K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 3

* Sự phát triển

- Nước ta có nhiều loại hình giao thông vận tải như đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, đường biển, đường hàng không,... 

- Trong những năm qua, ngành giao thông vận tải được đầu tư phát triển nhanh và toàn diện. 

- Số lượt hành khách và khối lượng hàng hoá vận chuyển có xu hướng g tăng, tăng, trong trong đó, đó, giao giao thôn thông vận tải đường bộ có khối lượng vận chuyển lớn nhất.

* Phân bố

- Mạng lưới giao thông vận tải nước ta được phát triển rộng khắp. 

- Các tuyến giao thông được mở rộng, nâng cấp, hiện đại hoá nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển người và hàng hoá. 

- Khu vực đồng bằng, ven biển và các đô thị có mật độ mạng lưới giao thông vận tải cao hơn các khu vực khác do điều kiện tự nhiên thuận lợi, dân cư đông đúc, kinh tế phát triển,...

Hai tuyến quốc lộ theo hướng Bắc – Nam, Đông – Tây:

- Quốc lộ 1A:

+ Hướng: Bắc - Nam

+ Đi qua các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

- Quốc lộ 14:

+ Hướng: Đông - Tây

+ Đi qua các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước.

31 tháng 1 2018

Đáp án D

1 tháng 3 2016

a) Các mỏ khoáng sản của vùng Bắc Trung Bộ

- Sắt : mỏ Thạch Khê thuộc tỉnh Hà Tĩnh

- Crom : mỏ Cổ Định thuộc tỉnh Thanh Hóa

- Thiếc - Vonphram : mỏ Quỳ Hợp thuộc tỉnh Nghệ Anh

- Đá quý : Mỏ Quỳ Châu thuộc tỉnh Nghệ An

- Mangan : Nghệ An

- Ti tan : Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế

- Vàng : phía tây Nghệ An

- Niken : Thanh Hóa

- Than Nâu : Phía tây Nghệ An

- Antimoan : Phía tây Nghệ An, Thanh Hóa

- Đá vôi xi măng : Thanh Hóa

- Sét, Cao lanh : Quảng Bình

- Pirit : Thừa Thiên Huế

b) Kể tên :

- Các trung tâm công nghiệp của vùng và các ngành của mỗi trung tâm 

   + Thanh Hóa : cơ khí, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất giấy, xenlulo, khai thác chế biến lâm sản

   + Bỉm Sơn : Cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng

    + Vinh : Cơ khí, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng 

   + Huế : cơ khí, dệt, may, chế biến nông sản

- Các cảng biển của vùng : Cửa Lò ( Nghệ An), Vũng Áng ( Hà Tĩnh), Cửa Gianh, Nhật Lệ (Quảng Binh), Thuận An, Chân Mây ( Thừa Thiên Huế)

- Các cửa khẩu trên biên giới Việt Lào : Na Mèo (Thanh Hóa), Nậm Cắn, A Đớt ( Thừa Thiên Huế)

- Các tuyến quốc lộ xuyên vùng : 1A, đường Hồ Chí Minh

- Các tuyến đường sang Lào : đường số 7 ( Diễn Châu  - Luông Phabang), đường số 8 ( Vinh - Viên Chăn), đường số 9 ( Đông Hà - Xavanakhet)

16 tháng 1 2018

Gợi ý làm bài

a)      Các tỉnh, thành phố có quốc lộ 1 chạy qua: Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

b)      Vai trò của tuyến đường này đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta:

-Là tuyến đường xương sống của cả hệ thống đường bộ nước ta, có khả năng kết hợp với nhiều tuyến đường khác và nhiều loại hình giao thông vận tải khác nhau.

-Quốc lộ 1 chạy qua nhiều tỉnh, thành phố của nước ta, nối các vùng kinh tế (trừ Tây Nguyên) và hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.

-Có khối lượng vận chuyển lớn.

-Góp phần thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, tạo điều kiện khai thác các tiềm năng và thế mạnh của các vùng kinh tế trên đất nước.

