Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Văn học dân gianBách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài viết này có nhiều yêu cầu chú thích nguồn gốc chưa được đáp ứng. Xin giúp cải thiện bài viết bằng cách chú giải từ các nguồn có uy tín để người đọc có thể kiểm chứng được thông tin. Những câu văn hay đoạn văn không có chú thích kiểm chứng được có thể bị thay thế hoặc xóa đi bất cứ lúc nào. |
Bài hay đoạn này cần người am hiểu về chủ đề của nó để trợ giúp biên tập và mở rộng bài viết. Bạn có thể giúp chỉnh sửa bài hoặc nhờ một ai đó. Xem trang thảo luận để biết thêm chi tiết. |
Văn học dân gian (VHDG) là những sáng tác văn học do nhân dân tạo nên và lưu truyền. VHDG cũng là những sáng tác nghệ thuật ngôn từ như văn học viết, nhưng lại có những đặc điểm riêng về lịch sử ra đời & phát triển, về người sáng tác, về cách thức sáng tác & lưu truyền, về nội dung tư tưởng & thể loại nghệ thuật
Mục lục [ẩn]
- 1Đặc trưng của văn học dân gian
- 1.1Tính truyền miệng của văn học dân gian
- 1.2Quá trình sáng tác tập thể (Tính tập thể)
- 1.3Tính hiện thực của văn học dân gian
- 2Hệ thống thể loại của văn học dân gian
- 2.1Thần thoại
- 2.2Sử thi
- 2.3Truyền thuyết
- 2.3.1Khái niệm
- 2.3.2Nhân vật
- 2.3.3Đặc trưng thi pháp
- 2.3.3.1Hiện thực và tưởng tượng trong truyền thuyết
- 2.3.3.2Cốt truyện truyền thuyết
- 2.3.3.3Đặc trưng nhân vật
- 2.3.3.4Ngôn ngữ truyền thuyết
- 2.4Cổ tích
- 2.4.1Khái niệm
- 2.4.2Đặc trưng thi pháp
- 2.5Ngụ ngôn
- 2.5.1Khái niệm
- 2.5.2Nguồn gốc
- 2.5.3Nội dung truyện
- 2.5.4Đặc trưng thi pháp
- 2.6Một số thể loại khác
- 3Xem thêm
- 4Chú thích
Đặc trưng của văn học dân gian[sửa | sửa mã nguồn]Tính truyền miệng của văn học dân gian[sửa | sửa mã nguồn]
- Tác phẩm VHDG được lưu giữ bằng phương thức truyền miệng từ đời này sang đời khác, từ địa phương này sang địa phương khác.
- Tính truyền miệng làm nên nhiều bản, gọi là dị bản.
Quá trình sáng tác tập thể diễn ra như sau:
- Đầu tiên 1 người khởi xướng, tác phẩm hình thành và được tập thể tiếp nhận
- Sau đó những người khác tiếp tục lưu truyền & sáng tác lại làm cho tác phẩm biến đổi dần, hoàn thiện & phong phú thêm về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật.
- VHDG là tài sản chung của mỗi tập thể, mỗi cá nhân đều có thể sửa chữa, bổ sung tác phẩm VHDG theo quan điểm & khả năng nghệ thuật của mình.
Tính hiện thực của văn học dân gian thể hiện rõ nét nhất ở những bài ca nghi lễ, bài hát đối đáp giao duyên, các bài hò lao động,..., gắn bó và phục vụ cho các sinh hoạt cộng đồng của nhân dân.
Hệ thống thể loại của văn học dân gian[sửa | sửa mã nguồn]Thần thoại[sửa | sửa mã nguồn]Bài chi tiết: Thần thoạiThần thoại là loại hình tự sự dân gian thường kể về các vị thần, xuất hiện ở thời công xã nguyên thuỷ nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên của người Việt
Sử thi[sửa | sửa mã nguồn]Bài chi tiết: Sử thiSử thi là những tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hay nhiều biến cố lớn lao diễn ra trong đời sống cộng đồng của nhân dân thời cổ đại. Nhân vật của sử thi mang cốt cách của cộng đồng, tượng trưng cho sức mạnh, niềm tin của cộng đồng.
