K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 3

Cơ cấu dân số Việt Nam:
1. Cơ cấu dân số theo độ tuổi:

- Dân số trẻ (dưới 15 tuổi): Chiếm khoảng 23,9%.
- Dân số trong độ tuổi lao động (15-64 tuổi): Chiếm khoảng 65,8%.
- Dân số già (trên 65 tuổi): Chiếm khoảng 10,3%.
2. Cơ cấu dân số theo giới:

- Nam: Chiếm khoảng 49,9%.
- Nữ: Chiếm khoảng 50,1%.
3. Cơ cấu dân số theo thành thị - nông thôn:

- Dân số thành thị: Chiếm khoảng 38,1%.
- Dân số nông thôn: Chiếm khoảng 61,9%.
4. Đặc điểm cơ cấu dân số:

- Dân số trẻ chiếm tỷ lệ cao:
+ Cung cấp nguồn lao động dồi dào.
+ Thị trường tiêu thụ lớn.
- Dân số đang già hóa:
+ Gánh nặng về kinh tế - xã hội.
+ Thiếu hụt nguồn lao động.
- Chênh lệch giới tính:  Nam giới cao hơn nữ giới.
- Chênh lệch giữa thành thị và nông thôn:
+ Dân số thành thị tăng nhanh.
+ Nông thôn có tỷ lệ sinh cao.

2 tháng 8 2018

Gợi ý làm bài

a) Công nghiệp điện

- Công nghiệp điện ở nước ta bao gồm nhiệt điện và thuỷ điện.

- Sản lượng điện ngày càng tăng và đạt 64,7 tỉ kWh (năm 2007).

- Các nhà máy thuỷ điện lớn: Hòa Bình, Y-a-ly, Trị An,...

- Các nhà máy nhiệt điện lớn: Phú Mỹ, Phả Lại, Cà Mau,...

b) Sự phân bố các nhà máy điện ở nước ta

- Sự phân bố các nhà máy điện có đặc điểm chung là phân bố gần hoặc ở nơi có nguồn năng lượng.

- Các nhà máy nhiệt điện lớn ở phía bắc (Phả Lại, Uông Bí, Na Dương,...) phân bố ở khu Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng, gần vùng than Quảng Ninh.

- Các nhà máy nhiệt điện lớn phía nam (Phú Mỹ, Bà Rịa, Cà Mau,...) phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông cửu Long, gần nguồn nhiên liệu dầu khí ở thềm lục địa.

- Các nhà máy thuỷ điện phân bố gắn với các hệ thống sông: Trung du và miền núi Bắc Bộ (hệ thống sông Hồng), Tây Nguyên (sông Xê Xan, sông Xrêpôk, sông Đồng Nai), Đông Nam Bộ (hệ thống sông Đồng Nai).

26 tháng 6 2019

Dựa vào biểu đồ đã cho, nhận xét không đúng về cơ cấu dân số theo thành thị-nông thôn nước ta trong giai đoạn 1998-2014 là “Tỷ trọng dân số nông thôn chiếm ưu thế và có xu hướng tăng” vì tỉ trọng dân số nông thôn chiếm ưu thế nhưng có xu hướng giảm, từ 1998 đến 2014 tỉ trọng dân nông thôn giảm 10%

=> Chọn đáp án C

22 tháng 5 2016

a) Tình hình sản xuất

- Diện tích lúa giảm: năm 2007 so với năm 2000 giảm 1,1 lần, 459nghìn ha.Giảm liên tục.

-   Sản lượng lúa tăng nhanh, từ năm 2000-2007 tăng 3412nghìn tấn gấp 1,1lần. SL lúa tăng, tăng lien tục, 1 phần  chủ yếu là do tăng năng suất.Áp dụng khoa học kĩ thuật,công nghệ hiện đại....
-Năng suất lúa tăng khá nhanh, từ năm 2000(42tạ/ha)–2007(50tạ/ha) tăng được 8tạ/ha gấp 1,2lần.

