K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 10 2021

Tham khảo:

Nghe được tin quân Thanh sang đóng ở Thăng Long, lòng ta vô cùng tức giận định sai quân ra đánh nhưng lại nhận được lời khuyên từ các vị tướng là hãy đợi dân chúng yên lòng rồi hãy khởi binh, lúc đó vẫn chưa muộn. Ngày 25 tháng chạp, ta lên ngôi Hoàng Đế, lấy hiệu là Quang Trung, danh chính ngôn thuận khởi binh dẹp giặc.

Sau khi lên ngôi, ta lập tức bàn giao kế hoạch tác chiến đánh quân Thanh, tổ chức những cuộc duyệt binh, động viên tinh thần cho binh lính, nâng cao ý chí quyết tâm đánh quân xâm lược. Để có thể hành quân nhanh chóng, bảo toàn và ổn định sức lực cho binh sĩ trong nhiều ngay đi thì ta đã nảy ra ý tưởng là mỗi người tự mang vũ khí, lương thực, đồ dùng cần thiết cho riêng mình nhưng mà phải gọn nhẹ. Ta cảm thấy rất hài lòng khi xưa nay chưa bao giờ đi đánh trận mà lại nhanh, gọn mà lại đầy đủ như thế này. Lại còn được đi tới đâu, dân làng tiếp đón nồng hậu và cho thêm bao nhiêu là lương thực nhưng vì nghe lệnh ta nên binh sĩ chỉ lấy những thứ gì cần thiết và trả lại cho dân chúng những món đồ không cần, bỏi thế nên binh sĩ hành quân suốt ngày đêm mà tinh thần, sức khỏe vẫn ổn định.

Khi đến Nghệ An, ta cho mọi người dừng lại nghỉ ngơi 10 ngày, và mở thêm một cuộc duyệt binh nữa ở đây. Nên chưa mấy lúc là đoàn quân đã tăng thêm được số lượng binh lính cần thiết, và ta cho đoàn quân tiến thẳng ra Bắc. Đầu tiên, ta cho người tiêu diệt một toán quân gián điệp trên sông Giáng. Sau đó, vào ngày 3 tháng Giêng, ta cho quân tiến vào đánh Hà Hồi. Bằng kế hoạch là làm cho quân giặc hoang mang, ta cho quân bao vây thành và phát loa, đốt lửa, đem nồi niêu xoong chảo ra tạo tiếng động lớn, lính trong thành liền bị bất ngờ vì sợ không biết ở bên ngoài có bao nhiêu người nên đã đầu hàng xin được tha thứ. Ta đoán quả là đúng, chiếm gọn thành mà không cần đến một mũi tên nào.

Sau thắng lợi, ta liền tiến đến đánh thành Ngọc Hồi vào ngày 5 tháng giêng, vì là điểm trọng yếu nên quân địch có thể liều chết với ta mà giữ thành. Nên ta cho xếp rơm thành lớp, cử người người khỏe mạnh mỗi người một tấm, cầm con dao ngắn, 20 người khác cầm binh khí theo sau dàn trận chữ “nhất”. Để làm tăng dũng khí cho quân, ta đã tự mình quấn khăn vàng vào cổ tỏ vẻ quyết thắng. Cưỡi lên mình một con voi, ta cho quân tiến vào, quân Thanh thấy chống trả không nổi nên đã bỏ chạy tán loạn. Sầm Nghi Đống thì thắt cổ tự tử. Xác quân giặc chất thành núi.

Giữa trưa, ta cho quân tiến vào thành Thăng Long, vì mải mê rượu chè nên nghe tin quân ta tiến vào, Tôn Sĩ Nghị không kịp mặc giáp mà lên ngựa bỏ chạy hướng qua cầu phao nghe tin đó nên bọn giặc đã cuống cuồng giành nhau mà chạy qua cầu, khiến cho cầu bị đứt và xác chết la liệt khiến cho dòng sông Nhĩ Hà bị tắc nghẽn. Kết thúc chiến tranh, quân ta đại thắng, quân Thanh bị đáng bại hoàn toàn.

