K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 3

* Nông nghiệp

- Trồng trọt: 

+ Cơ cấu cây trồng trong vùng đa dạng, như các cây công nghiệp lâu năm, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả,... 

+ Cây công nghiệp lâu năm như cao su, cà phê, điều,... được trồng trên quy mô lớn tại các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai. 

+ Cây công nghiệp hàng năm như mía, lạc,... được trồng ở Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu,...

+ Cây ăn quả được trồng nhiều ở Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước. Các giống cây mới được trồng trong vùng và cho năng suất cao.

- Chăn nuôi: 

+ Vùng đang đẩy mạnh phát triển đàn bò, lợn, gia cầm,... 

+ Chăn nuôi bò sữa phát triển ở Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai theo hướng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao. 

+ Chăn nuôi lợn và gia cầm phát triển ở các tỉnh trong vùng và đang chuyển đổi mạnh sang hướng nuôi công nghiệp, đặc biệt ở Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh.

* Lâm nghiệp

- Vùng Đông Nam Bộ có tổng diện tích rừng là 479,8 nghìn ha, trong đó diện tích rừng trồng là 222,5 nghìn ha (năm 2021). 

- Rừng phân bố chủ yếu ở khu vực đồi núi thuộc các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, khu vực ven biển Thành phố Hồ Chí Minh,...

- Trong đó, tỉnh Đồng Nai và Bình Phước có diện tích rừng lớn nhất (chiếm 71,2% tổng diện tích rừng toàn vùng). 

- Năm 2021, sản lượng gỗ khai thác đạt 451,3 nghìn m³, chủ yếu từ gỗ tràm, keo, cao su,... 

- Hoạt động bảo vệ rừng cũng được chú trọng phát triển, đặc biệt tại các vườn quốc gia như Cát Tiên, Côn Đảo, Bù Gia Mập, Lò Gò – Xa Mát; Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai; Khu dự trữ sinh quyển thế giới rừng ngập mặn Cần Giờ.

* Thuỷ sản

- Hoạt động nuôi trồng và khai thác thuỷ sản của vùng khá phát triển. 

- Năm 2021, sản lượng thuỷ sản trong vùng đạt hơn 518 nghìn tấn (chiếm 5,9% sản lượng cả nước). Trong đó, sản lượng thuỷ sản khai thác khoảng 374,1 nghìn tấn (chiếm 9,5% sản lượng khai thác cả nước).

- Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt diễn ra tại các lòng hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An và các sông lớn như sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Thị Vải,... Ở khu vực ven biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành nuôi trồng nhiều loại hải sản như tôm, cá,... Năm 2021, diện tích nuôi trồng thuỷ sản trong vùng khoảng 23 nghìn ha.

- Hoạt động khai thác thuỷ sản phát triển chủ yếu ở khu vực ven bờ và ngoài khơi. Các phương tiện khai thác thuỷ sản ngày càng hiện đại.

- Theo định hướng phát triển, vùng Đông Nam Bộ sẽ tăng hiệu quả trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi tập trung gắn với chế biến và thương hiệu sản phẩm. Một số khu vực sản xuất được quy hoạch thành vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như vùng sản xuất rau và hoa, sản xuất cây ăn quả xuất khẩu, chăn nuôi lợn, nuôi tôm nước ngọt và nước lợ,...

25 tháng 2 2016

a) Những điểm chung của các ngành :

- Vai trò : Đều là những ngành quan trọng ( công nghiệp trọng điểm), có vai trò to lớn cả về kinh tế và xã hội

- Nguồn lực : Tuy có những hạn chế nhưng đều có thế mạnh phát triển lâu dài

- Sự phát triển : nói chung, chúng đều khai thác được những lợi thế và phát triển mạnh

b) Thế mạnh để phát triển từng ngành

- Công nghiệp năng lượng 

   + Tài nguyên dồi dào : than, dầu khí, thủy năng, nguồn năng lượng khác

   + Thị trường rộng lớn

   + Chính sách của Nhà nước và các thế mạnh khác : công nghiệp năng lượng được đầu tư phát triển đi trước một bước

- Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản

    + Nguyên liệu tại chỗ phong phú từ các ngành nông, lâm, thủy sản

    +  Thị trường tiêu thụ rộng lớn

    + Chính sách phát triển và các thế mạnh khác : được quan tâm phát triển, thu hút đầu tư, lao động dồi dào,..

- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

    + Nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm

    + Thị trường tiêu thụ rộng lớn

    + Các nhân tố khác  : được quan tâm phát triến, thu hút đầu tư

23 tháng 2 2016

a) Tình hình phát triển

 Từ biểu đồ cơ cấu giá trị  sản xuất (theo thực tế) của các ngành trong nông nghiệp năm 2000 và năm 2007, ta lập được bảng sau :

                    Năm     2000     2007
Giá trị sản xuất ( tỉ đồng, giá thực tế)26.620,189.378,0
Tỉ trọng trong nông nghiệp (%)16,326,4

Nhận xét : 

- Giá trị sản xuất ngành thủy sản  nước ta tăng nhanh trong giai đoạn 2000-2007.

- Tỉ trọng giá trị sản xuất ngành thủy sản trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp cũng tăng nhanh.

* Sản lượng và cơ cấu sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 2000-2007

Nhận xét 

- Về sản lượng :

  + Tổng sản lượng thủy sản nước ta tăng nhanh.

Trong đó :

     # Sản lượng thủy sản đánh bắt tăng từ 413,6 nghìn tấn, tăng gấ 1,25 lần

     # Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng 1.533,7 nghìn tấn, tăng 3,60 lần

  + Tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản nuôi trồng cao hơn sản lượng thủy sản đánh bắt

- Về cơ cấu sản lượng

  + Trong cơ cấu sản lượng thủy sản, năm 2000 và năm 2005, tỉ trọng sản lượng thủy sản đánh bắt cao hơn tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng; đến năm 2007, tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng cao hơn tỉ trọng sản lượng thủy sản đánh bắt.

  + Từ năm 2000 đến 2007, cơ cấu sản lượng thủy sản có sự thay đổi theo hướng : tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng ( 24,4%), tỉ trọng sản lượng thủy  sản đánh bắt giảm tương ứng.

- Sản lượng thủy sản bình quân đầu người đạt 49,3kg ( năm 2007)

b) Phân bố

- Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhưng phát triển mạnh nhất là các tỉnh Duyên hải Nam trung Bộ và Nam Bộ. Các tỉnh dẫn đầu cả nước về sản lượng đánh bắt là Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Bình Định và Cà Mau

- Thủy sản nuôi trồng tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Các tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn là : An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long

- Ngoài ra các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Đồng Nai và Tp Hồ Chí Minh cũng có sản lượng thủy sản nuôi trồng đáng kể

9 tháng 11 2017

-Trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng

+Công nghiệp phụ thuộc vào nước ngoài

+Chỉ có một số ngành sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực, thực phẩm, phân bố chủ yếu ở Sài Gòn - Chợ Lớn

-Ngày nay

+Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng (59,3% - năm 2002)

+Cơ cấu sản xuất cân đối, bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực thực phẩm. Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và đang trên đà phát triển như dầu khí, điện lử, công nghệ cao

+Các trung tâm công nghiệp lớn nhất là Thành phố Hồ Chí Minh (chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng), Biên Hòa, Vũng Tàu

+Tuy nhiên, trong sản xuất công nghiệp cũng gặp không ít khó khăn: cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, chất lượng môi trường đang bị suy giảm

5 tháng 1 2022

c

 

19 tháng 8 2018

a) Sự khác biệt về thế mạnh tự nhiên để phát triển công nghiệp năng lượng giữa vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với vùng Đông Nam Bộ

-Lợi thế của Trung du và miền núi Bắc Bộ so với Đông Nam Bộ

+Nguồn than đá có trữ lượng lớn nhất nước ta

+Các h thống sông ở đây có trữ năng thuỷ điện ln hơn các hệ thng sông ở Đông Nam Bộ, tiêu biểu là hệ thống sông Hồng (chiếm hơn 1/3 trữ năng thuỷ điện cả nước)

-Lợi thế Đông Nam Bộ so với Trung du và miền núi Bắc Bộ

+Có nguồn dầu mỏ trữ lượng lớn

+Khí tự nhiên hàng trăm tỉ  m 3

b) Tên 3 ngành công nghiệp trọng điếm và những sn phẩm tiêu biểu của các ngành đó ở Đông Nam Bộ

*Đông Nam Bộ là vùng có nhiều ngành công nghiệp trọng điểm phát triển mạnh nhất nước ta, vì

-Là vùng có vị trí địa lí thuận lợi, có thế mạnh về tự nhiên

-Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào có trình độ cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn

-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật tốt nhất so vi cả nước

-Thu hút nhiều đầu tư trong và ngoài nước

-Chính sách quan tâm của Nhà nước,..

