K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 10 2019

- Vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, trong khu vực nhiệt đới gió mùa, tiếp giáp với Biển Đông rộng lớn, nên có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

5 tháng 7 2018

Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa do:

* Tính chất nhiệt đới

Vị trí địa lí của nước ta: điểm cực Bắc gần chí tuyến Bắc, điểm cực Nam cách Xích đạo không xa. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu bắc nên nền nhiệt cao và lượng bức xạ lớn

*Tính chất ẩm

- Nước ta nằm kề biển Đông, đường bờ biển kéo dài trên 3260 km . Biển Đông đã làm biến tính các khối khí thổi vào đất liền: tăng nhiệt ẩm cho khối khí từ phương bắc xuống, làm dịu mát các khối khí nóng từ phương nam lên.

- Hình dáng lãnh thổ hẹp ngang kéo dài theo chiều vĩ tuyến. Hướng nghiêng chung của địa hình là TB - ĐN thấp dần ra biển đã tạo thuận lợi cho các luồng gió hướng đông nam từ biển thâm nhập vào sâu trong đất liền

- Gió mùa kết hợp với tác động của biển Đông đã mang đến cho nước ta lượng mưa lớn, độ ẩm cao

* Tính chất gió mùa

Nước ta nằm ở rìa đông của lục địa Á - Âu, trung tâm của khu vực gió mùa châu Á, nơi giao lưu của các khối khí hoạt động theo mùa

Chúc em học tốt!

5 tháng 2 2016

Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, lí do :

- Vị trí địa lí đã quy định khí hậu Viêth nam mang tính chất nhiệt đới : nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến của bán cầu Bắc.

- Nước ta nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của Gió Mậu Dịch (tín phong) và gió mùa Châu Á, khu vực gió mùa điển hình nhất thế giới, nên khí hậu nước ta có hai mùa rõ rệt. Tác động của các khối khí di chuyển qua biển kết hợp với vai trò của Biển Đông - nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ảm, đã mang lại cho nước ta lượng mưa lớn và độ ẩm không khí cao.

12 tháng 1 2018

HƯỚNG DẪN

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

+ Chỉ tính những con sông có chiều dài trên 10 km thì trên toàn lãnh thổ đã có 2360 sông. Dọc bờ biển, trung bình cứ 20 km lại gặp một cửa sông.

+ Sông nhiều, nhưng phần lớn là sông nhỏ. Trong tổng số các sông dài trên 10km, có đến 93% là các sông nhỏ và ngắn (diện tích lưu vực dưới 500km2). Các sông lớn như sông Hồng, Mê Công (Cửu Long) chỉ có phần trung lưu và hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta.

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều với cường độ lớn tập trung vào một mùa trên địa hình 3/4 là diện tích đồi núi với độ dốc lớn đã cắt xẻ tạo thành mạng lưới sông ngòi dày đặc.

- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.

+ Lượng nước lớn, tổng lượng nước là 839 tỉ m3/năm (trong đó 60% lượng nước là từ phần lưu vực bên ngoài lãnh thổ). Nguyên nhân chủ yếu do lượng mưa lớn (trung bình năm từ 1500 - 2000mm).

+ Tổng lượng phù sa hằng năm của sông ngòi trên lãnh thổ nước ta khoảng 200 triệu tấn/năm. Nguyên nhân do mưa nhiều, tập trung vào một mùa với cường độ lớn trên địa hình có 3/4 đồi núi với độ dốc lớn, lớp vỏ phong hóa dày, nhiều nơi mất lớp phủ thực vật...  

- Chế độ nước theo mùa.

+ Nhịp điệu của dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát nhịp điệu mưa. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô. Lượng nước mùa lũ gấp 2 - 3 lần, có nơi đến 4 lần lượng nước mùa cạn và chiếm 70 - 80% lượng mưa cả năm. (Mùa lũ trên các sông ở Bắc Bộ từ tháng 6 - 10, ở Trung Bộ: 9-12, ở Nam Bộ: 7 - 11; nhìn chung đến muộn hơn mùa mưa 1 tháng và kết thúc đồng thời với thời gian mùa mưa).

+ Đỉnh lũ của sông ngòi tương ứng với thời gian đỉnh mưa. (Đỉnh lũ của các sông ở Bắc Bộ là tháng VIII, Trung Bộ: XI, Nam Bộ: X).