Xem thêm về một số bộ sử thi nổi tiếng: Sử thi Đẻ đất đẻ nước (Mường), sử thi Đăm Săn, sử thi Uylixơ (Hy Lạp)…Truyền thuyết[sửa | sửa mã nguồn]Bài chi tiết: Truyền thuyếtKhái niệm[sửa | sửa mã nguồn]Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về những sự kiện và nhân vật có liên quan đến lịch sử, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyện thể hiện cách đánh giá và thái độ của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện lịch sử được kể đến.
Nhân vật[sửa | sửa mã nguồn]Trong truyền thuyết, nhân vật có liên quan đến lịch sử nhưng không phải là nhân vật lịch sử. Nhân vật trong truyền thuyết thường có xu hướng lý tưởng hoá: nhân dân gửi vào đó ước mơ, khát vọng của mình. VD: Khi có lũ lụt, họ ước mơ có thần trị thuỷ (Sơn Tinh), khi có giặc, họ ước mơ có người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm không màng danh lợi (Thánh Gióng), khi hoà bình, họ ước mơ có thần sáng tạo văn hoá (Lang Liêu),…
Đặc trưng thi pháp[sửa | sửa mã nguồn]Hiện thực và tưởng tượng trong truyền thuyết[sửa | sửa mã nguồn]Hiện thực trong truyền thuyết là hiện tượng xã hội loài người nhưng được bó hẹp trong phạm vi từ bộ tộc đến bộ lạc, rồi tiến dần đến nhà nước có xã hội chuyên chế.
Nhân dân thường dùng yếu tố tưởng tượng kì ảo để thể hiện tính tưởng tượng trong truyền thuyết. Những yếu tố ấy không có thật ngoài đời nhưng có thật trong tâm tình của nhân dân với lịch sử.
Thường xoay quanh nhiều nhân vật, thậm chí có thể xây dựng thành 2 hệ thống nhân vật đối lập nhau.
Đặc trưng nhân vật[sửa | sửa mã nguồn]Nhân vật của truyền thuyết chủ yếu là người hoặc bán thần (thần nhưng có khát khao, ước mong, nguyện vọng giống con người, hay còn gọi là ‘’nửa thần nửa người’’)
Ngôn ngữ truyền thuyết[sửa | sửa mã nguồn]Cô đọng, ít miêu tả, chủ yếu là thuật lại hành động của nhân vật, kể những hoàn cảnh xuất thân của nhân vật. Lời thoại của nhân vật là lời thể hiện lòng nhiệt huyết của nhân vật đối với đất nước trong hoàn cảnh lâm nguy. Không gian được sử dụng trong truyền thuyết là không gian đời thường – xã hội – chiến trường – đất nước.
Những truyền thuyết dân gian thường có cái cốt lõi là sự thật lịch sử mà nhân dân ta, qua nhiều thế hệ, đã lí tưởng hoá, gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình, cùng với thơ và mộng, chắp đôi cánh của trí tưởng tượng dân gian, làm nên những tác phẩm văn hóa mà đời đời con người còn ưa thích. [1]Cổ tích[sửa | sửa mã nguồn]Bài chi tiết: Cổ tíchKhái niệm[sửa | sửa mã nguồn]Cổ tích là loại truyện dân gian kể về một số kiểu nhân vật quen thuộc: nhân vật bất hạnh, nhân vật xấu xí, nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch,…, thường có yếu tố tưởng tượng thần kì độc đáo. Cố tích thường thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công… Cố tích ra đời khi xã hội đã có sự phân chia giai cấp.
Đặc trưng thi pháp[sửa | sửa mã nguồn]Trong mỗi truyện cổ tích đều có những yếu tố của thực tế, nhưng những yếu tố ấy lại được hư cấu kì ảo để xây dựng nên một thế giới khác với thế giới hiện tại - thế giới cổ tích, mà trong thế giới ấy, mọi điều đều có thể xảy ra.
Trong cổ tích, người ta bay trên không trung, ngồi lên tấm thảm biết bay, đi hia bảy dặm,..., và nói chung, truyện cổ tích đã mở ra trước mắt con người ta cánh cửa sổ để trông vào một cuộc sống khác, mơ tưởng cuộc sống tốt đẹp hơn.[2]Ngụ ngôn[sửa | sửa mã nguồn]Bài chi tiết: Ngụ ngônKhái niệm[sửa | sửa mã nguồn]Là loại truyện được viết theo phương thức tự sự dân gian rất ngắn gọn, viết bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện của đồ vật, con vật,... hoặc chính con người để nói bóng gió chuyện con người, nhằm gửi đến người đọc một triết lý, một quan niệm sống; hoặc khuyên nhủ, răn dạy con người ta một bài học nào đó trong cuộc sống.
