Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
- Đặc điểm về xã hội của khu vực Tây Nam Á:
+ Có nền văn hóa mang những nét đặc thù và nguyên tắc riêng trong trang phục, ẩm thực, sinh hoạt, lễ hội,…
+ Ở một số nước người dân có mức sống cao, y tế và giáo dục được đầu tư phát triển.
+ HDI của khu vực khá cao nhưng vẫn có sự chênh lệch giữa các nước.
+ Có nhiều tôn giáo: Hồi giáo, Cơ đốc giáo, Do Thái giáo, phần lớn dân cư là người Ả-rập theo đạo Hồi.
+ Hiện nay vẫn còn xảy ra nhiều bất ổn, xung đột biên giới, sắc tộc, tôn giáo…
Tham khảo:
Những quốc gia có GNI/người khá cao như: Ả rập xê út, Thổ Nhĩ Kì, Irsael
- Chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện.
Tuy nhiên, có sự chênh lệch khá lớn giữa các quốc gia trong khu vực: I-xra-en, UAE có chỉ số HDI rất cao (trên 0,9), trong khi HDI của Áp-ga-ni-xtan, Yemen chưa đến 0,5 (năm 2020).
- Là khu vực có bề dày về lịch sử và nền văn hóa phong phú, độc đáo:
+ Đồng bằng Lưỡng Hà là một trong những cái nôi của nền văn minh cổ đại. Đây cũng là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn như Hồi giáo, Do Thái giáo, Thiên chúa giáo.
+ Với lịch sử lâu đời, nhiều nước trong khu vực đã từng có nhiều công trình giá trị vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay. Nơi đây còn duy trì nhiều nghề thủ công truyền thống, các lễ hội và phong tục tập quán đặc sắc.
+ Các nước trong khu vực đã có nhiều di sản thế giới được UNESCO công nhận.
=> Đây là nguồn tài nguyên rất quan trọng để thúc đẩy du lịch ngày càng phát triển.
Tham khảo:
* Đặc điểm xã hội của khu vực Đông Nam Á:
quốc gia có nhiều dân tộc Một số dân tộc phân bố rộng → ảnh hưởng quản lí, xã hội, chính trị.
Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa và tôn giáo lớn. Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa có nhiều nét tương đồng.
* Tác động của đặc điểm xã hội đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Nam Á:
Thuận lợi:
Là nơi giao thoa văn hoá của nhiều nước lớn trên thế giới (Ấn Độ, Nhật Bản, Âu, Mĩ,..), ngoài ra các nước Đông Nam Á còn tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa, tôn giáo xuất hiện trong lịch sử nhân loại.
Khó khăn:
Các quốc gia Đông Nam Á là các quốc gia có nhiều dân tộc. Tuy nhiên có một số các dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, gây khó khăn trong việc quản lí, ổn định chính trị, xã hội ở mỗi quốc gia.
Khu vực Đông Nam Á có đến 11 quốc gia, hầu như mỗi quốc gia đều có nhiều dân tộc và ngôn ngữ khác nhau dẫn đến sự bất đồng về ngôn ngữ giữa các quốc gia dân tộc, mâu thuẫn tôn giáo,…
Tham khảo!
Đặc điểm xã hội
+ Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của người dân các nước Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng.
+ Ở Đông Nam Á có sự xuất hiện của hầu hết các tôn giáo lớn trên thế giới như: Thiên chúa giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo...
+ Mức sống của người dân các nước trong khu vực và giữa các bộ phận dân cư trong một nước vẫn còn chênh lệch nhiều. Xingapo, Brunây là những nước có mức sống cao nhất trong khu vực.
+ Khu vực Đông Nam Á có tình hình chính trị, xã hội tương đối ổn định.
- Ảnh hưởng của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội
+ Ít dân nên nguồn lao động ít, thị trường tiêu thụ hạn chế.
+ Mức tăng dân số ảnh hưởng bởi người lao động từ vùng khác tới.
+ Cơ cấu dân số đang già hóa, là trở ngại đối với nguồn lao động và sự phát triển kinh tế. Đặt ra một số vấn đề về an sinh xã hội.
+ Dân cư tập trung không đồng đều dẫn đến sự phát triển chênh lệch giữa các vùng trong khu vực.
+ Đa dân tộc tạo nên nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc nhưng cũng tạo ra nhiều vấn đề như: xung đột sắc tộc, ngôn ngữ, tôn giáo…
Tham khảo!
Phân tích ảnh hưởng
- Với quy mô dân số lớn, Đông Nam Á có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ hàng hoá rộng lớn.
- Cơ cấu dân số trẻ đã mang đến cơ hội trong việc sử dụng nguồn lao động, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, chất lượng dân số nhưng cũng đặt ra những thách thức về vấn đề giải quyết việc làm, an sinh xã hội, chăm sóc y tế,...
- Sự phân bố dân cư chưa hợp lí gây ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động và khai thác các nguồn tài nguyên.
- Sự đa dạng về thành phần dân tộc góp phần tạo nên sự đa dạng về văn hóa, truyền thống.
- Sự gia tăng dân số tại các đô thị cũng đặt ra các vấn đề về giao thông, nhà ở, việc làm, môi trường,... cho các nước trong khu vực.
Tham khảo!
- Đặc điểm xã hội khu vực Mỹ Latinh.
+ Chất lượng cuộc sống của người dân khu vực Mỹ Latinh đã được cải thiện.
