùng có tiềm năng khoáng sản và thuỷ điện lớn nhất nước ta. Nằm ở trung tâm Bắc Bộ, gần như bao trọn vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng này giống như chiếc cầu nối giữa Đông Bắc, Tây Bắc với vùng Bắc Trung Bộ và Biển Đông. Vì thế, việc giao lưu giữa ĐBSH với các vùng khác trong cả nước va với các nước trong khu vực và trên thế giới trở nên rõ ràng.

- Về tài nguyên thiên nhiên, Đồng bằng sông Hồng có những thế mạnh riêng, tiêu biểu cho vùng đồng bằng châu thổ

   + Đất là tài nguyên quan trọng hàng đầu. Sông Hồng có hàm lượng cát bùn lớn nhất ttong số các sông ở nước ta. Hằng năm, các cửa sông trong vùng góp phần lấn ra biển hàng trăm ha đất mới. Đất của đồng bằng nhìn chung màu mỡ, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Đây là một trong những lí do quạn trọng khiến tỉ lệ diện tích đất lã được sử dụng của vùng rất cao (gần 82,5% diện tích đất tự nhiên), cao hơn nhiều so với mức bình quân của cả nước (50 - 56%) và của các vùng khác như Đồng bằng sông Cửu Long (hơn 78,7%) hay Đông Nam Bộ(75,7%).

   + Với sự hiện diện của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, tài nguyên nước ở ĐBSH rất phong phú. Ngoài nước trên mặt, còn có nguồn nước dưới đất; nước nóng và nước khoáng.

   + Với đường bờ biển dài trên 400km từ Hải Phòng tới Ninh Bình, ngoài thuận lợi về thuỷ sản (đánh bắt và nuôi trồng), vùng này còn có điểu kiện phát triển giao thông và du lịch biển.

   + Đồng bằng sông Hồng có một vài loại khoáng sản. Có giá trị nhất là đá vôi, sét cao lanh, than nâu và tiềm năng về khí tự nhiên.

- Về mặt kinh tế - xã hội

   + Nguồn lao động dồi dào với truyền thống và kinh nghiệm sản xuất phong phú. Chất lượng lao động đứng hàng đầu cả nước và tập trung phần lớn ở các đô thị.

   + Cơ sở hạ tầng vào loại tốt nhất so với các vùng trong cả nước. Mạng lưới giao thông phát triển mạnh và khả năng cung cấp điện, nước được đảm bảo.

   + Cơ sở vật chất - kĩ thuật cho các ngành kinh tế đã được hình thành và ngày càng hoàn thiện.

   + Là nơi tập trung nhiều di tích, lễ hội, các làng nghề truyền thống.

   + Mạng lưới đô thị tương đối phát triển và dày đặc. Đó cũng đồng thời là các trung tâm kinh tế (chủ yếu là công nghiệp) của vùng, tuy với quy mô khác nhau. Hai trung tâm kinh tế - xã hội vào loại lớn nhất cả nước : Hà Nội, Hải Phòng.

2 tháng 5 2018

HƯỚNG DẪN

Có thể tìm sự giống nhau và khác nhau theo dàn ý chung: nguồn gốc, diện tích, độ cao, hướng nghiêng, đặc điểm hình thái địa hình.

a) Giống nhau

- Nguồn gốc: Đều là đồng bằng châu thổ sông.

- Diện tích: rộng.

- Độ cao: Thấp.

- Hướng nghiêng: Nghiêng về phía biển.

- Đặc điểm hình thái: Bề mặt tương đối bằng phẳng.

b) Khác nhau

- Đồng bằng sông Hồng

+ Do phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình bồi tụ tạo nên.

+ Hình dạng tam giác châu, đỉnh là Việt Trì, đáy Hải Phòng - Ninh Bình.

+ Diện tích khoảng 15 nghìn km2, độ cao khoảng 5 - 7 m.

+ Hướng nghiêng: tây bắc - đông nam (địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển).

- Ớ giữa đồng bằng trũng thấp, bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô với hệ thống đê sông (dài hơn 3000 km). Xung quanh rìa đồng bằng cao hon, có một số núi sót nhô cao (rìa phía tây bắc và tây nam tiếp giáp với vùng trung du, ra phía biển có các thềm sông, thềm biển).

- Đồng bằng sông Cửu Long

+ Do phù sa của sông Tiền và sông Hậu bồi tụ tạo thành.

+ Hình dạng tương tự một tứ giác.

+ Diện tích khoảng 40 nghìn km2; độ cao khoảng 2 - 4 m.

+ Chia thành ba khu vực, có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt:

• Phần thượng châu thổ: Tương đối cao (2 - 4 m so với mực nước biển), ngập nước vào mùa mưa. Phần lớn bề mặt có nhiều vùng trũng rộng lớn, ngập sâu dưới nước vào mùa lũ, mùa khô là những vũng nước tù đút đoạn (Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên). Dọc sông Tiền và sông Hậu là dải đất phù sa ngọt tương đối cao.

• Phần hạ châu thổ: Thấp hơn, thường xuyên chịu tác động của thủy triều và sóng biển. Mực nước ở các cửa sông lên xuống rất nhanh và những lưỡi mặn ngấm dần trong đất. Trên bề mặt với độ cao 1 - 2 m, ngoài các giồng đất ở hai bên bờ sông và các cồn cát duyên hải, còn có các vùng trũng ngập nước vào mùa mưa và các bãi bồi ven sông.

• Phần nằm ngoài tác động trực tiếp của sông Tiền và sông Hậu: Vẫn được cấu tạo bởi phù sa sông (như đồng bằng Cà Mau, một số nơi tiếp giáp với Đông Nam Bộ).

26 tháng 9 2017

Gợi ý làm bài

a) So sánh chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long

- Giống nhau:

+ Lúa chất lượng cao, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Gia súc, gia cầm, thuỷ sản.

- Khác nhau:

+ Đồng bằng sông Hồng còn trồng cây vụ đông, chăn nuôi bò sữa.

+ Đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh chăn nuôi vịt, thuỷ sản (tôm, cá tra, cá ba sa,...).

b) Giải thích khác nhau về chuyên môn hóa giữa hai vùng

- Đồng bằng sông Hồng:

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với một mùa đông lạnh tạo điều kiện phát triển cây vụ đông.

+ Nhu cầu lớn về thực phẩm (trong đó có sữa) của các đô thị (Hà Nội, Hải Phòng,...).

- Đồng bằng sông Cửu Long:

+ Nguồn thức ăn phong phú cho chăn nuôi gia cầm, nhất là vịt (nuôi vịt chạy đồng).

+ Có diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trên quy mô lớn.

14 tháng 10 2017

HƯỚNG DẪN

Phân tích những điểm giống nhau và khác nhau về: Mạng lưới sông (sông chính, nơi bắt nguồn, cửa sông, độ dài, phụ lưu, chi lưu, tỉ lệ diện tích lưu vực, mật độ (độ dài sông/diện tích lưu vực); hướng sông chính, tổng lượng nước, lượng phù sa, chế độ nước...