K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 8 2023

Tham khảo

- Chế độ nước sông Hồng tương đối đơn giản, trong năm có một mùa lũ và một mùa cạn rõ rệt.

+ Mùa lũ kéo dài 5 tháng (từ tháng 6 đến tháng 10), chiếm khoảng 75% lưu lượng dòng chảy cả năm với các đợt lũ lên nhanh và đột ngột.

+ Mùa cạn kéo dài 7 tháng (từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau), chỉ chiếm khoảng 25% lưu lượng dòng chảy cả năm, mực nước sông hạ thấp rõ rệt.

- Từ khi các hệ thống hồ chứa nước được xây dựng ở thượng lưu hệ thống sông thì chế độ nước sông đã trở nên điều hoà hơn.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Chế độ nước sông Hồng chia thành hai mùa rõ rệt:

+ Mùa lũ: kéo dài 5 tháng (từ tháng 6 đến tháng 10), chiếm khoảng 75% lưu lượng dòng chảy cả năm. Lũ lên nhanh và đột ngột, đem theo lượng phù sa lớn mở rộng châu thổ.

+ Mùa cạn: kéo dài 7 tháng (từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau), chiếm khoảng 25% lưu lượng dòng chảy cả năm.

- Trong thời gian gần đây, hệ thống các hồ chứa ở thượng lưu của sông Hồng đã góp phần làm cho chế độ nước điều hoà hơn.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

Chế độ nước sông Hồng tương đối đơn giản, trong năm có một mùa lũ và một mùa cạn rõ rệt:

-Mùa lũ kéo dài 5 tháng (từ tháng 6 đến tháng 10), chiếm khoảng 75% lưu lượng dòng chảy cả năm với các đợt lũ lên nhanh và đột ngột.

-Mùa cạn kéo dài 7 tháng (từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau), chỉ chiếm khoảng 25% lưu lượng dòng chảy cả năm, mực nước sông hạ thấp rõ rệt.

16 tháng 8 2023

Tham khảo

- Chế độ nước của sông Cửu Long đơn giản và điều hoà, chia thành hai mùa:

+ Mùa lũ dài 5 tháng (từ tháng 7 đến tháng 11), chiếm khoảng 80% lưu lượng dòng chảy cả năm. Lũ khi lên và khi rút đều diễn ra chậm vì lưu vực sông Mê Công dài, có dạng lông chim và được điều tiết bởi hồ Tôn-lê Sáp (của Cam-pu-chia).

+ Mùa cạn dài 7 tháng (từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau), chiếm khoảng 20% lưu lượng dòng chảy cả năm.

- Đặc biệt, vùng hạ lưu châu thổ chịu tác động rất mạnh của chế độ thuỷ triều.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Sông Cửu Long có hai nhánh chính là sông Tiền và sông Hậu. Chế độ nước sông có hai mùa rõ rệt:

+ Mùa lũ kéo dài từ tháng 7 đến tháng 11, đỉnh lũ vào tháng 9, chiếm 75 - 80 % lượng nước cả năm. Vào mùa lũ, nước sông tràn bờ, phủ ngập các vùng đất rộng lớn ở vùng trũng thấp Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên.

+ Mùa cạn từ tháng 12 hoặc tháng 1 đến tháng 6, cạn nhất là tháng 3 hoặc tháng 4.

- Do sông dài, diện tích lưu vực lớn nên sông Cửu Long có lượng nước và lượng phù sa rất dồi dào.

- Nhờ có sự điều tiết nước của Biển Hồ ở Cam-pu-chia, độ dốc lòng sông nhỏ và đổ ra biển bằng nhiều cửa nên chế độ nước sông Cửu Long đơn giản và khá điều hoà, lũ lên chậm và rút nhanh.

- Chế độ nước của sông Cửu Long còn chịu tác động mạnh của thuỷ triều.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Chế độ nước của sông Hồng có hai mùa rõ rệt.

+ Mùa lũ: kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10, chiếm từ 75 % đến 80 % lượng nước cả năm; trong đó đỉnh lũ vào tháng 8, chiếm khoảng 21% lượng nước cả năm. Vào mùa lũ, sông Hồng mang đến rất nhiều phù sa bồi đắp cho đồng bằng.

+ Mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, cạn nhất là vào tháng 3.

- Do sông có độ dốc lớn, mạng lưới sông có hình nan quạt, hai phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô đổ nước vào dòng chính ở khu vực thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ) nên lũ của sông Hồng ở phần hạ lưu lên rất nhanh và thất thường, thời gian lũ kéo dài, ảnh hưởng lớn đến cả vùng đồng bằng châu thổ.

- Từ khi các nhà máy thuỷ điện trên hệ thống sông Hồng đi vào hoạt động, chế độ nước sông Hồng ở vùng hạ lưu điều hoà hơn. Mực nước sông vào mùa lũ thấp hơn, mùa cạn được cung cấp bổ sung bằng lượng nước xả từ các hồ thuỷ điện.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Chế độ nước sông Cửu Long chia thành 2 mùa:

+ Mùa lũ: kéo dài 5 tháng (từ tháng 7 đến tháng 11), chiếm hơn 75% lưu lượng dòng chảy cả năm. Nước sông khá điều hoà, lũ lên chậm và rút chậm.

+ Mùa cạn: kéo dài 7 tháng (từ tháng 11 đến tháng 6 năm sau), chiếm gần 25% lưu lượng dòng chảy cả năm.

 
15 tháng 8 2023

tham khảo

- Chế độ nước sông Cửu Long chia thành 2 mùa:

+ Mùa lũ: kéo dài 5 tháng (từ tháng 7 đến tháng 11), chiếm hơn 75% lưu lượng dòng chảy cả năm. Nước sông khá điều hoà, lũ lên chậm và rút chậm.

+ Mùa cạn: kéo dài 7 tháng (từ tháng 11 đến tháng 6 năm sau), chiếm gần 25% lưu lượng dòng chảy cả năm.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

* Lựa chọn: phân tích đặc điểm hệ thống sông Hồng

* Trình bày:

- Đặc điểm mạng lưới:

+ Là hệ thống sông lớn thứ 2 cả nước sau hệ thống sông Mê Kông.

+ Có 2 phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô. Tất cả các phụ lưu lớn hợp với dòng chính sông Hồng tạo thành một mạng lưới sông hình nan quạt, hội tụ tại Việt Trì (Phú Thọ).

- Chế độ nước sông: có hai mùa: mùa lũ và mùa cạn

+ Mùa lũ: bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 10 phù hợp với mùa mưa. Lượng nước mùa lũ chiếm khoảng 75% tổng lượng nước cả năm.

+ Mùa cạn: bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 5 năm sau, lượng nước mùa cạn chỉ chiếm khoảng 25% tổng lượng nước cả năm.

- Do mạng lưới sông có dạng nan quạt, nên khi mưa lớn, nước tập trung nhanh, dễ gây lũ lụt.

13 tháng 8 2023

#Tham_khảo:

- Nước ta có 9 hệ thống sông lớn là: Hồng, Thái Bình, Kỳ Cùng - Bằng Giang, Mã, Cả, Thu Bồn, Ba (Đà Rằng), Đồng Nai và Cửu Long.

- Chế độ nước của hệ thống sông Hồng:

+ Là hệ thống sông lớn nhất ở phía bắc nước ta, chảy theo hướng tây bắc - đông nam.

+ Toàn bộ hệ thống sông có trên 600 phụ lưu, trong đó có hai phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô.

+ Ở vùng đồng bằng, sông Hồng có nhiều chi lưu kết nối với hệ thống sông Thái Bình trước khi đổ ra biển.

+ Chế độ dòng chảy khá đơn giản với mùa lũ dài khoảng 5 tháng, tập trung tới 75 - 80% tổng lượng nước cả năm. Do mùa lũ xảy ra đồng thời giữa sông chính và các phụ lưu nên lũ thường lên nhanh.

- Chế độ nước của hệ thống sông Thu Bồn:

+ Là hệ thống sống lớn ở duyên hải miền Trung nước ta.