-Dân số tăng 1,1 lần

-Bình quân lúa theo đầu người tăng :năm 2000là 419 kg/người đến năm 2007 là 422kg/người,tăng 3,0kg/ng ,tăng ko liên tục.

-Năng xuất lúa tăng nhanh do sản lượng tăng nhanh,Dt giảm.

b/Phân bố cây lúa;- ĐBSCLlà vùng SX lúa lớn nhất,chiếm trên 50% DTvà trên 50% sản lượng lúa.Bình quân lương thực / người > 1000 kg/người/năm.ĐBSH:vùng SXlúa thứ 2 cả nước,chiếm 20% sản lượng lúa, có năng suất lúa cao nhất nước.

-Những tỉnh có DTtrồng lúa so với DTtrồng cây lương thực trên 90%: Tất cả các tỉnh ở ĐBSCL, một số tỉnh ở ĐBSH (Bắc Ninh,HDương,Hưng Yên,HPhòng,Hà Nam,Nam Định)& ĐNB(Tây Ninh,TPHồ CM

-Các tỉnh trọng điểm lúa (có DTvà sản lượng lúa lớn)phần lớn tập trung ở ĐBSCL(Kể tên ở atlát)

2.Nguyên nhân

-DTtrồng lúa tăng (tập trung chủ yếu ở ĐBSCL)do khai hoang mở rộng DT.Tăng vụ.Phát triển thủy lợi nên nhiều DT trước kia thiếu nước tưới đến nay đã có nước tưới.

-Đầu tư về khoa học-KT&công nghệ cho việc SXlúa(thủy lợi,phân bón,máy móc, dịch vụ cây trồng đặc biệt là việc đưa các giống mới vào trồng đại trà phù hợp với các vùng sinh thái khác nhau.

-CSVC-CSHT:Hệ thống thuỷ lợi,CN chế biến SX phân bón pt.

-Đường lối,c/sách khuyến nông của nhà nước đặc biệt là ch/sách khoán10 và luật mới được ban hành.

-Thị trường (trong nước và xuất khẩu).

*Khó khăn  

  -ĐKtự nhiên:thiên tai(bão, lụt,..., sâu bệnh,)có ảnh hưởng xấu đếnSX, dẫn đế SLlúa không ổn định.

-Điều kiện kinh tế xã hội:

+ Thiếu vốn, phân bón, thuốc trừ sâu.

+ Công nghệ sau thu hoạch còn nhiều hạn chế.  

+ Thị trường xuất khẩu luôn biến động.

31 tháng 5 2016

 Nhận xét và giải thích tình hình sản xuất lúa:

- Diện tích lúa giảm nhẹ: giảm 459 ha do chuyển đổi mục đích sử dụng sang trồng cây khác, xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp...

- Năng suất lúa cao và tăng khá nhanh: tăng 7,5 tạ/ha (hoặc số lần).  Do áp dụng KHKT, thâm canh, sử dụng giống mới, chăm sóc tốt...

- Sản lượng lúa tăng liên tục: tăng 3412 nghìn tấn (hoặc số lần). Do năng suất tăng nhanh.

- Mặc dù dân số nước ta tăng nhanh, nhưng do sản lượng lúa tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số nên bình quân lúa theo đầu người vẫn tăng: tăng 3 kg/người.

 Phân bố cây lúa:

- Lúa được trồng khắp nơi trên cả nước nhưng không đều.

- Những vùng có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực cao nhất (trên 90%): đồng bằng sông Cửu Long, một số tỉnh ở đồng bằng sông Hồng (Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định)

- Những vùng có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực thấp nhất (dưới 60%): Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

- Các tỉnh trọng điểm lúa (có diện tích và sản lượng lúa lớn) phần lớn tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long như Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang.

Vẽ biểu đồ:

- Biểu đồ cột kép (HS chọn biểu đồ khác không được điểm)

- Yêu cầu: Chính xác về số liệu, khoảng cách năm, đơn vị các trục, số liệu đầu cột, tên biểu đồ, chú giải, đảm bảo tính thẩm mĩ.