+ Văn hóa của khu vực Mỹ Latinh rất độc đáo, đa dạng và có sức hấp dẫn cao, do có sự kết hợp của nhiều nền văn hóa trên thế giới và văn hóa bản địa.
+ Một số quốc gia khu vực Mỹ Latinh vẫn còn các vấn đề cần giải quyết như: chênh lệch mức sống, khoảng cách giàu nghèo….
Tham khảo:
* Đặc điểm dân cư của khu vực Đông Nam Á:
Đông Nam Á có dân số đông và tăng nhanh, 668,4 triệu người (năm 2020), chiếm khoảng 8,6% dân số thế giới
Tỉ lệ gia tăng dân số đang có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao
Cơ cấu dân số đang chuyển dịch theo hướng già hóa
Dân cư phân bố không đều, tập trung ở các đồng bằng, hạ lưu sông và vùng ven biển.
Mật độ dân số trung bình 148 người/km2 (năm 2020) và có sự chênh lệch giữa các quốc gia.
Đô thị hóa ở các quốc gia Đông Nam Á đang được đẩy mạnh, tuy nhiên tỉ lệ dân thành thị chưa có.
Là khu vực có nhiều dân tộc sinh sống.
* Tác động của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Nam Á: Tạo nên một nền văn hóa đa dạng và giàu bản sắc; tạo cho Đông Nam Á nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, thuận lợi để phát triển kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, đặc điểm này cũng gây nhiều sức ép về giải quyết việc làm, nhà ở,..
Tham khảo!
- Phần đất liền:
+ Các dãy núi nối tiếp dãy Hi-ma-lay-a chạy theo hướng Bắc- Nam và Tây Bắc- Đông Nam, bao quanh những khối cao nguyên thấp. Địa hình bị cắt xẻ mạnh.
+ Đồng bằng phù sa tập trung ven biển và hạ lưu sông.
- Phần hải đảo:
+ Nằm trong khu vực không ổn định của vỏ Trái Đất nên thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa.
- Vùng có nhiều tài nguyên: quặng thiếc, kẽm, đồng, than đá, khí đốt, dầu, mỏ,…
– Đông Nam Á có vị trí địa lý thuận lợi trong giao lưu, hợp tác với các quốc gia và khu vực khác.
+ Là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây.
+ Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á – Âu và Úc.
+ Là cửa ngõ để vào lục địa Á rộng lớn.
Tất cả các đặc điểm này tạo thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán quốc tế. Tiếp cận và giao lưu, hợp tác với các nền kinh tế phát triển. Các quốc gia trong khu vực, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau để khai thác và tìm kiếm các lợi ích từ bên ngoài. Phát triển toàn diện cũng được thể hiện với các hiệp định, lợi ích chỉ được xác định cho các quốc gia trong khu vực. Từ đất cả các điều kiện này, Giúp cho Đông Nam Á trở thành khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới.
– Với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa và một số yếu tố tự nhiên khác. Tất cả được ứng dụng trong hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người. Giúp cho Đông Nam Á thuận lợi trong phát triển nông nghiệp nhiệt đới. Đặc biệt là ngành nông nghiệp nhiệt đới đa canh, nhiều vụ. Có khả năng xen canh, tăng vụ, gối vụ, xoay vòng đất liên tục. Mang đến các khai thác, ứng dụng để tìm kiếm hiệu quả lao động tốt nhất. Năng suất, chất lượng sản phẩm tăng có thể thúc đẩy xuất khẩu.
– Khoáng sản Đông Nam Á phong phú, đa dạng. Phải kể đến các loại khoáng sản kim loại, khoáng sản phi kim loại ở cả đất liền và dưới biển tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp. Giúp mang đến tài nguyên, sử dụng trong nhiều ngành khác nhau trong nhu cầu của con người. Tuy nhiên các ngành công nghiệp nặng ở các quốc gia trong khu vực vẫn chưa được phát triển tốt.
– Rừng nhiều thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp. Điều hòa khí hậu, mang đến chất lượng cuộc sống ổn định cho con người.
– Các nước ở Đông Nam Á (trừ Lào) đều có biển bao quanh. Nên có điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển, phát triển du lịch biển. Khai thác các tiềm năng dựa trên điều kiện tự nhiên.
Tham khảo!
- Yêu cầu số 1: Đặc điểm xã hội
+ Đông Nam Á có lịch sử phát triển lâu đời, là lưu giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới.
+ Chất lượng cuộc sống của người dân trong khu vực ngày càng được cải thiện. Một số quốc gia có HDI và GNI/người cao như Singapore, Brunei, Malaysia…Tỷ lệ người biết chữ và số năm đi học so với một số khu vực khác trên thế giới đã được cải thiện. + Ngành y tế của khu vực đang được chú trọng và phát triển.
+ Các nước trong khu vực có nhiều nét tương đồng về lịch sử đấu tranh giành độc lập, phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa.
- Yêu cầu số 2: Phân tíc ảnh hưởng
+ Sự đa dạng về văn hóa thuận lợi để phát triển du lịch, song cũng đặt ra vấn đề về bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống.
+ Chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện chính là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư. Tuy nhiên, nhiều nước trong khu vực cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề kinh tế - xã hội, như: chênh lệch giàu nghèo,…
+ Sự tương đồng về lịch sử và văn hóa đã tạo thuận lợi để các quốc gia hợp tác cùng phát triển.