+ Toàn bộ hệ thống sông có hơn 80 phụ lưu chảy theo các hướng khác nhau, nhưng đoạn dòng chảy chính ở hạ lưu khi đổ ra biển có hướng tây - đông.

+ Mùa lũ thường kéo dài khoảng 3 tháng vào thu - đông nhưng tập trung khoảng 65% tổng lượng nước cả năm.

+ Do độ dốc địa hình lớn, hình dạng sông và chế độ mưa phân mùa mạnh mẽ nên sông thường xảy ra lũ lớn, lũ lên nhanh và rút nhanh.

- Chế độ nước của hệ thống sông Cửu Long:

+ Là phần dòng chảy thuộc hạ lưu hệ thống sông Mê Công.

+ Hệ thống sông Mê Công có rất nhiều phụ lưu (trong đó có hơn 280 phụ lưu trên lãnh thổ nước ta). Khi chảy về lãnh thổ Việt Nam, sông chia thành hai nhánh chính là sông Tiền và sông Hậu.

+ Chế độ nước đơn giản và khá điều hòa, mùa lũ dài khoảng 5 tháng, chiếm 75 - 80% tổng lượng nước cả năm.

+ Do sông có diện tích lưu vực lớn, độ dốc nhỏ nên lũ thường lên chậm và rút chậm. Tuy nhiên, hệ thống sông Cửu Long chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của biển, đặc biệt là trong mùa cạn.

15 tháng 8 2023

tham khảo

Sự biến đổi của châu thổ sông Hồng gắn liền với quá trình khai thác, quản lí nguồn nước và khai phá đất đai nhằm xây dựng các vùng nông nghiệp lúa nước:

Vào thiên niên kỉ thứ nhất, dân di cư từ vùng trung du xuống khu vực thấp dọc hai bên bờ sông và sang phía đông (Hải Dương, Quảng Ninh); sang thiên niên kỉ thứ hai, họ di cư vào các vùng trũng và duyên hải phía đông, đông nam (Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định).Giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XIII, sự xuất hiện của lúa chiêm phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đai nơi đây đã đem đến sự thịnh vượng cho Đại Việt, dẫn đến sự gia tăng dân số nhanh chóng của đồng bằng sông Hồng giai đoạn này.Cuối thế kỉ XIII, biến đổi khí hậu, thiên tai và đặc biệt là lũ lụt ngày càng nghiêm trọng đã làm thay đổi cấu trúc của đồng bằng sông Hồng => công trình đê lớn đầu tiên được bắt đầu vào năm 1248 (thời nhà Trần). Đến cuối thế kỉ XIV, đê điều cơ bản được hoàn thành và vẫn tiếp tục ở các thế kỉ sau.

Vào đầu thế kỉ XX, hệ thống đê có độ dài 4 000 km và tiếp tục được nối dài thêm ở những giai đoạn sau.

16 tháng 8 2023

Tham khảo

- Quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Hồng:

+ Hệ thống sông Hồng là một trong hai hệ thống sông lớn nhất ở Việt Nam, với dòng sông chính là sông Hồng, hàng trăm phụ lưu các cấp và hàng chục chi lưu.

+ Hệ thống sông Hồng có tổng lượng dòng chảy lên tới 112 tỉ m3/năm và lượng phù sa hết sức phong phú, khoảng 120 triệu tấn/năm.

+ Châu thổ sông Hồng được hình thành từ quá trình bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng, kết hợp với tác động của thuỷ triều và sóng biển. Khi đổ ra biển, phù sa được lắng đọng ở cửa sông và hình thành châu thổ. Cùng với thời gian, châu thổ sông Hồng ngày càng tiến ra biển (ở Kim Sơn - Ninh Bình, Tiền Hải - Thái Bình tốc độ tiến ra biển lên tới hàng chục mét/năm).

+ Phù sa sông còn có tác dụng bồi cao để hoàn chỉnh bề mặt châu thổ. Để mở rộng diện tích sản xuất đồng thời để phòng chống lũ lụt, ông cha ta đã xây dựng một hệ thống đê dài hàng nghìn ki-lô-mét dọc hai bên bờ sông. Điều này đã làm cho địa hình bề mặt châu thổ đã có sự thay đổi.