 Nhận xét:

- Tổng giá trị sản xuất công nghiệp vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tăng (CM số liệu).

- Cả hai tiểu vùng đều tăng; trong đó Đông Bắc tăng nhanh hơn Tây Bắc (CM số liệu).

- Giá trị sản xuất công nghiệp của tiểu vùng Đông Bắc luôn cao hơn

 Nhận xét và giải thích tình hình sản xuất lúa:

- Diện tích lúa giảm nhẹ: giảm 459 ha do chuyển đổi mục đích sử dụng sang trồng cây khác, xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp...

- Năng suất lúa cao và tăng khá nhanh: tăng 7,5 tạ/ha (hoặc số lần).  Do áp dụng KHKT, thâm canh, sử dụng giống mới, chăm sóc tốt...

- Sản lượng lúa tăng liên tục: tăng 3412 nghìn tấn (hoặc số lần). Do năng suất tăng nhanh.

- Mặc dù dân số nước ta tăng nhanh, nhưng do sản lượng lúa tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số nên bình quân lúa theo đầu người vẫn tăng: tăng 3 kg/người.

 Phân bố cây lúa:

- Lúa được trồng khắp nơi trên cả nước nhưng không đều.

- Những vùng có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực cao nhất (trên 90%): đồng bằng sông Cửu Long, một số tỉnh ở đồng bằng sông Hồng (Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định)

- Những vùng có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực thấp nhất (dưới 60%): Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

- Các tỉnh trọng điểm lúa (có diện tích và sản lượng lúa lớn) phần lớn tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long như Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang.

Vẽ biểu đồ:

- Biểu đồ cột kép (HS chọn biểu đồ khác không được điểm)

- Yêu cầu: Chính xác về số liệu, khoảng cách năm, đơn vị các trục, số liệu đầu cột, tên biểu đồ, chú giải, đảm bảo tính thẩm mĩ.

 Nhận xét:

- Tổng giá trị sản xuất công nghiệp vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tăng (CM số liệu).

- Cả hai tiểu vùng đều tăng; trong đó Đông Bắc tăng nhanh hơn Tây Bắc (CM số liệu).

- Giá trị sản xuất công nghiệp của tiểu vùng Đông Bắc luôn cao hơn

 Nhận xét và giải thích tình hình sản xuất lúa:

- Diện tích lúa giảm nhẹ: giảm 459 ha do chuyển đổi mục đích sử dụng sang trồng cây khác, xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp...

- Năng suất lúa cao và tăng khá nhanh: tăng 7,5 tạ/ha (hoặc số lần).  Do áp dụng KHKT, thâm canh, sử dụng giống mới, chăm sóc tốt...

- Sản lượng lúa tăng liên tục: tăng 3412 nghìn tấn (hoặc số lần). Do năng suất tăng nhanh.

- Mặc dù dân số nước ta tăng nhanh, nhưng do sản lượng lúa tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số nên bình quân lúa theo đầu người vẫn tăng: tăng 3 kg/người.

 Phân bố cây lúa:

- Lúa được trồng khắp nơi trên cả nước nhưng không đều.

- Những vùng có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực cao nhất (trên 90%): đồng bằng sông Cửu Long, một số tỉnh ở đồng bằng sông Hồng (Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định)

- Những vùng có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực thấp nhất (dưới 60%): Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

- Các tỉnh trọng điểm lúa (có diện tích và sản lượng lúa lớn) phần lớn tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long như Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang.

Vẽ biểu đồ:

- Biểu đồ cột kép (HS chọn biểu đồ khác không được điểm)

- Yêu cầu: Chính xác về số liệu, khoảng cách năm, đơn vị các trục, số liệu đầu cột, tên biểu đồ, chú giải, đảm bảo tính thẩm mĩ.

 Nhận xét:

- Tổng giá trị sản xuất công nghiệp vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tăng (CM số liệu).

