K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 3

(*) Thuận lợi:

- Vị trí địa lý:

+ Nằm ở trung tâm cả nước, giao thông thuận lợi.
+ Tiếp giáp với nhiều vùng kinh tế năng động.
+ Có thủ đô Hà Nội - trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn nhất cả nước.
- Dân số:

+ Đông dân, trình độ dân trí cao.
+ Nguồn lao động dồi dào, chất lượng.
- Nền kinh tế:

+ Phát triển mạnh mẽ, đa dạng.
+ Thị trường tiêu thụ lớn.
- Hạ tầng:

+ Phát triển, hiện đại.
+ Hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, năng lượng,...

(*) Khó khăn:

- Diện tích đất công nghiệp:

+ Hạn hẹp.
+ Giá đất cao.
- Môi trường: ô nhiễm do hoạt động công nghiệp.
- Cạnh tranh gay gắt: Do sự gia nhập của các nước trong khu vực và thế giới.

13 tháng 7 2019

- Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích mặt nước nuôi tôm rộng hơn Đồng bằng sông Hồng với bãi triều, cánh rừng ngập mặn dọc bờ biển; sông suối, kênh rạch, ao hồ, ô trũng ở vùng đồng bằng.

- Dân cư ở Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều kinh nghiệm và truyền thống trong nuôi tôm hàng hoá.

- Các dịch vụ cho nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long phát triển rộng rãi.

- Sản lượng tôm nuôi của Đồng bằng sông Cửu Long năm 2005 là 265761 tấn (chiếm 81,2% sản lượng của cả nước), của Đồng bằng sông Hổng là 8283 tấn, khoảng hơn 1/3 sản lượng tôm của Đồng bằng sông Cửu Long).

28 tháng 7 2018

HƯỚNG DẪN

− Diện tích lớn, bình quân đất đầu người 0,15 ha.

− Dải đất phù sa ven sông Tiền, sông Hậu thâm canh lúa, trồng cây ăn quả quy mô lớn.

− Nhờ thủy lợi và cải tạo đất, nên đã mở rộng diện tích đất canh tác, biến ruộng 1 vụ thành ruộng 2 – 3 vụ.

− Nhiều diện tích đất mới bồi ở cửa sông ven biển được cải tạo để nuôi trồng thủy sản, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

− Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên đất nông nghiệp gắn liền với quy hoạch thủy lợi, cải tạo đất, thay đổi cơ cấu mùa vụ, đa dạng hóa cây trồng, phát triển nuôi trồng tủy sản.

27 tháng 11 2018

a) Thế mạnh

* Vị trí địa lí: có nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Về mặt tự nhiên, nó nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Biển Đông rộng lớn. Về mặt kinh tế, Đồng bằng sông Hồng liền kề với vùng có tiềm năng khoáng sản và thủy điện lớn nhất nước ta. Nằm trung tâm Bắc Bộ, gần như bao trọn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng này giống chiếc cầu nối giữa Đông Bắc, Tây Bắc với vùng Bắc Trung Bộ và Biển Đông. Vì thế, việc giao lưu giữa Đồng bằng sông Hồng với các vùng khác trong cả nước và với các nước trong khu vực và trên thế giới trở nên dễ dàng.

* Tài nguyên thiên nhiên:

- Đất là tài nguyên quan trọng hàng đầu. Đất nông nghiệp chiếm 51,2% diện tích đồng bằng, trong đó 70% là đất có độ phì cao và trung bình, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

- Tài nguyên nước ở Đồng bằng sông Hồng rất phong phú nh hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình. Ngoài nước trên mặt, vùng còn có nguồn nước ngầm tương đối dồi dào với chất lượng tốt. Một số nơi còn có nước khoáng, nước nóng.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh nên có thể trồng cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. khả năng thâm canh, xen canh, tăng vụ và đưa vụ đông lên thành vụ chính.

- Đồng bằng sông Hồng có đường bờ biển dài hơn 400 km. Hầu hết vùng bờ biển có điều kiện để làm muối và nuôi trồng thủy sản; bên cạnh đó là khả năng phát triển giao thông vận tải biển và du lịch.

- V khoáng sản, có giá trị đáng k là các mỏ đá (Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình), sét cao lanh (Hải Dương), than nâu (Hưng Yên), khí tự nhiên (Thái Bình).

* Điều kiện kinh tế - xã hội:

- Dân cư và nguồn lao động: Nguồn lao động dồi dào với truyền thống và kinh nghiệm sản xuất phong phú. Cht lượng lao động đứng hàng đầu cả nước và tập trung phần lớn các đô thị.

- Cơ sở hạ tầng vào loại tốt nhất so với các vùng trong cả nước. Mạng lưới đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không phát triển mạnh. Khả năng cung cấp điện, nước cho sản xuất và đời sống được đảm bảo.

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật cho các ngành kinh tế dã được hình thành và ngày càng hoàn thiện. Đó là hệ thống các công trình thủy lợi, các trạm, trại bảo vệ cây trồng, vật nuôi, các nhà máy, xí nghiệp với năng lực đáng kể...

- Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Là nơi tập trung nhiều di tích, lễ hội, các làng nghề truyền thống, các trường đại học, viện nghiên cứu...

- Mạng lưới đô thị tương đối phát triển với hai trung tâm kinh tế - xã hội vào loại lớn nhất cả nước là Hà Nội, Hải Phòng.

b) Hạn chế

- Là vùng có số dân đônh nhất nước. Mật độ dân số lên đến 1225 ngươi/km2 (năm 2006), gấp khoảng 4,8 lần mật độ trung bình của cả nước. Vì thế, đã tạo sức ép lớn đối với việc phát triển kinh tế, tài nguyên môi trường và nâng cao chất lưng cuộc sống.

- Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưng của nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,...

- Tài nguyên thiên nhiên không thật phong phú và việc sử dụng lại chưa hợp lí. Do việc khai thác quá mức dẫn đến một số tài nguyên (đất, nước mặt trên...) bị suy thoái.

- Thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp, phần lớn phải đưa từ các vùng khác đến.

- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.

24 tháng 2 2016

a) Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận

- Mức độ tập trung công nghiệp : vào loại cao nhất cả nước

- Kể tên các trung tâm công nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận

- Từ Hà Nội công nghiệp tỏa đi theo các hướng với các ngành chuyên môn hóa khác nhau của từng trung tâm công nghiệp  và cụm công nghiệp

    + Hướng đông : Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả ( cơ khí, chế biến thực phẩm, khai thác than, vật liệu xây dựng)

    + Hướng đông bắc : Hà Nội - Bắc Ninh - Bắc Giang ( vật liệu xây dựng, hóa chất, phân bón)

    + Hướng Bắc : Hà Nội - Thái Nguyên (luyện kim đen)

    +  Hướng Tây Bắc : Hà Nội - Phúc Yên - Việt Trì ( hóa chất, giấy, xenlulo, chế biến  thực phẩm)

    + Hướng tây nam : Hà Nội - Hà Đông - Hòa Bình (Thủy điện)

    + Hướng nam và đông nam : Hà Nội - Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa ( cơ khí, dệt may, nhiệt điện, vật liệu xây dựng)

b) những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng

- Vị trí địa lí : nằm trong vùng kih tế trọng điểm Bắc Bộ, có thủ đô Hà Nội nên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng

- Nằm trong vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm lớn thứ hai của cả nước nên có nguồn nguyên liệu dồi dào từ sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

- Cơ sở hạ tầng phát triển mạnh với các tuyến giao thông huyết mạch đường bộ, đường sắt.

- Tập trung nhiều đô thị lớn, đông dân và có nguồn lao động kĩ thuật đông đảo

- Cơ cấu ngành công nghiệp khá đa dạng

13 tháng 10 2017

HƯỚNG DẪN

a) Phân tích thuận lợi và khó khăn của tài nguyên đất đối với phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long

− Thuận lợi

+ Diện tích lớn, đất phù sa.

+ Nhiều loại, có loại đất phù sa màu mỡ nhất ở dọc sông Tiền và sông Hậu (1,2 triệu ha).

− Khó khăn

+ Đất phèn, mặn chiếm diện tích lớn.

+ Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng…

b) Tại sao ở Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều diện tích đất nhiễm mặn?

− Địa hình thấp, sông ngòi và kênh rạch chằng chịt, ba mặt giáp biển nhưng không có đê bao, thường xuyên chịu tác động của thủy triều và sóng biển.

− Mùa khô kéo dài sâu sắc làm cho mực nước và nước ngầm hạ thấp, tạo thuận lợi cho nước biển xâm nhập sâu vào đồng bằng.

15 tháng 6 2018

Đáp án: B

Giải thích: Để sử dụng có hiệu quả thế mạnh về tự nhiên và con người ở đồng bằng sông Hồng cần chú trọng đến việc hình thành và phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.

6 tháng 8 2018

HƯỚNG DẪN

− Thuận lợi

+ Đất: diện tích rộng, màu mỡm khoảng 70% là đất nông nghiệp có độ phì cao và trung bình, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

+ Tài nguyên nước phong phú:

·       Nước trên mặt ở hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.

·       Nguồn nước ngầm tương đối dồi dào với chất lượng tốt.

·       Nước khoáng, nước nóng ở một số nơi (Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình…).

+ Đường bờ biển dài hơn 400km, thuận lợi cho làm muối, nuôi trồng thủy sản, phát triển giao thông biển và du lịch.

+ Khoáng sản: đá vôi (Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình) và sét cao lanh (Hải Dương)< ngoài ra còn có than nâu, khí tự nhiên.

− Khó khăn

+ Chịu nhiều thiên tai (bão, lũ, hạn hán…).

+ Một số tài nguyên bị suy thoái (đất, nước mặt…) do khai thác quá mức.

+ Nghèo khoáng sản, thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp.

18 tháng 9 2019

- Tài nguyên khoáng sản: vật liệu xây dựng, đặc biệt cát làm thủy tinh (Khánh Hòa), vàng Bồng Miêu (Quảng Nam), dầu khí (thềm lục địa ở Cực Nam Trung Bộ). Vùng rất hạn chế về tài nguyên nhiên liệu, năng lượng.

- Công nghiệp chủ yếu là cơ khí, chế biến nông - lâm - thủy sản và sản xuất hàng tiêu dùng. Trong vùng có một số nhà máy thủy điện quy mô trung bình như sông Hĩnh (Phú Yên), Vĩnh Sơn (Bình Định), tương đôi lớn như Hàm Thuận - Đa Mi (Bình Thuận), A Vương (Quảng Nam).

- Đã hình thành một chuỗi các trung tâm công nghiệp, lớn nhất là Đà Nẵng, tiếp đến là Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết. Hiện nay đang đầu tư xây dựng khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất.

29 tháng 12 2017

Gợi ý làm bài

a) Ảnh hưởng của dân cư và nguồn lao động tới sự phát triển và phân bố công nghiệp

Dân cư và nguồn lao động là nhân tố quan trọng hàng đầu cho sự phát triển và phân bố công nghiệp, được xem xét dưới hai góc độ sản xuất và tiêu thụ:

- Nơi nào có nguồn lao động dồi dào thì ở đó có khả năng để phát triển và phân bố các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt - may, giày - da, chế biến thực phẩm. Những nơi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao và đông đảo công nhân lành nghề thường gắn với các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ và chất xám cao trong sản phẩm như kĩ thuật điện, điện tử - tin học, cơ khí chính xác,... Nguồn lao động với trình độ chuyên môn kĩ thuật và khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật mới là cơ sở quan trọng để phát triển các ngành công nghệ cao và nâng cao hiệu quả sản xuất trong các ngành công nghiệp khác.

- Quy mô, cơ cấu và thu nhập của dân cư có ảnh hưởng lớn đến quy mô và cơ cấu của nhu cầu tiêu dùng. Đó cũng là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp. Khi tập quán và nhu cầu tiêu dùng thay đổi sẽ làm biến đổi về cơ cấu và hướng chuyên môn hoá của các ngành và xí nghiệp công nghiệp, từ đó dẫn đến sự mở rộng hay thu hẹp không gian công nghiệp cũng như cơ cấu ngành của nó.

b) Ở nước ta hiện nay

- Dân cư và lao động nước ta tạo nhiều thuận lợi cho phát triển và phân bố công nghiệp: nguồn lao động dồi dào, trẻ, năng động, tay nghề cao, có khả năng tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại, giá nhân công rẻ,...; thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Tuy nhiên, cũng còn một số mặt hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất công nghiệp như: tính lành nghề, tính chuyên môn hoá, tác phong công nghiệp, thể lực,... ở một bộ phận người lao động.

11 tháng 6 2019

Gợi ý làm bài

a) Sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp ở vùng Đồng hằng sông Hồng và vùng phụ cận

- Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước.

- Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp lan tỏa theo nhiều hướng với các ngành chuyên môn hoá khác nhau:

+ Hướng đông: Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả (cơ khí, chế biến thực phẩm, khai thác than, vật liệu xây dựng).

+ Hướng đông bắc: Hà Nội - Bắc Ninh - Bắc Giang (vật liệu xây dựng, hoá chất, phân bón).

+ Hướng bắc: Hà Nội - Thái Nguyên (luyện kim, cơ khí).

+ Hướng tây bắc: Hà Nội - Phúc Yên - Việt Trì (hoá chất, giấy).

+ Hướng tây nam: Hà Nội - Hòa Bình (thủy điện).

+ Hướng nam và đông nam: Hà Nội - Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hoá (cơ khí, dệt - may, điện, vật liệu xây dựng).

b) Nguyên nhân

Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và phân bố công nghiệp.

- Vị trí địa lí: nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có thủ đô Hà Nội, thuận lợi để giao lưu với Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và giao lưu quốc tế qua các cảng Hải Phòng, Quảng Ninh.

- Nằm trong vùng trọng điểm lương thực - thực phẩm lớn thứ hai của cả nước, có nguồn nguyên liệu nông - lâm - thuỷ sản tại chỗ phong phú. Gần các cơ sở nguyên liệu, năng lượng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, nguồn thuỷ năng trên hệ thống sông Hồng.

- Dân cư đông đúc, có nguồn lao động dồi dào, đặc biệt là lao động có chuyên môn kĩ thuật. Vì thế, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có thể phát triển công nghiệp với cơ cấu ngành rất đa dạng.

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ phát triển công nghiệp khá hoàn chỉnh. Đây là vùng phát triển công nghiệp sớm ở nước ta, tập trung nhiều cơ sở công nghiệp và có nhiều trung tâm công nghiệp lớn.

- Vùng có mạng lưới đường bộ (ô tô), đường sắt dày đặc nhất cả nước.

- Thu hút được nhiều vôn đầu tư lớn ở trong và ngoài nước.