9 tháng 10 2018

-Đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước

+Cây công nghiệp lâu năm

+Cây công nghiệp hàng năm (lạc, đậu tương, mía, thuốc lá,...) và cây ăn quả (sầu riêng, xoài, mít tố nữ, vú sữa,...) cũng là thế mạnh của vùng

-Nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm được chú trọng theo hướng áp dụng phương pháp chăn nuôi công nghiệp

-Nghề nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ và đánh bắt thuỷ sản trên các ngư trường đem lại những nguồn lợi lớn

-Vấn đề thuỷ lợi có tầm quan trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh thâm canh cây công nghiệp trên diện tích ổn định và có giá trị hàng hoá cao

-Các địa phương đang đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn các dòng sông, xây dựng hồ chứa nước, gìn giữ sự đa dạng sinh học của rừng ngập mặn ven biển

23 tháng 12 2018

- Năng suất lúa và bình quân lương thực có hạt (lúa, ngô) theo đầu người đang ở mức thấp so với cả nước.

- Những nơi sản xuất lúa chủ yếu ở Bắc Trung Bộ: dải đồng bằng ven biển các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

- Một số cây công nghiệp hàng năm (lạc, vừng,...) được trồng với diện tích khá lớn trên các vùng đất cát pha duyên hải.

- Vùng gò đồi phía tây trồng nhiều cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi trâu, bò đàn.

- Vùng biển phía đông phát triển rộng rãi ngh nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản.

- Chương trình trồng rừng, xây dựng hệ thống hồ chứa nước đang được triển khai tại các vùng nông lâm kết hợp nhằm phát triển nông nghiệp, giảm nhẹ thiên tai và bảo vệ môi trương.

- Tuy nhiên, Bắc Trung Bộ cũng gặp nhiều khỏ khăn trong sản xuất nông nghiệp: đất canh tác ít lại xấu, thiên tai thường xuyên xảy ra, dân số đông, cơ sở hạ tầng kém phát triển, đời sống dân cư rất khó khăn.

23 tháng 9 2017

Đáp án B

12 tháng 11 2019

Gợi ý làm bài

a)Một số cây công nghiệp hàng năm ở nước ta: mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói, dâu tằm, thuốc lá.

b) Tình hình phát triển và phân bố

* Tình hình phát triển

- Từ năm 2000 đến năm 2005, diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng 83 nghìn ha, từ 778 nghìn ha (năm 2000) lên 861 nghìn ha (năm 2005); từ năm 2005 đến năm 2007, diện tích cây công nghiệp hàng năm giảm 15 nghìn ha, từ 861 nghìn ha (năm 2005) xuống còn 846 nghìn ha (năm 2007).

- Nhìn chung trong giai đoạn 2000 - 2007, diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng 68 nghìn ha (gấp 1,09 lần).

- Các tỉnh có diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm lớn là Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Gia Lai, Đắk Lắk, Tây Ninh, Long An,...

* Phân bố

- Mía được trồng nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long (Long An, Hậu Giang, Bến Tre, Sóc Trăng), ngoài ra còn được trồng nhiều ở Đông Nam Bộ (Tây Ninh) và Duyên hải miền Trung (Thanh Hoá, Nghệ An, Phú Yên, Khánh Hoà).

- Lạc được trồng nhiều trên các đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh, trên đất xám bạc màu ở Đông Nam Bộ (Tây Ninh) và ở Đắk Lắk. Ngoài ra còn được trồng ở Bắc Giang, Quảng Nam, Long An,...

- Đậu tương được trồng nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (Điện Biên, Sơn La, Hà Giang), Đồng bằng sông Hồng (Hà Tây, Hà Nam), Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông), Đồng bằng sông Cửu Long (Đồng Tháp).

- Bông được trồng nhiều ở Duyên hải Nam Trung Bộ (Bình Thuận), Tây Nguyên (Gia Lai, Đắk Lắk), Tây Bắc (Điện Biên, Sơn La).

- Thuốc lá trồng nhiều ở vùng Đông Bắc (Cao Bằng, Lạng Sơn), Duyên hải Nam Trung Bộ (Ninh Thuận), Đông Nam Bộ (Tây Ninh).

- Đay trồng nhiều ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông cửu Long.

- Cói trồng nhiều nhất ở ven biển Ninh Bình, Thanh Hoá (Đồng bằng sông Hồng) và Đồng bằng sông Cửu Long (Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cà Mau, Bạc Liêu).

1 tháng 3 2016

* Thế mạnh :

- Tài nguyên lâm nghiệp đứng thứ hai cả nước sau Tây Nguyên

- Độ che phủ rừng lớn, rừng có nhiều gỗ quý, lâm sản, chim, thú có giá trị,

* Tình hình phát triển

- Có nhiều lâm trường khai thác, tu bổ và trồng rừng

- Có nhiều cơ sở chế biến lâm sản : Thanh Hóa, Vinh, Hà Tĩnh

* Những giải pháp để phát triển lâm nghiệp bền vững :

- Đẩy mạnh công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản

- Trồng rừng, tu bổ và bảo vệ rừng được coi là giải pháp cấp bách

- Phát triển rừng phòng hộ (đầu nguồn, ven biển)