Ta vô cùng vui mừng nên đã mở tiệc khao quân, vì đã trả thù được cho nước nhà. Mối thù mà mình đã phải cam chịu suốt thời gian qua. Từ đó, đất nước thái bình, nhân dân trở lại với công việc sản xuất, cuộc sống yên vui.

8 tháng 10 2021

tham thảo :

 

Nguyễn Huệ - người anh hùng áo vải ở đất Tây Sơn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Người anh hùng áo vải ấy với thiên tài quân sự của mình đã đánh tan hai mươi chín vạn quân Thanh xâm lược, khiến cho bọn bán nước cầu vinh ê chề nhục nhã. Có thể nói Hồi thứ mười bốn trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của nhóm Ngô gia văn phái đã phản ánh khá đầy đủ chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ. Càng đọc chúng ta càng khâm phục tài năng xuất chúng của người anh hùng áo vải đất Tây Sơn ấy.

Chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ, trước hết được miêu tả gián tiếp qua lời người con gái hầu hạ trong cung vua, tâu với bà hoàng thái hậu. Mặc dù vẫn xem Nguyễn Huệ là “giặc”, gọi Nguyễn Huệ bằng “hắn”' nhưng người cung nhân ấy cũng không giấu được sự thán phục của mình trước tài năng xuất chúng của Nguyễn Huệ. Đây là một đoạn trong lời tâu của cung nhân:" Nguyễn Huệ là một tay anh hùng lão luyện dũng mãnh và có tài cầm quân. Xem hắn ra Bắc vào Nam ẩn hiện như quỷ thần không ai có thể lường hết. Hắn bắt Hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Văn Nhậm như giết con lợn...". Trong khi nói những lời ấy chắc người cung nhân đã chọn lời lẽ vừa phải, thích hợp, chưa dám bộc lộ hết ý nghĩ của mình về Nguyễn Huệ, nhưng một người vốn xem Nguyễn Huệ là “giặc" thán phục đến như thế đủ biết Nguyễn Huệ tài năng đến mức nào.


 
Ngay những người thuộc nhóm Ngô gia văn phái vốn theo “chính thống” phần nào bị quan điểm “chính thống” chi phối, trước thiên tài của Nguyễn Huệ vẫn phải ca ngợi Nguyễn Huệ một cách trung thực, khách quan. Qua việc miêu tả trực tiếp cuộc hành quân thần tốc, tác giả đã cho mọi người thấy tài năng quân sự xuất chúng của người anh hùng áo vải Tây Sơn. Được tin quân Thanh kéo vào Thăng Long, Nguyễn Huệ giận lắm, định cầm quân đi ngay. Nhưng Nguyễn Huệ đã biết nghe theo lời khuyên của mọi người, cho đắp đàn ở núi Bân tế cáo trời đất cùng các thần sông, thần núi lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu Quang Trung. Lễ xong mới hạ lệnh xuất quân. Điều này chứng tỏ mặc dù tài năng hơn người nhưng Nguyễn Huệ rất biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác.

Riêng phẩm chất ấy của ông cũng đáng để chúng ta kính nể, học tập. Việc Nguyễn Huệ tự mình đốc suất đại binh tiến ra Thăng Long vào đúng thời điểm Tết Nguyên đán cũng chứng tỏ phần nào tài năng quân sự của ông. Bời vì đó là thời điểm kẻ thù ít đề phòng nhất, dễ lơ là cảnh giác nhất. Nguyễn Huệ rất hiểu sức mạnh tinh thần, ông không chỉ có tài cầm quân mà còn có tài hùng biện. Trong lời dụ của mình, ông đã khích lệ được lòng yêu nước, căm thù giặc, truyền thống chống ngoại xâm cho tướng sĩ:" Quân Thanh sang xâm lược nước ta, hiện ở Thăng Long các ngươi đã biết chưa?... Người phương Bắc không phải giống nòi nước ta bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân ta, vơ vét của cải người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi.

Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc...". Lời dụ của Quang Trung có sức thuyết phục không kém Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn. Một điều mà các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí hết sức khâm phục Nguyễn Huệ là tài dùng người. Tiêu biểu là việc cài Ngô Thời Nhậm ở lại làm việc với các tướng Sở và Lân. Sự việc diễn ra đúng như dự đoán của Nguyễn Huệ. Ngô Thời Nhậm đã phát huy vai trò của mình "Biết nín nhịn để tránh mũi nhọn", "bên trong thì kích thích lòng quân, bên ngoài thì làm cho giặc kiêu căng’ .


 
Nguyễn Huệ còn dự đoán chính xác những sự việc sắp xảy ra. Ông là một người đầy tự tin: "Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn, chẳng qua mười ngày có thể đuổi được người Thanh". Nhưng ông cũng luôn luôn để phòng hậu hoạ: “ Quân Thanh thua trận ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế việc binh đao không bao giờ dứt". Và ông đã dự định chọn người “khéo lời lẽ' để "dẹp việc binh đao” đó cũng là Ngô Thời Nhậm. Qua cách nghĩ của vua Quang Trung thấy ông không chỉ nhìn xa trông rộng mà còn hết lòng vì dân. Ông không muốn dân phải luôn luôn chịu cảnh binh đao xương rơi máu chảy. Trong khi tiến quân ông cũng chọn cách tránh cho quân sĩ đỡ phải tổn thất: “Vua truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín. Quân thanh nổ súng bắn ra chẳng trúng người nào cả". Đó là cái giỏi cũng là cái tâm của người cầm quân.

Đoạn thuật lại việc Quang Trung đại phá quân Thanh trong Hồi thứ mười bốn (Hoàng Lê nhất thống chí) của nhóm Ngô gia văn phái hết sức sinh động. Qua đó người đọc có thể hình dung được chân dung của người anh hùng áo vải Quang Trung không chỉ là nhà quân sự thiên tài “xuất quỷ, nhập thần" mà còn là một tướng quân giàu lòng yêu nước, có ý thức dân tộc hết sức sâu sắc. Ông là hình ảnh đối lập với những tên vua bán nước, hèn nhát. Quang Trung mãi mãi được mọi người kính phục, yêu mến.

8 tháng 9

Đọc “Hồi thứ 14” trong “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái, ta thấy người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ là một bậc kì tài quân sự. Khi nghe được tin cấp báo quân Thanh sang xâm lược nước ta, ông đã tự mình vạch ra phương lược tiến đánh. Ông trực tiếp chỉ huy đại binh thần tốc, bí mật tiến ra Bắc, một cuộc tiến công chưa từng có trong lịch sử trước đó. Ông là người có tài điều binh khiển tướng, tài đó được thể hiện rõ nhất trong lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An và trong cách xử trí tướng sĩ. Lời hịch của ông là lời của non sông đất nước, kích thích lòng yêu nước, khơi gợi chí căm thù và khích lệ tinh thần xả thân cứu nước. Cách đánh giặc của Quang Trung đa dạng, linh hoạt, phong phú và luôn ở thế chủ động khiến quân giặc trở tay không kịp. Khi thì bí mật bao vây giặc ở đồn Hà Hồi; lúc thì áp sát đánh giặc dũng cảm, táo bạo ở đồn Ngọc Hồi; lúc đánh nghi binh ở đê Yên Duyên; khi mai phục ở Đầm Mực… Quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Quang Trung tiến quân như vũ bão khiến giặc đại bại “thây chất đầy đồng, máu trôi đỏ nước”, tướng Sầm Nghi Đống “thắt cổ tự vẫn”, Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy về nước “ngựa không kịp đóng yên”… Quả thật, Quang Trung là bậc anh hùng lão luyện, là nhà quân sự đại tài mà lịch sử đời đời ghi nhớ, nhân dân ta đời đời biết ơn. Xây dựng và khắc họa hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ là một thành công đặc sắc của các văn sĩ trong Ngô gia văn phái. Nó làm cho trang văn “Hoàng Lê nhất thống chí” thấm đẫm chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng Đại Việt.