- Cả hai tiểu vùng đều tăng; trong đó Đông Bắc tăng nhanh hơn Tây Bắc (CM số liệu).

- Giá trị sản xuất công nghiệp của tiểu vùng Đông Bắc luôn cao hơn

 Nhận xét và giải thích tình hình sản xuất lúa:

- Diện tích lúa giảm nhẹ: giảm 459 ha do chuyển đổi mục đích sử dụng sang trồng cây khác, xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp...

- Năng suất lúa cao và tăng khá nhanh: tăng 7,5 tạ/ha (hoặc số lần).  Do áp dụng KHKT, thâm canh, sử dụng giống mới, chăm sóc tốt...

- Sản lượng lúa tăng liên tục: tăng 3412 nghìn tấn (hoặc số lần). Do năng suất tăng nhanh.

- Mặc dù dân số nước ta tăng nhanh, nhưng do sản lượng lúa tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số nên bình quân lúa theo đầu người vẫn tăng: tăng 3 kg/người.

 Phân bố cây lúa:

- Lúa được trồng khắp nơi trên cả nước nhưng không đều.

- Những vùng có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực cao nhất (trên 90%): đồng bằng sông Cửu Long, một số tỉnh ở đồng bằng sông Hồng (Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định)

- Những vùng có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực thấp nhất (dưới 60%): Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

- Các tỉnh trọng điểm lúa (có diện tích và sản lượng lúa lớn) phần lớn tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long như Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang.ok

 

1 tháng 3 2019

Gợi ý làm bài

a) Vùng sản xuất lúa lớn nhất: Đồng bằng sông Cửu Long.

b) Nguyên nhân hình thành các vùng trọng điềm lúa

- Điều kiện tự nhiên:

+ Đất phù sa màu mỡ, diện tích rộng, địa hình bằng phẳng.

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

+ Sông ngòi dày đặc, nguồn nước phong phú.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm trong sản xuất lúa.

+ Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển, cơ sở vật chất - kĩ thuật không ngừng được tăng cường.

+ Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng.

8 tháng 3 2019

- Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực:

   + Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước. Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hoá khác nhau lan toả đi nhiều hướng dọc theo các tuyến giao thông huyết mạch: Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả (cơ khí - khai thác than), Đáp Cầu - Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hoá học), Đông Anh - Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim), Việt Trì - Lâm Thao - Phú Thọ (hoá chất - giấy), Hà Đông - Hoà Bình (thuỷ điện), Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hoá (dệt, điện, xi măng).

   + Ở Nam Bộ hình thành một dải phân bố công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước như TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu.

   + Dọc theo duyên hải miền Trung có các trung tâm: Đà Nẵng (quan trọng nhất), Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang....

   + Ở các khu vực còn lại, nhất là ở vùng núi, hoạt động công nghiệp phát triển chậm; phân bố rời rạc, phân tán.

28 tháng 5 2018

Gợi ý làm bài

a) Cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

- Thành phố Hồ Chí Minh: cơ khí, luyện kim đen, luyện kim màu, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng, nhiệt điện, sản xuất giấy, xenlulô, dệt, may, hoá chất, phân bón, điện tử, đóng tàu, sản xuất ô tô.

- Hà Nội: cơ khí, luyện kim đen, sản xuất ô tô, chế biến nông sản, hoá chất, phân bón, điện tử, sản xuất giấy, xenlulô, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt, may.

b) Giải thích

* Thành phố Hồ Chí Minh

- Vị trí địa lí: Liền kề với Đồng bằng sông Cửu Long, vùng trọng điểm lương thực lớn nhất cả nước. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

- Nằm trong vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước.

- Nguồn lao động dồi dào, có tay nghề cao.

- Cơ sở hạ tầng phát triển mạnh và hoàn thiện nhất cả nước, đầu mối giao thông quan trọng nhất của các tỉnh phía Nam. Cảng Sài Gòn và sân bay Tân Sơn Nhất hiện đại nhất nước ta.