26 tháng 2 2016

a) Quốc lộ 1 đi qua những vùng kinh tế sau :

Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long

b) Quốc lộ 1 là tuyến đường quan trọng nhất nước ta vì

- Chạy dọc đất nước từ Lạng Sơn đến Cà Mau

- Là tuyến đường xương sống của hệ thống đường bộ nước ta

- Nối các vùng kinh tế (trừ Tây Nguyên) và hầu hết các trung tâm kinh tế lớn

28 tháng 2 2016

a) Kể tên

- Các nhà máy nhiệt điện, thủy điện

    + Nhà máy thủy điện : Trị An (trên sông Đồng Nai), Thác Mơ, Cần Đơn (trên sông Bé)

    + Nhà máy nhiệt điện : Phú Mỹ (1,2,3,4), Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu), Thủ Đức (tp Hồ Chí Minh)

- Các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển

    + Các vườn quốc gia : Bù Gia Mập ( Bình Phước), Lò - Gò Xa - Mát (Tây Ninh), Cát Tiên (Đồng Nai), Côn Đảo ( Bà Rịa - Vũng Tàu)

    + Khu dự trữ sinh quyển : Cần Giờ (tp Hồ Chí Minh), Cát Tiên (Đồng Nai)

- Các mỏ dầu và mỏ khoáng sản :

   + Các mỏ dầu : Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng

   + Mỏ khoáng sản : sét, cao lanh, đá axit, boxit

- Các cửa khẩu quốc tế : Hoa Lư, Xa Mát, Mộc Bài

- Các tuyến giao thông huyết mạch :

   + Đường sắt Thống Nhất

   + Đường ô tô : quốc lộ 1, 13,14,20, 51

   +  Đường biển : tp Hồ Chí Minh - Hải Phòng, tp Hồ Chí Minh - Xingapo, tp Hồ Chí Minh - Hồng Kong

   + Đường hàng không : tp Hồ Chí Minh - Hà Nội, tp Hồ Chí Minh - Băng Cốc, tp Hồ Chí Minh - Xitni,...

b) Các trung tâm công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ

- Tp Hồ Chí Minh : Rất lớn trên 120 nghìn tỉ đồng. Luyện kim đen, luyện kim màu, chế biến nông sản, nhiệt điện, sản xuất giấy, xenlulo, cơ khí, điện tử, dệt, may, hóa chất, phân bón, đóng tàu, sản xuất ô tô, sản xuất vật liệu xây dựng.

- Biên Hòa : Lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng. Luyện kim đen, luyện kim màu, dệt, may, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, hóa chất, phân bón, điện tử, sản xuất giấy, xenlulo

- Thủ Dầu Một : Lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng : Cơ khí, điện tử, chế biến nông sản, hóa chất, phân bón, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt, may, sản xuất giấy, xenlulo

- Vũng Tàu : Lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng : Luyện kim đen, chế biến nông sản, nhiệt điện, cơ khí, đóng tàu, dệt, may, hóa chất, phân bón, sản xuất vật liệu xây dựng

* Giải thích :

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta vì có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển :

- Có vị trí địa lí thuận lợi :

    + Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế tp Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Vũng Tàu

    + Có thể giao lưu dễ dàng với các vùng trong nước và với thế giới thông qua mạng lưới giao thông vận tải rất phát triển

- Nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kĩ thuật đông đảo cả nước, có nhiều doanh nhân giỏi. Nhờ sớm tiếp xúc với nền kinh tế thị trường nên người lao động ở đây rất năng động và thích ứng nhanh với cơ chế thị trường trong thời kì Đổi mới.

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ công nghiệp vào loại tốt nhất nước ta. Ở đây có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và cảng Sài Gòn - một cảng lớn, hiện đại nhất nước ta. Tp Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng nhất ở các tỉnh phía Nam và ở vị trí đầu mút của các tuyến đường sắt xuyên Á.

- Nguồn nguyên liệu, nhiên liệu ở vùng phụ cận dồi dào(dầu khí, nguyên liệu công nghiệp, thủy sản,..)