6 tháng 10 2021

Tham khảo:

Vào năm Kỉ Dậu 1789, vừa nghe tin quân Thanh tiến vào Thăng Long, ta tức giận lắm. Lúc ấy ta đã định đưa quân ra Bắc đánh đuổi chúng ngay. Nhưng do long dân chưa yên, nên đành chờ lên ngôi hoàng đế rồi mới hạ lệnh xuất quân đánh giặc cũng chưa muộn.

Ngay sau khi lên ngôi, ta liền tự mình “đốc suất đại binh”, cả thủy bộ cùng lên đường. Tới Nghệ An, một vạn quân tinh nhuệ được triệu tập để phục vụ cho mục đích nước nhà. Đến Thuận Hóa, Quảng Nam, ta cho mở cuộc duyệt binh, động viên, khuyến khích quân lính, dặn quân lính ăn tết sớm, chuẩn bị hành quân vào 30 Tết, mùng 7 tháng Giêng sẽ vào Thăng Long ăn mừng, cả năm đạo quân đều lạy vâng mệnh lệnh rồi tiếp tục lên đường. Quân ta đến sống Gián, nghĩa binh trấn thủ tan rã chạy trước. Đến sông Thanh Quyết, thấy quân ta hung mạnh, quân Thanh “cong đuôi” bỏ chạy, ta liền cho quân đuổi theo, không để ai chạy thoát nhằm tránh để những toán quân Thanh ở Hà Hồi và Ngọc Hồi hay biết.

Nửa đêm mồng 3 tháng Giêng năm Kỉ Dậu, quân ta bí mật bao vây làng Hà Hồi, dùng loa truyền gọi, quân lính hò hét gây âm thanh rất lớn, như có hơn vài vạn người. quân Thanh trong làng sợ hãi, liền xin ra hàng. Mồng 5, Quân ta tiến sát đồn Ngọc Hồi trong đêm tối mù mịt, cứ mười lính khiêng một miếng ván phòng thủ, lưng dắt dao ngắn, dàn trận xong xuôi chuẩn bị chiến đấu. Quân Thanh nổ súng bắn ra, chả trúng được ai, thử hết mọi cách nhưng không thành công, đành bất lực nhìn quân ta dần tiến vào đồn.

Ngay khi chạm phải giặc, quân ta liền vứt ván, rút hết vũ khí chém bừa. Quân Thanh thất thủ bỏ chạy toán loạn cả, giẫm đạp lên nhau mà chết, xác quân Thanh la liệt khắc nơi, Sầm Nghi Đống chạy không kịp liền thắt cổ tự tử.Quân Thanh chạy thoát theo đường Vịnh Kiều, ta cho quân xuống đầm mực, cho voi chiến giẫm đạp chết đến hàng vạn. Thừa thắng xông lên, quân Tây Sơn ta tiến quân áp sát thành Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị đang dự tiệc, nghe tin sợ mất mật, không kịp mặc áo giáp, liền lên ngựa phóng thẳng về nước. Quân lính bỏ chạy giẫm đạp lên nhau chết, lúc qua cầu, cầu chịu không mà sập, quân lính ngã xuống mà chết sạch, nước sông Nhị Hà năm đó tắc nghẽn không chảy được. Quân Thanh đại bại.

Chỉ trong năm ngày đêm, ta đã trả được thù cho nước nhà, đánh đuổi hoàn toàn quân xâm lược. Là một vị vua, ta đã hoàn thành nghĩa vụ của mình khi đem lại hòa bình độc lập cho đất nước sau hơn 45 năm nội chiến. Ta vô cùng vui mừng.

Khi viết những dòng hồi kí này tôi lại hồi tượng về những kí ức hồi tôi đi làm người lính Tây Sơn cùng nhau sống chết để đẩy lùi quân Thanh về bờ cõi của chúng. Giờ đây, đất nước bình ổn, hưng thịnh tôi cũng có mặt để gặp liệt tổ liệt tông lưu hương khói cho đời sau.