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật phát triển mạnh.

- Được sự quan tâm của Nhà nước và là nơi thu hút đầu tư nước ngoài vào lớn nhất cả nước.

- Thị trường tiêu thụ tại chỗ, trong và ngoài nước lớn.

- Là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước. Cơ cấu ngành công nghiệp hoàn chỉnh, trong đó có nhiều ngành công nghệ cao.

* Hà Nội

- Vai trò là thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật quan trọng nhất cả nước.

- Vị trí địa lí thuận lợi:

+ Trong vùng Đồng bằng sông Hồng và phụ cận, một vùng đông dân, kinh tế phát triển của cả nước; nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

+ Có điều kiện thuận lợi trong hợp tác sản xuất với các trung tâm công nghiệp khác ở Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận.

+ Gần nguồn cung cấp nguyên liệu, năng lượng (dẫn chứng).

- Có lịch sử khai thác lâu đời.

- Đầu mối giao thông lớn nhất ở khu vực phía Bắc (dẫn chứng) thuận lợi đế mở rộng vùng cung cấp nguyên liệu, năng lượng và tiêu thụ sản phẩm.

- Thành phố triệu dân, có thị trường tiêu thụ tại chỗ, nguồn lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn cao.

- Đường lối chính sách.

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật. Khả năng thu hút mạnh đầu tư trong và ngoài nước.

- Thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Cơ cấu ngành công nghiệp khá đa dạng, trong đó có một số ngành truyền thông, lâu đời.

28 tháng 1 2016

Khi nói đến cơ cấu kt thì ta luôn hiểu trong cơ cấu kinh tế bao gồm 2 vấn đề quan trọng đó là cơ cấu kt theo ngành và cơ cấu kinh tế
lãnh thổ.
* Chuyển biến về cơ cấu kinh tế theo ngành.
- Cơ cấu kt theo ngành được chuyển biến trước hết là do có sự thay đổi lớn về đường lối, chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế
của Đ và N2 vạch ra khác nhau giữa các thời kì.

              + Thời kì 61 - 75 (nói riêng ở miền Bắc); thời kì 75 – 80 (nói chung ở cả nước) là thời kì nước ta tập trung đẩy mạnh CN
hoá trong đó ưu tiên phát triển CN nặng dẫn đến tỉ trọng các ngành CN nặng lớn hơn, tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với các
ngành khác.
              + Thời kì 80 - 86 thì cả nước lại coi N2 là mặt trận hàng đầu ® các ngành N2 (nông, lâm, ngư) phát triển với tốc độ nhanh
hơn, tỉ trọng lớn hơn so với các ngành khác.
              + Thời kì 86 - 89 cả nước lại tập trung đẩy mạnh 3 chương trình kt trọng điểm đó là chương trình lương thực - thực phẩm;
hàng tiêu dùng; hàng xuất khẩu cho nên thời kì này các ngành nông, lâm, ngư và các ngành CN chế biến được phát triển nhanh hơn,
mạnh hơn so với các ngành khác.
              + Thời kì 90 - nay cả nước lại tập trung đẩy mạnh CN hoá, hđại hoá đất nước cho nên các ngành CN nói chung và đặc biệt
là các ngành CN nặng có KT tinh xảo như đtử, cơ khí, dầu khí…được phát triển với tốc độ nhanh hơn.