+ Chế độ mưa diễn biến thất thường làm cho chế độ dòng chảy cũng diễn biến thất thường.

17 tháng 9 2019

HƯỚNG DẪN

a) Hệ sinh thái:

- Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng của khí hậu nóng ẩm là rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh; tuy nhiên hiện nay còn lại rất ít.

- Phổ biến hiện nay là rừng thứ sinh vói các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa biến dạng khác nhau, từ rừng gió mùa thường xanh, rừng gió mùa nửa rụng lá, rừng thưa khô rụng lá tới xavan, bụi gai hạn nhiệt đới.

b) Thành phần loài: Thành phần các loài nhiệt đới chiếm ưu thế.

- Thực vật: Phổ biến là các loài thuộc các họ cây nhiệt đới (họ đậu, vang, dâu tằm, dầu).

- Động vật: Các loài chim, thú nhiệt đới (công, trĩ, gà lôi, khỉ, vượn, nai, hoẵng)... bò sát, ếch nhái, côn trùng.

c) Cảnh quan tiêu biểu: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit.

26 tháng 2 2018

HƯỚNG DẪN

- Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, nên có tài nguyên khoáng sản phong phú.

- Vị trí nước ta nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật (luồng từ Hoa Nam và Himalaya xuống, luồng từ Ấn Độ và Mianma sang, luồng từ Inđônêxia - Malaixia lên) nên tài nguyên sinh vật phong phú.

- Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới Bán cầu Bắc, nên có nền nhiệt độ cao, tổng số giờ nắng lớn; lại nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Tín phong và gió mùa châu Á, khu vực gió mùa điển hình nhất trên thế giới, nên có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

22 tháng 5 2016

- Biểu hiện:

 + Tính chất nhiệt đới: tổng lượng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ quanh năm dương, nhiệt độ trung bình năm cao: >20o C (trừ vùng núi cao); nhiều nắng: tổng số giờ năng: 1400-3000giờ/năm.

+ Tính ẩm: những sườn đón gió biển hoặc núi cao lượng mưa trung bình: 3500-4000mm/năm. Độ ẩm không khí cao > 80%, cân bằng ẩm luôn dương.

+ Gió mùa: qunah năm nước ta có hoạt động của gió mùa: gió mùa mùa đông thổi từ  tháng XI đến tháng IV năm sau, làm cho miền Bắc nước ta có mùa đông lạnh. Gió mùa mùa hạ thổi từ tháng V đến tháng X. Gió mùa mùa hạ và dải hội tụ nhiệt đới đã gây mưa cho cả nước.

- Nguyên nhân:

+ Do vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến. Hàng năm nước ta nhận được lượng bức xạ Mặt trời lớn và ở mọi nơi trong năm đều có MT 2 lần lên thiên đỉnh.

+ Nhờ tác động của biển Đông, cùng các khối khí di chuyển qua biển, kho đến nước ta gặp các địa hình chắn gió và các nhiễu động của khí quyển gây mưa lớn.

+ Nằm trong vùng nội chí tuyến BBC nên có tín phong BBC hoạt động quanh năm. Mặt khác khí hậu VN còn chịu ảnh hưởng của các khối khí hoạt động theo mùa với 2 mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Gió mùa đã lấn át gió tín phong; vì vậy tín phong chỉ thổi xen kẽ gió mùa và chỉ có tác động rõ rệt vào  thời kì chuyển tiếp giũa 2 mùa gió.

18 tháng 12 2018

HƯỚNG DẪN

- Thời gian: từ tháng XI - IV.

- Hướng: đông bắc.

- Nguồn gốc: từ cao áp Xibia.

- Tính chất: lạnh khô.

- Hoạt động (phạm vi, thời gian):

+ Gió mùa Đông Bắc xâm nhập trực tiếp vào vùng Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ, xâm nhập vào Tây Bắc theo các thung lũng sông và thổi về phía nam. Khi di chuyển về phía nam, gió mùa Đông Bắc suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã; chỉ có những đợt có cường độ mạnh thì mới vượt qua được dãy núi này, nhưng đã bị biến tính mạnh, hầu như không còn lạnh nữa.

+ Nửa đầu mùa đông (khoảng tháng XI - I): Gió Đông Bắc thổi qua lục địa Trung Hoa rộng lớn, khi vào nước ta gây nên thời tiết lạnh khô ở Bắc Bộ. Từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế do gặp dãy Trường Sơn Bắc, nên gây mưa lớn.