Nguồn gốcđã bảo khó rồi mà. Thánh Văn đâu phải dễ
(đề ôn thi học kì đấy, phải thuộc hết, cả ý nghĩa từng chuyện nữa, hayzay............)
- Truyền thuyết: Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện lịch sử và nhân vật được kể lại.
- Truyện cổ tích: Loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc: nhân vật bất hạnh; nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ; nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch; nhân vật là động vật. Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
- Ngụ ngôn: Loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
- Truyện cười: Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán thói hư tật xấu trong xã hội.
STT |
Truyền thuyết |
Cổ tích |
Truyện ngụ ngôn |
Truyện cười |
1 |
Con Rồng cháu Tiên |
Sọ dừa |
Ếch ngồi đáy giếng |
Treo biển |
2 |
Bánh chưng, bánh giầy |
Thạch Sanh |
Thầy bói xem voi |
Lợn cưới, áo mới |
3 |
Thánh Gióng |
Em bé thông minh |
Đeo nhạc cho mèo |
|
4 |
Sơn Tinh Thủy Tinh |
Cây bút thần |
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng |
|
5 |
Sự tích Hồ Gươm |
Ông lão đánh cá và con cá vàng |
1. Hãy đọc lại, ghi chép và học thuộc định nghĩa ở những phân chú thích trong sách giáo khoa này về các thể loại: truyền thuyết, cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười.
- Truyền thuyết: Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện lịch sử và nhân vật được kể lại.
- Truyện cổ tích: Loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc: nhân vật bất hạnh; nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ; nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch; nhân vật là động vật. Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
- Ngụ ngôn: Loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
- Truyện cười: Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán thói hư tật xấu trong xã hội.
2. Viết lại tên những truyện dân gian mà e đã học và đã đọc
STT | Truyền thuyết | Cổ tích | Ngụ ngôn | Truyện cười |
1 | Con Rồng cháu Tiên | Sọ dừa | Ếch ngồi đáy giếng | Treo biển |
2 | Bánh chưng, bánh giầy | Thạch Sanh | Thầy bói xem voi | Lợn cưới, áo mới |
3 | Thánh Giống | Em bé thông minh |
Đeo nhạc cho mèo |
|
4 | Sơn Tinh Thủy Tinh | Cây bút thần | Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng | |
5 | Sự tích Hồ Gươm | Ông lão đánh cá và con cá vàng |
3. Nêu ý nghĩa nội dung của từng truyện
* Truyền thuyết
- Con Rồng cháu Tiên
Truyện con Rồng cháu Tiên có nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo, nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người việt.
- Bánh chưng, bánh giầy
+ Truyện giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, đó là hai thứ bánh tiêu biểu có trong ngày Tết cổ truyền nước ta.
+ Truyện cũng phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông.
+ Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
- Thánh Giong
Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì, hoang đường song là biểu tượng về lòng yêu nước và sức mạnh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Thể hiện quan niệm và ước mơ cùa nhân dân ta về hình mẫu lí tưởng của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Bên cạnh đó, truyền thuyết cũng nói lên sức mạnh tiềm tàng, ấn sâu bên trong những con người kì dị.
- Sơn Tinh Thủy Tinh
Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng
- Sự tích Hồ Gươm.
Truyện ca ngợi tính chính nghĩa, tính nhân dân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Có chính nghĩa (thuận theo ý Trời), được nhân dân mọi miền ủng hộ nên cuộc khởi nghĩa đã toàn thắng.
Truyện suy tôn vai trò người anh hùng Lê Lợi, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa, được tổ tiên (đứcLong Quân) phù trợ, được nghĩa quân, nhân dân tôn vinh đã có công đánh giặc cứu nước, đem lại thái bình cho nhân dân.
* Cổ tích
- Sọ dừa
Truyện Sọ Dừa đề cao, ca ngợi vẻ đẹp bên trong của con người. Từ đó, truyện nêu một bài học kinh nghiệm khi đánh giá con người: phải xem xét toàn diện, không chỉ dừng lại ở biểu hiện bề ngoài. Đó là ý nghĩa nhân bản, thể hiện đạo lý truyền thống của nhân dân. Truyện còn đề cao lòng nhân ái: "Thương người như thể thương thân". Chính lòng nhân ái sẽ đem lại hạnh phúc cho con người.