- Cơ cấu kinh tế theo ngành được chuyển biến theo cơ cấu giá trị sản lượng giữa các ngành CN nhóm A và nhóm B, giữa
ngành trồng trọt với chăn nuôi (chuyển biến về cơ cấu trong nội bộ từng ngành và giữa các ngành với nhau). Sự chuyển biến này thể
hiện qua bảng số liệu sau:
Cơ cấu 1980 1989 - 1990
          1) CN 100 100
               - nhóm A 100 100
               - nhóm B 100 100
          2) N2 100 100
               - Trồng trọt 100 100
               - Chăn nuôi 100 100
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
              + Nếu coi giá trị sản lượng của mỗi ngành kt năm 80 là 100% thì đến năm 89 - 90 ngành CN tăng2,08 lần; trong đó CN
nhóm A tăng 1,81 lần; CN nhóm B tăng 2,24 lần. Ngành N2 tăng 1,54 lần; trong đó ngành trồng trọt tăng 1,46 lần, ngành chăn nuôi
tăng 1,83 lần.
              + Giữa CN và N2 thì tốc độ tăng của ngành CN nhanh hơn so với N2 vì thời kì này ta bắt đầu đổi mới theo xu thế CN hoá.
              + Trong nội bộ từng ngành CN thì tốc độ tăng CN nhóm B nhanh hơn CN nhóm A vì thời kì này nước ta đẩy mạnh 3
chương trình kt trọng điểm mà 3 chương trình đó đều thuộc nhóm B.
              + Giữa trồng trọt và chăn nuôi thì tốc độ phát triển chăn nuôi nhanh hơn trồng trọt vì chăn nuôi đang trở thành ngành chính
trong cơ cấu N2.

- Cơ cấu kt theo ngành còn được chuyển biến theo cơ cấu tổng sản phẩm xã hội. Sự chuyển biến này thể hiện qua bảng số
liệu sau:
            1980 - 1991 1995
         1) CN 23,7 30,7
         2) N2 40,5 27,2
         3) Dvụ 35,8 42,1

- Qua bảng số liệu trên ta thấy: từ 1991 - 1995 giá trị sản lượng của ngành CN và Dvụ tăng lên rất nhanh còn ngành N2 có xu
thế giảm dần vì sau năm 90 đến nay cả nước ta tập trung đẩy mạnh CN hoá, hđại hoá theo xu thế giảm dần tỉ trọng ngành N2 và tăng
dần tỉ trọng ngành CN đặc biệt là Dvụ mà điển hình là GTVT, TTLL, Dlịch…Đổi mới như vậy là để nhanh chóng hội nhập với nền
kt TG.

- Cơ cấu kt theo ngành ở nước ta còn tiếp tục được đổi mới mạnh mẽ hơn nữa theo xu thế là các ngành CN, Dlịch, Dvụ thì
phải được phát triển năng động hơn, thoáng hơn, cởi mở hơn để thích nghi với nền kinh tế hàng hoá và thị trường. Còn đối với
ngành TTLL thì cần phải được trang bị hđại hơn là để nhanh chóng hội nhập với nền văn minh QT.

* Chuyển biến về cơ cấu kt lãnh thổ
Cơ cấu kt lãnh thổ được chuyển biến tương ứng với sự chuyển biến của cơ cấu kt theo ngành và sự chuyển biến này thể hiện
như sau:

- Trong N2:
           + Trước đây ngành N2 nước ta được phát triển, phân bố chủ yếu ở các vùng đồng =, ven biển còn ở miền núi, trung du thì
hầu như chậm phát triển. Đồng thời N2 phát triển theo xu thế độc canh về lúa mà không hình thành những vùng chuyên canh N2 với
qui mô lớn.
          + Ngày nay N2 nước ta được phát triển theo xu thế hình thành nhiều vùng chuyên canh có xu hướng chuyên môn hoá sâu
điển hình là chuyên canh LT - TP với 2 vùng lớn nhất là ĐBSH, ĐBSCL. Hình thành nhiều vùng chuyên canh cây CN dài ngày,
ngắn ngày mà lớn nhất là là ĐNBộ, Tây Nguyên…nhiều vùng chăn nuôi bò sữa, bò thịt có chất lượng cao nổi tiếng như cao nguyên
Mộc Châu (Sơn La), Ba Vì (Hà Tây), Đức Trọng (Lâm Đồng), còn vùng gò đồi trước núi miền Trung là vùng nuôi bò thịt với qui
mô lớn nhất cả nước. Dọc ven biển đã hình thành nhiều vùng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ như nuôi tôm, cá và trồng rong
câu như phá Tam Giang, đầm Cầu Hai, đầm Dơi…
         + Hiện nay ở ven các thành phố lớn như Hà Nội, HPhòng, TPHCM đã và đang hình thành những vành đai rau xanh, vành
đai thực phẩm là để cung cấp cho nhu cầu về thực phẩm tươi sống trong nội thành ngày càng cao.
          + Hiện nay các vùng chuyên canh N2 được phát triển theo xu thế ngày càng gắn chặt với các xí nghiệp là để hình thành nên
các xí nghiệp công, nông nghiệp.