+ Nửa sau mùa đông (khoảng tháng II - IV): Gió Đông Bắc bị lệch qua biển được tăng cường ẩm, khi thổi vào nước ta gây nên thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

- Tác động đến khí hậu nước ta:

+ Gây ra một mùa đông lạnh ở miền Bắc, có 3 tháng nhiệt độ dưới 18°C; đồng thời đó cũng là mùa khô, nhưng không khô hạn lắm, do có mưa phùn.

+ Gây ra sự phân hóa về nhiệt và mưa ở miền Bắc và cả nước.

24 tháng 9 2018

HƯỚNG DẪN

- Vào mùa hạ ở nước ta (tháng V - X) có hoạt động của gió Tây Nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến, gió mùa Tây Nam có nguồn gốc từ cao áp cận chí tuyến Nam bán cầu lên và Tín phong Bán cầu Bắc.

- Gió Tây Nam từ Bắc Ấn Độ Dương: vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp vào nước ta, gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, gây ra thời tiết khô nóng.

- Gió mùa Tây Nam: Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam xuất phát từ cao áp cận chí tuyến Bán cầu Nam hoạt động mạnh. Khi vượt qua vùng biển Xích đạo, khối khí này trở nên ẩm hơn, thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa tháng 9 cho Trung Bộ. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ tạo nên "gió mùa Đông Nam" vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta.

- Tín phong Bán cầu Bắc (còn gọi là Tín phong Đông Bắc) hoạt động thường xuyên quanh năm ở nước ta.

+ Đầu mùa hạ, Tín phong Bán cầu Bắc gặp gió Tây Nam từ Bắc Ấn Độ Dưong đến tạo nên dải hội tụ nhiệt đới chạy theo hướng kinh tuyến, gây mưa Tiểu mãn cho miền Trung.

+ Giữa và cuối mùa hạ, Tín phong Đông Bắc gặp gió mùa Tây Nam có nguồn gốc từ Nam bán cầu lên tạo nên dải hội tụ chạy theo hướng vĩ tuyến, vắt ngang qua nước ta, gây biến động dữ dội thời tiết (mưa, áp thấp, bão...). Dải hội tụ này dịch chuyển từ Bắc vào Nam theo chuyển động biểu kiến của Mặt Trời, tháng 8 vắt ngang qua Bắc Bộ, tháng 9 và 10 dịch chuyển vào Nam Bộ và Trung Bộ.

+ Gió Tây Nam từ Bắc Ấn Độ Dương (vào đầu mùa hạ) và gió mùa Tây Nam (vào giữa và cuối mùa hạ) đều thổi theo từng đợt; những lúc các gió này suy yếu, Tín phong Bắc bán cầu gây ra thời tiết khô.

- Gió Tây Nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến, gió mùa Tây Nam và Tín phong Bán cầu Bắc đều làm cho nền nhiệt cả nước cao trong mùa hạ.