- Cơ chế, chính sách về công nghiệp năng động

- Thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) lớn nhất so với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong  giai đoạn 1986-2006, tp Hồ Chí Minh nhận được 17 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài chiếm 21,7% so với cả nước

- Đứng đầu cả nước về tỉ trọng công nghiệp

  

26 tháng 9 2018

HƯỚNG DẪN

- Tác động của địa hình đến loại hình giao thông, hướng các tuyến đường, chi phí xây dựng cầu đường... của giao thông đường bộ, đường sắt.

- Tác động của khí hậu đến thời gian hoạt động của các loại hình giao thông vận tải, đến chi phí xây dựng và bảo dưỡng mạng lưới giao thông.

- Tác động của mạng lưới sông ngòi đến giao thông đường sông và chi phí xây dựng cầu đường của mạng lưới đường bộ, đường sắt.

- Tác động của đường bờ biển và vùng biển đối với giao thông vận tải biển (cảng biển, mạng lưới giao thông đường biến).

9 tháng 1 2019

HƯỚNG DẪN

a) Thuận lợi

- Vị trí địa lí: Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á, nằm trên đường hàng hải quốc tế, có nhiều thuận lợi để phát triển giao thông hội nhập với khu vực và châu lục.

- Địa hình

+ Phía đông là đồng bằng nối liền nhau từ Bắc vào Nam tạo thuận lợi cho giao thông đường bộ theo chiều bắc nam.

+ Có các thung lũng chạy theo hướng tây bắc - đông nam hoặc nằm giữa các vòng cung Đông Bắc, tạo thuận lợi cho phát hiển giạo thông từ đồng bằng đi sâu vào các khu vực đồi núi.

- Sông ngòi: Hệ thống sông ngòi chằng chịt ở khắp lãnh thổ đất nước với nhiều cửa sông ra biển. Ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, mạng lưới sông ngòi phủ hầu khắp lãnh thổ, thuận lợi cho phát hiển giao thông đường sông.

- Biển

+ Vùng biển rộng, giáp với nhiều nước.

+ Đường bờ biển dài 3260 km, nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió, thuận lợi cho xây dựng cảng.

+ Nằm trên đường hàng hải quốc tế.

- Khí hậu: Nhiệt đói ẩm gió mùa thuận lợi cho phát triển giao thông quanh năm.

b) Khó khăn

- Địa hình có 3/4 là đồi núi, nhiều vùng hiểm trở, hướng núi chủ yếu là tây bắc - đông nam, gây khó khăn cho phát triển giao thông miền núi và theo chiều bắc nam.

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc làm tăng chi phí cho xây dựng hệ thống giao thông đường bộ (cầu, cống...).

- Sông ngòi có nhiều sa bồi và thay đổi thất thường về độ sâu luồng lạch.

- Thiên tai (bão, hạn hán...), các đợt gió mùa Đông Bắc mạnh... gây khó khăn cho giao thông, nhất là giao thông vận tải đường sông, biển...

18 tháng 8 2017

Hướng dẫn: Ý nghĩa quan trọng nhất trong việc phát triển các tuyến giao thông theo hướng Đông - Tây ở Bắc Trung Bộ là tăng cường giao thương với các nước láng giềng Đông Bắc Thái Lan, Lào,…

Chọn: C

2 tháng 6 2018

Các tuyến giao thông theo hướng Đông - Tây ở Bắc Trung Bộ là đường 7, đường 8, 9; đây đều là những tuyến đường nối cảng biển ở BTB với các cửa khẩu và chạy sang Lào, kết nối với các tuyến đường trong khu vực; là con đường ra biển của Lào

=> Ý nghĩa quan trọng nhất trong việc phát triển các tuyến giao thông theo hướng Đông - Tây ở Bắc Trung Bộ là tăng cường giao thương với các nước => Chọn đáp án C

Chú ý: để xác định ý nghĩa, trước tiên cần xác định các tuyến giao thông Đông Tây là tuyến nào, từ đâu đến đâu