- Trong CN:
          + Sự phát triển CN trước đây cũng chỉ được phân bố chủ yếu ở đồng =, ven biển và trong các đô thị nhưng ngày nay CN
nước ta trước hết được phát triển theo xu thế hình thành nhiều trung tâm CN lớn mà lớn nhất như HN, TPHCM có cơ cấu ngành rất
đa dạng.
          + Đã hình thành nhiều cụm, khu CN có mối quan hệ liên ngành, liên lãnh thổ rất khăng khít điển hình là là cụm CN
HPhòng - Qninh; TPHCM - BHoà.
          + Hình thành 2 tam giác CN tăng trưởng HN - HP - QNinh và TPHCM - BHoà - VTàu. 2 tam giác này chính là bộ khung để
hình thành lên 2 vùng CN năng động nhất cả nước đó là ĐBSH và ĐNBộ. Đồng thời 2 vùng này hiện nay đang hình thành 2 vùng kt
tăng trưởng phía Bắc và phía Nam.
          + Còn các ngành kt khác như GTVT - TTLL, Dlịch - Dvụ thì được phát triển vừa hđại, vừa năng động và gắn chặt với từng
vùng lãnh thổ trong cả nước.

13 tháng 2 2017

Gợi ý làm bài

- Hệ thống công nghiệp của nước ta hiện nay gồm có các cơ sở nhà nước, ngoài nhà nước và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.

- Nước ta có đủ các ngành công nghiệp thuộc các lĩnh vực. Một số ngành công nghiệp trọng điểm đã được hình thành.

+ Công nghiệp trọng điểm là những ngành chiếm lí trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp, được phát triển dựa trên những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và tạo ra nguồn hàng xuất khẩu chủ lực.

+ Sự phát triển của những ngành công nghiệp trọng điểm có tác động thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

+ Các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta: khai thác nhiên liệu, điện, cơ khí, điện tử, hoá chất, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may.

24 tháng 5 2016

a. Quy mô cơ cấu của trung tâm công nghiệp Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

* Quy mô: TP. HCM rất lớn và Hà Nội là lớn

* Cơ cấu: TP. HCM khá hoàn chỉnh với các ngành: nhiệt điện, luyện kim đen, màu, cơ khí, điện tử, đóng tàu,ô tô, hóa chất, vật liệu xây dựng, dệt may,…

- Hà Nội khá đa dạng gồm một số ngành truyề thống; các ngành chuyên môn hóa luyện kim đen, màu, cơ khí, điện tử, hóa chất, …

- Tp.HCM: có ưu thế về VTĐL, nằm trong địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt có cảng Sài Gòn với năng lực bốc dỡ lớn nhất cả nước. Nguồn lao động dồi dào, có tay nghề cao. KCHT phát triển mạnh, nhất là GTVT & TTLL. Được sự quan tâm của Nhà nước & là nơi thu hút đầu tư nước ngoài vào lớn nhất cả nước.

-Hà Nội: là thủ đô, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có sức hút đối với các vùng lân cận. Có lịch sử khai thác lâu đời. Nguồn lao động dồi dào, có chuyên môn cao. Là đầu mối giao thông quan trọng ở phía Bắc. Được sự quan tâm của Nhà nước & thu hút đầu tư nước ngoài lớn thứ 2, sau tp.HCM