15 tháng 10 2021

Tham khảo :

Ngày 30 tháng tháng chạp , vua Quang Trung hạ lệnh tiến quân . Binh linh đều nghiêm chỉnh đội ngũ mà đi . Khi đến núi Tam Điệp , Sở và Lân ra đón xin chịu tội . Vua Quang Trung phân xử xong thì cho mở tiệc khao quân , hẹn đến ngày mồng 7 sẽ vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng chiến thắng . Vua Quang Trung cho chia quân thành 5 đạo, đúng ngày gióng trống khua chiêng lên đường ra Bắc . Khi quân ra đến sông Gián , nghĩa binh trấn thủ ở đó tan vỡ chạy trước . Khi đến sông Thanh Quyết , quân Thanh do thám đi từ xa thấy bóng cũng chạy nốt , vua cho người đuổi theo đến Phú Xuyên thì bắt sống được hết không để tên nào chạy thoát nên quân Thanh ở Hà Hồi và Ngọc Hồi vẫn không hay biết gì . Nửa đêm ngày mồng 3 tháng Giêng năm Kỉ Dậu ( 1789 ) , vua Quang Trung tiến đánh đồn Hà Hồi . Ông cho quân vây kín bốn xung quanh rồi bắc loa truyền gọi . Tiếng quân lính luân phiên dạ ran vang vọng khắp không gian khiến quân số của ta như có thêm hàng vạn người . Khí thế quân Tây Sơn mạnh hơn bội phần khiến cho địch rụng rời sợ hãi , liền xin ra hàng , vũ khí bị quân ta lấy hết . Vua Quang Trung chiếm được thành Hà Hồi mà không cần phải khởi dụng binh đao . Tiến vào trận Ngọc Hồi , vua Quang Trung sai người lấy sáu chục tấm ván , ghép liền ba tấm làm một bức , bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín , tất thảy được hai mươi bức rồi chọn những người lính khỏe mạnh nhất , cứ mười người khênh một bức , lưng giắt dao ngắn , hai mươi người khác cầm binh khí theo sát phía sau , dàn trận thành chữ nhất . Vua cưỡi voi đốc thúc sát phía sau , đến mồng 5 tháng giêng thì đến sát thành Ngọc Hồi . Quân ta khí thế ngút trời , ai nấy đều quyết tâm cao độ tiến vào trận chiến sống mái với kẻ thù . Cuộc chiến ngay từ mở đầu đã vô cùng căng thẳng . Quân Thanh từ trong thành Thăng Long cho nổ súng bắn ra , nhằm vào đội quân nhưng không trúng người nào . Nhân có gió bắc , quân Thanh đã dùng ống phun khói lửa ra , khói tỏa mù trời , cách trong gang tấc không nhìn thấy gì hòng làm quân ta rối loạn , mất tinh thần . Nhưng đúng lúc ấy , trời lại nổi gió nam , thánh ra quân Thanh lại lãnh đủ , tự làm hại mình . Quân Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của vua Quang Trung , gấp rút tiến quân , vừa che chắn , vừa xông thẳng lên phía trước . Khi hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống đất , cầm dao ngắn xông lên chém bừa , những bính linh theo sát phía sau cũng nhất tề xông tới mà đánh . Tiếng gươm giáo va nhau , tiếng người vang đội , tiếng hò hét vang trời . Vua Quang Trung sừng sững ngồi trên voi chỉ huy trận đánh , tiếng vua vang rền như tiếng sấm khiến cho quân ta càng thêm vững vàng , xông tới mà đánh . Quân Thanh không chống đỡ nổi , bỏ chạy tán loạn , giày xéo lên nhau mà chết . Tên thái thú lúc bấy giờ là Sầm Nghi Đống tự thắt cổ mà chết . Quân Tây Sơn được thế chém giết lung tung , thây nằm đầy đống , mái chảy thành suối , quân Thanh đại bại . Giữa trưa hôm ấy , vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long rồi kéo quân vào thành . Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật , ngựa không kịp đóng yên , người không kịp mặc áo giáp , dẫn bọn lính kị mã của mình chuồn trước qua cầu phao , rồi nhằm hướng bắc mà chạy . Vua tôi Lê Chiêu Thống cũng hốt hoảng chạy trốn .