Truyện khẳng định niềm tin vào sự chiến thắng cuối cùng của sự công bằng đối với những bất công, khẳng định sự chiến thắng của tình yêu chân chính đối với sự tham lam, độc ác.
- Thạnh Sanh
Niêu cơm: đã hàng binh, ăn mãi không hết. có khả năng phi thường quân giặc khâm phục. Qua đó thế hiện tấm lòng nhân đạo, tình yêu hòa bình của nhân dân ta. Tình người, lòng nhân đạo của Thạch Sanh không bao giờ vơi cạn.
Tiếng đàn: Cây đàn thần giúp nhân vật được giải oan, giải thoát (cứu công chúa, vạch mặt Lý Thông), khiến quân 18 nước chư hầu phải bãi binh. Tiếng đàn tượng trưng cho công lí và khát vọng hòa bình, muốn giải quyết chiến tranh bằng hòa bình, bằng lẽ phải của chính nghĩa.
- Em bé thông minh
Ý nghĩa chuyện Câu chuyện cổ tích Em bé thông minh đề cao phẩm chất trí tuệ của con người, cụ thể là người lao động nghèo. Đó là trí thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú, qua những kinh nghiệm được tích lũy từ lao động sản xuất. Câu chuyện đã đem lại cho cuộc sông tiếng cười hồn nhiên vui vẻ. Thông qua các tình huống bất ngờ, truyện đã đem lại cho người đọc, người nghe những tiếng cười vui vẻ, thú vị.
- Cây bút thần
Cây bút thần là một truyện cố tích đặc sắc của kho tàng cổ tích Trung Quốc và nhân loại. Truyện kể về một cậu bé thông minh, tài giỏi, với cây bút thần trong tay đã giúp ích rất lớn cho cuộc đời.
- Ông lão đánh cá và con cá vàng
Ý nghĩa tượng trưng của hình tượng cá vàng cũng là ý nghĩa chủ đề của truyện: Cá vàng thể hiện niềm biết ơn đối với những tấm lòng nhân hậu; cá vàng thể hiện ước mơ công lí về sự trừng phạt đối với kẻ vong ân bội nghĩa, đối với lòng tham lam, ích kỉ đến độc ác của con người.
* Ngụ ngôn
- Êch ngồi đáy giếng
Dù sống ở trong môi trường nào cũng không nên bó hẹp suy nghĩ, phải chú ý học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết. Và khi thay đổi môi trường sống hoặc lĩnh vực nghề nghiệp quen thuộc phải thận trọng, khiêm tốn tìm hiểu để thích nghi; tránh chủ quan, kiêu ngạo, suy nghĩ nông cạn, hạn hẹp.
- Thầy bói xem voi
Thầy bói xem voi là truyện ngụ ngôn mang đầy tính giải trí và khuyên răn con người khi đánh giá về một sự vật sự việc nào đó ta không nên chỉ nhìn ở một khía cạnh mà đánh giá.
- Chân Tay Tai Mắt Miệng
Truyện Chân, Tay, Tai, Mắt và Miệng kể về thái độ của các bộ phận trên cơ thể người với nhau. Chân, Tay, Tai, Mắt xuất phát từ những biểu hiện bên ngoài như Chân phải đi, Mắt phải nhìn, Tay phải làm, Tai phải nghe để phân bì với lão Miệng suốt ngày chỉ biết ăn. Họ nhìn thấy những việc làm của họ chỉ để phục vụ cho lão Miệng ăn không ngồi rồi kia. Vậy là họ đi kiện với chính lão Miệng. Kết cục của câu chuyện không nằm ngoài những quy luật của tự nhiên: các bộ phận phải phục tùng toàn thể, quyền lợi của cá nhân gắn liền với quyền lợi tập thể.
* Truyện cười
- Treo biển
Truyện “Treo biển” đã tạo nên tiếng cười vui vẻ, có ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu bản lĩnh, thiếu suy nghĩ độc lập khi làm việc, cũng như khi nghe người khác góp ý, nhận xét. Đó là những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe ý kiến của người khác.
- Lợn cưới áo mới
Qua câu chuyện về hai anh chàng khoe của gặp nhau và đối thoại với nhau câu chuyện nhằm phê phán những người có tính khoe khoang, luôn tỏ ra hơn người khác,là một tính xấu mà mỗi người không nên có. Tính khoe của biến con người thành những kẻ lố bịch, hợm hĩnh, trở thành đối tượng cho mọi người cười chê.