4 tháng 2 2016

- Tính chất nhiệt đới :
nước ta nằm ở trong vùng nội chí tuyến , mỗi năm nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn do góc nhập xạ lớn và mọi nơi trong năm đều có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh .Tổng lượng bức xạ mặt trời làm nhiệt độ trung bình ở nước ta cao ( > 20 độ ) .Vì vậy mà khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới 
-Lượng mưa ,độ ẩm :
lượng mưa trung bình năm từ 1500-2000mm/năm do các khối khí di chuyển qua biển ( có cả biển Đông ) đã đem lại nước ta lượng mưa lớn .Độ ẩm > 80% nên khí hậu mang tính chất ẩm 
- Gió mùa : 
nước ta có hai mùa gió chính : gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ 
+ gió mùa mùa đông :hoạt động từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau ,thổi về miền Bắc nước ta theo hướng đông bắc nên còn gọi là gió mùa đông bắc. Vào đầu mùa đông ,ở lục địa Á-Âu hình thành nên trung tâm áp cao XiBia với phạm vi rộng lớn.Tại bán cầu Nam hình thành nên hai áp thấp lớn ở lục địa Ôxtraylia và phía nam châu Phi,gió thổi từ áp cao Xibia mang tính chất Lạnh và khô thổi về 2 áp thấp này theo hướng Đông Bắc và trên đường di chuyển nó đi qua Việt Nam gây nên một mùa đông lạnh và ít mưa ở miền Bắc nước ta .Khi di chuyển xuống miền Nam ,gió mùa đông bắc bị suy yếu dần và hầu như bị chặn lại ở dãy bạch mã .Cuối đông (tháng 2 và 3) ở bắc Thái Bình Dương xuất hiện áp thấp có tên là Aleut hút gió mùa lệch về phía biển Đông đem theo hơi ẩm trở nên lạnh và ẩm ,gây mưa phùn cho vùng ven biển và các đồng bằng ở Bắc Bộ và Trung Trung Bộ 
+ Gió mùa mùa hạ : hoạt động vào tháng 5 đến tháng 10 vào nước ta theo hướng Tây Nam .Đầu hạ bán cầu Bắc hình thành nên áp thấp Ỉan ở châu Á và Bắc Phi ,trong khi đó ở bán cầu nam hình thành nên áp cao Bắc Thái bình Dương .Gió thổi từ lục địa Á Âu về đây theo hướng Tây Nam mang theo lượng ẩm lớn và khi vào nước ta gây mưa lớn cho vùng đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên .Tuy nhiên khi vượtt qua các dãy núi chạy dọc theo biên giới Việt Lào và dãy Trường Sơn ,gió bị biến tính trở nên khô nóng hay còn gọi là gió Fơn .Giữa và cuối mùa hạ ,gió Tín Phong bán cầu Nam từ áp cao Nam Ấn Độ Dương và khối khí xích đạo hoạt động mạnh lên .Khi vượt qua xích đạo ,gió đổi hướng Đông Nam thành Tây Nam (do tác động của lực Coriôlit ) đi qua vùng biển nhiệt đới va trở nên nóng ẩm hơn gây mưa lớn và kéo dài cho vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên .Kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới ,gió gây mưa cho cả nước ta .
=> nên khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm

24 tháng 6 2020

dài thế bạn. Ko làm ngắn hơn được à

10 tháng 6 2018

HƯỚNG DẪN

- Vào mùa đông ở nước ta (tháng XI đến tháng IV), có sự hoạt động của gió mùa Đông Bắc và Tín phong Bán cầu Bắc.

- Gió mùa Đông Bắc:

+ Khối khí lạnh từ cao áp phương Bắc thổi vào nước ta theo hướng đông bắc, gọi là gió mùa Đông Bắc, hoạt động ở miền Bắc nước ta; khi đi về phía nam, gió bị suy yếu và bị chặn lại ở dãy Bạch Mã, chỉ có những đợt có cường độ mạnh mới thổi qua được.

+ Tác động đến chế độ nhiệt: Với tính chất lạnh khô, gió này làm nền nhiệt ở miền Bắc hạ thấp, có 3 tháng nhiệt độ dưới 18°C. Ở Đông Bắc, các thung lũng giữa các cánh cung núi hút gió mạnh làm nhiệt độ thấp nhất; dãy Hoàng Liên Son ngăn không cho gió này xâm nhập trực tiếp vào Tây Bắc, phải xâm nhập theo thung lũng sông Hồng, sông Đà từ đồng bằng Bắc Bộ lên, nên cùng một độ cao, nhiệt độ ở Tây Bắc cao hơn ở Đông Bắc. Càng đi về phía nam, gió mùa Đông Bắc bị suy yếu và biến tính, nên không còn lạnh như ở Bắc Bộ nữa.

+ Tác động đến chế độ mưa: Nửa đàu mùa đông, gió mùa Đông Bắc thổi qua lục địa Trung Hoa rộng lớn, khi đi vào nước ta gây thời tiết hanh khô cho Bắc Bộ; khi vào miền Trung, gặp dãy Trường Sơn Bắc, gây mưa cho khu vực từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế.

- Tín phong Bán cầu Bắc: Tín phong Bán cầu Bắc (còn gọi là Tín phong Đông Bắc) hoạt động quanh năm trên phạm vi cả nước, tính chất của gió này là nóng, khô và tương đối ổn định.

+ Ở miền Bắc, Tín phong Đông Bắc thổi xen kẽ với gió mùa Đông Bắc, mạnh lên khi gió mùa Đông Bắc suy yếu, gây nên thời tiết khô ấm giữa những ngày đông lạnh giá.

+ Ở miền Nam, Tín phong Đông Bắc thống trị, gây nên một mùa khô sâu sắc ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

+ Ở Trung Bộ: Tín phong Đông Bắc gặp dãy Trường Sơn gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ.